K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 10 2017

Đáp án: B

13 tháng 3 2022

B

Câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” từ xưa cho tới nay vẫn giữ nguyên giá trị. Trong xã hội công nghệ thông tin hôm nay, internet có thể cho chúng ta cả một núi thông tin chỉ sau một cú click chuột, nhưng những kỹ năng, phương pháp để dẫn đến thành công, thì vẫn không gì có gì khác được ngoài sự rèn luyện, rèn luyện và rèn luyện. Và để có được lòng kiên trì rèn luyện, cần có một sự quyết tâm, không bao giờ từ bỏ mục đích, dù khó khăn đến thế nào. Mỗi chúng ta hãy luôn ngẫm nghĩ về câu tục ngữ ấy để tự trau dồi ý chí tiến lên.

11 tháng 4 2021

   Ông cha ta thật khéo léo khi nhẹ nhàng khuyên bảo con cháu mà chỉ dùng hình ảnh của cây kim. Nhờ lời khuyên đó, ta học được một bài học vô cùng sâu sắc đó là phải có lòng kiên trì, quyết tâm thì sẽ vượt qua mọi khó khăn và đi đến thành công. Như ai đó đã từng nói: ' Lòng kiên nhẫn là con đường dẫn đến thành công'.

29 tháng 3 2020

Trong cuộc sống, tất nhiên ai cũng muốn thành công, nhưng con đường dẫn đến thành công thường quanh co khúc khuỷu và lắm chông gai. Để động viên con cháu vững chí, bền gan phấn đấu và tin tưởng ở thắng lợi, ông cha ta có câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim.

   Câu tục ngữ nêu lên hai vế. Vế đầu là điều kiện: Có công mài sắt. Vế sau là kết quả đạt được: có ngày nên kim. Hai vế đều có bốn tiếng, trong đó hai tiếng một tương ứng với nhau: có công / có ngày, mài sắt / nên kim. Trong hoàn cảnh xã hội thời xưa, muốn biến sắt thành kim, không có phép màu nào cả ngoài công sức lao động cần cù của con người.

   Ai cũng biết cây kim thật bé nhỏ nhưng cũng thật hoàn hảo. Thân kim tròn và nhỏ. Đầu kim nhọn, phần cuối có một lỗ bé xíu để luồn chỉ qua. Cây kim là một vật có ích được làm bằng sắt. Từ sắt nên kim là một quá trình tôi luyện, mài dũa công phu. Ai có công mài sắt sẽ có ngày nên kim. Đức kiên nhẫn, bền bỉ chính là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công.

   Thực tế cuộc sống cho ta thấy lời khẳng định trên là hoàn toàn có cơ sở. Trong lịch sử chống ngoại xâm, dân tộc ta thường phải thực hiện chiến lược trường kì kháng chiến. Từ cuộc kháng chiến chống quân Minh của vua tôi nhà Lê cách đây mấy thế kỉ cho đến cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ của nhân dân ta trong suốt mấy chục năm qua, tất cả đều thể hiện ý chí, nghị lực kiên cường, bất khuất của toàn dân tộc. Cuối cùng, chúng ta đã thắng lợi vẻ vang, giữ vững chủ quyền độc lập, tự do thiêng liêng của đất nước.

   Trong đời sống lao động sản xuất, nhân dân ta cũng đã thể hiện đức tính kiên nhẫn, bền bỉ đáng khâm phục. Nhìn con đê sừng sững ven sông Hồng chúng ta mới hiểu được tổ tiên ta đã kiên trì, nhẫn nại tới mức nào để tạo ra bức tường thành ngăn dòng nước lũ, bảo vệ mùa màng.

   Trong học tập, đức kiên trì lại càng cần thiết để giúp ta thành công. Từ một em bé sáu tuổi vào học lớp Một, bắt đầu cầm phấn tập viết chữ O đầu tiên cho đến khi biết đọc, biết viết, biết làm toán rồi lần lượt mỗi năm một lớp, phải mất 12 năm mới tiếp thu xong những kiến thức phổ thông. Trong quá trình lâu dài ấy, nếu không kiên trì luyện tập, cố gắng học hành, làm sao có thể đạt được kết quả tốt.

   Người bình thường đã vậy, với những người tật nguyền như Nguyễn Ngọc Kí, ý chí phấn đấu càng phải cao hơn gấp bội để vượt mọi khó khăn . Vốn bị liệt hai tay từ nhỏ, anh đã luyện viết và làm mọi việc bằng chân. Đức kiên trì đã giúp anh chiến thắng số phận. Anh học xong phổ thông, đại học và trở thành thầy giáo, một nhà giáo ưu tú.

   Từ những kinh nghiệm đúc kết trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã khuyên thanh niên:

Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền. Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên.

   Việc tu dưỡng, rèn luyện của mỗi con người phải được tiến hành thường xuyên, liên tục. Kinh nghiệm của thế hệ trước sẽ là bài học quý báu, là lời củ vũ động viên thanh thiếu niên không ngừng phấn đấu trong cuộc sống.

   Câu tục ngữ ngắn gọn, súc tích nhưng bao hàm ý tứ sâu xa. Ông cha ta đã đúc kết kinh nghiệm từ cuộc sống chiến đấu và lao động, nhằm khuyên nhủ mọi người phải kiên trì , nhẫn nại để có thể vượt qua những khó khăn, thử thách, đi tới thành công.

   Trong hoàn cảnh hiện nay, ngoài đức tính kiên trì nhẫn nại, theo em còn cần phải vận dụng óc thông minh, sáng tạo để đạt được hiệu quả cao nhất trong học tập, lao động; góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.

học tốt !!

