K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 5 2018

Ước mơ nhỏ bé của mình là trở thành một bác sĩ. Nó bắt đầu từ nhiều năm trước, khi nội phải nhập viện vì ung thư, mình đã rất lo lắng và sợ hãi. Trong những giờ ngồi chờ đợi trước cửa phòng cấp cứu, mình đã khóc rất nhiều, cảm thấy bản thân thật vô dụng, không giúp được gì cho nội. Mong muốn được làm gì đó khiến mình thao thức niềm đam mê trở thành bác sĩ mặc trên mình chiếu áo blouse. Đây không phải là một công việc đơn giản, nó đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác cao độ và trình độ chuyên môn. Mẹ thường bảo nghề y rất vất vả nhưng mình tin rằng chỉ cần có tâm huyết, không gì là không thể. Trong quá trình làm việc, ta sẽ gặp những người bạn mới, cùng nhau từng ngày rèn hoàn thiện, phát triển bản thân.Cảm giác mới thật hạnh phúc làm sao khi ta có thể chữa lành những vết thương, giữ lại mạng sống của biết bao người khỏi tay tử thần. Đối với mình, bác sĩ là một công việc cao quý, đáng ngưỡm mộ. Trong tương lai, mình sẽ thành một bác sĩ tài giỏi để giúp đỡ mọi người.

28 tháng 5 2018

I. Mở bài

-Nói lên mơ ước của mình (VD: như bác sĩ, giáo viên, kiến trúc sư,...)

-Vì sao em lại muốn làm nghề đó?

(VD: em muốn làm bác sĩ vì bà em bị mắc bệnh hiểm nghèo nên qua đời khi em mới 6 tuổi. Vì vậy, em luôn nung nấu ước mơ cháy bỏng trở thành bác sĩ tìm cách chữa bệnh cho mọi người, mang lại niềm vui và sức khỏe.

Nếu em ước mơ trở thành giáo viên vì: Ở xóm em nghèo, nhiều em bỏ học giữa chừng vì hoàn cảnh kinh tế gia đình. Em mơ ước lớn lên trở thành 1 cô giáo để mang cái chữ đến cho trẻ em, nhất là trẻ em nghèo có hoàn cảnh khó khăn)

II. Thân bài

*Hình dung khi mình làm nghề đó (VD: nghề giáo viên nhé!)

-Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm, em sẽ về dạy cho trẻ em.

-Em sẽ đứng trên bục giảng với bộ áo dài, nhẹ nhàng giảng giải cho cho học sinh

-Với những bài toán khó, em sẽ hướng dẫn cách giải từng li từng tí, đến khi học sinh thật hiểu. Với những bài văn, những bài thơ cảm thụ, em sẽ khuyến khích các em nhỏ sáng tạo theo ý hiểu của mình, truyền vào những đôi mắt trong veo không đáy ấy một tình yêu văn học

-Em sẽ quan tâm đặc biệt với những em bé có hoàn cảnh khó khăn, những em mồ côi cha mẹ. Em sẽ cố gắng bù đắp phần nào những mất mát, đâu thương mà các em nhỏ ấy đã phải trải qua

-Tối về, bên ánh đèn khuya, em soạn những trang giáo án, tìm cách giải mới

-Em tưởng tượng ra vào ngày 20-11, em sẽ nhận những bó hoa tươi thắm hay món quà giản dị chứa đựng bao tình yêu thương

-.....

III. Kết bài

*Cảm nghĩ về nghề đó

-Cảng tưởng tượng, em càng thấy yêu cô giáo mình, người đã truyền cái chữ đến học sinh

*Nỗ lực phấn đấu

-Để thực hiện đc ước mơ đó, em càng phải cố gắng chăm ngoan, học giỏi, vâng lời thầy cô và cha mẹ,...

