K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 1 2022

Tham khảo

 

“Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta”

Câu ca dao đã trở thành một lời ru quen thuộc, đi vào tiềm thức mỗi chúng ta từ ngày tấm bé. Hình ảnh gắn bó giữa người và trâu cũng từ đó mà mặc định không biến đổi. Đối với truyền thống nền văn minh lúa nước của nước ta, hình ảnh con trâu sớm đã trở thành biểu tượng của người nông dân Việt Nam.

Trâu có hai loại: trâu đực và trâu cái và là động vật nhai lại. Một đặc điểm khá dễ nhận ra của trâu, đó là nó không có hàm răng trên. Tấm thân của trâu rất chắc chắn, thân hình vạm vỡ nhưng thấp. Bụng to. Da của nó màu đen, rất dai nhưng được phủ bởi một lớp lông mềm bên ngoài nên có cảm giác rất mượt mà. Mũi trâu lớn, miệng trâu rộng, sừng có hình lưỡi liềm. Cân nặng trung bình của trâu cái là từ 350-400 kg thì trâu đực nặng từ 400-450kg. Bước đi của trâu chậm chạp nhưng chắc chắn. Cái đuôi luôn phe phẩy mọi lúc như để đánh động những chú ruồi không mời mà tới. Vì thưởng làm việc liên tục trên ruộng nên trau có thói quen ợ lên nhai lại. Khi chúng có thời gian ăn cỏ, chúng thưởng nhai qua loa để tích trữ càng nhiều thức ăn càng tốt cho những khi phải làm việc liên miên. Đó là lí do trâu có thể làm cả ngày mà không cần dừng lại nghỉ.

Với một ngoại hình như vậy, trâu là loài động vật rất khỏe và chịu khó. Xuất phát từ nền văn minh lúa nước, mảnh ruộng cày đã gắn chặt với đời sống bao nhiêu năm lao động của người dân Việt Nam. Công việc đồng áng vất vả kia tuy nặng nhọc, một nắng hai sương, vất vả vô cùng nhưng những người nông dân luôn có “người bạn cần mẫn” của mình là chú trâu luôn bên cạnh giúp đỡ, chăm chỉ cùng làm lụng. Dù ngày nắng hay ngày mưa, dù có gian lao vất vả, chỉ cần người cần đến, trâu sẵn sàng không quản ngại gian lao để cùng con người cầy cấy thửa ruộng, đem lại sự no ấm, yên tâm cho cả gia đình. Nên nông dân ta vẫn luôn có câu: “Con trâu là đầu cơ nghiệp”. Còn trâu thì có cần gì ngoài được con người cho ít ngọn cỏ ngoài đồng cùng một nơi để trú ngụ qua đêm. Đó là những ngày bận rộn với công việc đồng áng, còn những ngày nông nhàn, trâu lại làm bạn với tiếng sáo, với cánh diều mộng mơ của trẻ mục đồng trên những bãi cỏ rộng ngập nắng và gió. Những chú bé vắt vẻo trên lưng trâu đùa nghịch mà tạo nên những kỉ niệm tuổi thơ với cuộc sống làng quê khó quên đến tận những năm tháng về sau.

