K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 8 2018

Trong cuộc sống, hầu hết những người thành đạt đều trải qua những khó khăn, sai lầm và thất bại. Họ gặp thất bại nhiều hơn người bình thường, nhưng họ lại luôn biết vươn lên, quyết tâm, kiên trì theo đuổi mục tiêu mà mình đã chọn, sau những thất bại. Còn đối với người không thành đạt thì họ lo sợ không dám thử thách, hoặc bỏ cuộc ngay sau khi bị thất bại. Chính vì thế mà bí quyết của sự thành công là biết rút ra bài học từ sự thất bại. Khi đó thất bại sẽ trở thành hạt giống của thành công sau này. Bởi trong thất bại luôn tiềm ẩn sự sáng tạo. Có thể nói ý chí và lòng quyết tâm là sinh lực của cuộc sống, là sức mạnh của tinh thần, và là tài sản tinh thần lớn nhất của con người. Những người làm nên được những sự việc phi thường đều là những người biết kiên trì đối mặt với những thách thức, khó khăn nhất. Họ dám dũng cảm dấn bước vào con đường mới mẻ và làm những việc mà họ chưa từng làm. Như đã thành một chân lý đó là: Không có sự thành công nào đạt được mà thiếu ý chí và lòng quyết tâm. Ý chí và lòng quyết tâm giúp phát huy hết tiềm năng to lớn trong mỗi con người. Bởi những người có ý chí và quyết tâm thì nghị lực của họ bao giờ cũng là vô hạn. Nếu cuộc sống bình thường khiến ta cảm thấy tẻ nhạt, thì ý chí vượt qua thử thách sẽ mang lại niềm vui và ý nghĩa chân chính cho cuộc đời ta. Khi đối diện với khó khăn thách thức, hãy tìm mọi cách để vượt qua chứ không nên tìm đường thoái lui.Thành công luôn đón chờ những ai kiên trì và quyết tâm theo đuổi đến cùng mục tiêu mà họ đã chọn. Trong cuộc đời, không phải ai cũng có được ý chí mạnh mẽ. Ý chí không tự sinh ra cùng con người mà phải hình thành qua quá trình rèn luyện từ những việc nhỏ cùng với những trải nghiệm về những bài học thành công và thất bại trong cuộc đời. Ý chí và lòng quyết tâm ở con người thể hiện từ những việc biết làm chủ bản thân. Việc khó khăn không nhất thiết là việc lớn lao, to tát mà thường chỉ là những việc rất bình thường trong sinh hoạt, nhưng lại đòi hỏi ý chí và sự kiên trì thực hiện, cụ thể như ý thức kỷ luật trong sinh hoạt, việc thực hành nếp sống lành mạnh: tập thể dục thường xuyên, ăn uống vui chơi điều độ, tránh xa những thói hư, tật xấu… Lòng quyết tâm sẽ giúp ta làm bất cứ điều gì cần thiết, loại trừ những việc làm phi pháp, để đạt được điều mình mong ước. Mỗi lần vượt qua một khó khăn, thử thách là một lần ý chí của ta được tôi luyện thêm, tích lũy thêm kinh nghiệm và khơi dậy thêm khả năng tiềm ẩn của bản thân. Tôi rất tâm đắc câu nói của một ai đó: “Người bi quan trách gió, người lạc quan hy vọng gió đổi hướng, người thực tế thì điều chỉnh cánh buồm”. Đó chính là sự khác biệt lớn nhất giữa người thành công và kẻ thất bại.Không vấp ngã trong cuộc sống là điều tốt, nhưng vấp ngã rồi mà biết đứng dậy bước tiếp đó mới là người có ý chí và quyết tâm. Vậy nên ý chí và quyết tâm là nền tảng của mọi thành công trong cuộc sống.