17 tháng 4 2022

Chắc hẳn khi còn nhỏ mỗi người đều có cho mình những ước mơ. Những ước mơ dù lớn hay nhỏ thì nó cũng giúp cho chúng ta có mục đích sống tốt đẹp hơn, biết cố gắng hơn mỗi ngày để có thể đạt được ước mơ của mình. Em cũng có một ước mơ và ước mơ của em đó chính là được trở thành Bác sĩ.

   Em không nhớ ước mơ của em được nhen nhóm từ khi nào. Chỉ nhớ là lúc còn rất nhỏ khi mẹ hỏi em lớn lên muốn làm nghề gì, em đã trả lời mẹ rằng em muốn làm bác sĩ. Lúc ấy, em vẫn còn ngọng líu ngọng lô. Mặc dù mẹ làm giáo viên, bố là công nhân, trong gia đình em cũng không có ai làm bác sĩ cả nhưng em vẫn luôn nuôi ước mơ ấy cho tới bây giờ vẫn chưa một lần thay đổi.

   Nghề bác sĩ theo như em biết là làm ở trong bệnh viện và khi đi làm thì mọi người thường mặc một chiếc áo màu trắng gọi là áo bờ - lu. Một trong những lý do em thích nghề bác sĩ đó là vì công việc này hết sức cao cả. Nếu như giáo viên là nghề trồng người thì bác sĩ chính là nghề cứu người. Phải học rất nhiều và học liên tục mới có thể trở thành một vị bác sĩ thực thụ, tài giỏi. Trong những bộ phim em từng xem, nghề bác sĩ vất vả lắm. Có những khi đang đêm ngủ, chỉ cần một cú điện thoại là phải dậy tới bệnh viện ngay. Có những ca cấp cứu nặng, có khi bác sĩ phải ở trong phòng cấp cứu nhiều giờ đồng hồ liền. Việc cấp cứu đâu phải đơn giản. Đó là công việc giành giật lại sự sống cho bệnh nhân. Nếu như trường hợp của bệnh nhân không thể cứu chữa được nữa thì có lẽ bác sĩ cũng sẽ đau khổ như người nhà bệnh nhân vậy. Nghĩ đến đó, em lại thấy bản thân mình phải cố gắng nhiều để trở thành vị bác sĩ giỏi và có thể chữa được cho nhiều bệnh nhân nhất có thể.

   Một phần em muốn trở thành bác sĩ là bởi vì bố em thường xuyên bị đau lưng. Mặc dù còn trẻ nhưng vì tính chất công việc phải ngồi nhiều nên vùng thắt lưng của bố bị đau. Có những khi đang ngồi mà đứng lên bố cũng kêu đau. Ngày nghỉ, bố thường nằm một chỗ, không phải vì bố lười mà bởi vì lưng của bố bị đau nên rất khó khăn trong việc đi lại. Em muốn trở thành bác sĩ để chữa cho bố. Bố em tiếc tiền lắm, chẳng chịu đi bệnh viện. Nếu trở thành bác sĩ em có thể tự mình chăm sóc cho bố mẹ mỗi ngày. 

   Cứ nghĩ đến ước mơ của mình là em lại tự nhủ phải cố gắng nhiều hơn nữa, học giỏi hơn nữa. Nhất định một ngày không xa em sẽ trở thành bác sĩ cứu chữa được nhiều bệnh nhân

