K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 7 2021

Chưa thể thành đoạn văn vì nó chỉ mới nhắc đến cảm nhận của tác giả với Lão Hạc mà trong khi ở trên liệt kê 2 tác phẩm là Chị Dậu và Lão Hạc

Thứ hai là cảm nhận về lão Hạc vẫn chưa đầy đủ

Câu 1: Cho 2 đoạn văn bản sau:a.Dân số ngày càng tăng đã ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của mỗi cá nhân, mỗi dân tộccũng như toàn thể cộng đồng. Những ảnh hưởng đó là: không có đủ lương thực, thực phẩmcung cấp cho bữa ăn hàng ngày, từ đó dẫn đến cảnh đói nghèo, tình trạng thiếu dinh dưỡngdẫn đến suy thoái sức khỏe, giống nòi không những không phát triển mà còn dễ...
Đọc tiếp

Câu 1: Cho 2 đoạn văn bản sau:

a.Dân số ngày càng tăng đã ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của mỗi cá nhân, mỗi dân tộc
cũng như toàn thể cộng đồng. Những ảnh hưởng đó là: không có đủ lương thực, thực phẩm
cung cấp cho bữa ăn hàng ngày, từ đó dẫn đến cảnh đói nghèo, tình trạng thiếu dinh dưỡng
dẫn đến suy thoái sức khỏe, giống nòi không những không phát triển mà còn dễ dàng bị thoái
hóa. Dân số tăng trong khi cơ sở sản xuất có hạn dẫn đến thiếu việc làm, thất nghiệp ngày
càng tăng. Dân số tăng càng nhanh thì chất lượng cuộc sống của cộng đồng , gia đình, cá
nhân sẽ càng giảm sút
b. Nếu con người không biết ngăn chặn hành động phá hoại thiên nhiên và môi trường thì rất
nguy hại. Đến một lúc nào đó con người không còn có thể khai thác từ thiên nhiên để lấy của
cải vật chất nuôi sống chính bản thân mình. Môi trường sống của con người đang bị đe dọa:
chất thải công nghiệp đang làm vẩn đục các dòng sông, tai nạn của các con tàu chở dầu làm ô
nhiễm hàng vạn cây số bờ biển các nước. Bầu khí quyển ngày càng bị các hợp chất của các-
bon làm ô nhiễm, tầng ô-dôn bao bọc trái đất bị chọc thủng, các tia tử ngoại xâm nhập vào
các dòng khí quyển xuống mặt đất. Nhiệt độ khí quyển ngày càng tăng, lượng nước biển sẽ
dâng do sự tan băng ở Bắc và Nam cực của trái đất. Tất cả những điều đó là nguyên nhân phá
hoại cân bằng sinh thái và đang là sự đe dọa khủng khiếp cho sự sống trên hành tinh của
chúng ta.
-Câu văn nào nêu luận điềm? Qua câu văn ấy, người viết muốn đưa ra kết luận gì?
- Để người đọc hiểu rõ kết luận của mình, người viết đã xây dựng những luận cứ nào?
Câu 2: Chỉ rõ phương pháp lập luận trong các VD sau:
a.Sách là báu vật không thể thiếu đối với mỗi con người. Phải biết chọn sách mà đọc và trân
trọng, nâng niu những cuốn sách.
b. Chị Dậu rất mực dịu hiền nhưng không yếu đuối. Khi cần, chị đã phản kháng dũng cảm,
thể hiện một sức sống kiên cường bất khuất của phụ nữ nông dân Việt Nam
Câu 3: Xác định luận điểm và những phương pháp lập luận chính được dùng trong đoạn văn
nghị luận sau:
Bác Hồ là người cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. Dù Người không có một gia đình
riêng cho mình, nhưng cà đất nước này, cả non sông này là gia đình của Người. Đúng như
thơ Tố Hữu đã từng ca ngợi: “ Người không con mà có triều con”. Từ miền Bắc tời miền
Nam, từ miền xuôi đến miền ngược, từ già đến trẻ, ai cũng dành cho Bác những tình cảm
thật cao đẹp. Đó là niềm tôn kính. Đó là sự biết ơn. Và khi Bác đi xa thì tình cảm ấy biến
thành nỗi tiếc thương vô hạn. Dù năm tháng có trôi qua, nhưng hình ảnh của Bác, của người
Cha già kính yêu ấy vẫn còn sống mãi trong trái tim mỗi người Việt Nam.
Câu 4: Viết một đoạn văn nghị luận khoảng 8-10 câu nêu tác hại của việc học đối phó trong
học sinh hiện nay (trong đoạn có sử dụng 1 câu rút gọn)

0
Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ " Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh BÀI LÀM Từ thuở xa xưa, thiên nhiên luôn là bạn với con ngừơi và cũng là nguồn cảm hứng sáng tác ra những bài thơ tuyệt vời vô tận của các thi nhân. Thơ thừơng có tình yêu thiên nhiên, có cảnh trăng mây gió sông. Và thơ của Bác cũng thế, ngoài tiình yêu quê hương đất nứơc sâu nặng, tình yêu thương con ngừơi,...
Đọc tiếp

Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ " Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh
BÀI LÀM
Từ thuở xa xưa, thiên nhiên luôn là bạn với con ngừơi và cũng là nguồn cảm hứng sáng tác ra những bài thơ tuyệt vời vô tận của các thi nhân. Thơ thừơng có tình yêu thiên nhiên, có cảnh trăng mây gió sông. Và thơ của Bác cũng thế, ngoài tiình yêu quê hương đất nứơc sâu nặng, tình yêu thương con ngừơi, Bác còn lồng ghép tâm hồn mình vào thiên nhiên. Tình cảm yêu thiên của Bác rất cao rộng và rất thơ mộng. Những điều đó đã thể hiện rất rõ qua bài" Cảnh khuya".
Bài thơ " cảnh khuya " được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt là một trong những bài thơ trữ tình, hiện đại nhưng mang đậm màu sắc cổ điển. Bài thơ là một bức tranh về đêm trăng đẹp nhất mà em từng được biết. Đó là một đóa hoa tuyệt đẹp mà Bác Hồ kính yêu đã kết tạo ra. Năm 1947, cuộc kháng chiến chống Pháp giai đoạn đầu tiên đã diễn ra, tại chiến khu Việt Bắc nơi Bác Hồ lánh nạn và Bác đã sáng tác một chùm thơ về đêm trăng huyền diệu.
" Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà."
. Đây là bức tranh vẽ một đêm trăng mang đầy vẻ đẹp huyền bí và làm xao động lòng người. Bài thơ được xây dựng nên từ những cảm xúc chân thật trong tâm hồn thi nhân của Bác. Qua bài thơ ta thấy được sự hoà hợp với thiên nhiên, lòng yêu nước sâu nặng, phong thái lạc quan ung dung của Bác.
." Tiếng suối trong như tiếng hát xa"
Bài thơ được kết hợp cùng với âm thanh, đường nét, màu sắc đã tạo nên những hình khối vô cùng đa dạng. Bác so sánh tiếng suối như tiếng hát vì đó là một thứ tiếng trong trẻo đầy sức sống gần gũi với con người. Nó còn thể hiện được sự thanh vắng của cảnh rừng khuya. Đó như một bản nhạc thiên nhiên đầy kì diệu. Nguyễn Trải từng viết: "Công sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai"
Tiếng suối ở Côn Sơn mang phong vị văn chương lãng mạng , còn tiếng suối trong cảnh khuya thì mang đậm chất dân dã, giản dị.
."Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"
Nghệ thuật điệp từ " lồng" đã vẽ lên một bức tranh với nhiều tầng bậc: Ánh trăng chan hoà bao phủ khắp mọi nơi, bao phủ lên những cây cổ thụ già xưa, bóng của cây bao phủ lên muôn nghìn loài hoa khác tạo nên một bức tranh vô cùng thơ mộng.Với hình ảnh đó đã làm cho cảnh khuya càng lung linh, huyền ảo.
. Bức tranh thiên nhiên của núi rừng Việt Bắc vào đêm trăng được vẽ với những đường nét nên thơ, mĩ lệ. Đằng sau bức tranh này chắc chắn là một con người có tình yêu thiên nhiên sâu nặng và có những cảm xúc mãnh liệt trước vẻ đẹp của cuộc sống. Đó là vẻ đẹp của một tâm hồn nghệ sĩ chân chính.
."Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ"

