K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 4 2016

Vai trò của thực vật:

- Làm thực phẩm

- Làm thuốc, sản xuất mĩ phẩm

- Làm đồ thủ công, mĩ nghệ, nội thất...

26 tháng 4 2016

Thực vật nhất là thực vật hạt kín có công dụng nhiều mặt, có ý nghĩa kinh tế to lớn đối với đời sống con người.

- Cung cấp lương thực, thực phẩm.

- Cung cấp gỗ sử dụng trong xây dựng, trong công nghiệp

- Cung cấp nguyên liệu làm thuốc

- Làm cảnh .

 

 
25 tháng 4 2016

Đối với thực vật :

+ Chim giúp phát tán quả và hạt

+ Chim ăn sâu bọ giúp bảo vệ cây trồng

Đối với con người :

+ Làm thực phẩm

+ Lông chim có thể làm chăn đệm, làm đồ trang trí

+ Làm cảnh giúp con người giải trí 

+ Một số loài chim được con người huấn luyện để săn mồi như chim ưng, đại bàng...

haha Không biết đúng ko _ Chúc bạn học tốt haha

23 tháng 1 2017

- Chim ăn các loại sâu bọ và gặm nhấm (hại nông, lâm nghiệp và gây bệnh dịch cho con người).

- Chim được chăn nuôi (gia cầm) cung cấp thực phẩm, làm cảnh.

- Chim có lông (vịt, ngan ngỗng) làm chăn, đệm hoặc làm đồ trang trí (lông đà điểu).

- Chim được huấn luyện để săn mồi (cốc đế, chim ưng, đại bàng), chim phục vụ du lịch, săn bắt (vịt trời, ngỗng trời, gà gô,...).

- Chim có vai trò trong tự nhiên (vẹt ăn quả rụng phát tán cây rừng hoặc chim hút mật ăn mật hoa giúp cho sự thụ phấn cây...).



13 tháng 4 2016
  • Thực vật cung cấp ôxi và thức ăn cho động vật
  • Thực vật cung cấp nơi ở và sinh sản cho động vật

 

13 tháng 4 2016

cần làm j để bảo vệ sự đa dạng của thực vật

 

27 tháng 2 2016

Trong quá trình quang hợp, thực vật lấy khí cacbonic và nhả khí oxi còn quá trình hô hấp thì ngược lại \(\Rightarrow\)góp phần giữ cân bằng các khí này trong không khí. Thực vật giúp giữ đất, chống xói mòn. Thực vật giúp điều hòa khí hậu. Thực vật làm giảm ô nhiễm môi trường. Thực vật góp phần hạn chế ngập lụt, hạn hán. Thực vật góp phần bảo vệ nguồn nước ngầm...

1 tháng 3 2017

Bản chất khi CO2 không có hại gì cả--> nói thực vật lấy khí CO2 làm trong sạch liệu có chuẩn.