         HT

17 tháng 4 2022

hơi dài nha

15 tháng 9 2018

Từ bé, mỗi người luôn có ước mơ để theo đuổi. Đối với tôi, tôi muốn trở thành cô giáo khi lớn lên. Đầu tiên, cô giáo có kiến thức sâu rộng về nhiều ling vực và có thể cố gắng hết sức để dạy học sinh. Bởi vì kiến thức là sức mạnh dẫn đến thành công, không ai có thể thành công nếu thiếu nó. Thứ hai, một giáo viên có thể học từ họ, xã hội và những mối quan hệ khác. Gíao viên tốt là người biết cân bằng giữa học sinh và giáo viên. Kiến thức là không giới hạn, làm giáo viên mang đến cho chúng ta cơ hội việc làm nhiều hơn. Đặc biệt, con người đang sống một cuộc sống phát triển nhanh nên cần rất nhiều giáo viên cho thế hệ trẻ. Tuy nhiên, lợi luôn đi với hại. Giáo viên là một công việc tốt, nhưng họ phải trải qua rất nhiều căng thẳng như điểm số, phương pháo dạy, học sinh và phụ huynh. Vì thế kiên nhẫn, thông minh, được đào tạo tốt là 3 yếu tố cơ bản để trở thành nhà giáo. Trong tương lai tôi mong muốn trở thành giáo viên tiếng anh để có thể mang một thứ tiếng nước ngoài đến những vùng hẻo lánh. Bởi vì mọi người sinh ra đều bình đẳng, tất cả học sinh đều có quyền được đến trường học tập từ thầy cô, bạn bè. Bất chấp những thách thức nghề nghiệp, tôi luôn chọn theo đuổi ước mơ của mình.

16 tháng 9 2021

mình lười nhắn lắm nhưng mình viết văn hay lắm

21 tháng 9 2021

 Hồi nhỏ, em đã được nghe mẹ kể về công việc của bố, bố là bác sĩ. Muốn trở thành bác sĩ thì cần có rất nhiều yếu tố : lòng nhân ái, sự nhanh nhạy, thông mình, khéo léo, tỉ mỉ và ân cần. Người ta thường nói : “Lương y như từ mẫu”. Mẹ em nói đã là bác sĩ thì phải yêu thương bệnh nhân như người thân ruột thịt, dốc hết công sức để chữa trị cho họ. Ngoài ra, còn phải linh hoạt, từ cách ứng xử với bệnh nhân và gia đình bệnh nhân đến việc cấp cứu cho bệnh nhât, phải nhanh chóng kịp thời. Khi chăm sóc cho người bệnh thì phải chu đáo, cẩn thận làm sao để họ cảm thấy thoải mái nhất, ít đau đớn nhất. Khi nghe mẹ kể như vậy, lúc đầu em thấy vô cùng sợ nghề bác sĩ. Em thầm nghĩ :”Trời ơi!Làm bác sĩ vất vả vậy bố làm làm gì vậy nhỉ? Bao nhiêu công việc nhàn nhã, lương cao hơn cơ mà?” Nhưng có một lần, bà ngoại em lên cơn đau tim, phải cấp cứu trong bệnh viện và phãu thuật liền 4 tiếng đồng hồ. Em rất sợ hãi và lo lắng, em sợ sẽ mất bà mãi mãi. Nhưng thật may mắn làm sao, bố và các cô chú đã mang bà quay trở lại với em. Em đã khóc rất nhiều, và kể từ ngày hôm đó em đã quyết tâm để trở thành một bác sĩ chữa bệnh cứu người. Em sẽ không để cho bất cứ người thân yêu nào của mình bị những căn bệnh quái ác hành hạ. Sau hôm ấy, em hỏi bố rất nhiều thứ, khiến bố chóng cả mặt. Cuối cùng bố chỉ nói với em đúng một câu: “Nếu con muốn trở thành bác sĩ thì cần rèn luyện đạo đức từ nhỏ, hãy yêu thương mọi người xung quanh và phải thật mạnh mẽ, đừng quên chăm học nữa nhé!”. Câu nói ấy đã truyền động lực cho em rất nhiều. Em mong rằng ước mơ được làm bác sĩ của em sẽ thành hiện thực. Dù còn rất nhiều khó khăn, nhưng em tin với lòng quyết tâm của mình, không gì là không thể.