16 tháng 1 2022

Tham khảo:

1, Câu tục ngữ nói lên sự hiểu biết, sự tổng hợp của ông cha ta từ thời xưa. Ngay từ khi chưa có dự báo thời tiết, người xưa đã biết dùng những định luật tự nhiên để dự báo. Trời nhiều sao, không có mưa, trời ít sao, chắc chắn sẽ có mưa. Điều này dựa trên những trải nghiệm cũng như kinh nghiệm thực tế. Đến nay đây vẫn là một định luật đúng, khoa học đã có thể chứng minh. Nhờ vậy cũng có thể nói lên sự hiểu biết của cha ông ta ngay từ những ngày đầu. 

2, Không có bất cứ sự thành công nào trong cuộc sống là dễ dàng cả. Mọi thành công đều có những sự khó khăn, gian nan cản bước ta. Chính vì vậy mà con người ta cần có ý chí, nghị lực kiên cường và bền bỉ để vượt qua những sự khó khăn, gian nan ấy để tiến tới thành công. Người có ý chí, nghị lực sẽ không bao giờ chịu khuất phục trước gian nan, tự biết dứng dậy sau những vấp ngã để rút ra bài học cho bản thân tiếp tục trên con đường tiến tới thành công. Luôn biết khắc phục hản cảnh để mở đường cho chính bản thân mình. Người có ý chí, nghị lực sẽ luôn biết rèn luyện, chăm chỉ, cố gắng nỗ lực từng ngày để vươn lên bục thành công cho riêng mình. Ý chí, nghị lực sẽ giúp cho con người ta lớn hơn, trưởng thành hơn và chủ động hơn trong cuộc sống. Dù gặp khó khăn, gian nan đến mấy thì cũng tìm cách cố gắng để vượt qua. Vì vậy mà ta nên học hỏi những tấm gương có ý chí, nghị lực kiên cường tỏng cuộc sống, không được dễ dàng buông xuôi, nản chí để có thể tiến tới thành công cho riêng mình. 

15 tháng 5 2022

referko chép mạng 

Cuộc sống chưa bao giờ dễ dàng với bất cứ ai. Muốn tồn tại, phát triển và thành công, con người cần phải có nghị lực sống mạnh mẽ, kiên cường. Hiểu đơn giản, nghị lực sống chính là ý chí kiên định trước cuộc sống, không bao giờ chịu khuất phục hay giục ngã trước khó khăn, thử thách. Không bao giờ bị khuất phục trước khó khăn, thử thách. Ai cũng cần có nghị lực sống bởi chính nghị lực sống giúp bạn chiến thắng nghịch cảnh, sống một cuộc đời đầy y nghĩa. Có nghị lực sống, con người sẽ có tự tin vào bản thân và cuộc sống, làm tốt mọi công việc, lạc quan hướng đến tương lai. Chính nghị lực sống bền bỉ và ý chí kiên định giúp con người chinh phục mọi thứ, làm nên cuộc sống tươi đẹp. Không có nghị lực sống, ngay cả những việc làm đơn giản nhất cũng không thể hoàn thành, tinh thần bi quan, sợ hãi, sống cuộc đời hèn kém. Nghị lực sống không phải là thứ sẵn có mà là năng lực cần phải rèn luyện. Kiên định ý chí, giữ vững lập trường, kỉ luật cao, không bao giờ né tránh hay lùi bước trước khó khăn thử thách, xông xáo làm việc, cống hiến sức mình trong công việc sẽ giúp bạn có nghị lực sống vững mạnh. Nghị lực sống là điều cần có để con người hướng đến sống một cuộc đời trọn vẹn. Không thể có một cuộc sống trọn vẹn mà thiếu nghị lực sống. Chính nghị lực sống là yếu tố giúp ta vượt qua khó khăn, trở ngại, đứng vững giữa cuộc đời và làm được nhiều điều hữu ích. Thiếu đi nghị lực sống, con người dễ bị khuất phục và sớm bị loại bỏ.

15 tháng 5 2022

;-;

9 tháng 8 2019

a. Văn bản đã cho là một văn bản nghị luận. Tác giả bàn đến vấn đề tập thói quen tốt, loại bỏ những thói quen xấu trong đời sống hàng ngày.

b. Tác giả đề xuất ý kiến: "Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội"

- Các câu văn thể hiện ý kiến trên là:

    + Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa.

    + Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

- Các lí lẽ và dẫn chứng:

    + Trong cuộc sống, có thói quen tốt (dẫn chứng: dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách...) và có thói quen xấu;

    + Cái gì đó mà thành thói quen thì rất khó sửa;

    + Thói quen xấu sẽ gây hại đến cộng đồng, tác động tiêu cực đến môi trường sống;(Dẫn chứng: Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự; vứt rác bừa bãi, ...)

    + Hãy tự xem lại mình để loại bỏ thói quen xấu, tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

c. Vấn đề mà bài viết trên bàn bạc có đúng với thực tế của đời sống. Vấn đề rất có ý nghĩa đối với mọi người, đối với xã hội nhằm xây dựng một xã hội văn minh, lịch sự, có văn hoá.

a. Văn bản đã cho là một văn bản nghị luận. Tác giả bàn đến vấn đề tập thói quen tốt, loại bỏ những thói quen xấu trong đời sống hàng ngày.

 

b. Tác giả đề xuất ý kiến: "Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội"

 

- Các câu văn thể hiện ý kiến trên là:

 

    + Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa.

 

    + Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

 

- Các lí lẽ và dẫn chứng:

 

    + Trong cuộc sống, có thói quen tốt (dẫn chứng: dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách...) và có thói quen xấu;

 

    + Cái gì đó mà thành thói quen thì rất khó sửa;

 

    + Thói quen xấu sẽ gây hại đến cộng đồng, tác động tiêu cực đến môi trường sống;(Dẫn chứng: Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự; vứt rác bừa bãi, ...)

 

    + Hãy tự xem lại mình để loại bỏ thói quen xấu, tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

 

c. Vấn đề mà bài viết trên bàn bạc có đúng với thực tế của đời sống. Vấn đề rất có ý nghĩa đối với mọi người, đối với xã hội nhằm xây dựng một xã hội văn minh,

lịch sự, có văn hoá.

2 tháng 12 2018

Trong cuộc sống của chúng ta, mấy ai đạt được thành công mà không trải qua khó khăn gian khổ. Bởi đường đời có lắm chông gai chứ không bằng phẳng như ta tưởng. Nếu ta nản lòng, thiếu ý chí khi bắt tay vào việc nhất là những công việc khó khăn, to lớn thì chắc chắn ta sẽ thất bại mà thôi.   

Để nhắc nhở chúng ta bài học rèn luyện ý chí và lòng quyết tâm, ông bà ta xưa có dạy: “Chở thấy sóng cả mà ngã tay chèo”.  

Lời dạy trên ta phải hiểu và thực hiện nó ra sao?

Đọc câu tục ngữ, hình ảnh hiện ra trước mắt ta là những cuộn sóng to giữa một dòng sòng rông lớn mênh mông mà trên dòng sông đó một chiếc thuyền bé nhỏ đơn độc đang chơi vơi. Quả nhiên trước “sóng cả” này ai không lo sợ, không ngại cho số phận con thuyền, cho những người trong thuyền ây. Thường thì những làn sóng to này là nguyên nhân gây ra chết chóc, gây ra tai họa cho con người. Nhưng cũng không hẳn là thế. Bởi lẽ con người có thể chinh phục được thiên nhiên thì cũng có thể vượt được “sóng cả” này. Nếu người lái thuyền vẫn vững tay lái, tay chèo, bình tĩnh đối phó với mọi tình hình, qụyết tâm chèo để vượt qua cơn sóng cả ta tin chắc rằng con người sẽ chiến thắng. Ở đây “sóng cả" là muốn đề cập đến những việc lớn lao, khó khăn gian khổ. Đứng trước những trở ngại này ta đìtng vội nản lòng ngã chí, đừng vội “ngã tay chèo” mà phải vũng lòng, quyết tâm thì sẽ vượt qua, đi đến thắng lợi. Bài học vượt khó, kiên trì nhẫn nại cũng đã được Bác Hồ tiếp tục dạy cho các thanh niên:

