K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 11 2017

* GIẢI THÍCH * :

-Trong công cuộc kháng chiến chống giặc Mông - Nguyên xâm lược đời Trần, Thượng tướng Trần Quang Khải đã lập được nhiều chiến công to lớn. Sau chiến thắng Hàm Tử, rồi chiến thắng Chương Dương năm 1285, trong ngày vui đất nước được giải phóng, Trần Quang Khải vinh dự đón nhà vua về kinh đô. Trên đường đi, ông đã hứng khởi sáng tác bài thơ Tụng giá hoàn kinh sư. Bài thư nguyên văn bằng chữ Hán, theo thể Đường luật ngũ ngôn tứ tuyệt, toàn bài bốn câu, mỗi câu năm tiếng tuyệt hay. Tuy tác phẩm thuộc loại biểu ý là chính, nhưng đằng sau những ý tưởng lớn lao vẫn dạt dào biết bao cảm xúc sâu lắng. Đây là khúc khải hoàn dầu tiên của dân tộc ta trong cồng cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

Trước thời đại nhà Trần, dân tộc ta từng đã nhiều lần đánh tan bọn giặc ngoại xâm. Nhưng sau những chiến công ấy, chúng ta chưa dược đọc, được nghe một tác phẩm văn chương nào viết về chiến thắng, hoan ca khúc khải hoàn. Do đó, bài thơ Phò giá về kinh của vị thượng tướng - thi sĩ không những có tính lịch sử mà còn có giá trị văn chương.

*Chúc Bạn Học Tốt* hiu

1.     Qua hai bài thơ, em có nhận xét gì về tư tưởng tình cảm của tác giả.2.     Tại sao bài thơ « Sông núi nước Nam » lại được coi là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta ? còn bài « Phò giá về kinh » là khúc ca khải hoàn ?3.     Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về hào khí chiến thắng trong bài thơ « Phò giá về kinh ». (Lập dàn ý cho đoạn văn khoảng 5 - 7 câu văn nối tiếp nhau có sử dụng một cặp...
Đọc tiếp

1.     Qua hai bài thơ, em có nhận xét gì về tư tưởng tình cảm của tác giả.

2.     Tại sao bài thơ « Sông núi nước Nam » lại được coi là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta ? còn bài « Phò giá về kinh » là khúc ca khải hoàn ?

3.     Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về hào khí chiến thắng trong bài thơ « Phò giá về kinh ». (Lập dàn ý cho đoạn văn khoảng 5 - 7 câu văn nối tiếp nhau có sử dụng một cặp quan hệ từ, gạch chân và chú thích rõ)

4.     Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về hào khí chiến thắng trong bài thơ « Sông núi nước Nam ». (Lập dàn ý cho đoạn văn khoảng 5 - 7 câu văn nối tiếp nhau có sử dụng một cặp quan hệ từ, gạch chân và chú thích rõ)

0
10 tháng 12 2016

Tụng giá hoàn kinh sưnhư một trang kí sự bằng thơ nóng hổi tính thời sự và đầy ắp sự kiện lịch sử của thời đại nhà Trần. Bài thơ tứ tuyệt này ghi lại một cách hào hùng hai chiến công vang dội của quân và dân Đại Việt vào xuân - hè năm Ất Dậu (1285): trận Hàm Tử và trận Chương Dương. Thừa thắng, quân ta tiến lên giải phóng kinh thành Thăng Long. Trần Quang Khải kể lại hào khí chiến thắng đó:

“Chương Dương cướp giáo giặc,

Hàm Tử bắt quân thù

Thái bình nên gắng sức,

Non nước ấy ngàn thu”.

Thượng tướng Trần Quang Khải là một người văn võ toàn tài, một trong những anh hùng - thi sĩ tài ba lỗi lạc thời nhà Trần. Ông là một trong những anh hùng đã đem tài thao lược chỉ huy tướng sĩ làm nên những chiến công oanh liệt Chương Dương, Hàm Tử.

Hai câu đầu ghi lại những trận thuỷ chiến dữ dội nổ ra trên chiến tuyến sông Hồng. Trận Hàm Tử diễn ra vào tháng 4 - 1285, tướng Trần Nhật Duật chém được Toa Đô. Hai tháng sau, Trần Quang Khải đại phá giặc Nguyên - Mông tại bến Chương Dương. Hàng vạn giặc bị tiêu diệt, bịbắt làm tù binh. Quân ta chiếm được nhiều chiến thuyền, vũ khí và lương thảo của quân giặc phương Bắc.

Nhà thơ đã sử dụng thủ pháp liệt kê và phép đối, làm nổi bật hai sự kiện lịch sử mang tầm chiến lược đã diễn ra tại bến đò và quan ải trọng yếu trên phòng tuyến sông Hồng. Việc sau (Chương Dương) nói trước, việc trước (Hàm Tử) kể sau: nói ít mà gợi nhiều, sức rung cảm của vần thơ rất kì diệu:

“Đoạt sáo Chương Dương độ,

Cầm Hồ Hàm Tử quan”.