kb nha

9 tháng 10 2018

 Hồi nhỏ, em đã được nghe mẹ kể về công việc của bố, bố là bác sĩ. Muốn trở thành bác sĩ thì cần có rất nhiều yếu tố : lòng nhân ái, sự nhanh nhạy, thông mình, khéo léo, tỉ mỉ và ân cần. Người ta thường nói : “Lương y như từ mẫu”. Mẹ em nói đã là bác sĩ thì phải yêu thương bệnh nhân như người thân ruột thịt, dốc hết công sức để chữa trị cho họ. Ngoài ra, còn phải linh hoạt, từ cách ứng xử với bệnh nhân và gia đình bệnh nhân đến việc cấp cứu cho bệnh nhât, phải nhanh chóng kịp thời. Khi chăm sóc cho người bệnh thì phải chu đáo, cẩn thận làm sao để họ cảm thấy thoải mái nhất, ít đau đớn nhất. Khi nghe mẹ kể như vậy, lúc đầu em thấy vô cùng sợ nghề bác sĩ. Em thầm nghĩ :”Trời ơi!Làm bác sĩ vất vả vậy bố làm làm gì vậy nhỉ? Bao nhiêu công việc nhàn nhã, lương cao hơn cơ mà?” Nhưng có một lần, bà ngoại em lên cơn đau tim, phải cấp cứu trong bệnh viện và phãu thuật liền 4 tiếng đồng hồ. Em rất sợ hãi và lo lắng, em sợ sẽ mất bà mãi mãi. Nhưng thật may mắn làm sao, bố và các cô chú đã mang bà quay trở lại với em. Em đã khóc rất nhiều, và kể từ ngày hôm đó em đã quyết tâm để trở thành một bác sĩ chữa bệnh cứu người. Em sẽ không để cho bất cứ người thân yêu nào của mình bị những căn bệnh quái ác hành hạ. Sau hôm ấy, em hỏi bố rất nhiều thứ, khiến bố chóng cả mặt. Cuối cùng bố chỉ nói với em đúng một câu: “Nếu con muốn trở thành bác sĩ thì cần rèn luyện đạo đức từ nhỏ, hãy yêu thương mọi người xung quanh và phải thật mạnh mẽ, đừng quên chăm học nữa nhé!”. Câu nói ấy đã truyền động lực cho em rất nhiều. Em mong rằng ước mơ được làm bác sĩ của em sẽ thành hiện thực. Dù còn rất nhiều khó khăn, nhưng em tin với lòng quyết tâm của mình, không gì là không thể.

kb nha

Nghề nghiệp mà em yêu thích giống như những hoạt động mà cô giáo em thường làm. Cô giáo em cao cao, dáng người thon gọn, da trắng hồng, mặc áo dài rất đẹp. Bước vào lớp, cô như mang theo cả mùi thơm của nắng. Cả lớp ngây người nhìn cô. Cô dịu dàng mời cả lớp ngồi xuống. Bắt đầu giờ học, cô nhẹ nhàng viết lên bảng dòng chữ mềm mại. Bàn tay cô lướt nhanh như một hoạ sĩ. Chỉ một loáng, hàng chữ đẹp hiện ra. Cô giảng bài rất dễ hiểu. Giọng đọc của cô thật ấm áp và truyền cảm. Khi giảng bài, khuôn mặt của cô luôn tươi cười biểu lộ sự thân thiện. Bàn tay cô nhẹ nhàng đánh nhịp theo từng câu văn, câu thơ. Đôi mắt cô luôn nhìn thẳng về phía học sinh thể hiện sự cổ vũ, động viên chúng em. Cô giảng bài say sưa đến nỗi trán cô lấm tấm những giọt mồ hôi mà cô vẫn không để ý. Thỉnh thoảng cô đi xuống lớp xem chúng em ghi bài, thảo luận nhóm. Trong bài giảng, cô thường đặt câu hỏi từ dễ đến khó để kích thích sự suy nghĩ của tất cả học sinh trong lớp. Cô lúc nào cũng gần gũi chúng em. Trong những giờ học căng thẳng, cô thường kể cho chúng em nghe những mẩu chuyện ngắn rất hay và bổ ích. Kết thúc tiết học, bao giờ cô cùng lưu ý những điều cần nhớ cho chúng em. Cả lớp em ai cũng yêu quý và kính trọng cô.

