K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 12 2020
Sơn Tinh Thủy Tinh là một câu chuyện được xây dựng trí tưởng tượng của người dân Việt Nam khi xưa. Truyện mang yếu tố thần thánh, tâm linh nhằm giải thích hiện tượng lũ lụt hằng năm ở đồng bằng Bắc Bộ. Đồng thời, truyện thể hiện ước mơ chiến thắng thiên nhiên, bảo vệ cuộc sống của người xưa.Truyện kể về hai vị thần Sơn Tinh và Thủy Tinh mang những tài năng phi thường và đều tài giỏi, muốn được cưới Mị Nương công chúa. Vua ra điều kiện thách cưới và vì Sơn Tinh là kẻ thắng cuộc nên cưới được Mị Nương và đưa nàng về làm vợ. Thủy Tinh tức giận hô mưa gọi gió để tiêu diệt Sơn Tinh, cướp Mị Nương. Sơn Tinh cũng dốc mình chiến đấu, chống trả, cuối cùng, Thủy Tinh phải rút lui.Thực tế hàng năm, ở đồng bằng Bắc Bộ hay xảy ra mưa bão. Người Việt xưa đã cùng nhau tìm cách đắp đê chống lũ. Vì vậy bão lũ chưa bao giờ làm ngập núi đồi và khi nước rút, cảnh vật lại yên bình như vốn có. Bởi vậy, người xưa đã tưởng tượng ra câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh để lí giải những hiện tượng thiên nhiên này.Bởi vậy, trong truyện, Sơn Tinh được coi là hiện thân của người Việt xưa đã đắp đê chống lũ. Sơn Tinh mang sức mạnh phi thường chính là thể hiện ước mơ chiến thắng thiên tai của người xưa. Vì thế trong truyện, người dân dành nhiều tình cảm cho nhân vật Sơn Tinh hơn. Bằng chứng là trong ngày thách cưới, họ đã để cho nhà vua ra những yêu cầu là sản vật của đất liền: Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, trăm ván cơm nếp, trăm tệp bánh chưng… Kết cục, Sơn Tinh chiến thắng và được lấy Mị Nương làm vợ. Thủy Tinh cũng mang những năng lực phi thường như hô mây gọi gió, nhưng lại cũng có thể tạo ra bão lũ thiên tai. Vì vậy đối với người Việt xưa, đây chính là hiện thân của kẻ hung ác.Một lần nữa người xưa lại đứng về phía Sơn Tinh. Trong cuộc giao tranh với Thủy Tinh, Sơn Tinh lại là người thắng cuộc. Việc Sơn Tinh chống trả và chiến thắng Thủy Tinh chính là một cách gián tiếp người Việt xưa nhắc lại chuyện đắp đê ven bờ sông để chống lũ cùng với khát vọng chiến thắng thiên tai, chế ngự thiên nhiên.Câu chuyện tồn tại đến ngày nay như một bài học nhắc nhở cho thế hệ mai sau luôn chiến đấu, đối mặt với thiên tai. Hàng năm, bão lũ vẫn về nhưng nhờ những công trình thủy lợi, đê điều mà cuộc sống của chúng ta ngày một đầy đủ, ấm no. Có thể nói ước mơ, khát vọng của người Việt xưa đã và đang được thế hệ sau gìn giữ, tiếp nối và thực hiện. Câu Chuyện Sơn Tinh – Thủy Tinh vẫn còn mang giá trị lớn cho đến ngày nay.
8 tháng 4 2018

