K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc truyện sau và trả lời câu hỏi:NGƯỜI ĂN XINMột người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nà. Bàn tay tôi run run nắm chặt bàn tay run rẩy của ông:– Xin ông đừng...
Đọc tiếp

Đọc truyện sau và trả lời câu hỏi:

NGƯỜI ĂN XIN

Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.

Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nà. Bàn tay tôi run run nắm chặt bàn tay run rẩy của ông:

– Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.

Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:

– Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.

(Theo Tuốc-ghê-nhép)

Vì sao người ăn xin và cậu bé trong truyện đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó? Có thể rút ra bài học gì từ câu chuyện này?

2
22 tháng 3 2019

a, Trong mẫu chuyện Người ăn xin, cả hai nhân vật, người ăn xin và cậu bé trong câu chuyện đều cảm thấy mình nhận được từ người kia một điều gì đó.

- Nhân vật “tôi” không khinh miệt người nghèo khổ, khốn khó mặc dù không có gì để cho

- Ông lão ăn xin cảm thấy được tôn trọng, chia sẻ, cả hai người đều thấy hài lòng

b, Có thể rút ra bài học quý từ câu chuyện: trong giao tiếp cần tế nhị, tôn trọng người khác

22 tháng 5 2021

Trong câu chuyện trên người ăn xin nhận được sự kính trọng và ấm áp. Còn nhân vật tôi nhận được một nụ cười hiền hậu. Có thể rút ra một điều là ai cũng cần có sự kính trọng và yêu thương.

    Cuộc Đời Má Tôi - Chap 1 Khi sinh tôi má đã ngoài tứ tuần, Cuộc đời làm lụng gian khổ, sinh nhiều con nên giờ đây, so với những người khác cùng tuổi má, má tiều tụy hơn rất nhiều. Bệnh của má là bệnh “không vi trùng” chỉ do suy thoái mà thôi.Khi tôi học hết tiểu học cũng là lúc kinh tế gia đình kiệt quệ đến mức cùng cực, ba tôi phải bỏ lại vợ và đàn con ra đi, cố gắng làm...
Đọc tiếp

    Cuộc Đời Má Tôi - Chap 1

 

Khi sinh tôi má đã ngoài tứ tuần, Cuộc đời làm lụng gian khổ, sinh nhiều con nên giờ đây, so với những người khác cùng tuổi má, má tiều tụy hơn rất nhiều. Bệnh của má là bệnh “không vi trùng” chỉ do suy thoái mà thôi.

Khi tôi học hết tiểu học cũng là lúc kinh tế gia đình kiệt quệ đến mức cùng cực, ba tôi phải bỏ lại vợ và đàn con ra đi, cố gắng làm để nuôi sống cả gia đình, từ đó chẳng năm nào ba về cùng gia đình đón tết, nên từ lâu đối với má và mấy chị em tôi hình như không còn khái niệm tết. Tết đến nhà nhà đều sum hộp, ông bà con cháu tụ hội, đông vui, cũng là lúc ba tôi đang miệt mài làm việc, má và mấy chị em tôi chỉ còn biết cầu trời cho ba đang ở phương trời xa mạnh giỏi. Những ngày gia đình tôi hạnh phúc nhất có lẽ là những ngày ba tôi về, nhưng những ngày đầm ấm ấy thật ngắn ngủi! Ý thức được sự khó khăn của gia đình mình mấy chị em tôi đều cố gắng học thật giỏi. Thời gian trôi qua thật nhanh, mặc dù sống trong sự chật vật triền miên nhưng rồi các chị tôi cũng lần lượt vào đại học, gánh nặng đè lên đôi vai ba tôi đã nặng bây giờ lại càng nặng thêm. Vò võ chờ chồng đợi con đã hằng xâu lên đôi mắt cạn lệ của má!

 

4

hay đấy

22 tháng 7 2018

Bạn đang định hỏi bọn tớ cái gì vậy ?

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏiMột người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe,nước mắt ông dàn dụa,đôi môi tái nhợt,áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.Tôi lục hết túi nọ đến túi kia,không có lấy một xu,không có cả khăn tay,chẳng có gì hết.Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào.Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông.-Xin ông đừng giận cháu! Cháu...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi
Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe,nước mắt ông dàn dụa,đôi môi tái nhợt,áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.

Tôi lục hết túi nọ đến túi kia,không có lấy một xu,không có cả khăn tay,chẳng có gì hết.Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào.Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông.

-Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả

Ông nhìn tôi chằm chằm,đôi môi nở nụ cười:

-Cháu ơi,cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

Khi ấy,tôi chợt hiểu ra: Cả tôi nữa,tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông

a, Xác định phương thức biểu đạt

b, Lời của nhân vật trong câu chuyện trên được trích dẫn theo cách nào? Chỉ rõ dấu hiệu nhận biết

c,Vì sao người ăn xin và cậu bé trong truyện đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó

d,Bài học rút ra từ văn bản trên?

 

Giúp mình với ạ:"(

0
3 tháng 2 2017

- Đứa cháu sau bao năm xa cách với bếp lửa và mùi khói nhưng vẫn mang cảm giác “Nghĩ lại tới giờ sống mũi còn cay”:

       + Người cháu luôn xúc động, bồi hồi mỗi khi nghĩ về những năm tháng khốn khó của tuổi thơ.

       + Cháu cảm thấy kỉ niệm sống dậy, người cháu thương nhớ bà và tình bà cháu vẫn vẹn nguyên.

→ Đây là dòng cảm xúc chân thật và xúc động của đứa cháu về bà và về tuổi thơ của mình.

viết tiếp thân bài của bài nghị luận văn văn học sau( mk đang vt dở dang nên nhờ mn vt tiếp hộ), đề là suy nghĩ của em về tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng Bài Làm :Suốt mấy năm chồng đi kháng chiến đội trưởng ông Sáu khi được gặp nhau có vài lần những lần đi thăm rất khó khăn người vợ ấy đã phải vượt qua núi rừng hiểm trở...
Đọc tiếp

viết tiếp thân bài của bài nghị luận văn văn học sau( mk đang vt dở dang nên nhờ mn vt tiếp hộ), đề là suy nghĩ của em về tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng 
Bài Làm :Suốt mấy năm chồng đi kháng chiến đội trưởng ông Sáu khi được gặp nhau có vài lần những lần đi thăm rất khó khăn người vợ ấy đã phải vượt qua núi rừng hiểm trở ngọn núi cheo leo mà xa xôi chỉ muốn gặp mặt trời có lúc thì mang cho chồng bắt cướp đạn bạc là đầy ắp tình yêu thương nỗi nhớ và có khi mùa đông giá rét chiều nay cho chồng tấm khăn len ấm áp Đủ người rồi đó chỉ là một đứa nhỏ bé Thơ Vừ đã bù đắp cho những tháng ngày không gặp nhau
Cái ngày vợ ông sắp sinh  đứa con đầu lòng thì cũng là lúc mà ông Sáu đành dứt áo ra đi để lại sau lưng bao bồi hồi tiếc nuối  khi không được  đón con chào đời .Sau 8 năm miệt mài xông pha trận mạc, cuối cùng ông Sáu  mới được trở về thăm gia đình với sự mong nhớ chờ đợi để ôm chọn đứa con gái bé bỏng của mình vàolòng. Ông mong nghóng con đến nỗi thuyền chưa cập bến mà đã vội  vàng nhón chân, bước những bước thật dài, dang hai tay như muốn ôm con vào lòng và gương mặt hớn hở khi thấy bóng dáng con. Cứ nghĩ con sẽ ra đón mình và sẽ kêu một tiếng ba thậy to nhưng sự thật lại không như ông mong đợi. Bé Thu không nhận ra cha đến nỗi cô bé sợ và hét toáng lên gọi mẹ. Có lẽ nó sợ bởi thời gian xa cách quá dài và cốt yếu là vì ông có một vết thẹo dài ở trên mặt “không giống cái hình ba chụp với má”.
Suốt ba ngày, con bé bộc lộ sự bướng bỉnh, nhất khuyết không gọi ông Sáu bằng ba, chỉ nói trổng. Nó hất văng cái trứng cá ông Sáu gắp cho nó. Ông Sáu tức giận liền đánh vào mông nó, có vẻ tủi thân, nó vội bỏ sang nhà ngoại mà không nói câu nào.( viết tiếp giúp mk nhé )

3
15 tháng 5 2020

câu này thì em chịu

20 tháng 5 2020

††††††

 nhìn đây mà học hỏi nè, đọc rồi nhận xét đi rồi .........Văn biểu cảm về mẹ do HA HONG ANH tự viết:"Những ngôi sao thức ngoài kiaChẳng bằng mẹ đang thức vì chúng con.Đêm nay con ngủ giấc trònMẹ là ngọn gió của con suốt đời" Cứ mỗi lần nghe những câu thơ này của nhà thơ Trần Quốc Minh vang lên, thì em lại chợt nghĩ đến người mẹ thân yêu của em. Em cảm thấy thật bất hạnh cho...
Đọc tiếp

 nhìn đây mà học hỏi nè, đọc rồi nhận xét đi rồi .........

