K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 10 2020

Ta có

\(\overline{abb}+25=\overline{cdc}\)

Do \(a\ne c\) => đâu là phép cộng có nhớ đến hàng trăm => \(b\ge7\) để thoả mãn điều kiện trên

+ Với b=7 \(\overline{a77}+25=100.a+77+25=100.a+102=\overline{cdc}\)

100.a là số tròn chục nên kết quả 100.a+102 phải có chữ số tận cùng là 2 => c=2

\(\Rightarrow\overline{a77}+25=100.a+102=\overline{2d2}=202+10.d\)

\(\Rightarrow100a-10.d=100\Rightarrow10.a-d=10\Rightarrow a=1;d=0\)

\(\overline{abbcdc}=177202\) không phải là số chính phương (số chính phương có tận cùng là 0;1;4;5;6;9) nên b=7 loại

+ Với b=8 \(\Rightarrow\overline{a88}+25=100.a+88+25=100.a+113=\overline{cdc}\)

Do 100.a là số tròn chục nên 100.a+113 pcs chữ số tận cùng là 3 => c=3

\(\Rightarrow\overline{a88}+25=100.a+113=\overline{3d3}=303+10.d\)

\(\Rightarrow100.a-10.d=190\Rightarrow10.a-d=19\)

Do 10.a là số tròn chục nên 10.a-d=19 => d=1 => a=2

\(\Rightarrow\overline{abbcdc}=288313\) Không là số chính phương nên b=8 loại

+ Với b=9 \(\Rightarrow\overline{a99}+25=100.a+99+25=100.a+124=\overline{cdc}\)

Do 100.a là số tròn chục => 100.a+124 có chữ số tận cùng là 4 => c=4

\(\Rightarrow\overline{a99}+25=100.a+124=\overline{4d4}=404+10.d\)

\(\Rightarrow100.a-10.d=280\Rightarrow10.a-d=28\)

Lý luận như trên => d=2 => a=3

\(\Rightarrow\overline{abbcdc}=399424=632^2\) nên chọn b=9

Kết luận: a=3; b=9; c=4; d=2

22 tháng 3 2016

Hi SVĐ Mỹ Đình

<=> abcabc = abcx(1000+1) = abc x 1001

ta có: ax bcd x abc = abcabc

<=> a x bcd x abc = abc x 1001

<=> a x bcd = 1001

đây là tích giữa số có 1 chữ số và số có 3 chữ số nên ta tìm được a = 7 ( vì 1-> 9 chỉ có 1001 mới chia hết cho 7) => bcd = 143

vậy a = 7 ; b = 1 ; c = 4 ; d = 3

vậy abcd = 7143

4 tháng 9 2016

1) Các số lập được là: abc; acb; bac; bca; cab; cba

A = abc + acb + bac + bca + cab + cba

A = (100a + 10b + c) + (100a + 10c + b) + (100b + 10a + c) + (100b + 10c + a) + (100c + 10a + b) + (100c + 10b + a)

A = 222a + 222b + 222c

A = 222.(a + b + c)

A = 6.37.(a + b + c) chia hết cho 6 và 37 (đpcm)

2) Do x + y và x - y luôn cùng tính chẵn lẻ 

Mà (x + y).(x - y) = 2002 là số chẵn

=> x + y và x - y cùng chẵn

=> x + y và x - y cùng chia hết cho 2

=> (x + y).(x - y) chia hết cho 4

Mà 2002 không chia hết cho 4 nên không tồn tại 2 số tự nhiên x; y thỏa mãn đề bài

4 tháng 9 2016

e thanks chị nhìu nhìu nhìu nhé

§11. SỐ CHÍNH PHƯƠNGBài 1. Điền số tiếp theo vào dấu chấm :a) 1, 9, 25, 49,... b) 3, 7, 12, 19, ... c) 0, 4, 16, 36, ...... d) 10, 40, 90, 52, 63, 94,......Bài 2. Trong các số sau, số nào là số chính phương: a) 22022 b) 32021 c) 42019 d) 1945 2 29Bài 3. a) Tìm số chính phương có 4 chữ số khác nhau được tạo bởi các chữ số 4, 0, 2, 3,b) Tìm số chính phương có bốn chữ số, được viết bởi các chữ số 3, 6, 8, 8.c) Tìm...
Đọc tiếp