cần tưởng tượng hợp lí,
-nêu được hiên tượng lũ lụt phổ biến như thế nào trong thời gian gần đây và hậu quả của nó đối với cuộc sống con người( người dân nói)
-nêu được lí do vì sao gần đây hay bị ngập lụt(vì mưa nhiều,con người ngày càng phá hoại thiên nhiên,môi trường: chặt phà rừng, không có chính sách trồng và bảo vệ rừng hiêụ quả,các con sông,ao hồ bị san lấp không có chỗ chứa nước,dòng chảy bị thay đổi,hệ thống mương rạch,cống không hợp li.......)
- nêu được 1 số giải pháp 
(dưới hình thức lựa chọn ngôi kể là Sơn Tinh,cần xưng ở ngôi thứ 1(ta):D.)
đây là một câu chuyện nên bạn cần lựa chọn ngôi kể,từ ngử tình huống phù hợp,có thể chon tình huống khi dân làng gặp khó khăn, tới miếu Sơn tinh để nhờ người tới giúp thì...

14 tháng 1 2018

Chao ôi, cảnh buổi sáng đầu xuân thật tuyệt! Nó như bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài.

Ông mặt trời lúc này vẫn còn say ngủ trong chiếc chăn mỏng của màn mây ấy thế mà mấy chú chim đã dậy từ bao giờ, hót líu lo trên cành hòa nhịp với loa phóng thanh của hợp tác xã tạo nên một bản nhạc du dương trầm bổng đón chào một ngày xuân mới. Tôi tung tăng chạy nhảy như một con sáo nhỏ ra đầu làng để tận hưởng bầu không khí trong lành, mát mẻ của làng quê. Một lúc sau, phía đằng đông, ông mặt trời thức dậy, vứt bỏ chiếc chăn mỏng, ông vươn vai, ban phát những tia nắng xuân vàng dịu xuống vạn vật. Tôi như nghe thấy tiếng cựa mình của cỏ cây, hoa lá trước sắc xuân. Cây nào cây ấy cũng đều chọn cho mình bộ quần áo đẹp nhất để đón chào xuân mới. Nhìn cảnh quê hương lúc này như một lẵng hoa đầy mầu sắc. Chúng như đang lượn vòng trong các cành cây, như đang nô đùa, nhảy nhót dưới ánh nắng của mùa xuân. Bên lũy tre, cạnh bờ ao, cô gió đánh nhịp cho lá cây vui hát rì rào. Dưới mặt ao, ánh nắng chênh chếch chiếu xuống làm mặt ao lóng la lóng lánh như người ta vừa giát một mẻ vàng mới luyện song. Đứng giữa cánh đồng lúa, tôi như tưởng tượng mình đang lạc vào một thế giới cổ tích. Một mùa xuan đầy sức sống đang về trên quê hương tôi. Quê hương tôi thật đẹp phải không các bạn? Tôi mong ước quê mình mãi đẹp dưới sắc xuân.

Ôi, quê mình vào buổi sáng đầu xuân đẹp quá, đẹp quá đi! Tôi thật sung sướng và tự hào khi được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất yêu dấu này. Tôi sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này xây dựng quê hương ngày càng tươi đẹp hơn.

Nhớ tk mk nha

3 tháng 3 2018

Sơn Tinh Thủy Tinh là một câu chuyện được xây dựng trí tưởng tượng của người dân Việt Nam khi xưa. Truyện mang yếu tố thần thánh, tâm linh nhằm giải thích hiện tượng lũ lụt hằng năm ở đồng bằng Bắc Bộ. Đồng thời, truyện thể hiện ước mơ chiến thắng thiên nhiên, bảo vệ cuộc sống của người xưa.

Truyện kể về hai vị thần Sơn Tinh và Thủy Tinh mang những tài năng phi thường và đều tài giỏi, muốn được cưới Mị Nương công chúa. Vua ra điều kiện thách cưới và vì Sơn Tinh là kẻ thắng cuộc nên cưới được Mị Nương và đưa nàng về làm vợ. Thủy Tinh tức giận hô mưa gọi gió để tiêu diệt Sơn Tinh, cướp Mị Nương. Sơn Tinh cũng dốc mình chiến đấu, chống trả, cuối cùng, Thủy Tinh phải rút lui.

