K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 6 2018

trả lời:

khoản trái nghĩa với mau

4 tháng 6 2018

Mik nghĩ cặp từ đó là khoan- mau đó bạn

~~Học tốt nha~~

Bài 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống.Câu hỏi 1:Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Chết ........... còn hơn sống nhục.Câu hỏi 2:Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Rộng lượng, thứ tha cho người có lỗi được gọi là ...........Câu hỏi 3:Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Chết đứng còn hơn sống ............Câu hỏi 4:Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Thong thả và được yên ổn, không...
Đọc tiếp

Bài 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống.

Câu hỏi 1:

Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Chết ........... còn hơn sống nhục.

Câu hỏi 2:

Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Rộng lượng, thứ tha cho người có lỗi được gọi là ...........

Câu hỏi 3:

Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Chết đứng còn hơn sống ............

Câu hỏi 4:

Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Thong thả và được yên ổn, không phải khó nhọc, vất vả thì gọi là ...........

Câu hỏi 5:

Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Vượt hẳn lên trên những cái tầm thường, nhỏ nhen về phẩm chất, tinh thần thì được gọi là ...........

Câu hỏi 6:

Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Ham hoạt động, hăng hái và chủ động trong các công việc chung thì được gọi là ...............

Câu hỏi 7:

Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Không giữ kín, mà để mọi người đều có thể biết thì được gọi là ...........

Câu hỏi 8:

Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Mạnh bạo, gan góc, không sợ nguy hiểm thì được gọi là ..........

Câu hỏi 9:

Điền từ hô ứng thích hợp vào chỗ trống: Gió ......... to, con thuyền càng lướt nhanh trên mặt biển.

Câu hỏi 10:

Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Lối sống và nếp nghĩ đã hình thành từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thì được gọi là ...........

Bài 2: Phép thuật mèo con.

Hãy ghép 2 ô trống chứa nội dung tương đồng hoặc bằng nhau thành đôi.
Đề thi Trạng Nguyên Tiếng Việt Lớp 5 Vòng 18 năm học 2016

Dương

Khuyển

Gió

Mây

Tẩu

Điền

Địa

Lão

Đồng

Trạch

Bài 3: Em hãy đọc kỹ câu hỏi và ĐIỀN vào chỗ trống hoặc CHỌN 1 trong 4 đáp án cho sẵn.

Câu hỏi 1:

Từ “mực” trong các từ “mực nước biển”, “lọ mực”, “cá mực” “khăng khăng một mực”, có quan hệ với nhau như thế nào?

  • Đồng âm
  • Đồng nghĩa
  • Trái nghĩa
  • Nhiều nghĩa

Câu hỏi 2:

Trong các từ sau, từ nào phù hợp để điền vào chỗ trống trong câu thơ
"Gió khô ô ...
Gió đẩy cánh buồm đi
Gió chẳng bao giờ mệt!"

  • Đồng ruộng
  • Cửa sổ
  • Cửa ngỏ
  • Muối trắng

Câu hỏi 3:

Trong các cặp từ sau, cặp nào là cặp từ đồng nghĩa?

  • béo - gầy
  • biếu - tặng
  • bút - thước
  • trước - sau

Câu hỏi 4:

Những câu thơ sau do tác giả nào viết ?
"Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy."

  • Nguyễn Thi
  • Nguyễn Đình Thi
  • Đoàn Thị Lam Luyến
  • Lâm Thị Mỹ Dạ

Câu hỏi 5:

Trong câu thơ “Sao đang vui vẻ ra buồn bã/ Vừa mới quen nhau đã lạ lùng.” có những từ trái nghĩa nào?

  • Vui – buồn
  • Mới – đã
  • Vui vẻ - buồn bã và quen – lạ lùng
  • Đang vui – đã lạ lùng

Câu hỏi 6:

Trong các từ sau, những từ nào là từ láy?

  • Bạn bè, bạn đường, bạn đọc
  • Hư hỏng, san sẻ, gắn bó
  • Thật thà, vui vẻ, chăm chỉ
  • Giúp đỡ, giúp sức

Câu hỏi 7:

Trong các từ sau, từ nào chỉ trạng thái yên ổn, tránh được rủi ro, thiệt hại?