19 tháng 4 2016
1. Phân loại động, thực vật
Tính đa dạng của động vật và thực vật là sự phong phú về các loài, các cá thể của loài và môi trường sống của chúng.
Thực vật bao gồm những sinh vật có đặc điểm chung là: tự tổng hợp được chất hữu cơ, phần lớn không có khả năng di chuyển, phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài. Thực vật có hoa là những thực vật mà cơ quan sinh sản là hoa, quả, hạt. Ví dụ như cây lúa, ngô, khoai, bầu, bí, hoa hồng, cây gỗ lim…Thực vật không có hoa có cơ quan sinh sản không phải là hoa, quả. Ví dụ như cây rêu, cây dương xỉ, cây thông…Giới Thực vật được chia thành nhiều ngành có những đặc điểm khác nhau: Ngành Rêu, Ngành Dương xỉ, Ngành Hạt trần, Ngành Hạt kín.
 Động vật bao gồm những sinh vật có đặc điểm chung là: có khả năng di chuyển, có hệ thần kinh và giác quan, dị dưỡng. Giới Động vật được chia thành nhiều ngành có những đặc điểm khác nhau như : Ngành Động vật nguyên sinh, Ngành Ruột khoang, các ngành Giun, Ngành Thân mềm, Ngành Chân khớp, Ngành Động vật có xương sống (gồm các lớp: Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú).
2. Vai trò của động, thực vật
- Cây mọc ven đường cho bóng râm và làm đẹp cho thành phố, làng quê. Người ta đã tính rằng cứ một cây xanh trồng trong thành phố bằng 5 máy điều hòa chạy liên tục 20 giờ 1 ngày. Cây còn tác dụng cản bớt ánh sáng và cản sức gió nên có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, tăng lượng mưa của khu vực.
 Trong quá trình quang hợp cây lấy vào khí cacbonic và nhả ra khí ôxi cung cấp cho quá trình hô hấp của con người và động vật. Người ta ước tính rằng cứ 1 hécta cây trồng cung cấp đủ ôxi cho 30 người sống khỏe mạnh trong 1 năm. Những nơi có nhiều cây cối thường có không khí trong lành, cây còn có tác dụng ngăn bụi, diệt một số vi khuẩn, giảm ô nhiễm môi trường. Thực vật nhờ có tán cây cản bớt sức chảy của dòng nước do mưa lớn gây ra,  rễ cây giữ đất nên góp phần quan trọng chống xói mòn, hạn chế lũ lụt, giữ nguồn nước ngầm, tránh hạn hán.
- Thực vật là nguồn lương  thực, thực phẩm chủ yếu của loài người: Cây lương thực, Cây làm thức ăn, Cây làm gia vị, Cây ăn quả cung cấp đường, chất khoáng, vitamin.
 - Thực vật là nguyên liệu để sản xuất giấy, đồ gỗ, nhựa, dầu thực vật, tinh dầu thực vật, đồ uống, thuốc chữa bệnh và các dụng cụ phục vụ cho đời sống như thảm, túi xách, chổi …
 - Vai trò của động vật trong sản xuất: trâu bò cày bừa, voi vận chuyển gỗ, ngựa kéo xe, dâu tằm sản xuất tơ…Động vật còn là nguồn cung cấp thức ăn, dược phẩm, nguyên liệu xuất khẩu, sản xuất đồ da.
 3. Các biện pháp bảo vệ động, thực vật
+ Chăm sóc và bảo vệ cây con.
+ Chăm sóc và bảo vệ động vật có ích dùng để tiêu diệt các động vật phá hoại mùa màng như  bọ rùa, ong mắt đỏ, chim sẻ…
+ Không săn bắt động vật hoang dã và sử dụng những vật dụng được sản xuất từ động vật hoang dã như da, lông, ngà voi…
+ Bảo vệ, không khai thác các động thực vật quý hiếm  trong sánh đỏ Việt Nam về động vật gồm các loài như: ốc xà cừ, hươu xạ, tôm hùm, rùa núi vàng, cá ngựa gai, khỉ vàng, gà lôi trắng, sóc đỏ, khướu đầu đen …
+ Thực hiện Luật BVMT, ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống của động thực vật; khuyến khích trồng cây gây rừng (kể cả rừng ngập mặn), phủ xanh đồi trọc.
+ Bảo vệ biển và bờ biển, chống ô nhiễm môi trường biển để bảo vệ động thực vật biển.
+ Tham gia tuyên truyền giáo dục rộng rãi để mọi người cùng tham gia bảo vệ rừng và biển.
II. GỢI Ý HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
I. MỤC TIÊU
Về kiến thức