Là một loài động vật có sức lao động và trâu cũng là một trong những nguồn cung cấp thực phẩm cho con người. Thịt trâu có hàm lượng đạm khá cao, hàm lượng chất béo thấp. Sữa trâu có tính năng cao trong việc cung cấp chất đạm, chất béo. Da trâu làm mặt trống, làm giày. Sừng trâu làm đồ mĩ nghệ như lược, tù và,.. Trâu còn gắn liền với những lễ hội đình đám như lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng. Những chú trâu đã được chăm sóc, luyện tập rất chu đáo từ lâu để chuẩn bị cho ngày hội hôm ấy. Con nào con nấy cũng vạm vỡ, sừng cong như hình vòng cung, nhọn hoắt, da bóng loáng, mắt trắng, tròng đỏ trông hung dũng oai phong chỉ chờ vào sân đấu. Trong tiếng trống giục giã, trong tiếng hò reo cổ vũ của mọi người hai con trâu lao vào nhau mà húc, mà chọi. Chắc hẳn mọi người vẫn còn nhớ rõ hình ảnh “trâu vàng” trong SEA GAMES 22, trâu không chỉ là giống vật nuôi quen thuộc của người nông dân Việt Nam mà đã trở thành hình ảnh thú vị đối với bạn bè quốc tế. Con trâu đã trở thành biểu tượng cho sự trung thực, cho sức mạnh và tinh thần thượng võ. Từ hình ảnh chú trâu vàng, các sản phẩm trâu tập võ, trâu chạy maratong, trâu đội nón... rất ngộ nghĩnh, độc đáo đã ra đời. Trong đời sống văn hóa tinh thần, trâu còn là con vật thiêng dùng để tế lễ thần linh trong ngày lề hội cơm mới, lễ hội xuống đồng. Tất cả đều chứng tỏ từ xa xưa đến nay, trâu vẫn gắn liền với đời sống của dân tộc trong mọi mặt kể từ cuộc sống đời thường đến lao động, văn hóa, phong tục, đã trở thành một phần không thể thiếu trong bản sắc dân tộc.

Mang những giá trị to lớn về mọi mặt của đời sống nhân dân, con trâu đã trở thành một “nhân vật” không thể thiếu và xứng đáng để con người có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc và quý trọng chúng.

Cho dù trong cuộc sống hiện đại ngày nay, rất nhiều loại máy móc xuất hiện thay thế vai trò của trâu trong lao động, sản xuất nhưng hình ảnh và ý nghĩa của con trâu luôn là một phần nếp sống tinh thần không thể thiếu của mỗi người nông dân đất Việt.

2 tháng 1 2022

Tham khảo:

       Atisô (tên khoa học: Cynara scolymus) là loại cây là gai lâu năm có nguồn gốc từ miền Nam châu Âu (quanh Địa Trung Hải) đã được người Cổ Hy Lạp và Cổ La Mã trồng để lấy hoa làm rau ăn. Atisô có thể cao lên tới 1,5 đến 2 mét, lá cây dài từ 50-80 cm.

    Những cây atisô được trồng đầu tiên ở quanh Naples vào giữa thế kỷ 15. Nó được Catherine de Medici giới thiệu tới nước Pháp trong thế kỷ 16, sau đó, người Hà Lan mang nó đến Anh. Atisô tiếp tục được mang tới Mỹ trong thế kỷ 19 bởi những người đến nhập cư: bang Louisiana bởi người Pháp và bang California bởi người Tây Ban Nha. Ngày nay, atisô được trồng chủ yếu ở Pháp, Ý và Tây Ban Nha, Mỹ và các nước Mỹ Latinh. Atisô du thực vào Việt Nam đầu thế kỷ 20, được trồng ở Sa Pa, Tam Đảo, nhiều nhất là ở Đà Lạt.

    Hiện nay, người ta trồng atisô không những chỉ dùng lá bắc và đế hoa để ăn mà còn dùng làm thuốc. Họat chất chính của atisô là cynarine (Acide 1- 4 dicaféin quinic). Ngoài ra còn có inulin, inulinaza, tamin, các muối hữu cơ của các kim loại Kali, Canxi, Magiê, Natri… Atisô có tác dụng hạ cholesterol và urê trong máu, tạo mật, tăng tiết mật, lợi tiểu, thường đươc làm thuốc thông mật, thông tiểu tiện, chữa các chứng bệnh về gan, thận. Tuy chất cynarine đã tổng hợp được nhưng người ta vẫn dùng chế phẩm từ cao lá atisô tươi. Trên thế giới, biệt dược Chophytol của hãng Rosa (Pháp) là thông dụng hơn cả.