  • an toàn
  • an ninh
  • an tâm
  • an bài

Câu hỏi 8:

Trong đoạn thơ sau, có những cặp từ trái nghĩa nào?
"Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như tiếng suối mới sa nửa vời
Tiếng khoan như gió thoảng ngoài
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa"

  • Bay, sa, thoảng
  • Trong- đục
  • Trong - đục, khoan - mau
  • Sa nửa vời – mau sầm sập

Câu hỏi 9:

Từ "ông" trong câu” Thời gian như lắng đọng khi ông mãi lặng yên đọc đi, đọc lại những dòng chữ nguệch ngoạc của con mình” thuộc loại từ gì?

  • đại từ
  • động từ
  • danh từ
  • tính từ

Câu hỏi 10:

Trong các câu sau, câu nào có từ “bà” là đại từ?

  • Bà Lan năm nay 70 tuổi.
  • Bà ơi, bà có khỏe không?
  • Tôi về quê thăm bà tôi.
  • Tiếng bà dịu dàng và trầm bổng.
1
13 tháng 6 2020

Câu 1 :

Vinh

Câu 2:

Khoan dung

Câu 3 :

quỳ

Câu 4:

bình yên

Câu 5:

cao thượng

câu 6:

năng nổ

Câu 7

công khai

Câu 8

dũng cảm

Câu 9

càng

Câu 10

truyền thống

Bài 3 :

Câu 1 : đồng âm

Câu 2: cửa sổ

Câu 3: biếu-tặng

Câu 4 :Nguyễn Đình Thi

Câu 5 : Vui vẻ - buồn bã và quen – lạ lùng

Câu 6:Thật thà, vui vẻ, chăm chỉ

Câu 7: an toàn

Câu 8: trong -đục  ; khoan - mau

Câu 9:đại từ

Câu 10:Bà ơi, bà có khỏe không?

16 tháng 6 2021

Chiến tranh đã qua đi nhưng những tác phẩm thời gian vẫn còn sống mãi với thời gian. Một trong những tác phẩm ấy đó là "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của tác giả Phạm Tiến Duật - một nhà thơ tiêu biểu, trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Bài thơ đã khắc họa thành công hình ảnh người lái xe Trường Sơn thời kì kháng chiến chống Mỹ. Điều này được thể hiện rõ qua 2 khổ thơ sau:

Không có kính ừ thì có bụi
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha

Không có kính ừ thì ướt áo
Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời
Chưa cần rửa, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng gió lùa khô mau thôi

Bài thơ ra đời trong thời kì kháng chiến chống Mĩ đã thể hiện rất thành công về hình ảnh người lính lái xe. Và vì tác giả là người am hiểu đời sống chiến tranh và có lối viết văn tả thực nên đã gây ấn tượng sâu sắc tới người đọc. Trong bài thơ tác giả đã tạo nên hình ảnh đặc biệt là những chiếc xe không kính, hình ảnh độc đáo đó đã để lại trong lòng người đọc ấn tượng sâu sắc.

Nếu như hai khổ đầu bài thơ mang lại cho ta những cảm giác về những khó khăn thử thách thấy người lính dù sao cũng vẫn mơ hồ thì đến đây, thử thách, khó khăn ập tới cụ thể, trực tiếp. Đó là “bụi phun tóc trắng” và “mưa tuôn xối xả” (gió, bụi, mưa tượng trưng cho gian khổ thử thách ở đời). Trên con đường chi viện cho miền Nam ruột thịt, những người lính đã nếm trải đủ mùi gian khổ. Chuyện vặt ấy mà, có hề gì! Nhịp điệu câu thơ, đặc biệt là các từ “ừ thì” đã nói lên rất rõ điều đó. Đọc những câu thơ trên, ta tưởng như nhìn thấy mái đầu bụi trắng, bộ mặt lấm lem và nghe rõ tiếng cười ha ha, sảng khoái của người lính. Nhưng đằng sau những dòng chữ bông đùa đáng yêu này là một bản lĩnh chiến đấu rất vững vàng của họ, bởi không vững vàng thì không thể đùa vui như vậy giữa cái tuyến đường Trường Sơn ác liệt này.