29 tháng 3 2020

Bài làm 

  Ông cha ta ngày trước thật tài tình khi đúc kết những kinh nghiệm vốn sống quý báu trong những câu tục ngữ vô cùng ngắn gọn ,hàm súc .Một bài học đầy ý nghĩa lưu trữ và truyền dạy qua câu tục ngữ : " Có công mài sắt ,có ngày nên kim " . 

  Chân lí ngàn đời đọng ở những hình ảnh tượng trưng quen thuộc gần gũi . Ta hãy tưởng tượng:  một thanh sắt rắn chắc ,cứng cáp , thô sơ được mài giũa trở thành cây kim nhỏ bé hữu ích . Đó là cả một sự cố gắng nỗ lực và kiên trì phi thường .Cây kim tuy nhỏ bé nhưng lại có ích hơn là thanh sắt xù xì ,thô ráp kia . Song,  để có được thành quả đáng tôn trọng này , người thợ đã phải đổ biết bao nhiêu mồ hôi ,công sức .Vậy cái gì làm nên giúp người đó hoàn thành công việc khó khăn tưởng như là không làm nổi ? Chính là lòng kiên trì ,nhẫn nại ,sự bền bỉ cố gắng không mệt mỏi mà cây kim ấy ra đời .Câu tục ngữ mang lời răn dạy ,lời khuyên nhủ chân thành mà người đời trước muôn để lại cho người đời sau . Chỉ cần bền bỉ ,giàu nghị lực thì dù việc có khó khăn đến đâu cũng có thể vượt qua và hoàn thành xuất sắc

5 tháng 3 2022

TK

Tục ngữ luôn gửi gắm đến con người những bài học trân quý. Trong đó, câu “Có công mài sắt, có ngày nên kim” là lời khuyên nhủ của ông cha ta về lòng kiên trì vượt khó khăn trong cuộc sống.

Từ câu tục ngữ, chúng ta thấy được hình ảnh quen thuộc. Từ thanh sắt to lớn, người thợ có thể rèn thành cây kim nhỏ bé, sắc bén. Chúng ta vận dụng điều đó để nói về con người biết kiên trì, nỗ lực không ngừng sẽ hoàn thành mục tiêu, đạt được thành công.

 

Lời khuyên từ câu tục ngữ trên hoàn toàn đúng đắn. Nhân vật Paven trong cuốn tiểu thuyết “Thép đã tôi thế đấy” của nhà văn Nikolai A. Ostrovsky là m ột thanh niên giàu lý tưởng, được tôi luyện trong “lò lửa” của cách mạng. Dù trải qua rất nhiều khó khăn, thử thách thậm chí có lúc phải đối mặt với căn bệnh sốt thương hàn và bị bại liệt, phải ngồi xe lăn. Nhưng anh vẫn không lùi bước trước khó khăn, tin tưởng vào lí tưởng mà mình vẫn luôn theo đuổi. Ở cuộc đời thực, chúng ta chắc hẳn đều biết đến Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Cuộc đời của Người đã cống hiến trọn vẹn cho đất nước, nhân dân. Khi còn là một chàng trai trẻ tuổi, Bác đã ra đi tìm đường cứu nước với một trái tim yêu nước nồng nàn và lòng căm thù giặc sâu sắc. Hành trình hơn ba mươi năm bôn ba nước ngoài của Bác trải qua mọi khó khăn, nhưng vẫn không đánh bại được ý chí kiên cường. Để rồi cuối cùng, Bác đã tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc. Và ngày hôm nay, nhân dân Việt Nam mới được sống trong nền độc lập, tự do . Dù trong bất cứ lĩnh vực nào, kiên trì cũng là một đức tính rất quan trọng, đặc biệt là thể thao. Những vận động viên, họ không chỉ cần có tài năng, mà còn phải trải qua quá trình luyện tập bền bỉ hằng ngày. Những cái tên như Quang Hải, Công Phượng hay Hùng Dũng chắc hẳn đã quá quen thuộc với những người yêu mến bóng đá. Để có được thành công, những cầu thủ của chúng ta cũng đã từng trải qua thất bại, từng bị chỉ trích khi không giữ được phong độ. Nhưng không vì vậy mà họ từ bỏ đam mê, mà vẫn tiếp tục rèn luyện để vượt qua mọi giới hạn của bản thân. Họ cũng chỉ một trong số những cầu thủ, vận động viên đang trên hành trình nỗ lực vươn tới thành công.

 

Dù làm bất cứ một việc gì, kiên trì và nỗ lực sẽ đem đến kết quả tốt đẹp. Đối với học sinh cũng vậy. Kiên trì học tập, mỗi ngày tích lũy kiến thức sẽ đem lại giá trị tích cực cho bản thân, và trong tương lai phía trước.

Tóm lại, câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” gửi gắm bài học đúng đắn cho mỗi người trong cuộc sống.

5 tháng 3 2022

Refer

 

Tục ngữ là kho tàng trí thức của một dân tộc. Quả vậy, câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” đã đem đến một lời khuyên vô cùng sâu sắc dành cho mỗi chúng ta.

“Có công mài sắt, có ngày nên kim” - một hình ảnh mang tính biểu tượng với lời khuyên con người cần có được sự kiên trì, ý chí quyết tâm để vượt qua những thử thách trong cuộc sống.

