K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 4 2018

ưới ngòi bút miêu tả đặc sắc của nhà văn, lần đầu tiên em được “thưởng thức” một cảnh chợ nằm sát bên bờ dòng sông Năm Căn. Với những túp Lều lá thô sơ kiểu cổ xưa nằm bên cạnh  những ngôi nhà gạch văn minh hai tầng... Phải chăng đó là kiểu cấu trúc vừa mang dáng dấp của thời đại vừa giữ được truyền thống dân tộc: Vẫn là quang cảnh quen thuộc của một xóm chợ vùng rừng cận biển thuộc tỉnh Bạc Liêu. Nhưng không, đó là một sự “ồn ào, đông vui, tấp nập”. Không những thế, “Năm Căn còn có cái bề thế của một trấn "anh chị rừng xanh” đứng kiêu hãnh phô phang sự trù phú của nó trên vùng đất cuối cùng của Tổ quốc”. Sự trù phú của nó được thể hiện qua khung cảnh rộng lớn tấp nập, hàng hoá phong phú, thuyền bè san sát: những đống gỗ cao như núi, những bến vân hà nhộn nhịp dọc dài theo dòng sông, những ngôi nhà bè... Với 12 điệp từ những trong đoạn văn, có thể nói Đoàn Giỏi đã thành công trong biện pháp liệt kê gây ấn tượng về sự trù của chợ Năm Căn.

Trù phú thôi chưa đủ! Chợ còn có vẻ đẹp, một vẻ đẹp độc đáo mà chẳng thể có nơi nào có được. Chợ họp ngay trên sông nước với những nhà bè như những khu phố nổi và những con thuyền bán hàng len lỏi ở mọi nơi. Khách mua hàng có thể mua mọi thứ mà không phải bước ra khỏi thuyền. Chợ lại họp cả ban đêm nữa mới thích chứ! Những ngôi nhà lá ban đêm ánh đèn măng sông chiểu rực trên mặt nước như những khu phố nổi, và ở nơi đây người ta có thể cập thuyền lại... Đọc đến đây khiến em liên tưởng đến một hội hoa đăng trên sông nước, hay là một bầu trời đầy sao in hình xuống dòng sông Năm Căn lung linh, lấp lánh như một “thiên cung”. Đẹp làm sao! Em đã phải thầm thốt lên trong tâm trí của mình.

19 tháng 4 2018

Một vẻ đẹp nữa của Cà Mau là chợ Năm Căn. Là hình ảnh độc đáo của "xóm chợ vùng rừng cận biển" với "những túp lều lá thô sơ kiểu cổ xưa...", những ngôi nhà gạch "văn minh hai tầng", "những đống gỗ cao như núi", "những cột đáy, thuyền chài, thuyền lưới, thuyền buôn...". Tất cả tạo nên sự "ồn ào, đông vui, tấp nập".

Năm Căn là một thị trấn "anh chị rừng xanh" rất trù phú nơi vùng đất cuối cùng Tổ Quốc. Đoàn Giỏi vừa liệt kê vừa miêu tả làm nổi bật sức sống và vẻ đẹp độc đáo của Năm Căn. Đây là một câu văn sử dụng rất đắt ẩn dụ, nhân hóa thể hiện cách nghĩ, cách nói của người nông dân Nam Bộ: "Nhưng Năm Căn còn có cái bề thế của một thị trấn anh chị rừng xanh" đứng kiêu hãnh phô phang sự trù phú của nó trên một vùng đất cuối cùng của Tổ quốc. Cảnh vật và cuộc sống đa dạng, phong phú, sôi nổi. Có những hầm than gỗ đước... Có cảnh buôn bán rất độc đáo mà ở miền Bắc không có. Những ngôi nhà bè - những khu phố nổi - ban đêm đèn măng xông chiếu rực trên mặt nước. Người đi mua "có thể cập thuyền lại, bước sang...", hoặc gọi một món xào, một món nấu Trung Quốc, hoặc mua một đĩa thịt rừng nướng ướp kèm theo vài cút rượu. Cũng có thể mua cây kim cuộn chỉ, một bộ quần áo may sẵn, một món nữ trang đắt giá "mà không cần phải bước khỏi thuyền". Thật dân dã mà thuận tiện, sông nước mà văn minh. Người bán hàng, hoặc là những người con gái Hoa kiều "xởi lởi", hoặc những người Chà Châu Giang "bán vải", hoặc những bà cụ già người Miên "bán rượu". "Những khu phố nổi" với cảnh mua bán tấp nập, với đủ các giọng nói "líu lô", đủ kiểu ăn vận "sặc sỡ", đã tô điểm cho Năm Căn "một màu sắc độc đáo"... Có yêu mến Năm Căn mới viết hay và đậm đà thế!