Cảnh núi rừng Việt Bắc hiện lên như một bức tranh của một danh họa, đẹp lung linh mê hồn, huyền ảo. Giữa bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, vị lãnh tụ đã thả tâm hồn mình đi vào bức tranh bởi đêm nay Bác không ngủ được.
" Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà"
Câu này cho thấy hình ảnh nhà thơ, người chiến sĩ trong con người Bác đang phải lo nghĩ nhiều việc cho toàn bộ dân tộc thân yêu, cho hoà bình của mai sau. Lo về cuộc chiến tranh chống Pháp khốc liệt. Lo cho dân và quân ta phải đổ máu để bảo vệ đất nước thân yêu.
.Trong hoàn cảnh chiến tranh Bác Hồ luôn giữ vững niềm tin về một ngày mai tương sáng, luôn giàu lòng yêu nước cho thấy Bác có phong thái ung dung, tinh thần nghị lực của Bác thật vững vàng.
"Cảnh khuya" là chùm thơ đẹp nhất mà em từng thấy trong thơ văn. Trong đó đã kết từng mảnh ghép cảm xúc dâng trào từ tận đáy lòng của Bác Hồ vào bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp này. Bác là ngường công dân yêu nước, vị lãnh tụ vĩ đại không vì khó khăn mà lùi bước. Đó là điều mà mỗi ý trong bài thơ đã thể hiện trên. Và mãi em sẽ không quên được tình yêu quê hương đất nước, tình yêu thiên nhiên tỏa sáng trong mỗi dòng thơ này.

1
4 tháng 12 2016

Bài văn của bạn rất hay ! Bạn tham khảo thử bài mink nhé !

Bài làm.

Bài thơ Cảnh khuya được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Sông Lô, Đoan Hùng đã đi vào lịch sử bằng những nét vàng chói lọi đầu tiên của ta trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh. Đó là ánh sáng của trăng Việt Bắc, của lòng yêu nước sâu sắc:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Cùng với các bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc, Đi thuyền trên sông Đáy, Cảnh khuya thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước sâu sắc của Bác trong một đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc.

Hai câu thơ đầu trong bài thơ tả cảnh đêm khuya nơi núi rừng Việt Bắc. Trăng càng về đêm càng sáng. Ánh trăng lan toả bao phủ khắp mặt đất. Đêm vắng, tiếng suối nghe càng rõ. Tiếng suối chảy êm đềm nghe rất trong rì rầm từ xa vọng đến. Cảm nhận của Bác thật tinh tế, nghe suối chảy mà cảm nhận được mức độ xanh trong của dòng nước. Tiếng suối trong đêm khuya như tiếng hát xa dịu êm vang vọng, khoan nhạt như nhịp điệu của bài hát trữ tình sâu lắng. Đó là nghệ thuật lấy động tả tĩnh, tiếng suối rì rầm êm ả, vắng lặng trong đêm chiến khu. Tiếng suối và tiếng hát là nét vẽ tinh tế gợi tả núi rừng chiến khu thời máu lửa mang sức sống và hơi ấm của con người:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Sáu trăm năm trước trong bài thơ Bài ca Côn Sơn Ức Trai đã có cảm nhận cực kỳ tinh tế về dòng suối Côn Sơn:

Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bền tai

Tiếng suối nghe sao mà êm đềm thơ mộng đến thế. Nó như những giọt của cây đàn cầm vang vọng bên tay. Đầu thế kỷ XX Nguyễn Khuyến đã từng viết về dòng suối như sau:

Cũng có lúc chơi nơi dặm khách

Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo...

Mỗi một vần thơ, mỗi một khung cảnh, âm thanh của suối chảy được cảm nhận tinh tế khác nhau. Sau tiếng suối nghe như tiếng hát xa kia là trăng chiến khu. Ánh trăng chiến khu sao mà sáng và đẹp thế. Tầng cao là trăng, tầng giữa là cổ thụ, tầng thấp là hoa - hoa rừng. Cả núi rừng Việt Bắc đang tràn ngập dưới ánh trăng. Ánh trăng bao phủ khắp không trung mát dịu, len lỏi xuyên qua kẽ lá, tán cây, ánh trăng như âu yếm, hoà quyện cùng thiên nhiên cây cỏ. Ánh trăng như xoáy và lồng vào những tán lá. Và trên mặt đất những đoá hoa rừng đang ngậm sương đêm cùng với bóng cổ thụ đan xen trên mặt đất. Đêm thanh, trên không trung dường như chỉ có vầng trăng ngự trị. Đêm vắng, trăng thanh mặt đất cỏ cây như ngừng thở để đón đợi ánh trăng mát lạnh dịu hiền mơn man ôm ấp:

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Chữ lồng điệp lại hai lần đã nhân hoá vầng trăng, cổ thụ và hoa. Trăng như người mẹ hiền đang tiếp cho muôn vật trần gian dòng sữa ngọt ngào. Trăng trở nên thi vị, trữ tình lãng mạn. Chữ lồng gợi cho ta nhớ đến những câu thơ sau trong Chinh phụ ngâm:

Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm

Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông,

Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng...

Trong câu có tiểu đối trăng lồng cổ thụ / bóng lồng hoa tạo sự cân xứng trong bức tranh về trăng, ngôn ngữ thơ trang trọng, điêu luyện tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp tràn đầy chất thơ. Cảnh khuya trong sáng, lung linh huyền ảo. Đọc vần thơ ta nghe như có nhạc, có hoạ, bức tranh cảnh núi rừng Việt Bắc thơ mộng biết bao. Người xưa từng nói thi trung hữu hoạ, thi trung hữu nhạc quả thật không sai. Đối với Bác trăng đã trở nên tri âm tri kỷ nên làm sao có thể hờ hững trước cảnh đẹp đêm nay. Trong ngục tối bị giam cầm, trước ánh trăng tuyệt đẹp Bác Hồ cũng đã có những vần thơ tuyệt diệu:



Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ...

(Ngắm trăng)

Một thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống những giây phút thần tiên giữa cảnh khuya chiến khu Việt Bắc. Giữa bức tranh thiên nhiên rộng lớn và hữu tình như vậy, tâm trạng thi sĩ bỗng vút cao thả hồn theo cảnh đẹp đêm trăng bởi đêm nay Bác không ngủ. Trước cảnh đẹp đêm trăng: có suối, có hoa lá, núi ngàn, và cả tâm trạng của Bác. Bác không chỉ xúc động trước cảnh đẹp thiên nhiên mà:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Nước nhà đang bị giặc xâm lăng giày xéo, biết bao đồng chí đang bị gông cùm xiềng xích. Cuộc đời còn lầm than cơ cực, bao năm Bác bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ lầm than. Nay nước nhà còn đang chìm trong khói lửa đạn bom lòng Bác sao có thể ngủ yên giấc được. Chưa ngủ không hẳn chỉ vì cảnh đẹp đêm nay mà chưa ngủ vì nỗi nước nhà.

