K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 3 2021

Theo tác giả Nguyễn Thành Long, “nghĩ cho cùng, Lặng lẽ Sa Pa là một bức chân dung”. Đó là bức chân dung người thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, quanh năm mây phủ cây phong, một mình giữa cái lặng lẽ của Sa Pa.

Tác giả gọi tác phẩm của mình là một bức chân dung bởi lẽ: ông chỉ để nhân vật chính (anh thanh niên) xuất hiện trong một cuộc gặp gỡ ngắn (nửa giồ đồng hồ) với ba nhân vật khác (ông họa sĩ, bác lái xe, cô kĩ sư trẻ). Cuộc sống, tình cảm, việc làm của anh hiện lên qua lòi kể của bác lái xe, qua sự quan sát của ông họa sĩ, cô kĩ sư và qua lòi bộc bạch của chính anh. Cốt truyện đơn giản, không xung đột, không thắt nút, kịch tính, cao trào như nhiều truyện ngắn khác, mà nhẹ nhàng, bàng bạc một chất thơ thấm thìa, sâu sắc. Qua những nét phác họa, chân dung nhân vật chính nổi bật lên nét đẹp tinh thần, tình cảm và lôì sông tiêu biểu của thanh niên thòi đại Hồ Chí Minh.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
8 tháng 3 2019

Tình huống thú vị mà NTL đã xây dựng được trong LLSP đó là tình huống: cuộc gặp gỡ ngắn ngủi. Mặc dù cuộc trò chuyện giữa người họa sĩ và anh thanh niên chỉ diễn ra trong 30 phút. Nhưng chỉ qua khoảng thời gian ngắn ngủi này cũng đủ để làm hiện lên những nét cá tính và phẩm chất của các nhân vật. Đó là một anh thanh niên với lí tưởng, hành động, phong thái tuyệt vời. Đó là một người họa sĩ - người nghệ sĩ nghiêm túc với nghề nghiệp. Ông tự mình đặt chân tới Sa Pa để tìm nguồn cảm hứng sáng tác các bức họa. Đó là một kĩ sư trẻ tuổi, thẳng thắn, nhiệt huyết. Đó là nhà khoa học bản đồ sét, nhà khoa học vườn rau su hào... Có thể nói, đây chính là tình huống hội tụ và tỏa sáng, vừa là dịp các nhân vật trò chuyện vừa là dịp làm ngời lên phẩm chất tốt đẹp của các nhân vật.

1 tháng 9 2021

Tác giả Nguyễn Thành Long đã xây dựng được một tình huống thú vị trong bài "Lặng lẽ Sa Pa" chính là cuộc gặp gỡ tình cờ, bất ngờ của anh thanh niên làm việc một mình ở trạm khí tượng với bác lái xe, ông hoạ sĩ và cô kĩ sư trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét. Tình huống gặp gỡ này là cơ hội thuận tiện để tác giả khắc hoạ bức chân dung anh thanh niên một cách tự nhiên và tập trung qua sự quan sát, cảm nhận, đánh giá của các nhân vật khác, chủ yếu là ông hoạ sĩ, cô kĩ sư về anh. Anh thanh niên toả sáng với những vẻ đẹp riêng rất đáng tự hào.

NG
22 tháng 1

Trong chương trình Ngữ văn lớp 9, ngoài tác phẩm "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long, còn có tác phẩm "Đoàn thuyền đánh cá" của Huy Cận. Cả hai tác phẩm đều viết về đề tài lao động sản xuất nhưng mỗi tác phẩm lại có những nét đặc sắc riêng.

"Lặng lẽ Sa Pa" khắc họa chân dung người lao động mới, tiêu biểu là anh thanh niên làm khí tượng kiêm vật lí địa cầu ở đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét. Anh là một người có tinh thần trách nhiệm cao, say mê công việc, có ý thức tự học, tự rèn luyện. Anh cũng là một người có tâm hồn trong sáng, yêu đời, luôn lạc quan, yêu mến cuộc sống.

