K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 12 2016

Trái nghĩa:

Tác dụng: Sử dụng trong thể đối, tạo ra các hình ảnh tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động.

2 tháng 12 2016

Đồng âm:

- Tác dụng: Tạo hiệu quả nghệ thuật cao cho sự diễn đạt như sự liên tưởng bất ngờ thú vị hay chế giễu, châm biếm…

14 tháng 11 2016

1/ -Từ ngữ:

+ Khái niệm: Từ là đơn vị sẵn có trong ngôn ngữ. Từ là đơn vị nhỏ nhất, cấu tạo ổn định, mang nghĩa hoàn chỉnh, được dùng để cấu thành nên câu.

+ Tác dụng: Từ có thể làm tên gọi của sự vật (danh từ), chỉ các hoạt động (động từ), trạng thái, tính chất (tính từ)... Từ là công cụ biểu thị khái niệm của con người đối với hiện thực.

- Từ ghép:

+ Khái niệm: Từ ghép là những từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.

+ Tác dụng: dùng để định danh sự vật, hiện tượng, để nêu đặc điểm, tính chất, trạng thái của sự vật.

- Từ Hán Việt:

+ Khái niệm: Là những từ gốc Hán được phát âm theo cách của người Việt.

Mấy cái này có trong sgk hết đó, bạn tự xem nhé!

15 tháng 11 2016

thanks

 

25 tháng 11 2021

Bạn có nhớ ngày đầu tiên mình biết đọc những nét chữ tiếng Việt là khi nào không? Tôi vẫn nhớ như in năm đó tôi tròn năm tuổi. Bên chiếc bàn học nhỏ xinh, mẹ đã ân cần, nhẫn nại dạy tôi đọc những chữ cái tiếng việt. Dần dần, tôi đã biết đọc những câu thơ ngắn. Càng đọc, tôi càng khám phá thêm được nhiều kiến thức mới, yêu thêm quê hương đất nước mình.

Khi tôi biết đọc thành thạo, tôi thường đọc những câu chuyện cổ tích dài cho bố mẹ nghe và cả nhà cùng háo hức bàn về ý nghĩa của câu chuyện đó. Qua những lời phân tích, giảng giải của mẹ đã giúp tôi hiểu thêm những bài học răn dạy trong câu chuyện mà ông cha ta đã gửi gắm. Yêu biết mấy thứ ngôn ngữ đã gắn bó với dân tộc Việt Nam từ bao đời nay.

26 tháng 9 2021

Tham khảo:

Mỗi lần nhớ về kí ức tuổi thơ là biết bao kỉ niệm buồn vui gắn bó với quê hương trong em lại hiện lên. Nơi đó có ngôi nhà nhỏ của em với cánh đồng lúa rộng, bằng phẳng luôn thơm ngát hương lúa – hương vị của đồng quê. Xa xa, là những rặng núi cao nhấp nhô được phủ lên màu xanh của núi rừng. Khi dịp nghỉ hè đến, em cùng các anh chị thường ra thả diều bên bờ sông. Dòng sông bên lở bên bồi, đã gắn bó ngàn đời với quê hương em, mang dòng nước ngọt lành làm tưới mát những ruộng lúa, nương dâu. Khác với thành phố là những tuyến đường tấp nập người qua lại, quê em là những con đường làng vắng vẻ, thấp thoáng mái nhà ngói đỏ xen với những khu vườn tươi xanh, ngập tràn bóng mát. Giờ đây, khi đã đi xa quê hương, em luôn háo hức được trở về nơi chôn rau cắt rốn, nơi đã nuôi dưỡng em khôn lớn trưởng thành.
 

26 tháng 9 2021

undefined

 

9 tháng 6 2016

banh

câu này có từ đồng nghĩa là " nước- quốc"; " nhà- gia" còn tác dụng mik chịu

12 tháng 6 2016

từ đồng nghĩa là : nước-quốc,nhà-gia

=>Tác dụng:nhấn mạnh nỗi nhớ về một quá khứ vàng son của đất nước đi qua của tác giả

3 tháng 11 2016

Quê hương em rất thanh bình và yên tĩnh,có những cánh đồng thẳng cánh cò bay chạy theo những con đươngd làng quanh co. Những buổi sáng mùa xuân đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi sóng lúa nhấp nhô từng đợt đuổi nhau ra xa tít. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Đầu làng có con sông nước xanh ngắt, trong lành. Vào những buổi dân làng đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên những câu hò, câu hát vang trời. Gần cánh đồng có cây đa to để mọi người ngồi nghỉ sau những buổi lao động mệt nhọc. Mùa lúa chín, trong biển lúa vàng ánh lên màu đen nhánh của những cái liềm của người dân đi gặt. Rải rác khắp cánh đồng là những chiếc nón trắng của người đi gặt nhấp nhô lên xuống.
- Những từ đồng nghĩa là: thanh bình và yên tĩnh; xanh thẳm và xanh ngắt.
- Những từ trái nghĩa là: thẳng >< quanh co; đứng >< ngồi; trắng >< đen; gần >< xa; lên >< xuống.

5 tháng 11 2016

Tôi và Nghi là đôi bạn chung trường. Chúng tôi ngồi cùng bàn và chơi thân nhau từ học cấp Một, đến nay đã vào cấp Hai. Nghi thông minh, không những học giỏi mà bạn còn ca hay, múa dẻo. Trái lại, tôi rất tối dạ lại hát chẳng hay. Nghi thường động viên tôi phải biết cách học đi đôi với hành và hát hay không bằng hay hát. Nhờ sự cổ vũ của Nghi, tôi học ngày càng tiến bộ. Bố mẹ tôi vui lòng khen tôi biết chọn bạn mà chơi. Đúng là gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
( Hát hay không bằng hay hát.
Đồng âm: hay
hát hay: " hay" chỉ lời khen.
hay hát: " hay" chỉ việc làm thường xuyên. )