Trang văn "Sông nước Cà Mau" cho thấy bút pháp nghệ thuật miêu tả đặc sắc của Đoàn Giỏi. Cảnh vật biến hóa, màu sắc biến hoá. Bầu trời, biển đông, dòng sông, kênh, rạch, rừng đước, chợ Năm Căn vừa hoang dã hùng vĩ, vừa dào dạt sức sống, xa lạ mà mến thương. Thiên nhiên bao la, hào phóng; con người thì mộc mạc, hồn hậu.

Trang văn của Đoàn Giỏi như đưa ta đi thăm thú sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, tưởng như được đến chơi chợ Năm Căn, bước lên ngôi nhà bè mua một món hàng lưu niệm...

28 tháng 4 2016

Viết văn à

12 tháng 2 2019

Là mảnh đất địa đầu tận cùng phía Nam của Việt Nam, mũi Cà Mau được nhắc đến như một vùng đất thiêng trong tâm thức người Việt. Với những hình ảnh đầy thân thương từ ruộng đồng bạt ngàn cò bay thẳng cánh, những đìa tôm, những mái nhà tranh ngói xen lẫn phủ dưới bóng dừa, những cây cầu khỉ với dòng sông bến nước con đò… nơi đây luôn toát lên những nét quyến rũ khác biệt đến khó tả với những du khách vốn không phải con dân vùng sông nước khi đến đây.

Đất đai ở Cà Mau đang sinh sôi nảy nở. Bãi Khai Long có hàng dương xanh ngát, có bờ cát chạy dài tới sáu cây số và rộng hàng trăm mét, mỗi năm phù sa lại lấn biển ở chính nơi đây từ tám mươi đến một trăm mét nữa. Điều thú vị là đất mở ra tới đâu, cây mắm mọc lên tới đó, như là để giữ đất đừng có trôi đi, khi thớ đất đã se kết tầng cây đước lao tới, nhanh chóng cùng với mắm tạo thành rừng. Trong rừng Cà Mau lạ nhất vẫn là cây đước. Khi cây cao ngang thân người là rễ phụ đâm ra. Nó thẳng, gần như cái que chứ không mềm tua tủa như rễ phụ ở cây đa hay cây si ngoài Bắc. Những nan rễ phụ ấy cắm trên đất tạo ra cháng rễ hình cái nơm, làm cho cây đước vững vàng đời đời, trong khi rễ chính nếu không thoái hóa thì cũng không còn giá trị gì nữa.

Một điểm có thể coi là “đặc sản” nơi đây, đó chính là sông nước. Chính sông nước đã tạo dựng nên sự sống đa dạng, phong phú cho những con người nơi đây. Sông cho họ cái tôm, con cá; sông cung cấp phù sa cho ruộng đồng và sông cũng là loại hình giao thông phổ biến nhất tại đây. Mọi sinh hoạt diễn ra từ đời sống đến giao thương đều thấy được hầu hết trên những chuyến đò.

Cà Mau có khá nhiều chợ nổi nhưng có hai chợ được xếp loại là chợ nổi phường 8, trên sông Gành Hào, Cà Mau và chợ nổi Thới Bình, tại ngã ba sông Trẹm – Chắc Băng, huyện Thới Bình.