     Hoạt chất chính của atisô là cynarine có vị đắng, có tác dụng nhuận gan, mật, thông tiểu tiện, kích thích tiêu hóa… Atisô được dùng dưới các dạng: Trà atisô gồm các bộ phận: thân, rễ, hoa, lá – là loại thuốc uống có tác dụng tốt cho gan và lợi tiểu tiện. Cao atisô nấu từ lá atisô (vì các thành phần khác nhiều nước, ít hoạt chất). Đặc điểm của cao atisô là đắng, nhưng để lại dư vị ngòn ngọt. Mỗi ngày dùng 5-10 gr dạng cao mềm, uống lâu dài sẽ có tác dụng tốt đối với những người bị các bệnh về gan (thiểu năng gan, xơ gan…). Cần lưu ý là nếu cao atisô mà ngọt tức không phải cao nguyên chất, vì vậy để tránh mua phải cao giả, kém phẩm chất, tốt nhất mua tại các cơ sở có uy tín, có thương hiệu.

      Hoa atisô là một loại rau cao cấp. Nên chọn những bông atisô mập, chưa nở (không nhất thiết phải chọn hoa to, vì loại này đã già, ít cơm). Người ta thường dùng atisô nấu với thịt, xương, chân giò… được coi là một món ăn bổ dưỡng, cao cấp. Hiện ngành y tế đã sản xuất atisô thành những viên nang hoặc cao lỏng là loại thuốc có tác dụng nhuận gan, mật, lợi tiểu. Nói chung, những người bị các bệnh về gan mật (viêm gan, thiểu năng gan, xơ gan…) nên dùng atisô lâu dài (có thể dùng dưới dạng trà, cao, viên đều được)

28 tháng 9 2021

Lạc đề rồi, bằng lời của cây chuối á!

28 tháng 9 2021

Vậy thay từ "cây chuối" thành "Tôi" đi là đc r:>

20 tháng 9 2021

Em tham khảo nhé:

Mùa hè về lại một mùa râm ran tiếng ve. Nắng càng vàng, cây càng xanh, hoa càng thắm sắc. Được mệnh danh là "hoa học trò”, một mùa phượng vĩ lại đến. Những cây phượng nở hoa đỏ rực một vùng trời.

Phượng có tên khoa học là Delonix regia, thuộc họ Caesalpiniaceae. Cây có nguồn gốc từ Madagascar. Là cây có hoa rực rỡ và tạo bóng mát nên được trồng rộng rãi ở các nước nhiệt đới ẩm. Ở Việt Nam, cây được trồng quen thuộc ở các thành phố lớn và đặc biệt được trồng nhiều ở trường học và các công trình. Phượng phân bố rộng rãi ở các nước nhiệt đới ẩm, đặc biệt mọc tốt ở những nơi có lượng mưa từ 1.00 đến 2.00 mm/năm.

 

Vì điều kiện phù hợp nên khu vực Caribe trồng rất nhiều phượng vĩ.Phượng có chiều cao trung bình từ 2m trở lên. Có nhiều cây cổ thụ cao hơn cả nóc nhà. Khác với cây bàng, thân phượng không to và sần sùi. Thân cây chỉ cần một vòng tay ôm cũng bao trọn. Vỏ cây màu nâu ngả sang màu xanh rêu, không có những u bướu như cây bàng. Rễ cây lớn nổi gồ ghề trên mặt đất, đâm sâu xuống lòng đất hút nước và các chất dinh dưỡng để nuôi cây.

Phượng là loại cây lá kép gồm nhiều lá nhỏ, mỏng, màu xanh sẫm. Lá mọc song song ở hai bên cuống, trông xa như đuôi chim phượng. Có lẽ vì đặc điểm mà cây có tên là phượng vĩ chăng? Lá phượng không giống lá bàng to bằng bàn tay có thể che nắng che mưa. Lá phượng mỏng, từng lá một nhỏ bé rợp vào nhau không khít bởi thế ánh nắng có thể xuyên qua in thành từng đốm nắng trên mặt đất.