Hai cụm từ: “Đoạt sáo” (cướp giáo) và “Cầm Hồ” (bắt giặc Hồ) được đặt ở vị trí đầu cầu thơ, như một trọng âm, một nốt nhấn trong khúc ca khải hoàn, đồng thời gợi tả hai cú đánh trời giáng xuống đầu quân xâm lược, Chiến công nối tiếp chiến công, quân ta đánh thắng giòn giã. Niềm vui thắng trận tràn ngập lòng người. Từ nhà vua đến tướng sĩ, từ vương hầu đến người dân, ai ai cũng hả hê, sung sướng.

Cuốn Kinh thế đại điển tự lục đời Nguyên đã ghi nhận: “Thuỷ lục đến đánh vào đại doanh, vây thành vòng, tuy chết nhiều, nhưng quân tăng thêm càng trở nên đông. Quan quân (nhà Nguyên) sớm tối đánh rất khôn đôn, thiếu thôn, khí giới đều kiệt”.

Hai chiến công ở bến Chương Dương và cửa Hàm Tử đã làm thay đổi cục diện chiến trường, quân ta từ rút lui chiến lược đã tiến lên phản công như vũ bão. Mới ngày nào, 50 vạn quân Mông cổ do Thoát Hoan cầm đầu kéo sang như sóng dữ tràn ngập bờ cõi Đại Việt. Khói lửa ngút trời kinh thành Thăng Long. Giặc từ hai phía kẹp lại như hai gọng kìm sắt, từ ải Nam Quan đánh xuống, từ Chiêm Thành đánh ra. Vận nước như ngàn cân treo sợi tóc. Nhưng với tài thao lược của Trần Quốc Tuấn và tướng sĩ, quân ta đã “lấy đoản binh chế trường trận” của quân xâm lược Thiên triều. Trận Chương Dương, Hàm Tử đại thắng. Thế cờ đảo ngược. Quân ta đánh thắng giòn giã, giáng sấm sét xuống đầu lũ giặc phương Bắc. Kinh thành Thăng Long được hoàn toàn giải phóng. Quân xâm lược bị quét sạch ra khỏi đất nước ta. Đó là những ngày tháng vinh quang của dân tộc. Mùa hè năm Ất Dậu (1285) là mùa hè mà niềm vui chiến thắng trào dâng sông núi. Câu thơ của Trần Quang Khải như một trang kí sự chân thực, hào hùng, mang phẩm vị anh hùng ca tạo nên một nét rất đẹp của bài thơ Tụng giá hoàn kinh sư.

Máu xương của ba quân, lòng quả cảm của người chiến binh, tài thao lược của tướng soái... đã góp phần làm nên chiến công Chương Dương, Hàm Tử oanh liệt. Phải là người trong cuộc, phải là nhà thơ tài hoa, Trần Quang Khải mới viết được những câu thơ hùng tráng như vậy! Tác giả Tụng giá hoàn kinh sư là một trong những thi sĩ đầu tiên của Đại Việt đã đem địa danh sông núi thân yêu in đậm vào lịch sử và nền thơ ca dân tộc như mộtdấu son chói lọi: Chương Dương và Hàm Tử. Ta đã biết tính hàm súc là một trong những tính chất làm nên vẻ đẹp văn chương của thơ ca đích thực. Chỉ bằng hai câu thơ ngũ ngôn, thi sĩ đã gợi ra bao ý nghĩ, bao liên tưởng, bao cảm xúc, ý vị sâu xa về sức mạnh Đại Việt.

Từ trong khói lửa của chiến tranh, từ trong đống tro tàn của đất nước, nhà thơ đã nghĩ về đất nước trong ngày mai thanh bình. Phần hai của bài thơ nói lên những suy nghĩ của Trần Quang Khải về giang sơnTổ quốc, về tiền đồ của dân tộc. Giọng thơ trở nên sâu lắng, thâm trầm. Như một lời tâm tình, nhắn gửi:

“Thái bình tu trí lực,

Vạn cổ thử giang san”.

Nhà thơ tự nói với mình, tự nhắc nhở mình về nhiệm vụ trước mắt mà cũng là nhiệm vụ lâu dài: “Thái bình tu trí lực”. Giặc ngoại xâm đã bị quét sạch, đất nước mới được thái bình, các quý tộc, các vương hầu phải “tu trí lực”, nghĩa là nên gắng sức, đem tài trí, đem sức người, sức của ra xây dựng đất nước. Đó cũng là điều tâm huyết mà nhà thơ muốn nhắc nhở mọi người. Lời thơ cho thấy nhãn quan sáng suốt, sâu xa của Trần Quang Khải, cho thấy tầng lớp quý tộc nhà Trần là lực lượng tiến bộ nhất, trong xu thế đi lên của lịch sử, đang nắm quyền lãnh đạo đất nước Đại Việt.