Phần lớn chợ nổi nhóm họp, buôn bán trên sông mang tính tự phát. Sản phẩm trao đổi mua bán chủ yếu là các loại hàng nông sản thực phẩm, trái cây, hoa màu… sản xuất tại địa phương, các vùng lân cận chuyển tới phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại chỗ hoặc đưa đi tiêu thụ tại các chợ huyện, xã…

Từng chiếc thuyền, ghe với bắp cải, khoai lang, bầu, bí, sắn, quýt, cam… treo lủng lẳng trên mui để giới thiệu, mời gọi khách mua hàng. Và, đây cũng là hình ảnh thường thấy tại các tỉnh khu vực Đồng bằng Sông Cửu long.

Đến Cà Mau vào một ngày đầu hạ, với những khách lạ không biết bơi thì việc ngồi chòng chành trên một chiếc ghe nhỏ và bước từ ghe này qua ghe khác xem, mua đồ quả là một thử thách không nhỏ. Bạn, rất có thể sẽ bị ngã bởi sự “ghập ghềnh” sóng nước. Nhưng đổi lại, một thế giới khép kín được mở ra trên sông, thường là nơi giao tụ của khá nhiều những con sông, rạch trong vùng.

​Bước xuống chiếc ghe nhỏ bé, đó là cả một gia đình lưu động tại đây. Cũng có những thiết bị, dụng cụ gia đình giản đơn, cũng có những thế hệ cha con thắm đượm. Cuộc sống của họ nay đây mai đó, sông chảy đến đâu, đó là nhà. Đời sóng nước lênh đênh, hợp tan theo con nước với đầy, theo từng phiên chợ sớm, theo từng gánh hàng treo trên mũi ghe. Với nhiều đứa trẻ, trong giấc mơ của các em, chỉ có con thuyền, bến nước và những buổi chợ sớm khuya. Người dân nơi đây vốn hay cho rằng, bao giờ sông cạn nước thì chợ nổi mới không tồn tại. Nói như vậy để thấy rằng, đây đã trở thành một nét văn hóa, một lối sống riêng biệt, đặc trưng của người dân nơi đây.

Người Việt khi nói về đất nước của mình thường dùng câu “Nước Việt Nam trải dài từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau”. Vì vậy, trong tâm thức mỗi người, cùng với Ải Nam Quan, Mũi Cà Mau là một địa điểm thiêng liêng, xa xôi nhưng rất đỗi gần gũi. Và, nếu bạn một lần đặt chân đến nơi đây, bạn sẽ bị “chòng chành” bởi sóng nước, bởi sự thân thiện của người dân và tâm hồn bạn cũng sẽ đôi lúc “chòng chành” vì những cuộc đời lênh đênh sông nước.

12 tháng 2 2019

Dưới ngòi bút miêu tả đặc sắc của nhà văn, lần đầu tiên em được “thưởng thức” một cảnh chợ nằm sát bên bờ dòng sông Năm Căn. Với những túp Lều lá thô sơ kiểu cổ xưa nằm bên cạnh  những ngôi nhà gạch văn minh hai tầng... Phải chăng đó là kiểu cấu trúc vừa mang dáng dấp của thời đại vừa giữ được truyền thống dân tộc: Vẫn là quang cảnh quen thuộc của một xóm chợ vùng rừng cận biển thuộc tỉnh Bạc Liêu. Nhưng không, đó là một sự “ồn ào, đông vui, tấp nập”. Không những thế, “Năm Căn còn có cái bề thế của một trấn "anh chị rừng xanh” đứng kiêu hãnh phô phang sự trù phú của nó trên vùng đất cuối cùng của Tổ quốc”. Sự trù phú của nó được thể hiện qua khung cảnh rộng lớn tấp nập, hàng hoá phong phú, thuyền bè san sát: những đống gỗ cao như núi, những bến vân hà nhộn nhịp dọc dài theo dòng sông, những ngôi nhà bè... Với 12 điệp từ những trong đoạn văn, có thể nói Đoàn Giỏi đã thành công trong biện pháp liệt kê gây ấn tượng về sự trù của chợ Năm Căn.