Mùa hè, khi tiếng ve bắt đầu râm ran, cũng là lúc hoa phượng nở. Nhắc đến phượng người ta sẽ nghĩ đến hoa phượng bởi màu sắc đặc trưng của nó. Một màu đỏ rực rỡ như lửa. Hoa phượng không mọc đơn mà mọc thành từng chùm lớn. Từng chùm lại đan vào nhau khiến cho cây phượng mỗi mùa ra hoa nhìn xa như mâm xôi gấc khổng lồ.

Hoa phượng có năm cánh, bốn cánh màu đỏ tươi và một cánh màu đỏ đốm trắng. Nhụy hoa phượng thường được lấy để chơi chọi gà. Nhụy hoa có hình bầu dục, dài và cong. Cánh hoa phượng khô thì được lũ học trò lấy về ép vào trong trang vở lưu bút. Phượng nở hoa vào tháng năm tháng bảy hàng năm. Hết mùa phượng nở, tháng tám, tháng mười sẽ có quả phượng.

Quả phượng non có màu xanh, mỏng dài khẽ đung đưa trong gió. Khi chín quả phượng có màu nâu đen, hình quả đậu dài dẹt. Cứ thế một vòng tuần hoàn sinh trưởng của phượng nối tiếp nhau. Cây phượng được trồng rất nhiều trên hè phố vì nó dễ trồng. Cây phượng có khả năng chịu hạn rất tốt và sinh trưởng đơn giản. Con người không cần quá chú tâm vào chăm sóc tưới nước thường xuyên mà cây vẫn có thể sống rất tốt. Đây là một trong những lý do cây phượng được trồng rất nhiều trên vỉa hè, các công ty, trường học có khuôn viên rộng.

Cây phượng vào mùa hè lá xanh tỏa bóng rất mát. Màu xanh của lá phượng nhìn vào cho ta một cảm giác tươi mát lạ thường. Cây phượng gắn liền với thế hệ tuổi học trò. Khi phượng bắt đầu nở báo hiệu cho một mùa chia tay đang đến. Những lưu luyến vấn vương in sâu trong từng cánh phượng. Những bức ảnh kỉ yếu với những vòng hoa phượng đội đầu hay những chùm phượng cầm tay ghi lại khoảnh khắc tươi đẹp nhất tuổi học trò ngây ngô hồn nhiên.

Cây phượng như một minh chứng cho quãng thời gian tươi đẹp nhất của cuộc đời đi học. Không chỉ vậy, hoa phượng còn đi vào trong thơ ca, trở thành những hình ảnh quen thuộc của các thi sĩ

“Huế của O. Phượng đỏ hồng lửa Hạ
Hương Giang cười. vụn vỡ nhịp chèo khua
Nắng chờ O. vương vãi chuỗi hạt ngà
Rụng lốm đốm. hoa vàng nền cỏ lụa...”

(Tiều phu)

Hay:

“Em có nhớ trong sân trường bữa ấy
Giờ ra chơi em phơi nắng chiều đông
Gió bấc khô làm đôi má se hồng
Cùng chúng bạn em ngồi quanh gốc phượng”

(Luân Hoán)

Phượng cứ thân thương được gọi bằng cái tên thân mật: “Hoa học trò” như để khẳng định vị trí quan trọng của nó với lứa tuổi đẹp nhất đời người - tuổi học sinh. Vì vậy, cây phượng với mọi người sẽ mãi được nâng niu và trân trọng.

30 tháng 9 2021

Tham khảo:

Đất nước Việt Nam là cái nôi của nền văn minh lúa nước. Vì thế từ bao đời nay cây lúa đã gắn liền với nỗi nhọc nhằn, vất vả của người dân Việt Nam. Từ Bắc chí Nam, đâu đâu cũng xuất hiện những cánh đồng mênh mông bát ngát, trải dài tít tận chân mây như dấu hiệu cho mọi du khách nhận ra đất nước Việt Nam – đất nước nông nghiệp với sự gắn bó của con người và cây lúa xanh tươi.