Từ xưa đến nay, bài học này luôn được ông cha ta vận dụng trong cuộc sống. Cao Bá Quát - một con người nổi tiếng với tài văn hay chữ tốt. Nhưng không ai có thể ngờ được, khi còn đi học, ông thường bị cho điểm kém vì chữ xấu. Một lần nọ, Cao Bá Quát có viết đơn cho một bà cụ để kêu oan. Bà cụ đem nộp lá đơn lên cho quan nhưng vì chữ viết quá xấu mà quan đọc không được bèn thét lính đuổi bà cụ ra khỏi công đường. Khi đó, ông mới thấm thía rằng: “dù văn hay đến đâu mà chữ xấu cũng chẳng ích gì!”. Chính vì lẽ đó, Cao Bá Quát đã quyết tâm luyện chữ với phương pháp vô cùng công phu. Tối nào ông cũng luyện việt và phải viết xong mười trang vớ mới chịu đi ngủ. Lòng quyết tâm cũng như sự kiên trì đã giúp ông đạt được kết quả như mong muốn. Ở hiện tại, cũng có những tấm gương sáng của lòng kiên trì. Bác Hồ - vị lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam. Người đã bôn ba ở nước ngoài suốt ba mươi năm để tìm ra con người cứu nước đúng đắn cho dân tộc ta. Những năm tháng ấy, dù khó khăn và gian khổ, dù phải làm nhiều nghề để kiếm sống, nhưng với lòng yêu nước cũng như sự quyết tâm không ngại gian khó, Người vẫn vượt qua. Đến cuối cùng, Người tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc, lãnh đạo nhân dân giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Những con người trên, dù họ ở trong quá khứ hay hiện tại cũng đều mang trong mình một lòng quyết tâm, sự kiên trì vì mục tiêu của bản thân.

Người luôn kiên trì với mục tiêu, lý tưởng của bản thân đều thành công ở lĩnh vực của chính mình. Nhưng cái họ có được không phải chỉ là sự thành công. Mà đó còn là tấm lòng ngưỡng mộ, kính trọng và yêu quý của những người xung quanh.

Qua chứng minh trên, chúng ta có thể khẳng định câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” là hoàn toàn đúng đắn.

Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ - Mẫu 1

Trên con đường tìm đến với thành công, con người luôn phải đối mặt với muôn vàn những khó khăn. Khi đó, chúng ta cần phải ghi nhớ đến câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” để có thể vượt qua mọi thử thách.

Câu tục ngữ trên phản ánh một thực tế trong cuộc sống. Thanh sắt dù có to lớn đến đâu thì qua bàn tay của người lao động cố gắng mài dũa sẽ trở thành cây kim nhỏ bé, tinh xảo. Qua hình ảnh đó, câu tục ngữ muốn khuyên răn chúng ta một bài học vô cùng ý nghĩa. Chỉ cần có lòng kiên trì, mọi khó khăn thử thách đều có thể vượt qua.

Từ xưa, ông cha ta đã thấm thía bài học đó. Cũng bởi vì vậy mà có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nhằm khuyên dạy con người về đức tính kiên trì: “Có chí thì nên”, “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”...

 

Hay:

Ai ơi giữ chí cho bền.
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.

Đến nay, đức tính kiên trì vẫn luôn được đề cao. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng khẳng định:

Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên

Quả thật, có rất nhiều tấm gương đã minh chứng cho bài học về lòng kiên trì không ngại gian khổ để thành công.

Trong quá khứ, chắc hẳn ai cũng từng nghe đến cái tên Mạc Đĩnh Chi. Thuở nhỏ, ông vốn là một cậu bé hiếu học nhưng nhà nghèo. Khi bạn bè hằng ngày được đi học, ông phải vào rừng kiếm củi để phụ giúp gia đình. Cậu bé Mạc Đĩnh Chi khi ấy, nhờ sự giúp đỡ của thầy đồ nên được vào lớp học. Ban ngày đi kiếm củi, ban đêm bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng cho sáng để học bài. Ngày qua ngày nhờ sự kiên trì và nghị lực phi thường, khoa thi năm Giáp Thìn (1304). Mạc Đĩnh Chi thi đỗ trạng nguyên.

Ở hiện tại, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký có lẽ là cái tên mà không ai không biết đến. Cậu bé Nguyễn Ngọc Ký khi còn nhỏ vô cùng hiếu học. Cho đến năm lên bốn tuổi, một cơn bạo bệnh đã cướp mất đôi bàn tay của ông. Tưởng như sự nghiệp học hành phải chấm dứt, nhưng bằng nghị lực phi thường cùng như lòng kiên trì không ngại khó khăn, ông đã rèn luyện để có thể viết chữ bằng chân. Ông từng kể lại, mọi chuyện lúc đầu vô cùng khó khăn tưởng chừng như muốn từ bỏ. Nhưng khi bình tâm lại tiếp tục rèn luyện thì dần dần viết được chữ cái, rồi sau đó còn vẽ vẽ được bằng thước, xoay được compa… Nếu không có lòng kiên trì vượt qua bệnh tật và khó khăn, có lẽ ngày hôm nay chúng ta đã không được biết đến cái tên Nguyễn Ngọc Ký - từng được Bác Hồ hai lần trao tặng huy hiệu cao quý cũng như đạt được nhiều giải thưởng cao trong lĩnh vực Toán học.

 

Đặc biệt, khi xã hội ngày một phát triển hơn, thì con người càng phải cố gắng hơn nữa mới có thể đạt được thành công. Đối với riêng tôi, giá trị về bài học của lòng kiên trì đến từ câu tục ngữ trên vẫn còn nguyên giá trị. Kiên trì để hiểu một bài toán khó, kiên trì để viết được một bài văn hay... Nỗ lực cố gắng, chăm chỉ chịu khó học tập thì mới có thể đạt được thành tích cao.

Tóm lại, đây là một câu tục ngữ đúng đắn đem đến cho chúng ta một bài học giá trị ý nghĩa và sâu sắc.

Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ - Mẫu 2

Tục ngữ là kho tàng trí thức của một dân tộc. Quả vậy, câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” đã đem đến một lời khuyên vô cùng sâu sắc dành cho mỗi chúng ta.