- Kể tên và nhận biết được một số loài động thực vật ở Việt Nam. 
- Nêu được vai trò quan trọng của động vật, thực vật đối với đời sống của con người.
Về kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết cây cối và con vật.
- Chăm sóc, bảo vệ  cây cối và con vật.
Về thái độ 
- Yêu thiên nhiên.
- Có thái độ đồng tình với những việc làm cần thiết để bảo vệ cây cối và những con vật có ích.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC
Học sinh THCS đã có khả năng quan sát, nhận biết, có ý thức bảo vệ động, thực vật, bảo vệ môi trường, vì vậy, cần cung cấp thêm thông tin cho các em để HS biết được sự đa dạng về sinh vật ở Việt Nam và ở địa phương mình, biết được vai trò của động thực vật đố với đời sống cũng như đối với nền kinh tế của địa phương. Giáo dục cho các em ý thức bảo vệ động, thực vật bằng cách chăm sóc chúng, phản đối những việc làm ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của sinh vật, ảnh hưởng đến môi trường. Do đó, tùy theo từng lớp, tùy theo thời gian thực hiện mà giáo viên lựa chọn phương pháp cho thích hợp.
- Một số phương pháp có thể tham khảo:
a/ Phương pháp trò chơi . Thông qua các trò chơi giúp các em chơi mà học. Ví dụ:
- Trò chơi : Đố vui “ Đoán xem con gì? Đoán xem cây gì?” 
Cách chơi: Mỗi HS tham gia trò chơi được phân công là một loài cây hoặc con vật. Lần lượt từng em đứng trước lớp và hỏi cả lớp :
Đố các bạn tôi là con gì? (hay cây gì?) 
Tôi có đặc điểm như sau...
Tôi có ích (hay có hại) cho cuộc sống của con người ? 
Các bạn sẽ làm gì để bảo vệ tôi nếu cả họ nhà tôi bị tiêu diệt hết ?
Cá nhân hoặc tổ nào trả lời nhanh và đúng sẽ thắng cuộc.
- Trò chơi: Xem ai đoán nhanh  
GV chuẩn bị những hình vẽ hay những đoạn băng về các cây, con sống trong các môi trường khác nhau. Tổ chức cho các em chơi theo cá nhân hoặc theo nhóm . Xem nhóm nào đoán nhanh tên cây con và môi trường sống của chúng, đoán xem khi nào thì chúng sinh trưởng và phát triển tốt, khi nào thì chúng bị tiêu diệt. 
Cá nhân hoặc nhóm nào đoán nhanh và đúng sẽ thắng cuộc.
- Trò chơi giải ô chữ.
- Trò chơi mở các mảnh ghép…
b/ Phương pháp thảo luận
Đây là phương pháp được sử dụng nhiều trong GDBVMT. Qua thảo luận, mọi HS đều suy nghĩ, đóng góp ý kiến của mình giúp các em hứng thú, tự tin trình bày và bảo vệ ý kiến của mình trước tập thể.
Ví dụ: Giả sử nếu không có động vật và thực vật thì đời sống của chúng ta sẽ ra sao? Nhà bạn nuôi con vật nào? Bạn hãy nêu cách bạn chăm sóc con vật đó? 
c/ Phương pháp thực nghiệm
Tổ chức cho HS trực tiếp được trải nghiệm, được tham gia vào công việc cụ thể như: Trồng và chăm sóc cây rau cải; Nuôi và chăm sóc mèo; Quan sát khi mèo bắt chuột...Qua quá trình thực nghiệm giúp các em rèn kĩ năng thiết kế thí nghiệm, quan sát, nhận xét, đánh giá. Mặt khác còn làm cho các em yêu lao động, biết quý trọng thành quả lao động, yêu cây, con mà mình chăm sóc, trồng trọt, biết được giá trị và có ý thức bảo vệ chúng. 
d/ Phương pháp tham quan, điều tra khảo sát thực địa 
Trên cơ sở quan sát, điều tra khảo sát giúp HS thấy được sự phong phú đa dạng của động thực vật, yêu thiên nhiên đồng thời cũng thấy được những thực trạng về môi trường để giúp các em hành động đúng và lên án những hành động làm ô nhiễm môi trường. Đồng thời, tổ chức các hoạt động thực tiễn giúp học sinh có ý thức lao động, có thói quen bảo vệ môi trường tại trường, lớp, gia đình và xã hội.
Ngoài ra, có thể tổ chức các cuộc thi như: Thi tìm hiểu động thực vật tại địa phương; Thi vẽ tranh về động thực vật... ; tổ chức câu lạc bộ bảo vệ môi trường, bảo vệ biển...
    