Không biết từ bao giờ có khái niệm cây lúa có trong từ điển Việt Nam. Từ một giống cây hoang dại, cây lúa đã được con người cải tạo và thuần hóa trở thành cây lương thực chính. Để có được những hạt thóc vàng căng mẩm là bao mồ hôi, công sức của người nông dân. Hạt thóc ngâm nước, ủ lên mầm, gieo xuống bùn trở thành cây mạ xanh non. Sau khi làm đất ký mạ non được bó lại như lên ba theo mẹ ra đồng và được cắm xuống bùn sâu. Qua bàn tay chăm sóc của người dân cấy lúa đã phát triển xanh tươi thành ruộng lúa nối bờ mênh mông bát ngát.

Việt Nam có nhiều loại lúa: lúa nước, lúa nổi, lúa cạn, lúa nếp, lúa tẻ,….Có nhiều loại thơm ngon, rất nổi tiếng như lúa nàng hương, nàng thơm chợ đào,…. Nhiều giống lúa cho năng xuất cao, thích nghi ở nhiều loại đất khác nhau. Trừ những vùng quá phèn, quá mặn hoặc khô cằn. Ở đâu có nước ngọt là có trồng lúa. Tuy nhiên cây lúa thích hợp nhất vẫn là đất phù sa. Ở nước ta, nghề trong lúa phát triển mạnh ở các lưu vực sông Hồng và sông Cửu Long.

Cây lúa nước là loại cây thân cỏ, tròn có nhiều giống và đốt. Giống thường rỗng, đặc ở đốt. Lá dài có bẹ ôm lấy thân. Gân lá song song. Những chiếc lá lúa giống như hình lưỡi. Dáng lá yểu điệu duyên dáng như trăm ngàn cánh tay bé xíu đùa giỡn với gió. Sóng lúa nhấp nhô giữa chiều hạ hay nắng sớm mùa xuân gợi bức tranh đồng quê thi vị, mượt mà. Đó là đề tài quen thơ của thơ ca nhạc họa.

Rễ lúa là rễ chùm, mọc nông trên đất. Hoa lúa mọc thành bông, không có cánh hoa. Khi nở nhụy dài ra có chùm lông có tác dụng quét hạt phấn. Quả lúa (thóc) khô có nhiều chất bột. Vỏ quả gồm vỏ trấu và vỏ cám. Vỏ cám dính sát vào hạt, còn vỏ trấu ở ngoài do máy tạo thành. Khi lúa tạo hạt, vỏ thóc xuất hiện trước bảo vệ phần tinh bột phát triển sau ở bên trong.

Vụ lúa Việt Nam phụ thuộc vào khí hậu, thời tiết nên thường có những thời vụ khác nhau. Vụ lúa chiêm gieo từ tháng 10 âm lịch gặt tháng 1-2 năm sau. Vụ lúa xuân gieo từ tháng 2 âm lịch gặt tháng 4-5. Vụ lúa hè – thu gieo tháng 5-6 gặt tháng 8-9.

Hạt lúa, hạt gạo là nguồn lương thực chính của Việt Nam. Cơm gạo là thức ăn chính trong bữa ăn con người Việt Nam. Từ hạt gạo có thể chế tạo ra những đặc sản như: Bánh tráng, bánh phồng, các loại bánh nổi tiếng của vùng. Nhưng đặc biệt nó có lẽ là bánh chưng, bánh giầy và cốm.

Lúa gạo là nguồn dự trữ đảm bảo an ninh lương thực của nước ta và thế giới. Xuất khẩu gạo là nguồn kinh tế làm giàu cho đất nước. Thân lúa (rơm, rạ ) dùng để làm các chất đốt. Rơm khô là thức ăn cho gia súc và còn là nguyên liệu cho các mặc hàng thủ công mỹ nghệ.

Sang thế kỉ XXI, Việt Nam đi vào xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng hình ảnh cây lúa và giá trị của nó vẫn là vị trí quan trọng nhất trong quá trình phát triển đất nước. Chẳng thế cây lúa còn được lấy làm biểu tượng của các nước trong khối ASEAN như một báu vật cao quý.