§11. SỐ CHÍNH PHƯƠNG

Bài 1. Điền số tiếp theo vào dấu chấm :
a) 1, 9, 25, 49,... b) 3, 7, 12, 19, ... c) 0, 4, 16, 36, ...... d) 10, 40, 90, 52, 63, 94,......
Bài 2. Trong các số sau, số nào là số chính phương: a) 22022 b) 32021 c) 42019 d) 1945 2 29
Bài 3. a) Tìm số chính phương có 4 chữ số khác nhau được tạo bởi các chữ số 4, 0, 2, 3,
b) Tìm số chính phương có bốn chữ số, được viết bởi các chữ số 3, 6, 8, 8.
c) Tìm số chính phương có 4 chữ số khác nhau tạo bởi từ 4 chữ số 2; 3; 4; 9.
Bài 4. Tìm số có hai chữ số, biết rằng nếu nhân nó với 135 thì ta được một số chính phương.
Bài 5. Các tổng sau có phải số chính phương không ? Tại sao ?
A = 3 + 32
+ 33
+ ... +320 B = 11 + 112
+ 113
+ 114
+ 115
;

C = 11 + 112
+ 113
D = 1122 + 1133 + 1144
.
E = 1010 + 8 F = 100! + 7
G = 1010 + 5 H= 10100 + 1050 + 1

0
15 tháng 3 2015

A + B + C = 69 => A là một số có 2 chữ số < 69 

B = tổng các chữ số của A nên B < 6+9 = 15 

C = tổng các chữ số của B nên C < 1 + 5 = 6  (C luôn > 0) => C = 1; 2; 3;4; 5

Nếu C =1 => B = 1 (loại vì B,C khác nhau) hoặc B = 10.

                    B = 10 => A = 69 - 10 - 1 = 58 => tổng các chữ số của A khác B => loại

Nếu C = 2 => B = 11 => A = 69 - 11 -2 = 56 thoả mãn

nếu C = 3 => B = 12 => A = 69 - 12-3 = 54 loại

nếu C = 4 => B = 13 => A = 69 - 13 -4 = 52 loại

nếu C = 5 => B = 14 => A = 69 - 14 -5 = 50 loại

vậy A = 56

4 tháng 4 2017

56 nha

16 tháng 10 2023

Có cái nịt 

16 tháng 10 2023

Có cái nịt 

2 tháng 7 2016

A + B + C = 69 => A là một số có 2 chữ số < 69 

B = tổng các chữ số của A nên B < 6+9 = 15 

C = tổng các chữ số của B nên C < 1 + 5 = 6  (C luôn > 0) => C = 1; 2; 3;4; 5

Nếu C =1 => B = 1 (loại vì B,C khác nhau) hoặc B = 10.

                    B = 10 => A = 69 - 10 - 1 = 58 => tổng các chữ số của A khác B => loại

Nếu C = 2 => B = 11 => A = 69 - 11 -2 = 56 thoả mãn

nếu C = 3 => B = 12 => A = 69 - 12-3 = 54 loại

nếu C = 4 => B = 13 => A = 69 - 13 -4 = 52 loại

nếu C = 5 => B = 14 => A = 69 - 14 -5 = 50 loại

vậy A = 56

26 tháng 11 2018

Ta có: 30 < ab + ba + ac < 289 (Ở đây mình không cần biết là các số có chữ số nào khác nhau hay không, mình chỉ cần lấy 10 x số số hạng và 99 x số số hạng là mình sẽ giới hạn được đáp án)

Do 30 < ab + ba + ac < 289 và tổng là các số nguyên tố nên ta có các tổng sau: 36; 49; 64; 81; 100; 121; 144; 169; 196; 289.

Ta xét tổng thì ta lại có: 10a + b + 10b + c + 10c + a = 11a + 11b + 11c = 11(a + b + c)
Suy ra tổng chia hết cho 11 => Tổng của chúng chỉ còn là 121

Bây giờ ta có ab + ba + ac = 121; a + b + c = 11 và các số ab, bc, ca là các số nguyên tố 

Vậy có các kết quả đúng là 13 + 37 + 71 = 121 với a = 1; b = 3; c = 7

                                        và 17 + 73 + 31 = 121 với a = 1; b = 7; c = 3

                                        và các đáp án đảo ngược khác như a = 3; b = 1; c = 7 ;...