Trước thử thách mới, người chiến sĩ vẫn không nao núng. Các anh càng bình tĩnh, dũng cảm hơn. “mưa tuôn, mưa xối xả”, thời tiết khắc nghiệt, dữ dội nhưng đối với họ tất cả chỉ “chuyện nhỏ”, chẳng đáng bận tâm, chúng lại như đem lại niềm vui cho người lính.Chấp nhận thực tế, câu thơ vẫn vút lên tràn đầy niềm lạc quan sôi nổi: “không có kính ừ thì có bụi, ừ thì ướt áo”. Những tiếng “ừ thì” vang lên như một thách thức, một chấp nhận khó khăn đầy chủ động, một thái độ cứng cỏi. Dường như gian khổ hiểm nguy của chiến tranh chưa làm mảy may ảnh hưởng đến tinh thần của họ, trái lại họ xem đây là một dịp để thử sức mình như người xưa xem hoạn nạn khó khăn để chứng tỏ chí làm trai. Tình cảnh của các anh được miêu tả rất chân thực nhưng người chiến sĩ đã bình thường hoá cái không bình thường đó và vượt lên cùng tất cả sự cố gắng, cùng tinh thần trách nhiệm rất cao. Họ chấp nhận gian khổ như một điều tất yếu, khó khăn không mảy may ảnh hưởng đến tinh thần của họ. Hình ảnh của họ mang một vẻ đẹp kiên cường.

Và sau thái độ ấy là những tiếng cười đùa, những lời hứa hẹn, quyết tâm vượt gian khổ hiểm nguy:”Chưa cần rửa.... khô mau thôi”. Cấu trúc câu thơ vẫn cân đối, nhịp nhàng theo nhịp rung cân đối của những bánh xe lăn. Câu thơ cuối 7 tiếng cuối đoạn có đến 6 thanh bằng “mưa ngừng gió lùa khô mau thôi” gợi cảm giác nhẹ nhõm, ung dung rất lạc quan, rất thanh thản. Đó là khúc nhạc vui của tuổi 18 - 20 hoà trong những hình ảnh hóm hỉnh: “phì phèo châm điếu thuốc - nhìn nhau mặt lấm cười ha ha” ... ý thơ rộn rã, sôi động như sự sôi động hối hả của đoàn xe trên đường đi tới. Những vần thơ ít chất thơ nhưng càng đọc thì lại càng thấy thích thú, giọng thơ có chút gì nghịch ngợm, lính tráng. Ta nghe như họ đương cười đùa, tếu táo với nhau vậy.

Có lẽ với những năm tháng sống trên tuyến đường Trường Sơn, là một người lính thực thụ đã giúp Phạm tiến Duật đưa hiện thực đời sống vào thơ ca - một hiện thực bộn bề, một hiện thực thô tháp, trần trụi, không hề trau chuốt, gọt rũa. Đấy phải chăng chính là nét độc đáo trong thơ Phạm Tiến Duật. Và những câu thơ gần gũi với lời nói hằng ngày ấy càng làm nổi bật lên tính cách ngang tàng của những anh lính trẻ hồn nhiên, yêu đời, trẻ trung. Đó cũng là một nét rất ấn tượng của người lính lái xe Trường Sơn. Cái cười sảng khoái vô tư, khác với cái cười buốt giá trong bài thơ “Đồng chí”, nụ cười hồn nhiên ấy rất hiếm khi gặp trong thơ ca chống Pháp, nụ cười ngạo nghễ của những con người luôn luôn chiến thắng và tràn đầy niềm tin.điều đó đã ngân lên câu hát nâng bước chân người lính đi tiếp những chặng đường mới: “lại đi, lại đi trời xanh thêm”. Không dễ gì có được một thái độ dũng cảm đến ngang tàng và lạc quan đến như thế nếu không mang trong mình một trái tim yêu nước can trường!

Người lái xe trong bài thơ là những người chiến sĩ trẻ trung. Các anh rất trẻ trung, hồn nhiên, tâm hồn gần gũi với thiên nhiên. Trong tâm hồn họ chứa chan hy vọng. Không dễ gì có được thái độ lạc quan đến như thế nếu không mang trong mình một trái tim yêu nước của tuổi trẻ Việt Nam thời chống Mĩ. Phải nói rằng hình ảnh người chiến sĩ lái xe trong thơ Phạm Tiến Duật thật tươi tắn và yêu đời. Chúng ta mãi mãi yêu quý và tự hào về họ.