“Có công mài sắt, có ngày nên kim” - một hình ảnh mang tính biểu tượng với lời khuyên con người cần có được sự kiên trì, ý chí quyết tâm để vượt qua những thử thách trong cuộc sống.

Từ xưa đến nay, bài học này luôn được ông cha ta vận dụng trong cuộc sống. Cao Bá Quát - một con người nổi tiếng với tài văn hay chữ tốt. Nhưng không ai có thể ngờ được, khi còn đi học, ông thường bị cho điểm kém vì chữ xấu. Một lần nọ, Cao Bá Quát có viết đơn cho một bà cụ để kêu oan. Bà cụ đem nộp lá đơn lên cho quan nhưng vì chữ viết quá xấu mà quan đọc không được bèn thét lính đuổi bà cụ ra khỏi công đường. Khi đó, ông mới thấm thía rằng: “dù văn hay đến đâu mà chữ xấu cũng chẳng ích gì!”. Chính vì lẽ đó, Cao Bá Quát đã quyết tâm luyện chữ với phương pháp vô cùng công phu. Tối nào ông cũng luyện việt và phải viết xong mười trang vớ mới chịu đi ngủ. Lòng quyết tâm cũng như sự kiên trì đã giúp ông đạt được kết quả như mong muốn. Ở hiện tại, cũng có những tấm gương sáng của lòng kiên trì. Bác Hồ - vị lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam. Người đã bôn ba ở nước ngoài suốt ba mươi năm để tìm ra con người cứu nước đúng đắn cho dân tộc ta. Những năm tháng ấy, dù khó khăn và gian khổ, dù phải làm nhiều nghề để kiếm sống, nhưng với lòng yêu nước cũng như sự quyết tâm không ngại gian khó, Người vẫn vượt qua. Đến cuối cùng, Người tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc, lãnh đạo nhân dân giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Những con người trên, dù họ ở trong quá khứ hay hiện tại cũng đều mang trong mình một lòng quyết tâm, sự kiên trì vì mục tiêu của bản thân.

 

Người luôn kiên trì với mục tiêu, lý tưởng của bản thân đều thành công ở lĩnh vực của chính mình. Nhưng cái họ có được không phải chỉ là sự thành công. Mà đó còn là tấm lòng ngưỡng mộ, kính trọng và yêu quý của những người xung quanh.

Qua chứng minh trên, chúng ta có thể khẳng định câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” là hoàn toàn đúng đắn.

Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ - Mẫu 3

Cần cù và kiên trì là đức tính tốt đẹp luôn được ông cha ta coi trọng. Điều đó được thể hiện qua lời khuyên mà câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” muốn răn dạy con người.

Bài học mà câu tục ngữ muốn nhắc nhở mỗi chúng ta đó là về sự nỗ lực không ngại khó khăn, sự kiên trì trước những thử thách. Nếu làm được như vậy, con người chắc chắn sẽ bước đến thành công.

Trên thế giới, có ai không biết đến cái tên Thomas Edison - nhà phát minh vĩ đại của nhân loại. Câu nói nổi tiếng của ông: “Thiên tài là một phần trăm cảm hứng và 99 phần trăm đổ mồ hôi” cũng để khẳng định thêm bài học về sự cố gắng, kiên trì. Ông đã phải trải qua vô số lần thất bại mới có thể tìm ra nguyên liệu phù hợp cho sợi dây tóc bóng đèn của mình. Để rồi chiếc bóng đèn đầu tiên của nhân loại đã ra đời, mở ra một kỷ nguyên mới cho nhân loại. Ở Việt Nam, chắc chắn sẽ không một ai quên được những ngày mùa đông của năm 2018 vừa qua. Không chỉ là người hâm mộ thể thao mà còn là cả những con người vốn không yêu thích thể thao sẽ cảm thấy vô cùng tự hào khi những chàng trai của đội tuyển U23 Việt Nam đã giành được ngôi vị á quân tại giải U23 châu Á. Chúng ta không chỉ ngưỡng mộ về tài năng của những cầu thủ trẻ. Mà còn khâm phục bởi lòng kiên trì không chịu từ bỏ của họ. Nhiều trận đấu, đội tuyển U23 Việt Nam đã bị dẫn bàn trước, nhưng những chàng trai ấy vẫn không hoảng sợ mà vẫn giữ vững tinh thần để chiến đấu và chiến thắng. Còn rất nhiều những tấm gương khác ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Họ đều là minh chứng cho tính đúng đắn của lời khuyên mà câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” răn dạy con người.

Như vậy, bài học mà câu tục ngữ trên mang lại thật sâu sắc và ý nghĩa. Từ đó, bản thân một học sinh như tôi sẽ ghi nhớ để vượt qua mọi khó khăn trên con đường tìm đến thành công.

Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ - Mẫu 4

Tục ngữ là “chiếc túi khôn” của nhân loại. Một trong những câu tục ngữ đã để lại những bài học đúng đắn đó là: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.
Qua câu tục ngữ trên, ông cha ta muốn khuyên nhủ con người khi trải qua khó khăn, thử thách với lòng kiên trì không chịu từ bỏ sẽ đạt được thành công mà bản thân mong muốn cũng như ngày càng trưởng thành hơn. Để rồi, chúng ta sẽ trở thành một “chiếc kim sắc nhọn” vô cùng hữu ích cho đời.