19 tháng 4 2016

Động vât

+Cung cấp  khí O2 và thức ăn

+Cung cấp nơi ở và sinh sản cho động vật

Con người

+Cung cấp khí O2 và thực phẩm

+Cung cấp một số sản phẩm cho con người,....v.v

 

18 tháng 4 2016

 Phần lớn nấm hút chất hữu cơ có trong đất giàu xác thực vật phân động vật (nấm hoại sinh). Những nấm khác sống bám trên cơ thể sống (thực vật. động vật và người), chủ yếu là thực vật. Đó là nấm kí sinh. Ngoài ra, còn một số nấm cộng sinh (nấm cộng sinh với một số loài tảo thành địa y).
Vai trò:

-Làm thuốc , làm thức ăn , .. Vd :nấm hương, nấm sò, nấm linh chi. nấm rơm, mộc nhĩ...

 


 

6 tháng 5 2017

Nhiều nấm hút chất hữu cơ trong đất giầu xác thực vật, phân động vật, lá, gỗ mục,...Đó là những nấm hoại sinh. Những nấm khác sống bám trên cơ thể sống ( thực vật, động vật, người)chủ yếu là thực vật. Đó là những nấm kí sinh.

-Ngoài hai hình thức kí sinh và hoại sinh, một số nấm còn cộng sinh. ví dụ nấm cộng sinhvowis mọt số loại tảo thành địa y.banh

19 tháng 4 2016

Thực vật có vai trò quan trọng đối với thiên nhiên và đời sống con người như: 
- Góp phần điều hoà khí hậu: cân bằng hàm lượng khí ôxi và khí cácbônic trong không khí, tăng lượng mưa, giảm nhiệt độ, tăng độ ẩm, giảm tốc độ gió, giảm ô nhiễm môi trường.
- Giữ đất, chống xói mòn sạt lỡ đất, hạn chế lũ lụt và hạn hán, làm sạch và tạo nguồn nước ngầm.
- Cung cấp ôxi, thức ăn, nơi ở, nơi sinh sản cho động vật.
- Cung cấp ôxi, lương thực, thực phẩm, đồ dùng, nguyên liệu sản xuất .... cho con người.

18 tháng 4 2016

rất quan trọng:

+điều hòa khí hậu, cân bằng hàm lượng khí oxi và khí cacbonic trong không khí, tăng lượng mưa,, giảm nhiệt độ tăng độ ẩm, giảm tốc độ gió...

+chống xói mòn, hạn chế lũ lụt. cung cấp lương thực, thực phẩm, ăn quả, lấy gỗ, làm thuốc, làm cảnh....

   Là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá --> chúng ta cần bảo vệ và phát triển để làm giàu Tổ quốc...

18 tháng 4 2016

Thực vật có vai trò quan trọng đối với thiên nhiên và đời sống con người như: 
- Góp phần điều hoà khí hậu: cân bằng hàm lượng khí ôxi và khí cácbônic trong không khí, tăng lượng mưa, giảm nhiệt độ, tăng độ ẩm, giảm tốc độ gió, giảm ô nhiễm môi trường.
- Giữ đất, chống xói mòn sạt lỡ đất, hạn chế lũ lụt và hạn hán, làm sạch và tạo nguồn nước ngầm.
- Cung cấp ôxi, thức ăn, nơi ở, nơi sinh sản cho động vật.
- Cung cấp ôxi, lương thực, thực phẩm, đồ dùng, nguyên liệu sản xuất .... cho con người.
Chúc bạn may mắn nhé!

29 tháng 3 2016

Dơi là loài thú duy nhất có thể bay được. Một số loài thú khác như chồn bay, sóc bay... trông có vẻ như có thể bay nhưng thực ra chúng chỉ có thể lượn - trong một khoảng cách có giới hạn. Khoảng 70% số loài dơi ăn sâu bọ, số còn lại chủ yếu ăn hoa quả và chỉ có vài loài ăn thịt.

Dơi cần thiết cho sinh thái bởi chúng đóng vai trò thụ phấn hoa hay phát tán hạt cây, sự phân tán của nhiều loài cây lệ thuộc hoàn toàn vào dơi.

Các loài trong bộ Chiroptera có nhiều nét chung với thú ăn sâu bọ và có thể coi như một nhánh thú ăn sâu bọ thích nghi với vận chuyển bay. Chi trước biến đổi thành cánh da. Ngón tay, trừ ngón một rất dài và căng màng da mỏng không lông. Màng da nối không chỉ chi trước với chi sau và cả chi sau với đuôi. Cơ ngực lớn.

Dơi là thú chứ không phải là chim vì dơi đẻ con và nuôi con bằng sữa. Dơi phát siêu âm với tần số 30.000 - 70.000Hz. Nhờ tiếp nhận siêu âm vào tai, dơi có thể ước lượng khoảng xa của chướng ngại vật.