Nỗi nhớ nhà lo cho nước nhà làm cho trái tim Bác luôn thổn thức. Bác thức trong đêm khuya trằn trọc băn khoăn không sao ngủ được. Lòng yêu nước sâu sắc mãnh liệt xiết bao. Đã có biết bao đêm Bác Hồ của chúng ta cũng mất ngủ như vậy:

Một canh, hai canh, lại ba canh

Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành

Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt

Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh

(Không ngủ được)

Hình ảnh sao vàng chính là tự do độc lập, niềm thao thức mơ ngày mai ánh hồng soi đất nước hoà bình. Một tâm hồn nghệ sĩ thanh cao lồng trong cốt cách người chiến sĩ cộng sản kiên trung. Cảm hứng thiên nhiên chan hoà với cảm hứng yêu nước tha thiết của Bác.

Bài thơ Cảnh khuya là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt cực hay, là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất của Bác. Giữa chốn rừng Việt Bắc tràn ngập ánh trăng, lòng Bác luôn thao thức vì nỗi nước nhà. Đó là nét đẹp riêng của bài thơ, cảm hứng thiên nhiên nhiên chan hoà trong lòng yêu nước sâu sắc. Thương dân, lo cho nước, yêu trăng... như dẫn hồn ta vào giấc mộng đẹp. Đọc thơ Bác giúp ta càng biết ơn, yêu kính Bác -Hồ hơn.

 

 

Bạn tự làm hay sao

4. Đọc hai đoạn văn sau:- Đoạn 1:Câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là bài học vô cùng sâu sắc và quý báu về lòng biết ơn. Vậy "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là gì? Có thể thấy câu tục ngữ có hai lớp nghĩa. Trước hết là lớp nghĩa đen: “ăn quả” là hành động sử dụng trái quả có sẵn, “kẻ trồng cây” là người trồng trọt và chăm bón cây đó cho ta quả ngọt. Khi ăn quả...
Đọc tiếp

4. Đọc hai đoạn văn sau:

- Đoạn 1:

Câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là bài học vô cùng sâu sắc và quý báu về lòng biết ơn. Vậy "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là gì? Có thể thấy câu tục ngữ có hai lớp nghĩa. Trước hết là lớp nghĩa đen: “ăn quả” là hành động sử dụng trái quả có sẵn, “kẻ trồng cây” là người trồng trọt và chăm bón cây đó cho ta quả ngọt. Khi ăn quả chúng ta hãy nghĩ đến người vất vả chăm bón, vun xới để cho chúng ta quả ngọt đó. Tuy nhiên, câu tục ngữ còn có lớp nghĩa sâu xa khác. Từ “ăn quả” ngầm ý muốn nói đến người được sử dụng, hưởng thụ thành quả của người khác, còn “kẻ trồng cây” ý chỉ đến người tạo ra thành quả cho người khác hưởng thụ. Câu tục ngữ muốn khuyên răn chúng ta khi được hưởng một thành quả nào đó trong cuộc sống phải nhớ đến công lao của những người tạo ra thành quả đó, phải biết đền ơn người đó giúp đỡ mình chớ nên vong ân bội nghĩa, qua cầu rút ván. Vậy tại sao lại phải có lòng biết ơn trong cuộc sống này? Có thể thấy trong đời sống tự nhiên và xã hội không có một điều gì là không có nguồn gốc. Mọi sự vật, hiện tượng trên đời đều có mối quan hệ ràng buộc, tác động qua lại lẫn nhau. Chẳng hạn như cây mọc được nhờ đất, đất lại cần có cây tô điểm... Bởi vậy, biết ơn là cách chúng ta giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau. Biết ơn chính là hành động đẹp, một nghĩa cử đẹp mà cha ông ta đã đúc kết, lưu truyền từ bao đời nay. Lòng biết ơn là tình cảm xuất phát từ lòng trân trọng công sức lao động của người khác. Nó cũng là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội nhân ái, đoàn kết. Nếu không có lòng biết ơn, sống vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, sống thù hằn, cơ hội, ăn bám vào gia đình và xã hội.

-            Đoạn 2:

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là đạo lý biết ơn tốt đẹp từ xưa đến nay của nhân dân Việt Nam được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày. Nhà nhà đều thờ tổ tiên, vào ngày giỗ tổ tiên, các thành viên trong gia đình sum họp lại để thắp nén nhang tưởng nhớ ông bà, cụ kị. Dân tộc ta còn có ngày mồng 10-3 âm lịch hàng năm là ngày giỗ tổ Hùng Vương. Cứ vào ngày này mọi người từ khắp nơi không quản đường xá xa xôi cùng nhau tụ về để dâng hương tưởng nhớ người đã có công dựng nước và giữ nước. Trên khắp đất nước thường có các chùa, đền thờ các bậc tiền bối, các anh hùng dân tộc của mọi thời đại. Để rồi ngày 27-7 được chọn làm ngày thương binh liệt sĩ Việt Nam để tưởng nhớ những thương binh chiến sĩ, những gia đình có công với cách mạng, những bà mẹ Việt Nam anh hùng đã hi sinh hạnh phúc, hi sinh bản thân mình để bảo vệ tổ quốc. Để nhớ ơn các thầy cô giáo, những người đã có công gieo trồng mầm non đất nước. Ngày 20- 11 được chọn làm ngày nhà giáo Việt Nam. Còn để nhớ ơn những người đã giúp đỡ và cứu sống và chữa bệnh cho mọi người thì ngày 27-2 được chọn làm ngày thầy thuốc Việt Nam… Còn rất nhiều rất nhiều những hành động ân nghĩa của nhân dân ta đối với thế hệ đi trước.

trong hai đoạn văn trên, đoạn nào sử dụng phép lập luận chứng minh? Đoạn nào dùng phép lập luận giả thích? Vì sao?

2
20 tháng 3 2020

Đoạn 1 sử dụng phép lập luận giải thích - vì đưa ra những lí lẽ để thuyết phục.

Đoạn 2 sử dụng phép lập luận chứng minh vì đưa ra các dẫn chứng thể hiện truyền thống biết ơn của dân tộc.

21 tháng 3 2020

Đoạn 1: Luận giải thích vì nó dùng những lí lẽ để thuyết phục: VD: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là bài học sâu sắc về lòng bt ơn. Nghĩa đen, nghĩa trắng,...

Đoạn 2: Luận chứng minh vì đưa ra những dẫn chứng thể hiện truyền thống dân tộc: VD: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là đạo lý bt ơn tốt đẹp từ xưa đến nay của n.dân VN.....