30 tháng 9 2021

Tham khảo:

Đất nước Việt Nam là cái nôi của nền văn minh lúa nước. Vì thế từ bao đời nay cây lúa đã gắn liền với nỗi nhọc nhằn, vất vả của người dân Việt Nam. Từ Bắc chí Nam, đâu đâu cũng xuất hiện những cánh đồng mênh mông bát ngát, trải dài tít tận chân mây như dấu hiệu cho mọi du khách nhận ra đất nước Việt Nam – đất nước nông nghiệp với sự gắn bó của con người và cây lúa xanh tươi.

Không biết từ bao giờ có khái niệm cây lúa có trong từ điển Việt Nam. Từ một giống cây hoang dại, cây lúa đã được con người cải tạo và thuần hóa trở thành cây lương thực chính. Để có được những hạt thóc vàng căng mẩm là bao mồ hôi, công sức của người nông dân. Hạt thóc ngâm nước, ủ lên mầm, gieo xuống bùn trở thành cây mạ xanh non. Sau khi làm đất ký mạ non được bó lại như lên ba theo mẹ ra đồng và được cắm xuống bùn sâu. Qua bàn tay chăm sóc của người dân cấy lúa đã phát triển xanh tươi thành ruộng lúa nối bờ mênh mông bát ngát.

 

Việt Nam có nhiều loại lúa: lúa nước, lúa nổi, lúa cạn, lúa nếp, lúa tẻ,….Có nhiều loại thơm ngon, rất nổi tiếng như lúa nàng hương, nàng thơm chợ đào,…. Nhiều giống lúa cho năng xuất cao, thích nghi ở nhiều loại đất khác nhau. Trừ những vùng quá phèn, quá mặn hoặc khô cằn. Ở đâu có nước ngọt là có trồng lúa. Tuy nhiên cây lúa thích hợp nhất vẫn là đất phù sa. Ở nước ta, nghề trong lúa phát triển mạnh ở các lưu vực sông Hồng và sông Cửu Long.

Cây lúa nước là loại cây thân cỏ, tròn có nhiều giống và đốt. Giống thường rỗng, đặc ở đốt. Lá dài có bẹ ôm lấy thân. Gân lá song song. Những chiếc lá lúa giống như hình lưỡi. Dáng lá yểu điệu duyên dáng như trăm ngàn cánh tay bé xíu đùa giỡn với gió. Sóng lúa nhấp nhô giữa chiều hạ hay nắng sớm mùa xuân gợi bức tranh đồng quê thi vị, mượt mà. Đó là đề tài quen thơ của thơ ca nhạc họa.

Rễ lúa là rễ chùm, mọc nông trên đất. Hoa lúa mọc thành bông, không có cánh hoa. Khi nở nhụy dài ra có chùm lông có tác dụng quét hạt phấn. Quả lúa (thóc) khô có nhiều chất bột. Vỏ quả gồm vỏ trấu và vỏ cám. Vỏ cám dính sát vào hạt, còn vỏ trấu ở ngoài do máy tạo thành. Khi lúa tạo hạt, vỏ thóc xuất hiện trước bảo vệ phần tinh bột phát triển sau ở bên trong.

Vụ lúa Việt Nam phụ thuộc vào khí hậu, thời tiết nên thường có những thời vụ khác nhau. Vụ lúa chiêm gieo từ tháng 10 âm lịch gặt tháng 1-2 năm sau. Vụ lúa xuân gieo từ tháng 2 âm lịch gặt tháng 4-5. Vụ lúa hè – thu gieo tháng 5-6 gặt tháng 8-9.

Hạt lúa, hạt gạo là nguồn lương thực chính của Việt Nam. Cơm gạo là thức ăn chính trong bữa ăn con người Việt Nam. Từ hạt gạo có thể chế tạo ra những đặc sản như: Bánh tráng, bánh phồng, các loại bánh nổi tiếng của vùng. Nhưng đặc biệt nó có lẽ là bánh chưng, bánh giầy và cốm.