 

Những tấm gương sáng trong thực tế cuộc sống đã chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ. Những người như chúng ta, đầy đủ chân tay thì việc viết chỉ bằng tay không thuận còn là cả vấn đề. Vậy mà thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký vì ham học, đã quyết tâm tập viết chữ bằng chân khi hai tay bị liệt. Con người cần hàng triệu năm để tiến hóa từ vượn thành người và họ cũng mất từng đấy thời gian cho việc sử dụng thành thạo đôi tay trong học tập, lao động. Nhưng Nguyễn Ngọc Ký đã lập nên kỳ tích, đã tạo ra điều kỳ diệu ngay giữa cuộc sống đời thường. Những nét chữ đầu tiên thực sự khó khăn. Song với ý chí và nỗ lực phi thường, thầy tiếp tục con đường mình đã chọn. Giờ đây, Nguyễn Ngọc Ký trở thành nhà giáo ưu tú dạy dỗ nhiều thế hệ học trò, là tấm gương quen thuộc với học sinh chúng ta. Đôi bàn chân này làm nhiệm vụ của đôi chân, và của cả đôi bàn tay khéo léo.

Trong lao động, người ta cần nhắc tới đầu tiên chính là nhà bác học Lương Định Của. Mặc dù là nhà bác học, nhưng để lai tạo thành công giống lúa mới có năng suất cao, có khả năng chống được sâu rầy, ông làm việc vất vả cực nhọc không khác gì người nông dân đầu tắt mặt tối. Ngày nào cũng vậy, ông bì bõm dưới ruộng từ tinh mơ sáng tới khi trời tối mịt để quan sát, thí nghiệm. Phải qua vài vụ lúa mới xong một đợt. Cứ thế hết đợt này đến đợt khác, đích thân nhà bác học thực hiện công trình nghiên cứu. Nhờ có sự cố gắng, kiên trì nhẫn nại của ông mà những giống lúa mới liên tiếp ra đời, giống sau tốt hơn giống trước. Vì thế, nhân dân cả nước không những được no ấm mà chúng ta còn tự hào là nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới.

Như vậy, chúng ta có thể khẳng định rằng, câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim” là hoàn toàn đúng đắn.

Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ - Mẫu 5

Kho tàng tục ngữ của dân tộc Việt Nam được đúc kết từ kinh nghiệm lâu đời. Một trong những câu tục ngữ vô cùng quý giá đã để lại bài học ý nghĩa cho con người là: “Có công mài sắt có ngày nên kim”.

Với câu tục ngữ này, ông cha ta muốn khuyên nhủ con cháu cho dù việc có khó khăn thì chỉ cần kiên trì, nhẫn nại thì cũng sẽ vượt qua dễ dàng. Cũng giống như việc bỏ công sức của mình ra rèn rũa một khối sắt to lớn và xấu xí, dần dần trải qua thời gian, nó sẽ trở thành một chiếc kim nhỏ bé, sắc nhọn và sáng bóng.

Câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” là một quan điểm đúng đắn. Thực sự trong cuộc sống, để đạt được thành công, con người phải kiên trì nỗ lực học hỏi, giải quyết mọi chông gai. Hẳn nhiều người còn nhớ đến câu chuyện “Rùa và Thỏ”. Nếu không có ý chí quyết tâm cùng lòng kiên trì, thì chú Rùa chậm chạp thật khó có thể chạy nhanh hơn Thỏ.

Ngay trong cuộc sống đời thường, có biết bao tấm gương tiêu biểu đã "mài sắt" để có ngày “nên kim”. Một trong những tấm gương tiêu biểu mà ta phải kể đến đó chính là thầy Nguyễn Ngọc Ký. Từ nhỏ, thầy đã bị liệt cả hai bàn tay. Nhưng với lòng kiên trì, nhẫn nại, thầy đã sử dụng đôi bàn chân mình để làm tất cả các công việc đời thường, và giờ đây đã trở thành một người thầy giáo đáng kính. Thầy chính là tấm gương về sự kiên trì mà chúng ta cần noi theo. Henry Ford - người sáng lập ra công ty ô tô Ford danh giá - cũng là một tấm gương điển hình cho sự nỗ lực kiên trì bền bỉ. Để có được những thành công và tiếng tăm tới tận ngày nay, ít ai biết được rằng, chính bản thân ông đã phá sản tới ba công ty liên tiếp. J.K. Rowling - tác giả của bộ truyện nổi tiếng Harry Potter cũng đã phải trải qua một thời kỳ khó khăn. Cuộc sống hôn nhân không trọn vẹn khiến bà phải đi đến ly hôn. Không dừng lại ở đó, mọi chi phí để trang trải cuộc sống của con bà đều phải phụ thuộc vào những đồng phụ cấp. Cuốn Harry Potter bị nhiều nhà xuất bản từ chối nhưng bà không hề nản lòng, Nhờ vậy, hiện nay bà đã trở thành nữ tỷ phú đầu tiên trên thế giới nhờ viết sách.

 

Trong trường học cũng vậy, sẽ có rất nhiều bạn học giỏi, đạt kết quả cao trong các kì thi. Bên cạnh sự thông minh, thì các bạn cũng luôn tự giác phấn đấu, kiên trì học tập. Nếu không chăm chỉ học bài thì dù có thông minh đến mấy cũng rất khó để các bạn có thể tiếp thu trọn vẹn những kiến thức các thầy cô truyền đạt trên lớp.

Bác Hồ từng dạy:

"Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”

Đối với một học sinh, việc cố gắng học tập thật chăm chỉ để phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ xưa đến nay. Trong mọi công việc, tôi luôn nỗ lực hết mình, không ngại khó khăn và kiên trì vượt qua thử thách. Đồng thời, tôi cũng thường xuyên nhắc nhở và động viên bạn bè xung quanh cùng cố gắng để có thể xứng đáng với danh hiệu chủ nhân tương lai của đất nước.

Qua câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” đã đem đến cho mỗi người một lời khuyên vô cùng quý giá. Quả là không có việc gì khó khăn nếu bạn biết giữ vững lòng kiên trì của bản thân.

Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ - Mẫu 6

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khuyên nhủ con người phải sống có ý chí:

“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”

Cũng đồng quan điểm với chủ tịch Hồ Chí Minh, câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.

Chân lý ngàn đời cô đọng ở những hình ảnh tượng trưng quen thuộc gần gũi. Ta hãy tưởng tượng: một thanh sắt rắn chắc, cứng cáp, thô sơ được mài giũa trở thành cây kim nhỏ bé hữu ích. Đó là cả một sự cố gắng nỗ lực và kiên trì phi thường. Cây kim tuy nhỏ bé nhưng lại có ích hơn là thanh sắt xù xì, thô ráp kia. Song, để có được thành quả đáng trân trọng này, người thợ đã phải đổ biết bao mồ hôi công sức. Ông cha ta đã mượn hình ảnh “kim” và “sắt” để khuyên nhủ con người khi vượt qua khó khăn và thử thách, cần phải có lòng kiên trì không chịu từ bỏ thì chắc chắn sẽ đạt được thành công mà bản thân mong muốn cũng như ngày càng trưởng thành hơn. Để rồi, chúng ta sẽ trở thành một “chiếc kim sắc nhọn” vô cùng hữu ích cho đời.

Trên thế giới, có rất nhiều tấm gương tiêu biểu cho lời khuyên của câu tục ngữ trên. Đó là Arianna Huffington - một nữ doanh nhân, một chính trị gia, một nhà báo và là người phụ nữ quyền lực nhất giới truyền thông. Để có được thành công như vậy, bà từng nhận phải thất bại cay đắng khi chỉ có 0.55% phiếu bầu cho cuộc chạy đua tổng thống Mỹ năm 2003. Bà cũng đã cho xuất bản nhiều quyển sách nổi tiếng, được nhiều người đón nhận. Trước đó, cuốn sách đầu tiên là The Female Woman – xuất bản năm 1973 viết khi bà 23 tuổi được bán khá thành công, nhưng đến quyển sách thứ hai thì đã bị từ chối xuất bản 36 lần. Tuy nhiên, không vì thế mà Arianna Huffington nản lòng. Với lòng nhiệt huyết, quyết tâm cao độ dám vượt lên thất bại, bà đã tiếp tục viết và cho ra đời thêm 13 cuốn sách nữa, thường về các chủ đề quan điểm chính trị và viết tiểu sử. Hoặc đó có thể là nhà bác học Louis Pasteur lúc còn nhỏ là một hoc sinh trung bình. Nhưng ông đã vượt qua được những khó khăn đó nhờ lòng kiên trì, sự nỗ lực không ngừng để vượt qua những khó khăn. Từ đó, Louis Pasteur đã đạt được thành công và trở thành một nhà bác học nổi tiếng.

Bất kì con đường nào cũng đều sẽ có những khó khăn. Nhưng quan trọng là cách con người đối mặt với những khó khăn đó. Trong xã hội hiện nay, nhiều người không chịu cố gắng rèn luyện bản thân. Họ chỉ biết sống một cách thụ động, thiếu đi quyết tâm cùng sự kiên trì khi làm bất cứ việc gì. Khi gặp phải khó khăn, họ sợ hãi rồi không dám vượt qua. Điều đó sẽ khiến cho những người đó sống trong thất bại. Chính vì vậy, với một học sinh - chủ nhân của đất nước hãy hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ này, chúng ta cần cố gắng nỗ học tập không ngừng, đừng nản chí hay buông xuôi theo dòng chảy cuộc đời. Nhờ có vậy thì ở phía cuối con người mới đạt được hoa thơm, trái ngọt

1 tháng 4 2021

Tục ngữ là kho tàng trí thức của một dân tộc. Quả vậy, câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” đã đem đến một lời khuyên vô cùng sâu sắc dành cho mỗi chúng ta.

“Có công mài sắt, có ngày nên kim” - một hình ảnh mang tính biểu tượng với lời khuyên con người cần có được sự kiên trì, ý chí quyết tâm để vượt qua những thử thách trong cuộc sống.

Từ xưa đến nay, bài học này luôn được ông cha ta vận dụng trong cuộc sống. Cao Bá Quát - một con người nổi tiếng với tài văn hay chữ tốt. Nhưng không ai có thể ngờ được, khi còn đi học, ông thường bị cho điểm kém vì chữ xấu. Một lần nọ, Cao Bá Quát có viết đơn cho một bà cụ để kêu oan. Bà cụ đem nộp lá đơn lên cho quan nhưng vì chữ viết quá xấu mà quan đọc không được bèn thét lính đuổi bà cụ ra khỏi công đường. Khi đó, ông mới thấm thía rằng: “dù văn hay đến đâu mà chữ xấu cũng chẳng ích gì!”. Chính vì lẽ đó, Cao Bá Quát đã quyết tâm luyện chữ với phương pháp vô cùng công phu. Tối nào ông cũng luyện việt và phải viết xong mười trang vớ mới chịu đi ngủ. Lòng quyết tâm cũng như sự kiên trì đã giúp ông đạt được kết quả như mong muốn. Ở hiện tại, cũng có những tấm gương sáng của lòng kiên trì. Bác Hồ - vị lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam. Người đã bôn ba ở nước ngoài suốt ba mươi năm để tìm ra con người cứu nước đúng đắn cho dân tộc ta. Những năm tháng ấy, dù khó khăn và gian khổ, dù phải làm nhiều nghề để kiếm sống, nhưng với lòng yêu nước cũng như sự quyết tâm không ngại gian khó, Người vẫn vượt qua. Đến cuối cùng, Người tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc, lãnh đạo nhân dân giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Những con người trên, dù họ ở trong quá khứ hay hiện tại cũng đều mang trong mình một lòng quyết tâm, sự kiên trì vì mục tiêu của bản thân.