FIGHTING#

4. Đọc hai đoạn văn sau:- Đoạn 1:Câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là bài học vô cùng sâu sắc và quý báu về lòng biết ơn. Vậy "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là gì? Có thể thấy câu tục ngữ có hai lớp nghĩa. Trước hết là lớp nghĩa đen: “ăn quả” là hành động sử dụng trái quả có sẵn, “kẻ trồng cây” là người trồng trọt và chăm bón cây đó cho ta quả ngọt. Khi ăn quả...
Đọc tiếp

4. Đọc hai đoạn văn sau:

- Đoạn 1:

Câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là bài học vô cùng sâu sắc và quý báu về lòng biết ơn. Vậy "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là gì? Có thể thấy câu tục ngữ có hai lớp nghĩa. Trước hết là lớp nghĩa đen: “ăn quả” là hành động sử dụng trái quả có sẵn, “kẻ trồng cây” là người trồng trọt và chăm bón cây đó cho ta quả ngọt. Khi ăn quả chúng ta hãy nghĩ đến người vất vả chăm bón, vun xới để cho chúng ta quả ngọt đó. Tuy nhiên, câu tục ngữ còn có lớp nghĩa sâu xa khác. Từ “ăn quả” ngầm ý muốn nói đến người được sử dụng, hưởng thụ thành quả của người khác, còn “kẻ trồng cây” ý chỉ đến người tạo ra thành quả cho người khác hưởng thụ. Câu tục ngữ muốn khuyên răn chúng ta khi được hưởng một thành quả nào đó trong cuộc sống phải nhớ đến công lao của những người tạo ra thành quả đó, phải biết đền ơn người đó giúp đỡ mình chớ nên vong ân bội nghĩa, qua cầu rút ván. Vậy tại sao lại phải có lòng biết ơn trong cuộc sống này? Có thể thấy trong đời sống tự nhiên và xã hội không có một điều gì là không có nguồn gốc. Mọi sự vật, hiện tượng trên đời đều có mối quan hệ ràng buộc, tác động qua lại lẫn nhau. Chẳng hạn như cây mọc được nhờ đất, đất lại cần có cây tô điểm... Bởi vậy, biết ơn là cách chúng ta giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau. Biết ơn chính là hành động đẹp, một nghĩa cử đẹp mà cha ông ta đã đúc kết, lưu truyền từ bao đời nay. Lòng biết ơn là tình cảm xuất phát từ lòng trân trọng công sức lao động của người khác. Nó cũng là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội nhân ái, đoàn kết. Nếu không có lòng biết ơn, sống vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, sống thù hằn, cơ hội, ăn bám vào gia đình và xã hội.

-            Đoạn 2:

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là đạo lý biết ơn tốt đẹp từ xưa đến nay của nhân dân Việt Nam được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày. Nhà nhà đều thờ tổ tiên, vào ngày giỗ tổ tiên, các thành viên trong gia đình sum họp lại để thắp nén nhang tưởng nhớ ông bà, cụ kị. Dân tộc ta còn có ngày mồng 10-3 âm lịch hàng năm là ngày giỗ tổ Hùng Vương. Cứ vào ngày này mọi người từ khắp nơi không quản đường xá xa xôi cùng nhau tụ về để dâng hương tưởng nhớ người đã có công dựng nước và giữ nước. Trên khắp đất nước thường có các chùa, đền thờ các bậc tiền bối, các anh hùng dân tộc của mọi thời đại. Để rồi ngày 27-7 được chọn làm ngày thương binh liệt sĩ Việt Nam để tưởng nhớ những thương binh chiến sĩ, những gia đình có công với cách mạng, những bà mẹ Việt Nam anh hùng đã hi sinh hạnh phúc, hi sinh bản thân mình để bảo vệ tổ quốc. Để nhớ ơn các thầy cô giáo, những người đã có công gieo trồng mầm non đất nước. Ngày 20- 11 được chọn làm ngày nhà giáo Việt Nam. Còn để nhớ ơn những người đã giúp đỡ và cứu sống và chữa bệnh cho mọi người thì ngày 27-2 được chọn làm ngày thầy thuốc Việt Nam… Còn rất nhiều rất nhiều những hành động ân nghĩa của nhân dân ta đối với thế hệ đi trước.

trong hai đoạn văn trên, đoạn nào sử dụng phép lập luận chứng minh? Đoạn nào dùng phép lập luận giả thích? Vì sao?

1
19 tháng 3 2020

Đoạn 1 phép lập luận giải thích.

Đoạn 2 phép lập luận chứng minh.

Nhận xét bài này:Chứng minh nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống trong đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”.                                                                                             Bài làm:           Nhân dân Việt Nam ta không chỉ là một dân tộc anh hung, mà còn là một dân tộc có đầy đủ lễ nghĩa, gia giáo mà tất cả mọi người trên thế giới đều nể...
Đọc tiếp

Nhận xét bài này:

Chứng minh nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống trong đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”.

                                                                                             Bài làm:

           Nhân dân Việt Nam ta không chỉ là một dân tộc anh hung, mà còn là một dân tộc có đầy đủ lễ nghĩa, gia giáo mà tất cả mọi người trên thế giới đều nể phục. Từ xưa đến nay, nhân dân ta luôn sống trong nhưng tình cảm cao quý của con người. Một trong số đó là lòng biết ơn. Và để cho mọi thế hệ sau này đều có lòng biết ơn, nhân dân ta đã đúc kết thành kinh nghiệm qua những câu tục ngữ truyền miệng. “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Uống nước nhớ nguồn”. Tuy có khác nhau về con chữ song cả hai câu tục ngữ đều diễn đạt một chân lí – đó là lòng biết ơn. Khi ta ăn một quả ngon ngọt, ta phải ghi nhớ công ơn của người đã trồng nên nó, người đã bỏ mồ hôi công sức, tiền bạc và thời gian của mình để làm ra những quả ấy. Tương tự như vậy, khi ta uống nước, ta phải biết nó từ đâu mà có, tức là phải biết được cội nguồn dòng nước, biết ơn vì đã góp phần nuôi sống chúng ta. Khi ta hình tượng hoá những câu tục ngữ ấy lên, dễ dàng ta thấy được ý nghĩa to lớn của nó. Vì thế, người Việt Nam ta thường tổ chức các lễ hội để tưởng nhớ công ơn của các vị vua Hùng, các vị tướng, những người có công với cách mạng… Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba. Dù cho có đi đâu về đâu, cứ đến ngày mùng mười tháng ba âm lịch, hàng triệu người Việt Nam lại đi về Đền Hùng ở Phú Thọ để viếng và tưởng nhớ công ơn của các vị vua Hùng – những người đã có công dựng nước. Lòng biết ơn đó được hiện thực hoá bằng cách chung tay xây dựng Tổ quốc, Bác Hồ từng nói: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Những đền thờ, miếu mạo thờ các vị tướng có công đánh đuổi giặc ngoại xâm cũng được xây dựng khắp nơi trên đất nước. Lòng biết ơn của người dân ta lại thể hiện ở một khía cạnh khác, đó không chỉ là vật chất mang đi lễ, mà còn là tấm lòng biết ơn vô bờ đến những người đã gìn giữ và bảo vệ tổ quốc thân yêu. Đến ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2, mọi người đều gửi những lời chúc hay những món quà lưu niệm coi như tưởng nhớ công ơn của những người được coi là “thiên thần áo trắng” – những người đã chữa bệnh cho mọi người. Hay ngày 27/7, ngày thương binh liệt sĩ, ngày mà tất cả mọi người đều tưởng nhớ công ơn các anh hung liệt sĩ. Bằng những hành động thiết thực như thăm hỏi thương binh, Mẹ Việt Nam Anh hùng, viếng mộ liệt sĩ… tất cả mọi người đều bày tỏ được lòng biết ơn của mình. Không nói chi xa vời, ngay những ngày giỗ hay dịp Tết hằng năm, người Việt Nam ta cũng thể hiện lòng biết ơn đối với những người lớn trong dòng họ của mình bằng cách tổ chức giỗ, đi tảo mộ, thắp nén hương cho ông bà cũng đủ để thể hiện lòng tôn kính, biết ơn đối với những thế hệ đi trước. Gần nhất với học sinh là ngày 20/11. Như mọi người cũng thấy,vào ngày 20/11,cả nước ta lại rộn ràng trong không khí hân hoan mừng ngày nhà giáo. Những bó hoa tươi thắm,những lời chúc hay những nụ hôn đến từ người học trò, là 1 biểu hiện vô cùng rõ ràng về lòng biết ơn những người lái đò đã đưa thế hệ trẻ vươn xa,sánh vai các cường quốc năm châu mà rộng ra là thể hiện truyền thống nhớ ơn ,biết ơn của dân tộc ta.Những nghĩa cử cao quý trên,tuy khác nhau nơi việc làm,nhưng đều thể hiện rõ dân tộc Việt Nam là 1 dân tộc luôn có lòng biết ơn. Những phong tục, lễ hội truyền thống ấy đã góp phần làm nên một truyền thống tốt đẹp mà nhân dân Việt Nam ta đã gìn giữ từ ngàn đời nay – lòng biết ơn. Vì thế, chúng ta phải ra sức giữ gìn, bảo vệ và phát huy truyền thống ấy. Hiện thực hoá những điều ấy lên để đất nước ngày càng chan hoà, giàu đẹp và văn minh.