Lúa gạo là nguồn dự trữ đảm bảo an ninh lương thực của nước ta và thế giới. Xuất khẩu gạo là nguồn kinh tế làm giàu cho đất nước. Thân lúa (rơm, rạ ) dùng để làm các chất đốt. Rơm khô là thức ăn cho gia súc và còn là nguyên liệu cho các mặc hàng thủ công mỹ nghệ.

Sang thế kỉ XXI, Việt Nam đi vào xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng hình ảnh cây lúa và giá trị của nó vẫn là vị trí quan trọng nhất trong quá trình phát triển đất nước. Chẳng thế cây lúa còn được lấy làm biểu tượng của các nước trong khối ASEAN như một báu vật cao quý.

20 tháng 9 2021

Em tham khảo:

Trong cuộc đời học sinh, có lẽ bút bi đã trở thành một đồ dùng học tập vô cùng quen thuộc đối với mọi người . Cây bút bi đã gắn bó đồng hành với mỗi chúng ta trên những trang giấy hay những bài kiểm tra. Có lẽ vì vậy mà không sai khi nói rằng, bút bi chính là một người bạn đồng hành với mỗi người trong cuộc sống đặc biệt là đối với những bạn học sinh.

Có rất nhiều ý kiến khác nhau về lịch sử ra đời của cây bút bi tuy nhiên có một câu chuyện rất phổ biến và khá đáng tin cậy về xuất xứ của cây bút bi như sau: Một người Mỹ tên John Loud đã xin cấp bằng sáng chế bút bi vào năm 1888. Cho đến năm 1938, một nhà báo người Hungary mới giới thiệu loại bút bi hiện đại. Vào những năm 1930, László Bíró làm cộng tác viên biên tập cho một tờ báo nhỏ. Điều làm ông thất vọng là việc những cây bút máy luôn làm bẩn giấy tờ và thường xuyên bị hỏng. Một hôm, Bíró ra công viên, thấy một bọn trẻ chơi bi. Một viên bi vô tình chạy qua vũng nước, để lại sau một vệt dài. Viên bi đó khiến ông nảy ra một ý tưởng đặt viên bi ở đầu bút để nó truyền mực trong ống ra giấy. Rồi ông lại được mời đi thăm một xưởng in báo. Bíró để ý rằng, loại mực dùng để in báo rất nhanh khô, nhờ đó giấy không bị mực làm bẩn và ông quyết định tạo ra một loại bút sử dụng loại mực giống như vậy. Từ khi đó, được sự giúp đỡ của anh trai tên George, là một kĩ sư hóa học, Bíró bắt đầu công việc thiết kế ra một loại bút mới. Bíró lắp vào đầu bút một viên bi nhỏ, có thể xoay tự do trong một cái hốc. Khi di chuyển đầu bút trên giấy, viên bi đó xoay tròn, và kéo mực xuống in trên giấy. Bíró nhận bằng sáng chế Anh Quốc vào năm 1938. Và sau đó nhiều chiếc bút bi hiện đại khác cũng được sáng chế và ra đời.