Không có việc gì khó 

Chỉ sợ lòng không bền 

Đào núi và lấp biển 

Quyết chí ắt làm nên

Nghị lực, ý chí chính là bản lĩnh, là lòng quyết tâm vươn lên trong cuộc sống của mỗi con người. Phải có ý chí thì con người mới vững vàng trước thử thách phong ba. Họ cho khó khăn là trải nghiệm, xem nghịch cảnh là môi trường để rèn luyện. Qua những khó khăn đó, ý chí nghị lực sẽ được hình thành, con người mới có thể bản lĩnh, hiên ngang giữa cuộc đời. Một người có ý chí là...
Đọc tiếp

Nghị lực, ý chí chính là bản lĩnh, là lòng quyết tâm vươn lên trong cuộc sống của mỗi con người. Phải có ý chí thì con người mới vững vàng trước thử thách phong ba. Họ cho khó khăn là trải nghiệm, xem nghịch cảnh là môi trường để rèn luyện. Qua những khó khăn đó, ý chí nghị lực sẽ được hình thành, con người mới có thể bản lĩnh, hiên ngang giữa cuộc đời. Một người có ý chí là một người luôn dám đương đầu với mọi thử thách, luôn bền gan vững chí trước mọi sóng lớn gió to. Họ sống mạnh mẽ, cứng cỏi, kiên cường; thất bại không nản. Như tấm gương Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký tuy thầy bị liệt hai tay nhưng vẫn cố gằng dùng chân viết mặc dù rất đau đớn. Người có ý chí, nghị lực biết khắc phục hạn chế của bản thân, tìm ra đường đi từ ngõ cụt, biết xuyên thủng màn đêm của khó khăn để bước ra ánh sáng. Bởi thế ý chí nghị lực là sức mạnh vô hạn tận giúp người sở hữu nó chiến thắng tất cả để bước tới thành công.

1
1 tháng 3 2022

Trả lời : Báo cáo

Sau không đăng linh tinh, chả thấy bài

@congtybaocao

31 tháng 1 2020

Bạo lực học đường đã và đang là vấn đề nóng bỏng được cả xã hội quan tâm. Về khái niệm, bạo lực học đường là hành vi thô bạo, ngang ngược, sử dụng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp, gây tổn hại về cả thể chất lẫn tinh thần, diễn ra trong phạm vi trường học. Bạo lực học đường là một hiện tượng xã hội xảy ra ở nhiều nơi, nhiều cấp học, nhiều mức độ. Có những trường hợp chỉ đơn giản là đánh nhau, gây gổ, nhưng cũng có rất nhiều trường hợp xảy ra ở mức độ nghiêm trọng, tụ tập để “trả thù”, “dằn mặt” nhau bằng các loại vũ khí nguy hiểm như dao, mã tấu, gậy,… làm cho dư luận hoang mang. Không chỉ vậy, bạo lực học đường còn diễn ra trong mối quan hệ thầy và trò, thầy cô bạo hành học sinh, thậm chí còn có trường hợp học sinh đánh đập, sỉ nhục thầy cô. Nguyên nhân của hiện tượng này đến từ tâm lý học sinh háo thắng, dễ kích động, thầy cô quá căng thẳng với việc dạy học và không kiểm soát được bản thân. Bên cạnh đó, còn do học sinh bị ảnh hưởng bởi tệ nạn, thói xấu trong xã hội, cha mẹ thiếu quan tâm đến con cái, nhà trường chưa sát sao trong việc giáo dục nhân cách học sinh, giáo viên. Tất cả những điều đó đều gây ra hậu quả khôn lường về cả thể chất, tiền bạc, lẫn tinh thần. Đã có rất nhiều học sinh phải nghỉ học, chuyển trường, chuyển lớp, trầm cảm vì bị bắt nạt và bạo lực bởi các bạn học sinh khác. Có thể thấy, tình trạng bạo lực học đường đang trở thành hồi chuông cảnh báo cho toàn xã hội, mỗi chúng ta cần ý thức được nguyên nhân, hậu qủa của nó và ngăn chặn, đẩy lùi hiện tượng tiêu cực trong nhà trường này.

31 tháng 1 2020

Cảm ơn bạn nhiều .Đây là bạn tự viết hả hay gì vậy