8
27 tháng 2 2018

Hay đấy. Cậu tự làm ak

27 tháng 2 2018

Hay lắm.Cắn vú tớ ko?

Câu 1: yếu tố Hán Việt là gì? Từ Hán Việt là gì? Từ ghép Hán Việt cómấy loại, đó là những loại nào ?Câu 2: Từ đồng âm là gì? Phân biệt sự giống và khác nhau giữa từ đồng âm và từnhiều nghĩa? Lấy ví dụ để chứng minh.Câu 3: tìm các lỗi sai trong các câu sau , cho biết nhân sai và sửa lại a. Nhìn thấy tôi, nó cười tôi rất tươi b. Bằng hình tượng Từ Hải đã nói lên phòng trào...
Đọc tiếp

Câu 1: yếu tố Hán Việt là gì? Từ Hán Việt là gì? Từ ghép Hán Việt có

mấy loại, đó là những loại nào ?

Câu 2: Từ đồng âm là gì? Phân biệt sự giống và khác nhau giữa từ đồng âm và từ

nhiều nghĩa? Lấy ví dụ để chứng minh.

Câu 3: tìm các lỗi sai trong các câu sau , cho biết nhân sai và sửa lại

a. Nhìn thấy tôi, nó cười tôi rất tươi

b. Bằng hình tượng Từ Hải đã nói lên phòng trào nông dân khởi ngĩa chống

chế độ phong kiến

c.Qua tác phẩm 'Chí Phèo' cho ta thấy thân phận của người nông dân trong

xã hội nửa thực dân phong kiến

Câu 4: Đọc và chho biết nghĩa của từ 'chiều' trong các câu sau:

a. Tôi đi học thêm vào chiều thứ 2 hàng tuần

b. Mẹ rất chiều hai chị en tôi

c. Chiều rộng của sân chơi khoảng 10m

?Vì sao nghĩa của 3 từ 'chiều' trên giống hoặc khác nhau

3
8 tháng 11 2016

Ai vào giúp Trần Khai Phong nhanh giùm đi,em cũng cần coi để mai kt gấp T.T

11 tháng 11 2016

C2: - Từ đồng âm:Là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa

1,Tìm dẫn chứng , luận điểm cho minh nhá. Chỉ cần copy ra là được!Ca dao không những là tiếng nói của khối óc mà chủ yếu còn là tiếng nói trái tim của nhân dân ta. Thật vậy, trong hàng ngàn năm sống, làm việc và chiến đấu đã qua, cha ông ta đã bày tỏ tình cảm buồn vui của mình trong vô vàn câu ca dao gợi cảm. Qua đó, chúng ta cảm nhận được nhữngtình cảm thiết tha và cao quý của người...
Đọc tiếp

1,Tìm dẫn chứng , luận điểm cho minh nhá. Chỉ cần copy ra là được!hihi

Ca dao không những là tiếng nói của khối óc mà chủ yếu còn là tiếng nói trái tim của nhân dân ta. Thật vậy, trong hàng ngàn năm sống, làm việc và chiến đấu đã qua, cha ông ta đã bày tỏ tình cảm buồn vui của mình trong vô vàn câu ca dao gợi cảm. Qua đó, chúng ta cảm nhận được nhữngtình cảm thiết tha và cao quý của người Việt Nam mình thật rõ rệt. Đầu tiên, tiếng nói trái tim ấy thể hiện khá sinh động tình yêu quê hương đất nước của cha ông ta. Đó là niềm tự hào, gắn bó kháng khít với bao danh lam thắng cảnh của nơi chôn nhau cắt rốn. Điều này dễ hiểu.

Thời xưa, điều kiện đi lại khó khăn, hiểu biết của mỗi người đều có hạn, ít ai hình dung được hết một dải gấm vóc non sông trải dài từ Bắc chí Nam của đất nước mình. Do vậy, mỗi người, ai cũng gắn bó máu thịt với làng mạc quê hương, ruộng lúa, bờ tre, ngọn rau, tấc đất của mình. Chính vì lẽ đó mà người dân xứ Lạng tự hào:

Đồng Đăng có phố Kì Lừa  … Bỏ công bác mẹ sinh thành ra em.

Người con của mảnh đất xứ Nghệ cũng hãnh diện về quê hương mình:

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh 

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.

Xưa kia hay ngay cả bây giờ, trong hàng triệu người Việt Nam, có biết bao người chưa một lần đặt chân đến Kinh kì (Đông Đô, Thăng Long, Hà Nội), mảnh đất trái tim Tổ quốc. Thế nhưng ai lại không xúc động tâm hồn khi nghe thấy những lời ca thắm thiết:

Gió đưa cành trúc la đà 

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

Dù yêu một cây đa bến nước vô danh, hay yêu bức “họa đồ” của một vùng “non xanh nước biếc” hữu danh nào đó, thì đây cũng là khởi điểm của tình yêu đất nước, là tình cảm cao quý, thiêng liêng đối với hồn thiêng sông núi Việt Nam. Chính từ tình yêu cao cả ấy mà mỗi người Việt Nam xác định được một thái độ tình cảm đúng đắn, đối xử thân ái với nhau, “chị ngã em nâng”, “lá lành đùm lá rách”, hỗ trợ nhau trong hoàn cảnh ngặt nghèo. Khi ấy, lòng yêu nước thể hiện ra ở tình cảm đồng bào máu thịt:

Bầu ơi thương lấy bí cùng 

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

Bầu và bí tuy là khác giống, nhưng vẫn mang nặng nghĩa chị tình em, vì cùng sinh trưởng chung trên một giàn. Con người đâu khác. Tuy nguồn gốc, hoàn cảnh và địa vị xã hội khác nhau, nhưng mọi người vẫn tồn tại trong cùng chung một đất nước. Trong quá trình dài lâu sống chung với nhau như thế, tình cảm hình thành, phát triển, trong ngôn ngữ Việt Nam chúng ta có từ đồng bào để chỉ “người trong một nước”. Từ đó, một câuca dao đầy gợi cảm đã nảy sinh từ nghìn xưa, đến nay ai ai cũng nhớ nằm lòng:

 

Qua ca dao, người bình dân Việt Nam đã thể hiện được những tình cảm thiết tha và cao quý của mình

Nhiễu điều phủ lấy giá gương  

Người trong một nước phải thương nhau cùng. 