3 tháng 10 2019

Chị gái của em tên là Nhuận. Chị 12 tuổi, học sinh lớp 6 trường Trung học cơ sở xã nhà. Chị gái em có cặp má hồng, mái tóc thề xoã ngang vai đen mượt. Hôm thì chị cài nơ màu, hôm thì chị cặp tóc, trông rất gọn gàng, đẹp mắt. Chị rất chăm học và học giỏi. Chị lễ phép, chăm ngoan nên được ông bà, bố mẹ rất yêu quý. Em rất tự hào về chị gái của mình. Em nguyện noi gương chị để trở thành học sinh giỏi.

3 tháng 10 2019

Chị gái của em tên là Nhuận. Chị 12 tuổi, học sinh lớp 6 trường Trung học cơ sở xã nhà. Chị gái em có cặp má hồng, mái tóc thề xoã ngang vai đen mượt. Hôm thì chị cài nơ màu, hôm thì chị cặp tóc, trông rất gọn gàng, đẹp mắt. Chị rất chăm học và học giỏi. Chị lễ phép, chăm ngoan nên được ông bà, bố mẹ rất yêu quý. Em rất tự hào về chị gái của mình. Em nguyện noi gương chị để trở thành học sinh giỏi.

Mẹ em người dong dỏng cao và có phần hơi ốm. Gương mặt hình trái xoan với những nét thanh tú, hiền dịu, dễ thương, nhất là đôi môi đỏ luôn như đang mỉm cười. Hai hàng lông mày hình cánh cung ôm gọn đôi mắt to tròn hiền dịu. Mái tóc mẹ dài đen mịn buông xõa xuống ngang lưng. Những lúc làm việc, mái tóc được cuốn tròn thành hình đỉnh tháp trông vừa đẹp, vừa gọn. Nước da mẹ hơi rám nắng, đôi cánh tay tròn trịa, bàn tay nhỏ nhắn, có chỗ đã chai sần bởi công việc đồng áng quá vất vả.

Có những đêm em thiu thỉu ngủ, chợt nhớ tới mẹ, nhìn ra bên ngọn đèn dầu mờ ảo thấy mẹ vẫn đang cặm cụi để may cho em chiếc áo đi học. Thấy chiếc chăn tuột khỏi người em, mẹ lại cẩn thận kéo lên ra rồi đắp lại cho em. Lúc này, em như được tiếp thêm hơi ấm của em. Khi em bị bệnh, mẹ bỏ cả ăn cả ngủ, ngồi cạnh em, dỗ dành em ăn và uống thuốc. Em cảm động không nói được gì chỉ mong sao mau lành bệnh cho mẹ đỡ khổ. Buổi sáng, mẹ dậy sớm nấu cơm, giặt giũ quần áo cho cả nhà sau đó mẹ chở em đi học và thường ghé qua chợ mua đồ ăn rồi mới đi làm. Buổi tối tuy đi làm về mệt nhưng mẹ vẫn kèm cặp hướng dẫn em học bài, kể những chuyện vui cho em nghe. Mẹ em vất vả làm sao! Em thương mẹ em vô cùng!. “Mẹ ơi, mẹ làm gì nhiều cho vất vả?”. Có một lần em hỏi mẹ như thế. Mẹ mỉm cười rồi đáp: “Hôm nay mẹ vất vả để ngày mai con sung sướng thì khổ cực bao nhiêu mẹ cũng chịu đựng được”. Qua câu nói của mẹ, em thấy mẹ đã dành hết tình thương yêu cho em. Em tự hứa với lòng mình “hãy học thật giỏi thật nhiều điểm mười để không phụ lòng thương yêu chăm sóc nuôi dưỡng của mẹ”.