"Đoàn thuyền đánh cá" là một bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của người lao động trên biển đồng thời thể hiện niềm tự hào của dân tộc ta trước những thành quả lao động của nhân dân. Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá hiện lên thật đẹp, thật khỏe khoắn, đầy sức sống. Họ là những người lao động cần cù, gan dạ, luôn hăng say lao động, cống hiến cho quê hương, đất nước.

Từ nội dung của hai tác phẩm trên, ta có thể thấy rằng mỗi con người đều có trách nhiệm với quê hương, đất nước. Đó là trách nhiệm lao động, cống hiến để xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp. Đó cũng là trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn những thành quả lao động của cha ông. Mỗi người cần phải có ý thức trách nhiệm, tích cực lao động, học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và phát triển đất nước.

Bài làm

"Từ hai tác phẩm "Lặng lẽ Sa Pa" và "Đoàn thuyền đánh cá", ta thấy rằng mỗi con người đều có trách nhiệm với quê hương, đất nước. Đó là trách nhiệm lao động, cống hiến để xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp. Mỗi người cần phải có ý thức trách nhiệm, tích cực lao động, học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và phát triển đất nước."

): Bàn về tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, có ý kiến cho rằng: “ Trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long các nhân vật dù được miêu tả nhiều hay ít, dù trực tiếp hay gián tiếp, nhân vật nào cũng hiện lên với những nét cao quý đáng khâm phục” 1, Trình bày hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm. (0,5điểm) 2, Trong tác phẩm có những nhân vật dù chỉ xuất hiện gián tiếp...
Đọc tiếp

): Bàn về tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, có ý kiến cho rằng: “ Trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long các nhân vật dù được miêu tả nhiều hay ít, dù trực tiếp hay gián tiếp, nhân vật nào cũng hiện lên với những nét cao quý đáng khâm phục” 1, Trình bày hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm. (0,5điểm) 2, Trong tác phẩm có những nhân vật dù chỉ xuất hiện gián tiếp qua lời kể của anh thanh niên xong vẫn hiện lên với những nét cao quý đáng khâm phục. Đó là những nhân vật nào? Điểm chung đáng khâm phục giữa họ là gì ? (1,5 điểm) 3, Cùng với những người lao động khác giữa núi rừng Sa Pa, nhân vật anh thanh niên giúp cho bức tranh cuộc sống lao động nơi đây trở nên thật đẹp. Bằng một đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu, em hãy làm rõ tình yêu đối với công việc của anh thanh niên. Trong đoạn văn có sử dụng một lời dẫn trực tiếp và một câu cảm thán. Gạch chân và chú thích rõ. (3,5 điểm) 4. Trong tác phẩm, Nguyễn Thành Long không đặt tên riêng cho nhân vật mà gọi theo nghề nghiệp, lứa tuổi. Trong chương trình Ngữ văn THCS cũng có một tác phẩm không đặt tên riêng mà lấy công việc để gọi tên nhân vật. Đó là tác phẩm nào? Tác giả là ai? ( 0,5 điểm)

0
24 tháng 7 2018

   Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng để lại cho người đọc những xúc động về tình cảm của hai cha con ông Sáu và bé Thu. Trong chiến tranh ác liệt tình cảm cha con càng trở nên thiêng liêng và có ý nghĩa vô cùng lớn lao. Bé Thu là một đứa trẻ với tính cách lì lợm, ương ngạnh, bướng bỉnh, nhưng có tình cảm bao la, sâu nặng với người cha thân yêu của mình. Đó là tình cảm đáng quý và đáng trân trọng.

     Bé Thu thật lì lợm khi mà trong mọi tình huống em cũng nhất quyết không gọi tiếng “Ba”, không đáp lại một chút tình cảm nào đối với ông Sáu vì theo bé, người đó không phải là ba mình. Với chỉ là một đứa trẻ nhưng bé Thu luôn bộc lộ một con người kiên quyết, mạnh mẽ, thể hiện ở việc dù bị dồn đến đường cùng nhưng bé vẫn nhất quyết không nhận ba. Nhưng khi nhận ra ông Sáu chính là ba mình thì bé đã thể hiện tình cảm rất chân thành và xúc động, khiến người đọc phải nghẹn ngào.