Văn biểu cảm về mẹ do HA HONG ANH tự viết:

"Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đang thức vì chúng con.
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời"

 

Cứ mỗi lần nghe những câu thơ này của nhà thơ Trần Quốc Minh vang lên, thì em lại chợt nghĩ đến người mẹ thân yêu của em. Em cảm thấy thật bất hạnh cho những ai không có mẹ, bởi vì mẹ là người dành trọn mọi sự thương yêu chăm sóc cho chúng ta. Và mẹ em chính là nguời như vậy đó.
Mẹ năm nay đã gần bốn mươi tuổi nhưng ai cũng nói mẹ già hơn so với tuổi, có lẽ vì gánh nặng cuộc đời chăng? Công việc của mẹ rất giản dị đó chính là làm ruộng. Sở thích của mẹ rất khác với mọi người, đó chính là làm việc. Mẹ có dáng người dong dỏng cao, nước da ngăm đen đã bị rám nắng, mái tóc của mẹ dài ngang lưng đã bị cháy nắng ngoài đồng ruộng, nắng chói để đem lại cho em một cuộc sống ấm no. Khi đi làm mẹ thường búi tóc lên, để lộ ra mấy cộng tóc xoăn trông thật duyên dáng. Đi với mái tóc ấy chính là khuôn mặt hình trái xoan của mẹ. Vầng trán của mẹ cao rộng, có lúc nheo lại lộ vẻ suy tư. Năm tháng, thời gian đã hằn lên khuôn mặt mẹ những nếp nhăn nho nhỏ.
Nhưng thời gian cũng không thể xóa nhòa được nét dịu hiền, phúc hậu trên khuôn mặt ấy. Đôi mắt mẹ đen láy thấm đượm sự bao dung, trìu mến. Người ta thường nói "Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn" quả là không sai. Nhìn vào đôi mắt mẹ, em có thể đoán được những suy nghĩ trong mẹ. Những lúc em làm được việc tốt đôi mắt ấy hạnh phúc như cười. Và cũng từng đỏ hoe khi mỗi lần em làm điều sai trái. Nhìn vào đôi mắt mẹ, em tự trách mình vì đã làm mẹ buồn. Cùng với đôi mắt mẹ là cặp lông mi dài và đôi chân mày lá liễu dày. Mũi mẹ cao cao, cái miệng nho nhỏ, khi cười để lộ hàm răng trắng, đều như hạt bắp.
"Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm"
Đúng vậy! nhờ có bàn tay đầy nghị lực của mẹ đã nuôi em khôn lớn đến chừng này. Bàn tay ấy đã bị bao chai sạn, hằn những vết nứt nẻ. Bao nhiêu vết là bấy nhiêu vất vả gian lao của mẹ. Đôi bàn chân cũng vậy, nó cũng đã bị nứt nẻ. Những khi trời trở lạnh, đôi bàn chân ấy lại đau, nhức khiến mẹ phải ngâm vào nước muối. Đôi vai mẹ gầy gộc đã trở bao nhiêu là mưa nắng. Nhìn tất cả những thứ ấy em cảm thấy yêu mẹ thật nhiều, thật nhiều.
Nhìn bàn tay mẹ chăm sóc từng đám lúa, luống rau, em cảm thấy mẹ yêu cây cỏ đến chừng nào. Mẹ là một người mà không thể thiếu trong gia đình. Hằng ngày, mẹ như một cô tấm với những công việc như nấu ăn, giặt giũ, dọn nhà... thật nhanh nhẹn, gọn gàng. Dù nhà cửa có bề bộn đến mấy, mà nếu được bàn tay siêng năng của mẹ thì sẽ trở nên gọn gàng. Vì lo cho cuộc sống của gia đình mà mẹ chẳng bao giờ rảnh rỗi cả, hết việc nhà rồi lại làm ruộng.
Mẹ là một người luôn dành trọn mọi sự yêu thương và lo toan cho em. Lúc em làm điều gì sai trái, mẹ không la mắng gì đâu mà mẹ dạy em những điều hay lẽ phải, khiến em luôn ghi nhớ trong lòng. Tuy mẹ bận rộn lắm nhưng mẹ vẫn luôn quan tâm tới công việc học hành của em. Lúc em đau ốm, mẹ là bàn tay ấm áp, che chở cho em vượt qua.
Đối với mọi người trong làng xóm, mẹ rất hòa nhã, cởi mở với họ nên ai cũng quý mến mẹ. Trong công việc, mẹ rất nhiệt tình nên mỗi lần đi dặm hay gặt lúa thì ai cũng kêu mẹ đi.
Thế đấy! Người mẹ thân yêu của em là như vậy đó, mẹ là một người rất yêu thương đứa con của mình. Em yêu mẹ lắm! Yêu mẹ rất nhiều. Em tự nhủ rằng sẽ cố gắng học tập thật giỏi để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, mai sau đền đáp công ơn to lớn của mẹ đã bao năm chăm lo cho em từ miếng ăn đến giấc ngủ.
"Mẹ như biển cả mênh mông
Con luôn ghi nhớ công ơn của người".