10 tháng 2 2018

xem trên văn mẫu .vn

25 tháng 9 2018

  Đó là một buổi sáng mùa thu, tiết trời ấm áp, em đã được quan sát cô giáo chấm bài tập làm văn. Dáng cô nghiêng nghiêng bên chồng vở cao ngất. Mái tóc dài óng ả của cô bay bay theo làn gió mùa thu. Có lẽ đôi mắt cô tập trung cao độ vào việc chấm bài, đọc bài viết của học sinh. Đôi mắt màu hạt dẻ ấy đăm đăm nhìn vào từng bài làm, cô đọc từng câu, từng chữ. Đọc xong mỗi bài, cây bút bi quen thuộc hằng ngày lại cùng cô làm việc, nó là bạn đồng hành với cô. Bàn tay thon thả của cô ghi điểm nhanh thoăn thoắt. Những quyển vở chấm xong cô xếp sang một bên. Bỗng cô nhíu mày lại, vầng trán cao của cô lại xuất hiện những nếp nhăn. Em nghĩ mỗi nếp nhăn ấy là một chuỗi ngày cô vất vả vì chúng em. Có lẽ, cô không hài lòng bởi những bài văn sơ sài, thiếu ý, trình bày thiếu cẩn thận... Cô ghi điểm và ghi lời nhận xét rất tỉ mỉ, rồi cô lại đặt quyển vở ấy riêng một góc bàn. Em đoán chắc cô muốn gặp riêng chủ nhân quyển vở ấy để sửa sai, uốn nắn, giúp các bạn tiến bộ hơn.

k mk nhé

Viết một đoạn văn tả hoạt động nghề nghiệp .

 Tả bố em đang trồng cây.

   Sáng sớm tinh mơ của một ngày chủ nhật, em vừa thức dậy, tuy vẫn còn ngái ngủ nhưng đã thấy bố trồng cây ở khoảnh đất sau nhà. Bố đang hì hục cuốc đất. Với vóc người cao lớn da ngăm ngăm lại thêm trang phục bộ quần áo công nhân xanh đậm nên trông bố thật khỏe. Bố quại những nhát cuốc chắc nịch xuống đất, lớp đất cứng đã được đào lên, cỏ dại rạp mình run rẩy. Bố giũ cỏ rồi bỏ thành đống. Đôi tay rắn chắc ấy lại giữ vững cán cuốc, đưa lên rồi giáng xuống. Phụp! Phụp! Chỉ một lát, khoảng vườn đã sạch cỏ, lớp đất cứng đã tơi xốp. Bố đào hố và bỏ phân xanh xuống, rải một lớp đất mỏng, rồi bố đặt cây con vào hố lấp đất lại. Trồng xong bố dùng cọc tre rào xung quanh mỗi cây, rồi bố dùng bình tưới phun nước lên cây con, tưới cho gốc ướt. Những chiếc lá xoè ra như dang rộng bàn tay đón lấy những giọt nước mát lành. Nhìn lại hàng cây, đôi mắt bố ánh lên một niềm vui khó tả.

9 tháng 3 2018

Mẹ tôi là nông dân “chân lấm tay bùn”, cái nghề mà mọi người thường gọi là “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, nhọc nhằn, khó khăn lắm nhưng mẹ vẫn gắn bó. Bão qua, chẳng chờ dứt cơn gió còn se lạnh thổi qua khiến tôi nổi da gà, mẹ đã gấp gáp dậy sớm ra thăm đồng. Lòng mẹ buồn khi những đứa con nhỏ còn non nớt giờ đang mệt nhoài sau đêm mưa như muốn chút cả trời xuống, cả những đứa nhỏ đang thả mình trôi lững lờ trên dòng nước mênh mông kia, mắt mẹ ánh lên nỗi buồn...

Những năm tháng này, dường như chỉ thấy mẹ quẩn quanh với ruộng đồng, hôm không làm cỏ lại đi bắt ốc hay bón phân. Có hôm trời bỏng rát, không có lấy một ngọn cỏ xanh, tất cả đều héo quay, ủ rũ trong nắng gắt, dáng mẹ phía xa thu mình vào biển lúa mênh mông, đôi vai gầy gầy mang theo bình thuốc sâu nặng trịch sải từng bước chân hằn sâu trong đất. Ôi!