Người luôn kiên trì với mục tiêu, lý tưởng của bản thân đều thành công ở lĩnh vực của chính mình. Nhưng cái họ có được không phải chỉ là sự thành công. Mà đó còn là tấm lòng ngưỡng mộ, kính trọng và yêu quý của những người xung quanh.

Qua chứng minh trên, chúng ta có thể khẳng định câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” là hoàn toàn đúng đắn.

15 tháng 3 2022

Tham khảo:

Để làm nên thành công, con người cần có được đức tính kiên trì, không ngại vượt qua thử thách. Điều đó đã được gửi gắm qua câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.

Câu tục ngữ đã mượn hình ảnh về công việc của những người thợ rèn. Từ những khối sắt to lớn và thô sơ, họ đã rèn rũa sẽ trở thành một chiếc kim nhỏ bé nhưng sắc nhọn. Và con người nếu có lòng kiên trì, nghị lực vượt qua những khó khăn nhất định sẽ đạt được thành công.

Lời khuyên nhủ trên là hoàn toàn đúng đắn. Chúng ta có thể bắt gặp nhiều tấm gương trên thế giới như vợ chồng nhà bác học người Pháp: Pi-e Quy-ri và Ma-ri Quy-ri, họ đã kỳ công trong bốn năm trời lọc đi lọc lại tám lần bã quặng để tìm được một phần mười gam chất phóng xạ Radium. Hoặc như ca sĩ Ô-pê-ra nổi tiếng En-ri-cô Ca-xu-rô từng bị thầy giáo chê là thiếu chất giọng và không thể nào hát được. Nhưng không vì vậy mà ông từ bỏ đam mê của mình, chỉ có sự kiên trì tập luyện, nỗ lực không ngừng mới đem đến thành quả cho En-ri-cô Ca-xu-rô.

Nhưng không chỉ có vậy, ở ngay chính Việt Nam cũng có rất nhiều tấm gương. Nhà văn Mai Xuân Thưởng, trong một vụ tai nạn giao thông, anh đã bị mất hai cánh tay nhưng vượt lên trên những mặc cảm, những khổ đau anh đã tự học rồi trở thành một nhà văn. Hay như hành trình khó khăn mà kì diệu của đội tuyển nữ Việt Nam trong những ngày đầu năm 2022 vừa qua. Các cô gái vàng của bóng đá Việt Nam đã vượt qua khó khăn của dịch bệnh Covid-19, để tập luyện và thi đấu xuất sắc để giành được tấm vé tham dự Vòng chung kết World cup nữ 2023. Thế mới thấy được rằng khó khăn không thể cản bước nếu chúng ta ước mơ đủ lớn, và luôn kiên trì với ước mơ của bản thân. Và cũng có rất nhiều con người nhỏ bé ngoài kia, họ vẫn luôn kiên trì với mục tiêu, ước mơ của bản thân để có được thành công, trở thành những con người có ích cho xã hội.

Ngược lại, chúng ta có thể bắt gặp không ít người thiếu đi lòng kiên trì, nghị lực. Họ ngại đối mặt với khó khăn trong cuộc sống, luôn lo lắng và sợ hãi thất bại. Khi gặp phải thử thách, họ sợ hãi không dám bước tiếp, quyết định từ bỏ. Những con người như vậy sẽ mãi sống trong thất bại mà thôi.

Như Bác Hồ từng khẳng định: “Không có việc gì khó/Chỉ sợ lòng không bền”. Ý chí, nghị lực và lòng kiên trì là những yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành bại của con người. Chính vì vậy, với những học sinh cần phải cố gắng học tập, không ngại đương đầu với thử thách, kiên trì với ước mơ của bản thân.

Như vậy, “Có công mài sắt, có ngày nên kim” đã để lại một bài học ý nghĩa. Chúng ta hãy rèn luyện bản thân, kiên trì với mục tiêu để có thể bước đến đích của thành công.

14 tháng 3 2021

Trên con đường tìm đến với thành công, con người luôn phải đối mặt với muôn vàn những khó khăn. Khi đó, chúng ta cần phải ghi nhớ đến câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” để có thể vượt qua mọi thử thách.

Câu tục ngữ trên phản ánh một thực tế trong cuộc sống. Thanh sắt dù có to lớn đến đâu thì qua bàn tay của người lao động cố gắng mài dũa sẽ trở thành cây kim nhỏ bé, tinh xảo. Qua hình ảnh đó, câu tục ngữ muốn khuyên răn chúng ta một bài học vô cùng ý nghĩa. Chỉ cần có lòng kiên trì, mọi khó khăn thử thách đều có thể vượt qua.

Từ xưa, ông cha ta đã thấm thía bài học đó. Cũng bởi vì vậy mà có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nhằm khuyên dạy con người về đức tính kiên trì: “Có chí thì nên”, “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”...

Hay:

Ai ơi giữ chí cho bền.
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.

Đến nay, đức tính kiên trì vẫn luôn được đề cao. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng khẳng định:

Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên

Quả thật, có rất nhiều tấm gương đã minh chứng cho bài học về lòng kiên trì không ngại gian khổ để thành công.

Trong quá khứ, chắc hẳn ai cũng từng nghe đến cái tên Mạc Đĩnh Chi. Thuở nhỏ, ông vốn là một cậu bé hiếu học nhưng nhà nghèo. Khi bạn bè hằng ngày được đi học, ông phải vào rừng kiếm củi để phụ giúp gia đình. Cậu bé Mạc Đĩnh Chi khi ấy, nhờ sự giúp đỡ của thầy đồ nên được vào lớp học. Ban ngày đi kiếm củi, ban đêm bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng cho sáng để học bài. Ngày qua ngày nhờ sự kiên trì và nghị lực phi thường, khoa thi năm Giáp Thìn (1304). Mạc Đĩnh Chi thi đỗ trạng nguyên.