Trù phú thôi chưa đủ! Chợ còn có vẻ đẹp, một vẻ đẹp độc đáo mà chẳng thể có nơi nào có được. Chợ họp ngay trên sông nước với những nhà bè như những khu phố nổi và những con thuyền bán hàng len lỏi ở mọi nơi. Khách mua hàng có thể mua mọi thứ mà không phải bước ra khỏi thuyền. Chợ lại họp cả ban đêm nữa mới thích chứ! Những ngôi nhà lá ban đêm ánh đèn măng sông chiểu rực trên mặt nước như những khu phố nổi, và ở nơi đây người ta có thể cập thuyền lại... Đọc đến đây khiến em liên tưởng đến một hội hoa đăng trên sông nước, hay là một bầu trời đầy sao in hình xuống dòng sông Năm Căn lung linh, lấp lánh như một “thiên cung”. Đẹp làm sao! Em đã phải thầm thốt lên trong tâm trí của mình.

30 tháng 4 2021

Tham khảo nha em:

Cà Mau – mảnh đất tận cùng của phía Nam Tổ quốc thân yêu, một mảnh đất chỉ nhắc tên thôi đã thấy thân thương đến lạ. Một ngày thả hồn mình vào những câu văn trong “Sông nước Cà Mau”, hình ảnh chợ Năm Căn của Cà Mau chợt hiện ra trước mắt em, sinh động, hấp dẫn.

Con thuyền trôi dọc xuôi hướng Cà Mau - một vùng sông ngòi, kênh rạch chằng chịt và chi chít như mạng nhện. Cả trời đất và sông nước chỉ bao phủ một màu xanh. Trong cơn gió mang theo cả vị mặn mòi của biển. Chợ Năm Căn dần hiện ra trước mắt em. Ấn tượng từ cái nhìn đầu tiên của khu chợ này là ấn tượng về xóm chợ vùng rừng cận biển. Không giống như những dãy nhà cao lớn, ở đây là những túp lều thô sơ kiểu cổ xưa, những ngôi nhà gạch văn minh hai tầng và những đống gỗ cao xếp lên như núi. Điều đặc biệt nhất chỉ có ở khu chợ nổi vùng sông nước mênh mông chính là những cột đáy và đủ loại thuyền. Thuyền chài, thuyền lưới, thuyền buôn, những ghe xuồng...nổi trôi trên mặt nước xanh gợi một vẻ đẹp độc đáo – vẻ đẹp chỉ thuộc về miền Tây sông nước lênh đênh.

Là khu chợ sung túc bậc nhất của Cà Mau, chợ Năm Căn vô cùng trù phú. Cảnh vật chợ đa dạng, phong phú. Khắp cả vùng bốn bề sông nước trong xanh, thuyền ghe tấp nập và đông đúc. Trên những khoang thuyền, ghe đầy ắp những vật phẩm của miền Tây. Những màu sắc khác nhau của hàng trăm loại trái cây như cùng vẽ lên bức tranh của vùng cây trái miệt vườn phong phú và rực rỡ. Ghe này thuyền kia không thiếu một thứ, từ những vật dụng nhỏ bé nhất như cây kim, cuộn chỉ cũng được bày bán. Tiếng mái chèo khẽ khua nhẹ mặt nước và tiếng mặc cả, mua bán đặc chất giọng ngọt ngào lanh lảnh địa phương khiến khu chợ thêm nhộn nhịp, ồn ào. Những đôi chân thành thục đứng vững trên xuồng mà không chút lung lanh khi thuyền, ghe nghiêng ngả, những đôi tay trao qua trao lại và nụ cười tươi roi rói, điệu bộ đon đả của người bán, kẻ mua chợt tạo cho người ta những ấn tượng vô cùng tốt đẹp về khu chợ đất Cà Mau.