     Bé Thu không nhận ông Sáu bởi vì đối với bé, người cha của bé không có vết thẹo trên má như ông Sáu. Có thể nói rằng, chính bom đạn của chiến tranh đã làm cho cuộc hội nộ của cha con ông Sáu có chút buồn. Một phần nữa là do nó còn quá bé để có thể biết đến sự khốc liệt của bom lửa đạn, biết đến cái cay xè của mùi thuốc súng và sự khắc nghiệt của cuộc sống người chiến sỹ. Cái cảm giác đó không đơn thuần là sự bướng bỉnh của một cô bé đỏng đảnh, nhiễu sách mà là sự kiên định, thẳng thắn, có lập trường bền chặt, bộc lộ phần nào đó tính cách cứng cỏi ngoan cường của cô gian liên giải phóng sau này.

    Mới 8 tuổi, sự ương ngạnh của bé là bình thường, nhưng điều đáng quý ở chỗ, một em bé 8 tuổi nhưng lại có một tình cảm đáng khâm phúc với người cha của mình. Tính cách của bé Thu được thể hiện rõ nét khí bé nhận ra cha mình. Tình cha con trong Thu giữ gìn bấy lâu nay, giờ trỗi dậy, vào cái giây phút mà cha con phải tạm biệt nhau. Có ai ngờ một cô bé không được gặp cha từ năm 1 tuổi vẫn luôn vun đắp một tình yêu bền bỉ và mãnh liệt với cha mình,dù người cha ấy chưa hề bồng bế nó, cưng nựng nó, săn sóc, chăm lo cho nó, làm cho nó một món đồ chơi kể từ khi nó bắt đầu làm quen với cuộc sống. Có lẽ chính tình yêu thương lớn lao, mãnh liệt đối với người cha mà nó ngày đêm thương nhớ đã thôi thúc nó nhất quyết không thể nhận người lạ làm cha của mình. Điều đó càng làm cho cái tính ương ngạnh, ngang bướng của bé Thu thật đáng trân trọng.

    Hành động của bé Thu khi nhận ra cha mình khiến cho người đọc rơi nước mắt. Giữa lúc cha sắp sửa lên đường, tình cảm của bé đã trào dâng và không kìm nén được, cô bé đã chạy đến ôm lấy cổ ba, nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai, hôn cả vết thẹo dài trên má của ba nó nữa. Tiếng "Ba" ấp ủ từ bấy lâu cuối cùng cũng cũng được cát lên từ cổ họng bé. Tiếng gọi ấy không chỉ khiến ba nó bật khóc mà còn mang một giá trị thiêng liêng với nó. Lần đầu tiên nó cảm nhận mơ hồ về niềm sung sướng của một đứa con có cha. Dường như bé Thu đã lớn lên trong đầu óc non nớt của nó.

     Như tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói, tác phẩm "chiếc lược ngà" đã thực sự thành công, để lại một "nét riêng" trong lòng của mỗi đọc giả. Có thể nói, thành công của tác phẩm chính là sự khắc họa rõ nét tính cách ngây thơ đáng yêu nhưng rất giàu tình cảm của bé Thu. Dù còn ít tuổi nhưng bé đã nhận ra được sự quan trọng của ba trong cuộc đời, bé đã quý trọng và tự hào về người cha của mình. Mặc dù hai cha con họ không được sống cùng nhau hết cuộc đời nhưng tình cảm của họ không phai nhạt, kỉ vật mà người cha để lại cho đứa con bé nhỏ chính là tình cảm mà người cha muốn gửi gắm tới đứa con yêu dấu của mình.
 


 

    

 

5 tháng 4 2022

Vì:

+ Tác giả muốn bình thường hóa họ

+ Muốn nói rằng đó là những con người lao động bình dị mà ta có thể gặp ở nhiều nơi trên đất nước.

* Qua đó em hiểu được : tác giả muốn các nhân vật trong truyện thể hiện tình cảm đối với nhau để nâng cao phẩm chất của mỗi con người và vấn đáp những câu văn vô danh, muốn nói chung đến tất cả mọi người để có thể đưa ra những lời khuyên cho mọi người.