Thực tế hàng năm, ở đồng bằng Bắc Bộ hay xảy ra mưa bão. Người Việt xưa đã cùng nhau tìm cách đắp đê chống lũ. Vì vậy bão lũ chưa bao giờ làm ngập núi đồi và khi nước rút, cảnh vật lại yên bình như vốn có. Bởi vậy, người xưa đã tưởng tượng ra câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh để lí giải những hiện tượng thiên nhiên này.

Bởi vậy, trong truyện, Sơn Tinh được coi là hiện thân của người Việt xưa đã đắp đê chống lũ. Sơn Tinh mang sức mạnh phi thường chính là thể hiện ước mơ chiến thắng thiên tai của người xưa. Vì thế trong truyện, người dân dành nhiều tình cảm cho nhân vật Sơn Tinh hơn. Bằng chứng là trong ngày thách cưới, họ đã để cho nhà vua ra những yêu cầu là sản vật của đất liền: Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, trăm ván cơm nếp, trăm tệp bánh chưng… Kết cục, Sơn Tinh chiến thắng và được lấy Mị Nương làm vợ.
Thủy Tinh cũng mang những năng lực phi thường như hô mây gọi gió, nhưng lại cũng có thể tạo ra bão lũ thiên tai. Vì vậy đối với người Việt xưa, đây chính là hiện thân của kẻ hung ác.
Một lần nữa người xưa lại đứng về phía Sơn Tinh. Trong cuộc giao tranh với Thủy Tinh, Sơn Tinh lại là người thắng cuộc. Việc Sơn Tinh chống trả và chiến thắng Thủy Tinh chính là một cách gián tiếp người Việt xưa nhắc lại chuyện đắp đê ven bờ sông để chống lũ cùng với khát vọng chiến thắng thiên tai, chế ngự thiên nhiên.

hok tốt

Câu chuyện tồn tại đến ngày nay như một bài học nhắc nhở cho thế hệ mai sau luôn chiến đấu, đối mặt với thiên tai. Hàng năm, bão lũ vẫn về nhưng nhờ những công trình thủy lợi, đê điều mà cuộc sống của chúng ta ngày một đầy đủ, ấm no. Có thể nói ước mơ, khát vọng của người Việt xưa đã và đang được thế hệ sau gìn giữ, tiếp nối và thực hiện. Câu Chuyện Sơn Tinh – Thủy Tinh vẫn còn mang giá trị lớn cho đến ngày nay.vv

29 tháng 11 2017

Cách đây đã lâu, vào thời vua Hùng Vương thứ mười tám, vua có một người con gái tên là Mị Nương nổi tiếng là xinh đẹp nết na.

Khi nàng đến tuổi lấy chồng Hùng Vương đã truyền tin kén rể. Tin loan truyền đi khắp nơi một cách nhanh chóng.Tất cả các chàng trai tới đều đến để xin cầu hôn với Mị Nương. Nhưng vua chẳng vừa ý ai cả. Ta liền chọn một ngày đẹp trời xin cầu hôn. Hôm đó, ta tưởng như chỉ có mình ta nhưng lại có một người nữa đã đến trước ta, người này tên là Thuỷ Tinh. Tài của hắn là: gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về. Nhưng tài của ta cũng không kém. Ta vẫy tay về phía đông thì mọc lên cồn cát, vẫy tay về phía tây thì mọc lên những dãy núi đồi. Vua Hùng băn khoăn không biết chọn ai bèn mời các Lạc hầu vào bàn bạc và phán:

- Cả hai người đều ngang sức, ngang tài và đều vừa ý ta, nhưng ta chi có một đứa con gái mà thôi. Cho nên ngày mai, hễ ai đem sính lễ đến trước thì ta gả con gái cho.

