K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Dòng thời gian uốn lượn như sóng biển,

Nhấp nhô, nhịp điệu, hòa mình vào vũ trụ vô tận.

Những khoảnh khắc rực rỡ như ánh nắng ban mai,

Tô điểm bức tranh cuộc sống, hòa quyện màu đẹp.

 

Từng bước chân in dấu trên cát trắng,

Hành trình dài, ngắn, mỗi chặng đều là hồi hương.

Qua những tháng ngày, tháng năm trôi đi,

Chạm nhẹ qua kí ức, khuôn mặt người thân.

 

Nắng vàng óng ánh trên đỉnh cây cao,

Lá xanh mơn mởn, nhẹ nhàng hát ca.

Gió thoảng qua, êm đềm như làn hương,

Gửi lời ru êm ái, trái tim bình yên.

 

Những đêm trăng tỏa sáng trên bầu trời,

Đánh thức giấc mơ, trải lòng bao la.

Nguyên tắc cuộc sống như những hạt cát nhỏ,

Kết nối từng ngôi sao, tạo nên vũ trụ vô tận.

 

Cảm nhận từng nhịp đập trái tim,

Như là âm nhạc, nhấp nhô theo nhịp điệu.

Cuộc sống là bài thơ tự do,

Tô điểm bằng những dòng thơ của chính mình.

9 tháng 9 2018

Đáp án

Mở bài:

Giới thiệu về tác giả Tố Hữu và tác phẩm Khi con tu hú (hoàn cảnh sáng tác, nhan đề) (1,5 điểm)

Dẫn dắt vấn đề: “Bài thơ Khi con tu hú của nhà thơ Tố Hữu thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ sách mạng trong cảnh tù đày”

Thân bài

* Bức tranh thiên nhiên mùa hè yên bình, tươi đẹp trong cảm nhận của tác giả (1 điểm)

- Âm thanh quen thuộc, gần gũi với mùa hè: tiếng chim tu hú kêu, tiếng ve ngân, tiếng diều sáo trên trời

- Màu sắc đa dạng, tươi đẹp: mày vàng của lúa chín, của ngô, màu vàng hồng của nắng mới, màu xanh thẳm của bầu trời

→ Gam màu sáng, âm thanh nhộn nhịp của sự sống đánh thức người tù cách mạng. Tất cả vẻ sôi động, đẹp đẽ của mùa hè được cảm nhận bởi tâm hồn trẻ trung, yêu đời, tinh tế của người tù cách mạng yêu sự sống

* Cảm xúc của người tù, niềm khao khát tự do cháy bỏng của người tù (1 điểm)

- Trước khung cảnh đầy sức sống của mùa hè, tâm trạng người tù cách mạng như bí bách, ngột ngạt

    + Động từ mạnh diễn đạt: “đạp”, “ngột”, “chết uất”

    + Kết thúc bằng một loạt từ cảm thán “ôi!”, “làm sao”, “thôi”

- Khát vọng muốn được vượt thoát khỏi cảnh tù đày để tiếp tục con đường cách mạng.

- Tiếng chim tu hu xuất hiện ở đầu và kết thúc bài thơ tạo ra sự logic.

- Tiếng chim chính là tiếng gọi của sự tự do, tiếng gọi của cuộc sống hối hả, dồn dập, thúc giục niềm khao khát tự do, thoát khỏi chốn ngục tù

- Sâu xa hơn là khao khát đất nước hòa bình, độc lập

* Thành công về mặt nghệ thuật (1 điểm)

    + Thể thơ lục bát giản dị, mềm mại, uyển chuyển

    + Cách ngắt nhịp thay đổi bất ngờ, cảm xúc logic, giọng điệu linh hoạt.

KB: Khẳng định bài thơ Khi con tu hú thể hiện tình yêu cuộc sống, tự nhiên, khao khát tới cháy bỏng của người chiến sĩ trong hoàn cảnh tù đày

Bằng giọng văn tha thiết, chân thành, mãnh liệt khao khát tự do với hệ thống hình ảnh gợi hình gợi cảm (1,5 điểm)

25 tháng 9 2023

Một bài mà mình đã làm trong cuộc thi bài văn số 286.

Hỡi những người trên muôn nẻo đường,
Hãy dựng tâm hồn, vì môi trường thương.
Bước đi cùng nhau, tay trong tay,
Bảo vệ hành tinh, chúng ta yêu quý.