 

Đến chợ Năm Căn, bạn sẽ được ngắm nhìn cảnh buôn bán độc đáo mà miền Bắc không có. Đó là những ngôi nhà bè, khu phố nổi, mua bán hoàn toàn diễn ra trên mặt nước. Ban đêm, ánh đèn măng xông sẽ chiếu sáng rực trên mặt nước, lấp lánh xinh đẹp. Người mua chỉ cần đưa thuyền gần lại, bước sang gọi một món ăn mình muốn và thưởng thức. Hoặc không dạo quanh, ngắm nhìn và mua bất cứ thứ nào mình thích mà không cần phải bước chân ra khỏi thuyền. Cảnh tượng ấy đặc biệt biết bao! Vừa dân dã, thuận tiện, tuy sông nước địa phương mà văn minh đẹp đẽ. Những người bán hàng từ nhiều vùng đất khác nhau tụ họp về đây,mang cho chợ nổi Năm Căn những gam màu đa dạng của cuộc sống. Những khu phố nổi nơi Năm Căn – Cà Mau với cảnh mua cảnh bán tấp nập, đủ các giọng nói líu lô, đủ mọi kiểu ăn mặc sặc sỡ, đã tô điểm cho Năm Căn những màu sắc thật độc đáo, nó tạo ra một vẻ đẹp chỉ thuộc về riêng mình, khiến người đến không thể nào quên đi

Theo ngòi bút tài hoa của nhà văn Đoàn Giỏi, em như vượt qua muôn ngàn chặng đường xa xôi để tìm về với Cà Mau cuối đất nước và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của chợ Năm Căn. Để rồi vẻ đẹp độc đáo của Cà Mau nhẹ nhàng khắc ghi trong tâm trí, ghi vào trong tim mình thứ tình cảm đặc biệt – tình cảm dành cho chợ nổi Năm Căn – nét đẹp của mảnh đất tận cùng Tổ quốc thân yêu.

30 tháng 4 2021

TK#

Là mảnh đất địa đầu tận cùng phía Nam của Việt Nam, mũi Cà Mau được nhắc đến như một vùng đất thiêng trong tâm thức người Việt. Với những hình ảnh đầy thân thương từ ruộng đồng bạt ngàn cò bay thẳng cánh, những đìa tôm, những mái nhà tranh ngói xen lẫn phủ dưới bóng dừa, những cây cầu khỉ với dòng sông bến nước con đò… nơi đây luôn toát lên những nét quyến rũ khác biệt đến khó tả với những du khách vốn không phải con dân vùng sông nước khi đến đây.

Đất đai ở Cà Mau đang sinh sôi nảy nở. Bãi Khai Long có hàng dương xanh ngát, có bờ cát chạy dài tới sáu cây số và rộng hàng trăm mét, mỗi năm phù sa lại lấn biển ở chính nơi đây từ tám mươi đến một trăm mét nữa. Điều thú vị là đất mở ra tới đâu, cây mắm mọc lên tới đó, như là để giữ đất đừng có trôi đi, khi thớ đất đã se kết tầng cây đước lao tới, nhanh chóng cùng với mắm tạo thành rừng. Trong rừng Cà Mau lạ nhất vẫn là cây đước. Khi cây cao ngang thân người là rễ phụ đâm ra. Nó thẳng, gần như cái que chứ không mềm tua tủa như rễ phụ ở cây đa hay cây si ngoài Bắc. Những nan rễ phụ ấy cắm trên đất tạo ra cháng rễ hình cái nơm, làm cho cây đước vững vàng đời đời, trong khi rễ chính nếu không thoái hóa thì cũng không còn giá trị gì nữa.

 

Một điểm có thể coi là “đặc sản” nơi đây, đó chính là sông nước. Chính sông nước đã tạo dựng nên sự sống đa dạng, phong phú cho những con người nơi đây. Sông cho họ cái tôm, con cá; sông cung cấp phù sa cho ruộng đồng và sông cũng là loại hình giao thông phổ biến nhất tại đây. Mọi sinh hoạt diễn ra từ đời sống đến giao thương đều thấy được hầu hết trên những chuyến đò.

Cà Mau có khá nhiều chợ nổi nhưng có hai chợ được xếp loại là chợ nổi phường 8, trên sông Gành Hào, Cà Mau và chợ nổi Thới Bình, tại ngã ba sông Trẹm – Chắc Băng, huyện Thới Bình.