11 tháng 4 2022

1 như rổ

2 như tiếng sáo

3 lũ trăn trườn lên mặt đất

4 hòn bi

5 bài hát mùa hè

11 tháng 4 2022

Tham khảo
a) Mảnh trăng lưỡi liềm lơ lửng giữa trời như cánh diều đang bay.

b) Tiếng gió rừng vi vu như tiến sáo diều

c) Dòng sông mùa lũ cuồn cuộn chảy như những con ngựa tung bờm phi nước đại

d) Sương sớm long lanh như những hạt ngọc

e) Tiếng ve đồng loạt cất lên như một dàn đồng ca.

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:   Bầu trời ngoài cửa sổBầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc. Ở đấy, Hà thấy bao nhiêu điều lạ. Một đàn vàng anh, vàng như dát vàng lên lông, lên cánh, chợt bay đến rồi bay đi. Nhưng có lúc, đàn vàng anh ấy đậu lên những ngọn cây bạch đàn chanh cao nhất giữa bầu trời ngoài cửa sổ. Những ngọn bạch đàn chanh cao...
Đọc tiếp

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

   Bầu trời ngoài cửa sổ

Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc. Ở đấy, Hà thấy bao nhiêu điều lạ. Một đàn vàng anh, vàng như dát vàng lên lông, lên cánh, chợt bay đến rồi bay đi. Nhưng có lúc, đàn vàng anh ấy đậu lên những ngọn cây bạch đàn chanh cao nhất giữa bầu trời ngoài cửa sổ. Những ngọn bạch đàn chanh cao vút ấy bõng chốc đâm những “búp vàng”. Rồi từ trên cao chót vót, vàng anh trống cất tiếng hót. Tiếng hót mang theo hương thơm bạch đàn chanh từ bầu trời bay vào cửa sổ. Đàn chim chớp cánh vàng khoe sắc với nắng rực rỡ. Tiếng chim lại như những chuỗi vàng lạc nắng bay đến với Hà. Lát sau, đàn chim chao cánh bay đi, nhưng tiếng hót như đọng mãi giữa bầu trời ngoài cửa sổ.

      (Theo Nguyễn Quỳnh)

Em hình dung được điều gì qua câu: Đàn chim chao cánh bay đi, nhưng tiếng hát như đọng mãi giữa bầu trời ngoài cửa sổ?

1
1 tháng 5 2017

Hướng dẫn giải:

 

- Em hình dung ra một không gian tươi đẹp, quang đãng và vô cùng yên bình phía ngoài cửa sổ nhà bạn Hà.

25 tháng 2 2022

sai

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:   Bầu trời ngoài cửa sổBầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc. Ở đấy, Hà thấy bao nhiêu điều lạ. Một đàn vàng anh, vàng như dát vàng lên lông, lên cánh, chợt bay đến rồi bay đi. Nhưng có lúc, đàn vàng anh ấy đậu lên những ngọn cây bạch đàn chanh cao nhất giữa bầu trời ngoài cửa sổ. Những ngọn bạch đàn chanh cao...
Đọc tiếp

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

   Bầu trời ngoài cửa sổ

Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc. Ở đấy, Hà thấy bao nhiêu điều lạ. Một đàn vàng anh, vàng như dát vàng lên lông, lên cánh, chợt bay đến rồi bay đi. Nhưng có lúc, đàn vàng anh ấy đậu lên những ngọn cây bạch đàn chanh cao nhất giữa bầu trời ngoài cửa sổ. Những ngọn bạch đàn chanh cao vút ấy bõng chốc đâm những “búp vàng”. Rồi từ trên cao chót vót, vàng anh trống cất tiếng hót. Tiếng hót mang theo hương thơm bạch đàn chanh từ bầu trời bay vào cửa sổ. Đàn chim chớp cánh vàng khoe sắc với nắng rực rỡ. Tiếng chim lại như những chuỗi vàng lạc nắng bay đến với Hà. Lát sau, đàn chim chao cánh bay đi, nhưng tiếng hót như đọng mãi giữa bầu trời ngoài cửa sổ.

      (Theo Nguyễn Quỳnh)

Từ búp vàng trong câu: Những ngọn bạch đàn chanh cao vút ấy bỗng chốc đâm những búp vàng được dùng để miêu tả gì?