Trong ca dao Việt Nam, tình yêu đất nước đồng bào thiết tha, nồng thắm bao nhiêu thì tình cảm gia đình càng thiết tha nồng thắm bấy nhiêu. Điều này đã rõ. Gia đình từ nghìn xưa vốn là đơn vị cơ bản của đất nước. Gia đình thuận hòa, êm ấm là góp phần làm nên một xã hội phồn vinh hạnh phúc. Ai cũng biết trong tình cảm gia đình, cao quý nhất là tình cảm của con cái đối với các bậc sinh thành. Ca dao có biết bao câu tuyệt đẹp về mối quan hệ này:

Công cha như núi Thái Sơn 

…Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Đặc biệt, ca dao có những câu tuyệt đẹp về tình cảm mẹ con:

Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa , 

 

Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương. 

Vì thế, khi chia xa, phải rời mẹ, có người con nào không khỏi bâng khuâng đau xót:

Chiều chiều chim vịt kêu chiều  

Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau. 

Trân trọng tình cảm gia đình, nhân dân ta đề cao tình yêu vợ chồng gắn bó nồng thắm, thủy chung. ‘“Thuận vợ thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn”. Cả trong cảnh ngộ đói nghèo, khổ cực, người bình dân vần yêu đời: Râu tôm nấu với ruột bầu  Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon. Bởi lẽ họ nghĩ là:

Thà rằng ăn bát cơm rau

Còn hơn cá thịt nói nhau nặng lời.

Trong cuộc sống, nhân dân phải làm việc vất vả, thường xuyên va chạm với biết bao trở ngại chông gai, hiểm nguy, cùng cực, nhưng từ nghìn xưa, người lao động vẫn luôn giữ được lòng son sắt với cuộc đời. Có gì nhọc nhằn hơn công việc một nắng hai sương, dầm mưa dãi gió, để mong sao có được “dẻo thơm một hạt”. Thế mà họ làm nên đươc bao khúc hòa ca lao động:

Trên đồng cạn dưới đồng sâu  

Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa. 

Mỗi thành viên một việc làm, kể cả con trâu nữa chứ! Đủ thấy đối với nhà nông, thật đúng “con trâu là đầu cơ nghiệp”, nên được họ yêu thương biết mấy. Thử nghe lời họ thủ thỉ với con trâu:

Trâu ơi! Ta bảo trâu này  

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta  

Cấy cày vốn nghiệp nông gia  

Ta đây, trâu đấy, ai mà quản công  

Bao giờ cây lúa còn bông  

Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.

Gắn bó khăng khít với thiên nhiên, hơn ai hết, người nông dân yêu mến, hãnh diện trước bức tranh thiên nhiên hào phóng, tươi đẹp, có cả phần xương máu, mồ hôi của cha ông bao đời, của cả chính mình góp phần tô điểm:

Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát 

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng bát ngát mênh mông 

Thân em như chẽn lúa đòng  

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.  

Chính lòng yêu đời, niềm lạc quan, đã giúp người lao động vượt lên mọi gian khổ nhọc để vui sống, vững tin:

Công lênh chẳng quản bao lâu 

Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng.

Cho dầu phải lâm vào cảnh đời đau thương tủi cực, phải lỡ bước sa chân, người nông dân hướng thiện, trước sau vẫn giữ vẹn một tấm lòng nhân hậu thủy chung, nào khác con cò trong câu ca dao gợi cảm: dù chết vẫn muốn được chết trong sạch, thanh cao:

Có xáo thời xáo nước trong  

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.

Bởi vậy, có người so sánh vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân với hoa sen:

Nhụy vàng bông trắng lá xanh  

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Là phương tiện để bày tỏ tiếng nói trái tim, nói chung, ca dao đã thể hiện khá sinh động, tuy chưa phải là đầy đủ và toàn diện những sắc thái tình cảm thiết tha và cao quý của nhân dân lao động, nhưng cũng đủ cho ta thấy một đời sống tinh thần phong phú, đa dạng của những người đã sản sinh ra nó. Ngày nay đọc lại, ai cũng thấy ngoài giá trị nghệ thuật văn chương, ca dao còn có giá trị nhân văn to lớn.

1
7 tháng 8 2016

Luận điểm:-Ca dao không những là tiếng nói của khối óc mà chủ yếu còn là tiếng nói trái tim của nhân dân ta. Thật vậy, trong hàng ngàn năm sống, làm việc và chiến đấu đã qua, cha ông ta đã bày tỏ tình cảm buồn vui của mình trong vô vàn câu ca dao gợi cảm. Qua đó, chúng ta cảm nhận được nhữngtình cảm thiết tha và cao quý của người Việt Nam mình thật rõ rệt.

                   - Chính từ tình yêu cao cả ấy mà mỗi người Việt Nam xác định được một thái độ tình cảm đúng đắn, đối xử thân ái với nhau, “chị ngã em nâng”, “lá lành đùm lá rách”, hỗ trợ nhau trong hoàn cảnh ngặt nghèo

                      -Qua ca dao, người bình dân Việt Nam đã thể hiện được những tình cảm thiết tha và cao quý của mình

                   -Trong ca dao Việt Nam, tình yêu đất nước đồng bào thiết tha, nồng thắm bao nhiêu thì tình cảm gia đình càng thiết tha nồng thắm bấy nhiêu. Điều này đã rõ. Gia đình từ nghìn xưa vốn là đơn vị cơ bản của đất nước. Gia đình thuận hòa, êm ấm là góp phần làm nên một xã hội phồn vinh hạnh phúc. Ai cũng biết trong tình cảm gia đình, cao quý nhất là tình cảm của con cái đối với các bậc sinh thành

                     -Trân trọng tình cảm gia đình, nhân dân ta đề cao tình yêu vợ chồng gắn bó nồng thắm, thủy chung. ‘“Thuận vợ thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn”. Cả trong cảnh ngộ đói nghèo, khổ cực, người bình dân vần yêu đời: Râu tôm nấu với ruột bầu  Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon.

                           -Trong cuộc sống, nhân dân phải làm việc vất vả, thường xuyên va chạm với biết bao trở ngại chông gai, hiểm nguy, cùng cực, nhưng từ nghìn xưa, người lao động vẫn luôn giữ được lòng son sắt với cuộc đời. Có gì nhọc nhằn hơn công việc một nắng hai sương, dầm mưa dãi gió, để mong sao có được “dẻo thơm một hạt”. 