Phần lớn chợ nổi nhóm họp, buôn bán trên sông mang tính tự phát. Sản phẩm trao đổi mua bán chủ yếu là các loại hàng nông sản thực phẩm, trái cây, hoa màu… sản xuất tại địa phương, các vùng lân cận chuyển tới phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại chỗ hoặc đưa đi tiêu thụ tại các chợ huyện, xã…

Từng chiếc thuyền, ghe với bắp cải, khoai lang, bầu, bí, sắn, quýt, cam… treo lủng lẳng trên mũi để giới thiệu, mời gọi khách mua hàng. Và, đây cũng là hình ảnh thường thấy tại các tỉnh khu vực Đồng bằng Sông Cửu long.

Đến Cà Mau vào một ngày đầu hạ, với những khách lạ không biết bơi thì việc ngồi chòng chành trên một chiếc ghe nhỏ và bước từ ghe này qua ghe khác xem, mua đồ quả là một thử thách không nhỏ. Bạn, rất có thể sẽ bị ngã bởi sự “gập ghềnh” sóng nước. Nhưng đổi lại, một thế giới khép kín được mở ra trên sông, thường là nơi giao tụ của khá nhiều những con sông, rạch trong vùng.

Bước xuống chiếc ghe nhỏ bé, đó là cả một gia đình lưu động tại đây. Cũng có những thiết bị, dụng cụ gia đình giản đơn, cũng có những thế hệ cha con thắm đượm. Cuộc sống của họ nay đây mai đó, sông chảy đến đâu, đó là nhà. Đời sóng nước lênh đênh, hợp tan theo con nước vơi đầy, theo từng phiên chợ sớm, theo từng gánh hàng treo trên mũi ghe. Với nhiều đứa trẻ, trong giấc mơ của các em, chỉ có con thuyền, bến nước và những buổi chợ sớm khuya. Người dân nơi đây vốn hay cho rằng, bao giờ sông cạn nước thì chợ nổi mới không tồn tại. Nói như vậy để thấy rằng, đây đã trở thành một nét văn hóa, một lối sống riêng biệt, đặc trưng của người dân nơi đây.

 

Người Việt khi nói về đất nước của mình thường dùng câu “Nước Việt Nam trải dài từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau”. Vì vậy, trong tâm thức mỗi người, cùng với Ải Nam Quan, Mũi Cà Mau là một địa điểm thiêng liêng, xa xôi nhưng rất đỗi gần gũi. Và, nếu bạn một lần đặt chân đến nơi đây, bạn sẽ bị “chòng chành” bởi sóng nước, bởi sự thân thiện của người dân và tâm hồn bạn cũng sẽ đôi lúc “chòng chành” vì những cuộc đời lênh đênh sông nước.

30 tháng 3 2019

Tờ mờ sáng, vài ánh dương hồng le lói đang cố giương mình len sâu vào lớp sương đêm dày đặc,vài bước chân người đi trên con đường đất làm phá tan bầu không khí tĩnh mịch bí ẩn của buổi đêm. Xa xa, lục tục vài bà hàng nước ngồi đun cái bếp lửa than để kịp nấu nước chè sớm

Mấy bà hàng cá đã ra ngồi bến từ nửa đêm để chờ mẻ cá mới cho được giá. Trên phía mép đường, những hàng thịt với bao nhiêu nào thịt heo, thịt bò, thịt gà,… đã được dọn từ rất sớm để mấy bà đi chợ sớm về kịp bữa cơm sáng…