Sính lễ gồm: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.Sáng hôm sau, khi trời vừa tờ mờ sáng ta đã đến trước và đem đầy đủ lễ vật. Sau đó ta được rước Mị Nương về núi. Thuỷ Tinh đến sau không lấy được vợ hắn tức giận sai quân đuổi theo đánh ta hòng cướp lấy Mị Nương. Trận đấu giữa ta và hắn rất quyết liệt. Hắn hô mưa, gọi gió, lẩm thành giông bão rung chuyển đất trời, nước dâng cao mãi tràn ngập cả nhà cửa, ruộng nương. Nước lên đến lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu lúc bấy giờ nổi lềnh trên một biển nước.Sau đó ta mới dùng phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi để ngăn chặn dòng nước. Thuỷ Tinh dâng nước cao bao nhiêu thì ta lại biến phép cho đồi núi cao bấy nhiêu. Cuộc đọ sức giữa ta và hắn kéo dài mấy tháng liền. Sau đó Thuỷ Tinh thua cuộc đành rút quân về.

Từ đó trở đi cứ hằng năm hắn lại làm mưa gió, bão lụt để đánh ta. Lần nào cũng thua cuộc nhưng có lẽ mối thù xưa mà hắn không thể nào quên được nên hàng năm hắn vẫn thường làm giông bão, dâng nước làm các dòng sông lũ lớn để báo thù ta.

14 tháng 4 2018

Có lẽ những ngày giáp Tết đối với rất nhiều đứa trẻ xóm chợ là những ngày mà chúng tìm thấy niềm vui và sự thích thú. Nhưng những ngày Tết lại là điều mà chúng mong đợi hơn bao giờ hết. Ngày Tết quê em, ngày Tết ở một khu chợ thực sự ý nghĩa và là điều đáng nhớ để bắt đầu một năm mới.

Mùa xuân đến, Tết đã gõ của mọi nhà, niềm vui nhân đôi, hạnh phúc bội phần. Trẻ con chờ mong ngày Tết còn nhiều hơn là người lớn. Người lớn bảo Tết vui vẻ nhưng có nhiều điều phải lo toan hơn, sắm sửa nhiều thứ hơn và tốn nhiều tiền hơn. Nhưng trẻ con không quan tâm điều đó, vì Tết là dip để chúng em có thêm nhiều quần áo mới, được nhận lì xì, quà bánh ăn không hết và không phải học bài. Có lẽ đó là điều đứa trẻ nào cũng thích thú.

Em không biết ngày Tết ở những nơi khác như thế nào nhưng ngày Tết ở quê em luôn tràn đầy tiếng cười và lời chúc phúc cho nhau một năm mới an lành, phát tài phát lộc.

Trên những con đường nhỏ còn bốc mùi sỏi đá, đám cỏ phủ kín lối đã được thôn xóm cắt tỉa rất sạch sẽ. Vì ở xóm em cứ chiều 30 Tết mọi nhà lại rủ nhau đi quét dọn đường làng ngõ xóm để chuẩn bị đón Tết. Ai cũng háo hức và chăm chỉ, không ai tị nạnh ai, mọi người làm việc hăng say, nhiệt tình. Đám con nít tíu ta tíu tít không ngớ, cứ đòi giành phần ba mẹ để làm, nhưng làm được một lúc là chán, là bỏ đó đi chơi. Những lá cờ Tổ quốc được treo cao trên mái ngói đỏ tươi, bay phấp phới giữa bầu trời tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi.

Có lẽ mùa xuân khiến cho không khí của mọi nhà trở nên ấm áp và an lành. Mặc dù thời tiết vẫn còn lạnh, sương đầu ngày còn lảng bảng bám kím trên cành cây nhưng nụ cười của mọi người luôn ở trên môi.

Ngày Tết, trẻ con háo hức, lựa chọn quần áo đẹp và mới nhất để mặc, để đi chơi, để chúc thọ ông bà. Đứa trẻ nào cũng kiếm cái áo có túi thật to và rộng để đựng bánh kẹo và tiền lì xì. Đó cũng là điều mà em mong đợi trong suốt những ngày Tết.