Ngọn nến cháy sáng, làn khói bay lên,
Đất trời xanh biếc, còn mãi tươi mềm.
Lòng yêu thương đủ, để chăm sóc,
Rừng rậm, biển xanh, núi non hiền hòa.

Từng giọt nước mắt, từng hơi thở bay,
Quý giá như vàng, trân trọng không phai.
Hãy dừng lại suy nghĩ, hành động ngay,
Trái tim hân hoan, hòa vào tiếng chim hót.

Sống hài hòa, trong tự nhiên xanh,
Hoa vàng khoe sắc, cỏ xanh thơm mát.
Cây xanh che bóng, tạo bầu không khí,
Cho con cháu sau, thế hệ tươi sáng.

Loài chim hót vang, loài cá bơi lội,
Loài hoa khoe sắc, loài cây xanh tươi.
Chúng ta cùng nhau, bảo vệ môi trường,
Cho đời thêm xanh, cho tương lai rạng ngời.

Hãy giảm rác thải, tái chế và tiết kiệm,
Sử dụng năng lượng sạch, để trái tim biết mến.
Trồng cây bên hè, giữ ý thức sống,
Chúng ta cùng nhau, xây dựng tương lai trong.

Bảo vệ môi trường, không chỉ là việc của một người,
Mà là nhiệm vụ toàn cầu, từng hạt bụi.
Hãy đứng lên bảo vệ, vì môi trường xanh,
Để con cháu sau, được sống trong tình yêu và an lành.

25 tháng 9 2023

Bài thơ 1 tham khảo : Dưới trăng sáng, gió nhẹ lay, Hồn thi sĩ, mơ màng say bài thơ. Ngàn sao trên, khắp trời cao, Như ngọc lấp lánh, rọi vào lòng người.

Bài thơ 2 tham khảo : Trên con đường, lá rơi rơi, Nhớ quê hương, lòng càng côi cút. Bên hiên nhà, tiếng dế muôn trùng, Đêm tĩnh lặng, chỉ còn tiếng lòng.

Bài thơ 3 tham khảo : Thơ tự do, tự tâm hồn, Bốn phương trời, nét văn chương độc đáo. Từng chữ tình, từng chữ thương nhớ, Gửi vào gió, bay đi muôn nơi.

20 tháng 12 2016

khó nhỉ

9 tháng 12 2017

Từng bước từng bước, em đến trường

Lòng rộn ràng niềm vui khó tả

Mái trường mới bao điều mới lạ,

Bước đến trường, bước đến tương lai.

LƯU Ý: Mình chỉ viết cho vui. Hay hay không thì tùy, nếu bạn thích có thể lấy. Câu 2 vần với câu 4.