Ở hiện tại, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký có lẽ là cái tên mà không ai không biết đến. Cậu bé Nguyễn Ngọc Ký khi còn nhỏ vô cùng hiếu học. Cho đến năm lên bốn tuổi, một cơn bạo bệnh đã cướp mất đôi bàn tay của ông. Tưởng như sự nghiệp học hành phải chấm dứt, nhưng bằng nghị lực phi thường cùng như lòng kiên trì không ngại khó khăn, ông đã rèn luyện để có thể viết chữ bằng chân. Ông từng kể lại, mọi chuyện lúc đầu vô cùng khó khăn tưởng chừng như muốn từ bỏ. Nhưng khi bình tâm lại tiếp tục rèn luyện thì dần dần viết được chữ cái, rồi sau đó còn vẽ vẽ được bằng thước, xoay được compa… Nếu không có lòng kiên trì vượt qua bệnh tật và khó khăn, có lẽ ngày hôm nay chúng ta đã không được biết đến cái tên Nguyễn Ngọc Ký - từng được Bác Hồ hai lần trao tặng huy hiệu cao quý cũng như đạt được nhiều giải thưởng cao trong lĩnh vực Toán học.

Đặc biệt, khi xã hội ngày một phát triển hơn, thì con người càng phải cố gắng hơn nữa mới có thể đạt được thành công. Đối với riêng tôi, giá trị về bài học của lòng kiên trì đến từ câu tục ngữ trên vẫn còn nguyên giá trị. Kiên trì để hiểu một bài toán khó, kiên trì để viết được một bài văn hay... Nỗ lực cố gắng, chăm chỉ chịu khó học tập thì mới có thể đạt được thành tích cao.

Tóm lại, đây là một câu tục ngữ đúng đắn đem đến cho chúng ta một bài học giá trị ý nghĩa và sâu sắc.

Trên con đường tìm đến với thành công, con người luôn phải đối mặt với muôn vàn những khó khăn. Khi đó, chúng ta cần phải ghi nhớ đến câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” để có thể vượt qua mọi thử thách.

Câu tục ngữ trên phản ánh một thực tế trong cuộc sống. Thanh sắt dù có to lớn đến đâu thì qua bàn tay của người lao động cố gắng mài dũa sẽ trở thành cây kim nhỏ bé, tinh xảo. Qua hình ảnh đó, câu tục ngữ muốn khuyên răn chúng ta một bài học vô cùng ý nghĩa. Chỉ cần có lòng kiên trì, mọi khó khăn thử thách đều có thể vượt qua.

Từ xưa, ông cha ta đã thấm thía bài học đó. Cũng bởi vì vậy mà có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nhằm khuyên dạy con người về đức tính kiên trì: “Có chí thì nên”, “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”...

Hay:

Ai ơi giữ chí cho bền.
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.

Đến nay, đức tính kiên trì vẫn luôn được đề cao. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng khẳng định:

Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên

Quả thật, có rất nhiều tấm gương đã minh chứng cho bài học về lòng kiên trì không ngại gian khổ để thành công.

Trong quá khứ, chắc hẳn ai cũng từng nghe đến cái tên Mạc Đĩnh Chi. Thuở nhỏ, ông vốn là một cậu bé hiếu học nhưng nhà nghèo. Khi bạn bè hằng ngày được đi học, ông phải vào rừng kiếm củi để phụ giúp gia đình. Cậu bé Mạc Đĩnh Chi khi ấy, nhờ sự giúp đỡ của thầy đồ nên được vào lớp học. Ban ngày đi kiếm củi, ban đêm bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng cho sáng để học bài. Ngày qua ngày nhờ sự kiên trì và nghị lực phi thường, khoa thi năm Giáp Thìn (1304). Mạc Đĩnh Chi thi đỗ trạng nguyên.Ở hiện tại, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký có lẽ là cái tên mà không ai không biết đến. Cậu bé Nguyễn Ngọc Ký khi còn nhỏ vô cùng hiếu học. Cho đến năm lên bốn tuổi, một cơn bạo bệnh đã cướp mất đôi bàn tay của ông. Tưởng như sự nghiệp học hành phải chấm dứt, nhưng bằng nghị lực phi thường cùng như lòng kiên trì không ngại khó khăn, ông đã rèn luyện để có thể viết chữ bằng chân. Ông từng kể lại, mọi chuyện lúc đầu vô cùng khó khăn tưởng chừng như muốn từ bỏ. Nhưng khi bình tâm lại tiếp tục rèn luyện thì dần dần viết được chữ cái, rồi sau đó còn vẽ vẽ được bằng thước, xoay được compa… Nếu không có lòng kiên trì vượt qua bệnh tật và khó khăn, có lẽ ngày hôm nay chúng ta đã không được biết đến cái tên Nguyễn Ngọc Ký - từng được Bác Hồ hai lần trao tặng huy hiệu cao quý cũng như đạt được nhiều giải thưởng cao trong lĩnh vực Toán học.Đặc biệt, khi xã hội ngày một phát triển hơn, thì con người càng phải cố gắng hơn nữa mới có thể đạt được thành công. Đối với riêng tôi, giá trị về bài học của lòng kiên trì đến từ câu tục ngữ trên vẫn còn nguyên giá trị. Kiên trì để hiểu một bài toán khó, kiên trì để viết được một bài văn hay... Nỗ lực cố gắng, chăm chỉ chịu khó học tập thì mới có thể đạt được thành tích cao.

Tóm lại, đây là một câu tục ngữ đúng đắn đem đến cho chúng ta một bài học giá trị ý nghĩa và sâu sắc.