14 tháng 4 2018

Xuân về rực thắm cánh đào

Đung đưa trong nắng đón chào Tết sang.

Chỉ cần nghe hai câu thơ ấy thôi là không khí Tết cổ truyền – Tết Nguyên Đán lại ùa về trong lòng em. Cảm giác đó thật lâng lâng, khó tả, khiến lòng người sao xuyến khôn nguôi. Phải chăng mùa xuân trên quê hương em đã về! Cứ mỗi độ xuân về, em lại thêm yêu hơn dãy phố nơi mình sinh sống vào những ngày đầu năm mới.

Sáng sớm ngày mùng 1 Tết, vừa tỉnh giấc, cũng như mọi ngày, em ra ngoài ban công vươn vai và hít một hơi căng lồng ngực. Em cảm nhận được cái se se lạnh, phải chăng là dư âm của mùa đông vẫn còn. Nhưng cái lạnh ấy bao trùm lên mọi cảnh vật: cây cối, chim muông không còn lạnh đến thấu xương nữa mà đã dịu ngọt hơn.

Ngước mắt lên nhìn bầu trời, dường như đêm hôm qua đã có một bàn tay nào đó gội rửa để vòm trời hôm nay sạch bóng hơn. Những bác mây dày trôi thong rong như đang còn ngái ngủ. Mây cũng như lười biếng một chút trong những ngày đầu năm mới. Nhưng chỉ một lúc sau, những tảng mây cũng tan dần. Đâu đó một vài tia nắng yếu ớt len lỏi giữa đám mây chiếu rọi xuống trần gian, làm cho không khí ấm hơn và tô hồng đôi má của những đứa bé đi chơi xuân với cùng gia đình.

Em đưa mắt quanh một vòng nhìn khắp phố. Con đường em đi hàng ngày như một chàng trai cường tráng, tràn đầy sức sống, vừa được nàng tiên xuân ban tặng một chiếc áo mới. Chàng ấy được điểm tô bằng một vài cành lộc xanh mơn mởn, nhú ra từ những cành bàng bị mùa đông tuốt sạch lá giờ chỉ còn khẳng khiu đứng đầu phố, còn là âm thanh của những chú chim non tập chuyền cành, hót ríu rít như đang chờ đợi rất lâu một câu chuyện đón mùa xuân về, những hàng khẩu hiệu, băng rôn đủ sắc màu đỏ, vàng được treo khắp đó đây chào mừng năm mới, là tiếng cười nói rộn ràng, lời chúc tụng hân hoan của những người đi chơi Tết. Tất cả đã vẽ nên một bức tranh mùa xuân đầy âm thanh, hình ảnh cho con đường nơi em ở. Đấy, mùa xuân trên quê hương em, chỉ ngần nấy đã thấy nao lòng. Bỗng đâu đó có mùi hương trầm thoang thoảng đánh thức khứu giác của em. Mùi hương ấy chỉ thoang thoảng thế thôi nhưng đôi khi làm chạnh lòng những kẻ xa quê, không có dịp hội tụ với người thân trong những ngày lễ Tết.

Mọi người nô nức du xuân, chúc Tết vào ngày đầu năm mỗi lúc một đông, ai ai cũng dạng ngời trên từng nét mặt, tràn đầy vẻ tươi vui. Có lẽ mọi lo lắng, muộn phiền của cuộc sống được khép lại sau cánh cửa giao thừa từ đêm hôm qua. Giờ đây chỉ có niềm hân hoan đón chào những điều tốt đẹp sắp đến với từng người trong một năm mới. Những em bé xúng xính trong bộ áo váy mới, tươi cười với gương mặt dạng ngời, nhận những phong lì xì màu đỏ chứa đựng niềm may mắn cho năm mới. Ngày xuân cũng chính là dịp mọi người đoàn tụ bên gia đình. Mọi người hân hoan, sum vầy quanh mâm cỗ tất niên. Đó là những khoảnh khắc đẹp đẽ, thiêng liêng nhất vào mùa xuân trên quê hương em.