1
12 tháng 2 2017

Hướng dẫn giải:

 

- Để miêu tả hình dáng của chim vàng anh.

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:   Bầu trời ngoài cửa sổBầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc. Ở đấy, Hà thấy bao nhiêu điều lạ. Một đàn vàng anh, vàng như dát vàng lên lông, lên cánh, chợt bay đến rồi bay đi. Nhưng có lúc, đàn vàng anh ấy đậu lên những ngọn cây bạch đàn chanh cao nhất giữa bầu trời ngoài cửa sổ. Những ngọn bạch đàn chanh cao...
Đọc tiếp

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

   Bầu trời ngoài cửa sổ

Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc. Ở đấy, Hà thấy bao nhiêu điều lạ. Một đàn vàng anh, vàng như dát vàng lên lông, lên cánh, chợt bay đến rồi bay đi. Nhưng có lúc, đàn vàng anh ấy đậu lên những ngọn cây bạch đàn chanh cao nhất giữa bầu trời ngoài cửa sổ. Những ngọn bạch đàn chanh cao vút ấy bõng chốc đâm những “búp vàng”. Rồi từ trên cao chót vót, vàng anh trống cất tiếng hót. Tiếng hót mang theo hương thơm bạch đàn chanh từ bầu trời bay vào cửa sổ. Đàn chim chớp cánh vàng khoe sắc với nắng rực rỡ. Tiếng chim lại như những chuỗi vàng lạc nắng bay đến với Hà. Lát sau, đàn chim chao cánh bay đi, nhưng tiếng hót như đọng mãi giữa bầu trời ngoài cửa sổ.

      (Theo Nguyễn Quỳnh)

Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà có những gì?

2
30 tháng 11 2017

Hướng dẫn giải:

- Có đầy ánh sáng và đầy màu sắc : đàn vàng anh và những cây bạch đàn chanh cao ngất.

6 tháng 3 2022

Có đầy ánh sáng và đầy màu sắc : đàn vàng anh và những cây bạch đàn chanh cao ngất.

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:   Bầu trời ngoài cửa sổBầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc. Ở đấy, Hà thấy bao nhiêu điều lạ. Một đàn vàng anh, vàng như dát vàng lên lông, lên cánh, chợt bay đến rồi bay đi. Nhưng có lúc, đàn vàng anh ấy đậu lên những ngọn cây bạch đàn chanh cao nhất giữa bầu trời ngoài cửa sổ. Những ngọn bạch đàn chanh cao...
Đọc tiếp

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

   Bầu trời ngoài cửa sổ

Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc. Ở đấy, Hà thấy bao nhiêu điều lạ. Một đàn vàng anh, vàng như dát vàng lên lông, lên cánh, chợt bay đến rồi bay đi. Nhưng có lúc, đàn vàng anh ấy đậu lên những ngọn cây bạch đàn chanh cao nhất giữa bầu trời ngoài cửa sổ. Những ngọn bạch đàn chanh cao vút ấy bõng chốc đâm những “búp vàng”. Rồi từ trên cao chót vót, vàng anh trống cất tiếng hót. Tiếng hót mang theo hương thơm bạch đàn chanh từ bầu trời bay vào cửa sổ. Đàn chim chớp cánh vàng khoe sắc với nắng rực rỡ. Tiếng chim lại như những chuỗi vàng lạc nắng bay đến với Hà. Lát sau, đàn chim chao cánh bay đi, nhưng tiếng hót như đọng mãi giữa bầu trời ngoài cửa sổ.

      (Theo Nguyễn Quỳnh)

Hoàn thành sơ đồ sau:

1
3 tháng 10 2019

Hướng dẫn giải:

Hoạt động: bay đến bay đi, đậu lên cây, cất tiếng hót.

Hình dáng: như “búp vàng”

Màu sắc: vàng.

28 tháng 2 2018

bay thấp trái nghĩa bay cao

Viết lại:

Ngày đi, năm đi... lịch bóc cạn rồi

Ngồi trầm lặng nghe ngoài vườn gió thổi

Mưa lất phất, rì rầm như tiếng nói

Trong mơ hồ tịch mịch của thiên nhiên

28 tháng 12 2019

đúng ko bạn