                     -Gắn bó khăng khít với thiên nhiên, hơn ai hết, người nông dân yêu mến, hãnh diện trước bức tranh thiên nhiên hào phóng, tươi đẹp, có cả phần xương máu, mồ hôi của cha ông bao đời, của cả chính mình góp phần tô điểm:

                      -Chính lòng yêu đời, niềm lạc quan, đã giúp người lao động vượt lên mọi gian khổ nhọc để vui sống, vững tin:

                       -Cho dầu phải lâm vào cảnh đời đau thương tủi cực, phải lỡ bước sa chân, người nông dân hướng thiện, trước sau vẫn giữ vẹn một tấm lòng nhân hậu thủy chung, nào khác con cò trong câu ca dao gợi cảm: dù chết vẫn muốn được chết trong sạch, thanh cao

                      -Là phương tiện để bày tỏ tiếng nói trái tim, nói chung, ca dao đã thể hiện khá sinh động

Phần còn lại là dẫn chứng để Cm cho luận điểm

7 tháng 8 2016

Bạn có thể chỉ ra cho mình luận cứ được ko

ĐỀ BÀI : Biểu cảm về một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường Luật Bài làm :Hồ Xuân Hương nổi tiếng là một nữ thi sĩ tài hoa với nhiều tác phẩm thơ văn viết bằng chữ Nôm cùng phong cách tuyệt diệu hiếm thấy nên bà được mệnh danh là "Bà Chúa Thơ Nôm" . Sống trong xã hội phong kiến mục ruỗng bấy giờ , bà đã sáng tác nên bài thơ Bánh Trôi Nước như là tiếng nói chung của mọi người...
Đọc tiếp

ĐỀ BÀI : Biểu cảm về một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường Luật

Bài làm :

Hồ Xuân Hương nổi tiếng là một nữ thi sĩ tài hoa với nhiều tác phẩm thơ văn viết bằng chữ Nôm cùng phong cách tuyệt diệu hiếm thấy nên bà được mệnh danh là "Bà Chúa Thơ Nôm" . Sống trong xã hội phong kiến mục ruỗng bấy giờ , bà đã sáng tác nên bài thơ Bánh Trôi Nước như là tiếng nói chung của mọi người phụ nữ . Dưới ngòi bút tinh tế và điêu luyện , nàng Xuân Hương đã mượn một chất liệu dân gian quen thuộc - chiếc bánh trôi nước để khắc họa lên vẻ đẹp về hình thể lẫn phẩm chất son sắt , cũng như niềm phẫn uất số phận lênh đênh , phụ thuộc của "phận đàn bà" trong xã hội xưa.
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Mở đầu bài thơ , Xuân Hương có viết :
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Mở đầu bài bằng cụm từ "thân em" quen thuộc nhưng nhà thơ lại đùng để nói đến chiếc bánh trôi , một thứ bánh dân gian quen thuộc mà từ người nông thôn đến thành thị ai cũng biết . Một cách khởi đầu bài thật độc đáo ! Chiếc bánh trôi ấy hiện lên với một vẻ đẹp xinh xắn và tinh khiết làm sao . Câu thơ vang lên như chan chứa bao niềm tự hào của người phụ nữ về nhan sắc trời cho “vừa trắng lại vừa tròn” . Không những ca ngợi nhan sắc mỹ miều , hình thể hấp dẫn mà lời thơ còn khẳng định tâm hồn đức hạnh bên trong , cái khiêm nhường duyên dáng của người phụ nữ . Thật là thú vị là hình ảnh chiếc bánh trôi đã được tác giả nhân hóa tài tình , mượn vật để bày tỏ tiếng lòng của mình . Thơ của Xuân Hương thât tự nhiên và đa nghĩa
Bảy nổi ba chìm với nước non
Nhưng ngẫm nghĩ mà xem , những chiếc bánh trôi nước ấy thật là đáng thương làm sao ! Trong suốt cuộc đời , chiếc bánh trôi ấy phải bao lần "phiêu dạt" trong nồi nước sôi lênh đênh , lúc chìm , lúc nổi cũng chỉ để dâng cho đời một món bánh vừa ngon vừa đẹp mắt . Nhà thơ thật tài tình khi mượn thành ngữ "Bảy nôi ba chìm" để nói lên cuộc đời lênh đênh , lắm gian truân đối với người phụ nữ . Cũng phải thôi , vì trong xã hội phong kiến "Trọng nam khinh nữ" ấy , người phụ nữ luôn bị coi thường , hành hạ , bóc lột thê thảm và vô tình vùi dập biết bao người con gái tài hoa mà bạc phận . Đọc câu thơ , em lại tự hỏi : "Một người phụ nữ xinh đẹp , phúc hậu như thế tại sao phải chịu kiếp sống đọa đày ? Tại sao lại để bao gian lao , cực khổ , bắt người phụ nữ nhỏ bé ấy gánh lấy ?" Câu thơ trùng xuống như tiếng than thở , tiếng ức ức của người phụ nữ trong xã hội phong kiến đương thời thật buồn biết bao !
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Xã hội phong kiến đương thời thật bất công khi chà đạp , cướp đoạt quyền sống hạnh phúc của người phụ nữ . Họ luôn phải chịu sự trói buộc và mất tự do trong việc định đoạt cuộc sống cũng như mưu cầu hạnh phúc . Vây chẳng khác gì chiếc bánh trôi nước kia , đẹp hay xấu , rắn hay nát đều phụ thuộc vào tay thợ làm bánh . Người xưa cũng có câu : "Tại gia tòng phụ, xuất giá tỏng phu, phu tử tòng tử” . Lúc kẻ nhà thì phải lệ thuộc vào cha , cha có sai bảo gì chẳng dám làm trái . Khi lập gia thất , phải phụng dưỡng chồng , cũng chẳng dám trái lời . Mai đây chồng chết , thân gái yếu ớt phải sống nương tựa vào con trai . Trên đời này làm gì có quan niệm vô lý đến thế ! Thật đau xót biết chừng nào , ngẫm nghĩ mà thấy thương cho thân phận bèo bọt của người phụ nữ xưa . Vậy chế độ phong kiến thối nát ấy chẳng khác gì là chiếc gông cùm đang trói buộc bao "kiếp hồng nhan" . Với giọng thơ chua xót pha lẫn uất ức , bà Hồ Xuân Hương đã phê phán xã hội phong kiến mục ruỗng bấy giờ
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Mặc dù phải sống trong sự lệ thuộc nhưng họ vẫn luôn kiên trinh, khẳng định được vẻ đẹp thanh tao , phẩm chất cao quý của người phụ nữ . Cũng giống như chiếc bánh trôi nước vậy đấy , tuy lắm lần "chìm nổi" với nước non và rắn hay nát , khô hay nhão thì chiếc bánh ấy vẫn luôn giữ được nhân hồng son , ngọt lim . Thật là một hình ảnh ẩn dụ tiêu biểu ! Người phụ nữ đã ý thức rất rõ về cuộc sống và phẩm giá của mình . Dẫu ở trong hoàn cảnh cực khổ , bị nhào nặn , xô đẩy thì người phụ nữ ấy vẫn luôn giữ vẹn tấm lòng son sắt , thủy chung . Một hình ảnh đẹp đến nhường thế làm sao mà quên được ! Hình ảnh ấy làm cho tâm hồn em xao xuyến , rung động trước vẻ đẹp tâm hồn , sự duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam qua bao thế hê . Câu thơ cuối như thổi phồng niềm kiêu hãnh , khăng khái tự hào về phẩm chất cũng như lời thách đố đầy bản lĩnh của Bà Chúa Thơ Nôm đối với xã hội phong kiến đương thời .
Bài thơ "Bánh trôi nước" là một tác phẩm tuyệt vời của bà Hồ Xuân Hương . Bài thơ như ẩn chứa biết bao ngậm ngùi về thân phận nhưng vượt lên trên tất cả lời khẳng định phẩm giá đầy kiêu hãnh : dù chịu bao dèm pha , bao nỗi khó nhọc nhưng tấm lòng son sắt , thủy chung của người phụ nữ vẫn không bao giờ thay đổi . Qua bài thơ này , em càng yêu mến , cảm phục bà Hồ Xuân Hương về sự cá tính , quyết không khiêm nhường để đòi lại giá trị của người phụ nữ . Bài thơ đã để lại một dấu ấn sâu nặng trong tâm hồn em