Cấu tạo của bút bi gồm có hai phần chính đó là ruột bút và vỏ bút. Vỏ bút bi hầu hết đều được làm bằng nhựa có màu sắc khác nhau tùy theo từng loại bút hoặc cũng có một số loại bút có vỏ được làm bằng kim loại nhẹ để bảo vệ lớp ruột ở bên trong . Vỏ bút không dài lắm, chỉ từ 12-15cm, rất phù hợp để chúng ta cầm tay viết một cách dễ dàng. Bên trên vỏ có thể in các hình ảnh hoạt hình hoặc các chữ để trang trí cho chiếc bút thêm xinh xắn. Và hầu hết ở phía dưới của vỏ sẽ có ghi tên hãng bút,tên nhà sản xuất và kích cỡ của đầu bút bi. Bên trong chiếc vỏ xinh xắn đó chính là phần ruột của bút. Bộ phận này khá đơn giản chỉ gồm một chiếc ruột bút rỗng bên trong chứa mực để viết và một chiếc lò xo cố định phía đầu bút để thuận tiện cho việc viết lách. Điều đặc biệt là ở đầu ruột bút sẽ có một viên bi nhỏ, kích cỡ chỉ tầm khoảng 5-12mm. Đây chính là bộ phận giúp cho bút có thể viết được và mực có thể ra đều đều. Còn mực bút cũng có rất nhiều loại mực phong phú như đen, xanh, đỏ… rất tiện lợi cho chúng ta lựa chọn thỏa thích. Ngoài ra chiếc bút bi còn có các bộ phận khác như phần nắp bút, nắp bấm… góp phần tạo nên được một chiếc bút bi hoàn hảo.

 

Chiếc bút bi có vai trò vô cùng quan trọng đối với mọi người trong cuộc sống. Nhờ có nó mà mọi người có thể lưu giữ thông tin trên giấy, sử dụng để ghi chép những tài liệu quan trọng. Đây cũng là phương tiện để chúng ta bày tỏ cảm xúc trên trang giấy thay vì nói ra bằng lời. Đặc biệt đối với học sinh, chiếc bút bi là một đồ dùng không thể thiếu và luôn đồng hành với họ trong mọi lúc mọi nơi. Một chiếc bút bi tốt sẽ giúp học sinh viết nên được một bài văn hay, giải được bài toán khó. Một chiếc bút bi tốt có thể giúp người học sinh viết nên ước mơ tươi đẹp của mình. Một chiếc bút bi tốt sẽ giúp gắn kết những người học sinh lại với nhau qua những dòng lưu bút chia tay… Có thể nói bút bi đã trở thành một người bạn đồng hành của mỗi người học sinh trên con đường bước tới tương lai. Chính vì vậy mà chúng ta càng cần phải biết trân trọng và gìn giữ chiếc bút bi của mình, không để nó bị xây xước hay hỏng hóc.

Mặc dù ngày nay đã có rất nhiều các loại thiết bị điện tử có thể thay thế cho bút bi như máy tính, điện thoại…. nhưng có lẽ chiếc bút bi sẽ mãi là đồ dùng tiện ích nhất đối với tất cả mọi người trong mọi hoàn cảnh. Cây bút bi đã, đang và sẽ mãi là đồ dùng đóng vai trò vô cùng quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống của mọi người.

4 tháng 7 2023

Gợi ý cho em các ý:

MB: Nêu lên vấn đề cần bàn luận

TB:

Giới thiệu về nguồn gốc của cây lúa:

- Xuất hiện từ hàng ngàn năm trước

- Được đưa vào trồng rộng rãi vì có thể cứu đói 

(Em tìm thêm dữ liệu nhé!)

Phân loại:

Có hai loại lúa phổ biến ở VN: lúa nếp, lúa tẻ

Mỗi loại lúa lại có nhiều giống khác nhau, ngày càng lai tạo được nhiều giống lúa mới

Đặc điểm: 

Lá mỏng, thân cao

Rễ chùm

Hạt nhỏ, được tạo ra sau đòng đòng

...

Cách chăm sóc:

Mỗi năm sẽ có từ 2-3 vụ lúa tùy theo miền

Lúa được gieo mạ trong bùn, sau đó được đem ra ruộng cấy

Cây được trồng xuống sẽ bén rễ, sau đó phát triển dần

Cây ra đòng đòng, sau đó phát triển thành từng hạt thóc, trĩu xuống

Sau khoảng 3-4 tháng sẽ được thu hoạch

...

Giá trị:

Giá trị vật chất: Đem lại lương thực, của cải cho người dân...

Giá trị tinh thần: Là biểu tượng của làng quê VN...

KB: Khẳng định lại vấn đề

_mingnguyet.hoc24_