Thương mẹ, nhiều khi chỉ muốn thoát khỏi cuộc sống hiện tại mà vươn lên, chẳng phải để mẹ làm những công việc vất cả ấy. Những lúc sẻ chia, dãi dầu với mẹ, muốn mẹ làm công việc tốt hơn lại bắt gặp ánh mắt và nụ cười hiền hậu:

"Nhà cô chỉ cần học giỏi, sau này thành đạt thì tôi có vất vả mấy cũng chịu. Cái nghề này không sang nhưng là cái cốt lõi của ông cha ta để lại, gắn bó với nó rồi có phải muốn bỏ là bỏ được đâu."

Lòng tôi nửa buồn, nửa vui bởi nỗi nhọc nhằn mẹ phải gánh mà cũng bởi mẹ tôi tìm được niềm vui mỗi khi làm việc.

Những ngày lúa chín vàng ngoài đồng thì cũng sắp đến lúc kết thúc vụ mùa. Bao giọt mồ hôi đổ xuống trên đồng được đổi bằng những hạt gạo trắng ngần và niềm vui được mùa của người nông dân. Mẹ tôi cũng chẳng giấu được niềm vui với thành quả sau bao tháng ngày làm việc vất vả. Sáng tinh sương, khi gà còn chưa cất tiếng gáy báo hiệu ngày mới thì mẹ đã thức giấc chuẩn bị cùng các cô chú ra đồng.

Trên những con thuyền đã bạc màu qua từng vụ mùa, những liềm, dây, thúng lại theo mẹ ra đồng. Công việc gặt hái tưởng chừng như đơn giản lắm nhưng kì thực rất khó. Nào tay trái vơ gọn các kẽ lúa, tay phải sẵn sàng liềm, đưa một đường vòng cung thật ngọt, uyển chuyển được lặp lại cả trăm lần. Tôi đã học nhiều rồi đấy! Khó lắm, bó lúa sức cũng không đủ. Vậy mà đôi tay cũng trở nên đỏ hoe, trầy xước ngang dọc. Dù thế nhưng chẳng thấy mẹ kêu mệt, tay vẫn đưa theo nhịp thoăn thoắt như được lập trình vậy.

Sau ngày gặt vất vả ấy, buổi trưa nào cũng thấy mẹ cặm cụi ngoài sân nắng để phơi thóc, phơi rơm. Đôi chân trần cứ thế mà chà xát lên cái bụi rặm của rơm, thóc và cái nóng bỏng rát của trưa hè oi ả, rồi cào đi cào lại thành những dấu cộng, dấu trừ... Những dấu cộng dấu trừ ấy không chỉ đơn giản là phép tính, mà mẹ đã trừ nước mắt, mồ hôi và cộng vào đó là thứ hạnh phúc to lớn làm nên hạt gạo nuôi con khôn lớn.

Bàn tay mẹ khéo léo sàng sảy, hạt thóc tung tăng nhảy nhót theo nhịp đu đưa thân hình chẽn trong áo vàng lấp lánh dưới ánh nắng. Có những ngày oi ả, mưa đổ bất chợt, mẹ tôi lại lướt thướt hối hả cào, quét, vun thóc thành đống rồi đóng vào bao. Từng giọt mồ hôi nóng hổi hòa vào cơn mưa lạnh thấm đẫm đôi vai và lưng gầy chịu bao gió sương.

31 tháng 8 2018

a) cố, cụ, ông, bà, cha, mẹ, bác, chú, dì, cô, anh, chị, em, cháu, chắt…

b) hiệu trưởng, hiệu phó, thầy (cô) chủ nhiệm, thầy (cô) giáo, cô văn thư, bác bảo vệ, cô lao công…

c) công nhân, nông dân, bác sĩ, giáo sư, giáo viên, doanh nhân,…

d) Kinh, Mường, Thái, Tày, Nùng, Dao, Mán, Hơ-mông, Ê-đe, Mơ-nông, Ba-na, Chăm, Khơ-me…