 

0
Mỗi buổi sáng, tôi thường theo ông lên đồi tập thể dục. Ông múa võ hay lắm và thường dạy võ cho tôi. Ông nói: "Võ thuật này là của Trung Quốc ( Ông tôi là con lai Việt - Trung ), người làng mình ai cũng phải biết loại võ thuật này". Từ ngày tôi tập võ, người tôi mạnh hẳn ra, mỗi bữa tôi ăn được ba bát cơm. Ông còn dạy tôi cách làm một con diều có sáo trúc. Diều ông làm bay rất cao và...
Đọc tiếp

Mỗi buổi sáng, tôi thường theo ông lên đồi tập thể dục. Ông múa võ hay lắm và thường dạy võ cho tôi. Ông nói: "Võ thuật này là của Trung Quốc ( Ông tôi là con lai Việt - Trung ), người làng mình ai cũng phải biết loại võ thuật này". Từ ngày tôi tập võ, người tôi mạnh hẳn ra, mỗi bữa tôi ăn được ba bát cơm. Ông còn dạy tôi cách làm một con diều có sáo trúc. Diều ông làm bay rất cao và phát ra những âm thanh êm ả. Tối đến ông thường xem bài vở của tôi, có chỗ nào tôi chưa hiểu ông giảng giải cặn kẽ. Những năm học lớp Một chữ tôi rất xấu, ông đã cầm tay luyện viết cho tôi. Ông động viên tôi: "Phải chịu khó luyện tập, mỗi ngày một chút, nhất định sau này cháu sẽ viết đẹp". Đúng như lời ông nói chữ tôi mỗi ngày một đẹp lên. Trong học kì Hai vừa qua, Thầy đã tuyên dương tôi vì tôi đạt danh hiệu "Người có vở sạch chữ đẹp".

3
17 tháng 5 2018

Tôi hai dòng máu các bạn ạ.

17 tháng 5 2018

Ông tôi hai dòng, cha tôi cũng hai dòng, và tôi cũng hai dòng

Mỗi buổi sáng, tôi thường theo ông lên đồi tập thể dục. Ông múa võ hay lắm và thường dạy võ cho tôi. Ông nói: "Võ thuật này là của Trung Quốc ( Ông tôi là con lai Việt - Trung ), người làng mình ai cũng phải biết loại võ thuật này". Từ ngày tôi tập võ, người tôi mạnh hẳn ra, mỗi bữa tôi ăn được ba bát cơm. Ông còn dạy tôi cách làm một con diều có sáo trúc. Diều ông làm bay rất cao và...
Đọc tiếp

Mỗi buổi sáng, tôi thường theo ông lên đồi tập thể dục. Ông múa võ hay lắm và thường dạy võ cho tôi. Ông nói: "Võ thuật này là của Trung Quốc ( Ông tôi là con lai Việt - Trung ), người làng mình ai cũng phải biết loại võ thuật này". Từ ngày tôi tập võ, người tôi mạnh hẳn ra, mỗi bữa tôi ăn được ba bát cơm. Ông còn dạy tôi cách làm một con diều có sáo trúc. Diều ông làm bay rất cao và phát ra những âm thanh êm ả. Tối đến ông thường xem bài vở của tôi, có chỗ nào tôi chưa hiểu ông giảng giải cặn kẽ. Những năm học lớp Một chữ tôi rất xấu, ông đã cầm tay luyện viết cho tôi. Ông động viên tôi: "Phải chịu khó luyện tập, mỗi ngày một chút, nhất định sau này cháu sẽ viết đẹp". Đúng như lời ông nói chữ tôi mỗi ngày một đẹp lên. Trong học kì Hai vừa qua, Thầy đã tuyên dương tôi vì tôi đạt danh hiệu "Người có vở sạch chữ đẹp".

1
29 tháng 6 2018

bn viết văn hay thật đấy