[Mọi người nhận xét giúp mình về bài làm nhé ! Các bạn có thể cho điểm luôn được không (để mình tham khảo ấy mà !) Mong các bạn hãy giúp đỡ mình ]

2
25 tháng 11 2016

Tạm ổn bạn ạ. phần kết bạn có thể lấy ở ý nghĩa trong SGK.Nếu được thì mk cho bạn 8,5 bài này

25 tháng 11 2016

Cám ơn bạn rất nhiều ^^

Từ xưa đến nay, đạo đức luôn đóng một vai trò rất quan trọng đối với mỗi chúng ta, nó thể hiện phần nào nhân cách và phẩm giá của mỗi con người. Trong cuộc sống, có rất nhiều khía cạnh để ta có thể đánh giá đạo đức một con người. Trong đó có lòng biết ơn. Từ xa xưa, lòng biết ơn chính là một đạo lí sống tốt đẹp của dân tộc ta. Vì vậy, ông cha ta có câu:“Ăn quả nhớ...
Đọc tiếp

Từ xưa đến nay, đạo đức luôn đóng một vai trò rất quan trọng đối với mỗi chúng ta, nó thể hiện phần nào nhân cách và phẩm giá của mỗi con người. Trong cuộc sống, có rất nhiều khía cạnh để ta có thể đánh giá đạo đức một con người. Trong đó có lòng biết ơn. Từ xa xưa, lòng biết ơn chính là một đạo lí sống tốt đẹp của dân tộc ta. Vì vậy, ông cha ta có câu:

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Dưới hình thức rất đỗi giản dị, câu tục ngữ này là bài giáo dục về nhân cách làm người của cha ông ta, thể hiện sâu sắc truyền thống đạo lí của người Việt Nam: luôn luôn trân trọng, biết ơn người đi trước. Trước hết, ta phải hiểu về câu tục ngữ. Ở đây, “quả” chính là trái ngọt chỉ thành quả tốt đẹp mà ta được hưởng. Vậy còn kẻ trồng cây là người đã có công tạo ra quả ngọt ấy hàm ý chỉ những người làm nên thành quả tốt đẹp. Vậy, qua câu tục ngữ ta có thể hiểu rằng khi ăn một trái chín ngon ngọt thì ta phải nhớ tới những người đã đổ mồ hôi chăm sóc cho cây tới khi cây ra hoa kết trái. Qua đó, ta cũng như thấm thía hơn về một bài học làm người: khi ta được hưởng một thành quả tốt đẹp, ta phải biết ơn những người đã tạo ra nó. Từ đó ông cha ta muốn khuyên chúng ta phải biết ơn những người đã mang lại hạnh phúc cho ta như ngày hôm nay. Chúng ta được sống trong cuộc sống ấm no, hòa bình thì chúng ta phải biết rằng ai đã làm nên điều ấy.

Đúng thật vậy, tuy rằng, câu tục ngữ đã trải qua hàng trăm năm nhưng vẫn rất đúng với chúng ta ngày nay. Tại sao lại như vậy? Đã bao giờ bạn tự hỏi: Nhờ đâu mà ta được sinh ra? Đó là nhờ cha mẹ những đấng sinh thành ra chúng ta. Ca dao có câu:

“Công cha nặng lắm ai ơi

Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.”

Quả thật, ta không thể quên ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Từ khi ta sinh ra, mẹ chính là người đồng hành cùng ta, cho ta những lời khuyên quý giá, chăm sóc ta từng ngày. Còn cha là người dìu dắt, nâng bước ta đến khi ta lớn lên trưởng thành. Trong trường, thầy cô cũng chính là người mà ta mang ơn rất nặng. Thầy cô chính là người lái đò đưa ta đến bến bờ kiến thức. Ta biết rằng, những thành quả ta được hưởng ngày hôm nay không phải tự nhiên mà có được mà đó là mồ hôi,  công sức của biết bao người đã làm ra để chúng ta hưởng. Người xưa,  đã có câu:

“Ai ơi, bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần .”

Thì ra, bát gạo ta bưng mỗi ngày cũng thấm đậm vị đắng cay của những giọt mồ hôi người nông dân “hai sương một nắng, “bán lưng cho đất, bán mặt cho trời” để làm nên bông lúa chín vàng, trĩu nặng. Trong cuộc sống, chiếc áo ta mặc hay chiếc dép ta mang cũng là công sức của những người nghệ nhân khéo léo. Hay ngay cả vật nhỏ bé như chiếc tăm tre, to lớn như những công trình vĩ đại cũng từ hai bàn tay con người mà nên.

Hay mở rộng ra hơn nữa, đất nước Việt Nam ta được hòa bình như ngày hôm nay là công sức của biết bao vị anh hùng dân tộc. Chúng ta lớn lên nhờ công dựng nươc và giữ nước của tổ tiên,cha anh đi trước. Mọi thứ quanh ta: trang sách, ngòi bút, con đường đến trường, hàng cây bên đường, bài giảng của thầy cô đều ẩn chứa một sự kết tinh công sức, xương máu của bao người.

Ta biết rằng, một người có lòng biết ơn sẽ trở thành mọt con người hoàn thiện về nhân cách, được mội người tôn trọng và trở  thành người có ích trong xã hội. Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về lòng biết ơn:

“Uống nước nhớ nguồn”

Hay

“Ơn ai một chút chẳng quên”

Tuy nhiên, lòng biết ơn không chỉ được thể hiện ở lời nói mà còn ở hành động. Là người con dân Việt Nam ai mà không biết câu ca:

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”

Đối với nhân dân ta, ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm chính là dịp để ta nhớ về cội nguồn. Hay có thể kể đến ngày mùng 5 tháng 1 âm lịch là ngày chúng  nhớ đến chiến công oanh liệt của vị anh hùng Quang Trung – Nguyễn Huệ .... Để bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy hòa bình dân tộc, chúng ta đã có những việc làm rất thiết thực. Những ngôi nhà tình nghĩa được xây lên khắp nơi. Những bà mẹ Việt Nam anh hùng neo đơn được các cơ quan, trường học nhận chăm sóc. Trên đất nước, đâu đâu cũng có miếu, đài tưởng niệm để ghi nhớ công lao của các vị anh hùng ấy. Những ngôi nhà tình nghĩa được xây lên khắp nơi. Những bà mẹ Việt Nam anh hùng neo đơn được các cơ quan, trường học nhận chăm sóc.

Tóm lại, chúng ta phải có nhiệm vụ phát huy và giữ gìn đạo lí tốt đẹp này. Đó là đạo lí muôn đời mà mỗi người chũng ta phải ghi nhớ trong lòng. Đối với em, em sẽ cố gắng là con ngoan, trò giỏi để góp phần gìn giữ truyền thống tốt đẹp này.

 

7
6 tháng 5 2018

Văn bạn hay đó! Mk rất khâm phục bạn!

6 tháng 5 2018

mk cảm ơn Bùi Đặng Thu Trang