11 tháng 6 2020

Tố Hữu là nhà thơ của lí tưởng cộng sản, thơ ông ngập tràn những hình ảnh làng mạn cách mạng. Tâm trạng người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ Khi con tu hú của ông tiêu biểu cho phong cách ấy.
Nhan đề của bài chỉ là một cụm từ chỉ thời gian (vẫn chưa đầy đủ). Nhan đề của bài thơ là một ẩn ý vừa chỉ một thời điếm bừng lên của thiên nhiên, tạo vật, vừa chỉ sự khát khao hoạt động của con người. Có thể tóm tắt nội dung bài thơ như sau: Khỉ con tu hú gọi bầy (cũng là khi mùa hè đang đến), người tù cách mạng càng thấy ngột ngạt, cô đơn trong phòng giam chật hẹp, càng khát khao được sống cuộc sống tự do bay bổng ở ngoài kia. Sở dĩ, tiếng tu hú kêu lại có tác động mạnh đến tâm hồn của nhà thơ bởi nó là tín hiệu báo những ngày hè rực rỡ đến gần. Nó cũng là biểu tượng của sự bay nhảy tự do.
Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần.
Không phải tiếng chim đơn độc mà là tiếng chim "gọi bầy", tiếng chim báo tin vui. Nghe chim tu hú gọi nhau biết rằng "lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần". Nhưng không phải chỉ có thế. Tiếng chim gợi lên một thế giới tràn ngập âm thanh, màu sắc, hình ảnh:
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đẩy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...
Đó là những sắc màu, âm thanh của cuộc sống hằng ngày. Màu vàng của ngô, màu hồng của nắng nổi bật trên cái nền xanh của đất trời, quyện với tiếng ve ngân và còn được điểm xuyết thêm bằng hình ảnh "Đôi con diều sáo lộn nhào từng không". Không gian tràn trề nhựa sống, đang vận động, sinh sôi nảy nở từng ngày. Đọc kĩ lại những câu thơ, ta bỗng phát hiện thêm nhiều điều kì lạ khác nữa. Các sự việc không được miêu tả trong trạng thái bình thường, chúng được tô đậm, được đẩy lên mức cao nhất có thể. Không phải "hạt bắp vàng mà là "bắp rây vàng hạt" nắng là "nắng đào" màu sắc lộng lẫy nhất, trời xanh thì "càng rộng càng cao" tầm mắt cứ được mở rộng ra thêm mãi. Tiếng ve không chỉ "ngân" mà còn "dậy" lên, hai tính từ miêu tả âm thanh kết hợp với nhau khiến cho tiếng ve rộn rã khác thường. Chừng như để hoà điệu với những âm thanh và hình ảnh đó, cánh diều sáo cũng không chịu lững lờ" hay "vi vu" mà "lộn nhào từng không”. Cánh diều như cũng nô nức, vui lây trong không gian lộng lẫy màu sắc và rộn rã âm thanh đó. Sở dĩ có hiện tượng đó là bởi tác giả đã không trực tiếp quan sát và miêu tả cảnh vật. Nhà thơ đang bị giam trong tù. Những bức tường kín mít vây xung quanh làm sao cho phép nhà thơ nhìn ngắm hay lắng nghe... Tất cả đều được tái hiện từ trí tưởng tượng, trí nhớ và hơn thế nữa là tình yêu, lòng khát khao mãnh liệt được tháo cũi sổ lồng. Trong cảnh tù đày, màu ngô lúa hay màu nắng, màu của trời xanh bỗng trở nên quý giá vô ngần, bởi thế nên những màu
sắc, âm thanh hết sức bình thường bỗng trở nên lung linh, huyền ảo, rực rỡ hẳn lên. Đoạn thơ này thể hiện tình yêu sâu sắc của nhà thơ đối với cuộc sống, đối với quê hương. Mộng tưởng càng tươi đẹp bao nhiêu thì hiện thực lại càng cay đắng, nghiệt ngã bấy nhiêu.
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!
Tưởng như sự liên kết giữa hai đoạn thơ này không thật chặt chẽ và tứ thơ không liên tục. Khi hướng ra bên ngoài, nhà thơ tả cảnh nhưng khi hướng vào trong lại tả tâm trạng. Kì thực đây chính là sự liên kết vô cùng khéo léo và tinh tế. Mối dây liên kết ấy chính là tiếng chim tu hú. Tiếng chim gọi bầy tha thiết gợi mở một thế giơi bao la và vô cùng sinh động. Nhưng thế giới đó càng rộng rãi, rực rỡ bao nhiêu thì lại càng khiến cho người tù (đã bị tách biệt khỏi thế giới ấy) cảm thấy ngột ngạt và khao khát bấy nhiêu. Tiếng chim tu hú ở đầu và cuối của bài thơ tuy đều biểu trưng cho tiếng gọi tha thiết của tự do, của cuộc sống ngoài kia đầy quyến rũ đối với người tù nhưng tâm trạng của người tù khi nghe tiếng tu hú lại rất khác nhau, ở câu thơ đầu, tiếng tu hú gợi hình ảnh cuộc sống đầy hương sắc, từ đó gợi ra cái khát khao về cuộc sống tự do. Thế nhưng, đến câu kết, tiếng chim
ấy lại khiến cho người tù cố cảm giác bực bội, đau khổ vì chưa thể thoát ra khỏi cảnh tù dầy.

Bài thơ hay ở những hình ảnh thơ gần gũi, giản dị mà giàu sức gợi cảm, ở nghệ thuật sử dụng thể thơ lục bát uyển chuyển, tự nhiên và cả ở những cảm xúc thiết tha, sâu lắng, thể hiện được nguồn sống sục sôi của người cộng sản.

# Mong bạn tham khảo

15 tháng 9 2023

Dục Thúy sơn- Nguyễn Trãi

Phiên âm:

Hải Khẩu hữu tiên san,

Tiền niên lũ vãng hoàn.

Liên hoa phù thuỷ thượng,

Tiên cảnh trụy trần gian

Tháp ảnh trâm thanh ngọc

Ba quang kính thuý hoàn.

Hữu hoài Trương Thiếu bảo.

Bi khắc tiển hoa han.