Em lặng lẽ ngắm nhìn khung cảnh buổi sáng đầu năm mà lòng rung động trước vẻ đẹp tinh tế mà tạo hóa đã ban tặng cho cảnh sắc nơi đây. Em ước gì thời gian ngừng lại để em có thể thả hồn vào khung cảnh đẹp đến mê hồn này thật nhiều và thật lâu hơn nữa!

15 tháng 1 2021

cho xin tên

15 tháng 1 2021

Ngày xửa ngày xưa, có một con dê trắng đang ăn cỏ trên đoạn dốc đầy cỏ của ngọn đồi gần một con suối nọ. Sau đó dê trắng quyết định đi qua đồi bên kia để thưởng thức thử mùi vị cỏ ở đồi đó. Từ đồi bên này qua đồi bên kia là một lối đi hẹp dài được làm như một chiếc cầu bắc ngang qua con suối.

Trong khi đang đi vượt qua cây cầu thì dê trắng chợt nhìn thấy một con dê đen khác đang đi đến từ đầu cầu bên kia. Nhưng cái cầu quá nhỏ chỉ đủ cho một con đi qua mà thôi. Dê trắng nói với con dê đen rằng hãy để nó qua trước nhưng dê đen lại trả lời rằng hãy để dê đen qua trước. Rồi chúng bắt đầu dọa nhau và cuối cùng xảy ra một cuộc ẩu đả khủng khiếp.
Vì ẩu đả với nhau nên dê trắng và dê đen không giữ được thăng bằng trên cây cầu nữa mà cả hai cùng rơi xuống dòng suối. Những con dê khác gặm cỏ gần đó trên ngọn đồi chứng kiến cảnh tượng đó và đã rút ra cho bản thân một bài học. Thế là vài ngày hôm sau có hai con dê khác cũng gặp chuyện như vậy. Chúng cũng gặp nhau trên cây cầu đó và không thể đi qua cầu được.
Hai chú dê qua cầu nhưng không ai nhường nhịn ai

Quả thật hai con dê này đã rút ra được bài học từ hai con dê qua cầu hôm trước nên chúng biết nhường nhịn nhau hơn. Một con dê nói với một con dê khác rằng nó sẽ ngồi xuống và cho con dê kia bước qua người nó. Con dê kia cũng đáp lại bằng lời cảm ơn và nói rằng lần sau nó sẽ là người ngồi xuống cho dê bước qua. Do đó chúng đều vượt qua chiếc cầu an toàn mà không hề xảy ra cuộc ẩu đả nào.

OK bạn nhá , có gì thì k mk vs

26 tháng 12 2023

1. Người kể đã nêu được thời gian, địa điểm xảy ra câu chuyện: ngày xưa và tại một nhà kia.
2. Người kể đã đảm bảo kể đủ những sự việc chính đã diễn ra trong truyện Cây khế:

- Cha mẹ mất sớm, người anh lấy hết của cải.

- Chim ăn khế và trả vàng cho nhà người em.

- Người anh đòi đổi tài sản lấy cây khế của em.

- Do quá tham lam, bắt chim chở nặng nên người anh đã rơi xuống biển và bị sóng cuốn đi.
3. Những hành động của nhân vật trong truyện không bị người kể bỏ sót:

- Hành động của người anh độc ác lấy hết gia sản.

- Người em hiền lành cho chim ăn khế.

- Con chim biết lấy vàng trả ơn.

- Người anh tham lam bắt chim chở nặng và nhận lấy cái chết.
4. Từ bài văn kể lại truyện Cây khế, em học được cách kể lại một truyện cổ tích đó là phải đáp ứng đầy đủ nội dung và hình thức của văn bản:

- Trình bày tên truyện và lí do kể truyện.

- Giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

- Trình bày các sự việc chính của truyện.

- Trình bày kết thúc truyện.

- Suy nghĩ của bản thân về kết thúc truyện.

 
16 tháng 5 2019

Bài làm :

Xưa thật là xưa, có bốn nàng tiên làm nữ hoàng của các mùa: Xuân, Hạ, Thu và Đông.

Kể bé nghe chuyện "Sứ giả mùa xuân"

Mỗi nàng có một cung điện lộng lẫy trên một ngọn núi cao. Chỉ khi đến mùa, các nàng mới xuất hiện. Năm ấy, không hiểu sao mùa Đông kéo dài lê thê. Cây cối và các con thú run rẩy vì lạnh. Ai cũng mong chờ, lo lắng không hiểu vì sao nàng tiên mùa Xuân trễ hẹn như vậy.

Vì thế, các con vật mở cuộc họp chọn người đi đón nàng tiên mùa Xuân và tìm hiểu nguyên do. Sư tử tự nhận mình khỏe mạnh, dũng cảm nhất nên giành quyền đi đón nàng tiên mùa Xuân. Nó hăm hở lên đường. Ngày đầu tiên, cậy sức khỏe tốt nên sư tử đi từ sáng đến tối. Càng về sau sư tử đuối sức dần, rồi không đi tiếp được bèn quay về.

Thấy sư tử bỏ cuộc, công điệu đà lên tiếng chế giễu. Nếu muốn nàng tiên mùa Xuân xuất hiện thì sứ giả phải là con vật xinh đẹp và lộng lẫy như họ nhà công. Các con vật đồng ý cử chim công đi thực hiện nhiệm vụ. Chim công lên đường cùng đoàn tùy tùng, mang theo nhiều quà và hoa đẹp… Thế nhưng, đường sá xa xôi, vất vả, cả đoàn dần mệt mỏi rồi bị ốm, hoa và quà tặng phải vứt lại trên đường. Cuối cùng, chim công đành quay về.

Đến lúc này, muông thú đã sốt ruột lắm rồi. Nếu còn chần chừ sẽ trễ mất mùa Xuân tuyệt vời. Ngay lúc ấy, chim én ngập ngừng:

– Cháu tuy kém cỏi nhưng cũng xin góp sức để mang mùa Xuân về. Mùa Đông năm nay dài quá, mẹ cháu bị ho ngày một nặng. Nếu không có ánh nắng mùa Xuân, e rằng mẹ cháu không qua khỏi. Cháu sẽ đi tìm mùa xuân. Nghe vậy, muôn loài đồng ý.

Dù đang ốm nhưng hay tin con đi, chim mẹ lén con vặt những chiếc lông dày nhất của mình làm áo chống rét cho con. Chim én lên đường, nó bay mãi cuối cùng cũng đến cung điện của nàng tiên mùa Xuân. Trước cửa cung điện, chim én thấy một chú chim vàng óng bị ngất. Nghĩ chú chim bị lạnh, chim én cởi chiếc áo ấm choàng cho bạn. Chú chim bỗng biến mất và nàng tiên mùa Xuân xuất hiện:

– Con là một cô bé hiếu thảo, nhân hậu và dũng cảm. Năm nay ta chậm đến nhân gian là vì các con vật không ngoan. Chúng không biết yêu thương và giúp đỡ nhau. Nhờ có con ta biết rằng điều tốt đẹp vẫn còn hiện hữu. Ta sẽ chọn con làm sứ giả cho ta.

Từ đó, mỗi khi thấy chim én bay liệng trên trời, muôn loài sẽ biết rằng nàng tiên mùa Xuân đang sắp về với nhân gian.

Mk gửi 1 cái ảnh tượng trưng nhé

- Cái này cậu có thể tham khảo ở trên Mạng nhé!

#Thiên_Dii

#Học_tốt