Vì sự vững bền của giang sơn đến muôn đời mà “tu trí lực”. Lời thơ bình dị, nhưng ý tưởng chứa đựng bên trong, cái ý thức nhắc nhở của nhà thơ thì không chút tầm thường và đơn giản. Câu thơ hàm chứa một tư tưởng vĩ đại. Khi Tổ quốc Đại Việt đứng trước họa xâm lăng của Hốt Tất Liệt thì “Vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước góp sức” (Trần Quốc Tuấn). Trong hòa bình, từ vua tôi đến tướng sĩ, từ vương hầu đến người dân bình thường, ai ai cũng phải biết “tu trí lực” sống hết mình vì sự bền vững muôn thuở của đất nước thân yêu: Tự hào về quá khứ oanh liệt của ông cha, mọi người phải nghĩ về tương lai của đất nước, về tiền đồ của dân tộc, để sống và lao động sáng tạo sao cho thật có ích, có nhiều ý nghĩa:

“Thái bình nên gắng sức,

Non nước ấy ngàn thu”.

Tóm lại, bài thơ Tụng giá hoàn kinh sư là một kiệt tác trong nền thơ văn cổ Việt Nam. Ý thơ hàm súc, ngôn ngữ thơ bình dị mà sâu sắc. Bài thơ có giá trị lịch sử như một tượng đài chiến công tráng lệ, nó làm ta sống lại những năm tháng kháng chiến hào hùng đánh thắng giặc Nguyên - Mông. Nó nhắc nhở mỗi con người Việt Nam biết nâng cao ý thức trách nhiệm công dân trong bảo vệ và dựng xây đất nước thanh bình, đẹp tươi, bền vững muôn đời. Trên hành trình đi tới thế kỉ XXI của nhân dân ta, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh...”. Bài thơ Tụng giá hoàn kinh sư của Trần Quang Khải vẫn mang tính thời sự thiết thực đốivới mỗi chúng ta. Tâm thức của thi sĩ - anh hùng vẫn như ánh sao chiếu sáng bầu trời quê hương đất nước!

10 tháng 12 2016

+ Thời tiết diễn biến thất thường

+ Mùa mưa có năm đến sơm, năm lại đến muộn

+ Lượng mưa có năm ít, có năm gây lũ lụt, năm lại gây hạn hán

9 tháng 10 2021

Em tham khảo nhé:

-Do tác giả đang sống trong niềm hân hoan trước chiến thắng oanh liệt của dân tộc

-Do trận Chương Dương do tác giả trực tiếp chỉ huy

-Tác giả đang hạnh phúc khi đón 2 vị vua nên nhớ đến trận Chương Dương trước rồi mới gợi lại chiến thắng Hàm Tử

22 tháng 11 2021

 C1

Hai câu thơ đầu
* Tinh thần yêu nước thể hiện trong niềm vui, niềm tự hào ngây ngất khi tác giả cất lên bài ca chiến thắng: "Đoạt sáo... Hàm Tử quan" (Chương Dương... quân thù)
- "đoạt sáo", "cầm Hồ": Hai cụm động từ mạnh mẽ, dứt khoát thể hiện hào khí nhà Trần và chiến thắng như chẻ tre của quân ta
- Nhịp điệu câu thơ nhanh, dồn dập như mệnh lệnh trong quân đội
- Phép liệt kê hai trận thắng, hai địa danh vinh quang
=> Lời thông báo, tổng kết về chiến thắng cô đọng, hàm súc, đó cũng chính là bài ca của lòng yêu nước được thử thách trong khói lửa chiến tranh

C2

 Hai câu thơ sau
* Tinh thần yêu nước biểu hiện qua khát vọng và cái nhìn hướng tới tương lai: "Thái bình... giang san" (Thái bình... ngàn thu)
- Nhịp thơ khoan thai như lời nhắn nhủ: Cần bắt tay vào xây dựng cơ đồ, bồi đắp non sông để mãi vững bền đến nghìn thu
- "thái bình" vốn là mơ ước của bao người khi kẻ thù xâm lược chiếm đoạt đất đai quê nhà, nay mơ ước thái bình đã thành hiện thực, ta cần "tu trí lực" để làm cho "Vạn cổ thử giang san"
=> Ý thơ hào hùng, biểu hiện của lòng yêu quê hương đất nước, khát vọng cao cả, trí tuệ, sự sáng suốt của vị tướng tài ba
=> Bộc lộ niềm tin mãnh liệt vào ngày mai tươi sáng

22 tháng 11 2021

Cảm ơi 

22 tháng 10 2020

là khẳng định khát vọng thịnh trị xây dựng đất nước thái bình,và không nên vui vừng quá sớm

2 tháng 11 2021

Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.

2 tháng 11 2021

Là biểu cảm nhé bn

22 tháng 10 2016

Câu 1 : Tác giả không liệt kê các chiến thắng theo trình tự thời gian mà ông đã nhắc tới chiến thắng Chương Dương trước Hàm Tử sau.Có lẽ,không chỉ bởi trận Chương Dương mang tính chất quyết định để giải phóng kinh đô mà còn chiến thắng ấy vừa mới diễn ra,mang tính thời sự nóng hổi

Câu 2 : Hơi thở Đông A vang dội niềm hân hoan,phấn khởi như đang truyền đến từng người

18 tháng 9 2017

câu 1 : Vì bài thơ có vần chân ở câu 2 và 4 nên nếu Chương Dương xuống dưới Ham Tu sẽ làm cho bài thơ trở nên không có nhịp và chất trữ tình