Dịch thơ:

Cửa biển có non tiên

Từng qua lại mấy phen.

Cảnh tiên rơi cõi Tục.

Mặt nước nổi hoa sen,

Bóng tháp hình trâm ngọc

Gương sông ánh tóc huyền

Nhớ xưa Trương Thiếu bảo

Bia khắc dấu rêu hoen.

(Khương Hữu Dụng dịch)

15 tháng 9 2023

Đoạn văn cảm nghĩ:

“Dục Thúy Sơn” có thể được sáng tác vào thời điểm sau cuộc kháng chiến chống giặc Minh và trước khi Nguyễn Trãi lui về ở ẩn tại Côn Sơn. Bài thơ được sưu tầm và xếp vào Ức Trai thi tập. Thể thơ ngũ ngôn luật thi (ngũ luật) - một thể của thơ Đường luật với bố cục, sáu câu đầu thiên về tả cảnh, bức tranh núi Dục Thuý; hai câu kết thể hiện cảm xúc hoài niệm của tác giả. Hai câu thơ đầu tác giả giới thiệu chung về cảnh vật trong mối quan hệ với tác giả. Nhà thơ đã mấy lần đến chơi núi. Cảnh tuy đã quen, nhưng lần này đến không khỏi ngạc nhiên vẻ đẹp “non tiên” hiện lên trước cửa biển. Bốn câu thơ sau: Bức tranh sơn thủy hữu tình. Bức tranh toàn cảnh núi Dục Thuý được thể hiện rõ nét trong hai câu 3 - 4, từ điểm nhìn xa, có tầm bao quát rộng. Núi Dục Thuý được tác giả ví như đoá sen nổi trên mặt nước, hình ảnh và bút pháp mới lạ, độc đáo. Hình ảnh đóa sen có ý nghĩa biểu tượng, gợi ý niệm thoát tục, như là cõi tiên rơi xuống trần gian. Ngôn từ được sử dụng tinh xác, tạo ấn tượng, trong nguyên văn, từ phù có nghĩa là nổi, nhưng lay động tại chỗ; từ truỵ có nghĩa là rơi, rớt từ trên cao xuống, thể hiện sự sống động trong miêu tả. Dấu ấn riêng của tâm hồn Nguyễn Trãi thể hiện rõ nhất qua những liên tưởng xuất hiện ở cái nhìn cận cảnh (hai câu 5 - 6). Các chi tiết đặc sắc được thể hiện khi so sánh bóng tháp hiện trên mặt nước như chiếc trâm ngọc xanh; ánh sáng sóng nước như đang soi chiếu mái tóc biếc. Trâm ngọc xanh và mái tóc biếc gợi hình ảnh trẻ trung, trong sáng, trữ tình, nên thơ, giúp liên tưởng đến hình ảnh người con gái. Vẻ đẹp của thiên nhiên được so sánh với vẻ đẹp của con người; lấy nét đẹp của người con gái để hình dung bóng núi trên sóng biếc. Sự liên tưởng này rất hiện đại, đặc biệt, hiếm thấy trong thơ cổ. Thơ cổ thường lấy chuẩn mực vẻ đẹp tự nhiên để so sánh với con người. Sự liên tưởng và bút pháp mới lạ này cho thấy tâm hồn trong sáng, nhạy cảm, tinh tế của nhà thơ.  Hai câu thơ cuối thể hiện tâm sự hoài niệm của nhà thơ, cũng giống như các bài thơ khác cùng chủ đề của Nguyễn Trãi, lại thường là sự bộc lộ những suy tư về con người, về lịch sử, về dân tộc. Ý thơ thể hiện rõ sự hoài niệm, nhớ tiếc. Điều này cho thấy tâm hồn hướng nội, sâu sắc của Nguyễn Trãi. “Dục Thúy Sơn” là bài thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc. Bài thơ ngũ ngôn bát cú bằng chữ Hán. Hình tượng thơ mĩ lệ, cảnh sắc đượm vẻ thần tiên. Trong phần luận, bốn hình ảnh ẩn dụ sóng nhau, đối nhau, hình ảnh này làm đẹp thêm hình ảnh kia, thể hiện cách cảm, cách tả của nhà thơ mang tâm hồn thơ mộng, tài hoa. Ức Trai, trong cảm nhận cái đẹp của thiên nhiên, sông núi, ngòi bút tài hoa của ông rất tinh tế và nhạy cảm trong gợi tả và biểu cảm.