Trời sáng dần, hương nếp từ chõ đồ sôi bay thoang thoảng từ đầu ngõ chợ như lôi kéo mấy bà buôn hàng cá, hàng thịt ra từ buổi sớm chưa có gì lót dạ. Chợ bắt đầu đông và náo nhiệt, từ các xóm dưới nào rau, nào củ, nào quả… các thứ hàng nằm trong mẹt, thúng được các bà buôn chuyển đi vào chợ. Cả khu chợ rộn lên, bắt đầu cuộc đấu tranh khẩu khí quyết liệt của người mua lẫn kẻ bán, có khi bớt 1 thêm 2 đồng bạc, cũng có mấy bà rộng tay vừa giá là lấy ngay không phải kì kèo, cũng có những người xem hàng chậc lưỡi rồi bỏ đi, để mặc sau lưng lời xầm xì chẳng rõ là mắng thầm hay nói nhảm của mấy bà buôn. Lũ trẻ nhỏ đi học sớm, được vài đồng bạc dắt nhau ùa vào chợ lựa mua các thứ quà bánh, cũng có đứa chỉ đưa mắt nhìn thèm thuồng và bàn tán vài câu rồi bỏ đi…

Qua giữa buổi, chợ bắt đầu thong thả, người đi chợ sớm tản sang các ngả rời khỏi chợ, những hàng cá, hàng thịt, hàng rau vừa sáng còn tươi rói và nhảy tanh tách trong mẹt giờ đã hết sạch nhờ những đôi tay và đôi mắt lựa chọn kĩ tính của các bà nội trợ đảm đang. Trong chợ chỉ còn vài bà hàng ế phải ngồi lại cầu trời sao cho còn mấy bà nội trợ ngủ trễ mà phải chịu tay lấy mấy bó rau, con cá hàng ế cho vừa buổi chợ. Các bà hàng nước gom mấy hòn than cháy tàn cố nhen nhúm cho được ngọn lửa nhỏ giữ cho nước âm ấm chờ các thực khách sang buổi trưa nắng ghé hàng làm ngụm nước…

Trưa, mặt trời lên qua đỉnh đầu, nắng gắt, nóng bức và mùi ôi nồng làm cả khu chợ như đắm chìm trong bầu không khí đặc quánh, hàng họ đã dẹp dần từ giữa buổi. Chợ đã tan.

_Hok tốt_

31 tháng 3 2019

                    Một ngày mới bắt đầu với tiếng gà gáy nhộn nhịp - dấu hiệu cho sự khởi nguồn. Tôi vùng dậy ra sân tập thể dục và bắt gặp đoàn người gánh gồng hàng hóa qua đường. Tôi chợt nhận ra hôm nay là ngày họp chợ - nơi nằm giữa trung tâm thị trấn Lộc Bình. Tôi bất giác liên tưởng đến bầu không khí vui tươi đang diễn ra. Sự sầm uất không thể thiếu trong mỗi phiên chợ. Một thoáng bồi hồi tôi nhận ra: Chợ quê tôi sao mà đẹp quá.

            Quả thật nếu ai có dịp đến với Lộc Bình thì như có phép màu làm họ không muốn rời khỏi nơi đây, bởi chợ nằm bên con sông Kì Cùng đã tạo cho khu chợ cảm giác vui tươi qua từng nhịp chảy của nó. Chợ thường họp năm ngày một lần từ sớm tinh mơ khi gà chưa gáy đến khi bóng mặt trời đã xế tà. Tờ mờ sáng những người nông dân đã cần cù mang hàng hóa ra chợ bán, họ mong tìm được chỗ ngồi tốt và bán được nhiều hàng. Khoảng 6h sáng chợ đã đông vui tấp nập. Nào người lái buôn, người bán hàng, người mua, tất cả đang đổ dồn về phía trung tâm thị trấn. Ở ngay đầu chợ cũng có thể cảm thấy được sự vui tươi đang diễn ra ở bên trong. Hương gạo nếp, mùi bánh phở nghi ngút bốc ra như mời gọi thực khách rẽ vào quán ăn. Quả thật phở Lộc Bình vừa rẻ vừa ngon khiến ai cũng muốn dừng chân để vào quán thưởng thức món ăn của quê hương. Mặt trời nhô cao dần rồi nhú lên cho kì hết, chiếu rọi những ánh nắng chói chang, rừng rực xuống nhưng vẫn không ngăn cản được dòng người ở phía dưới. Đối với trẻ thơ, đi chợ cùng cha mẹ như một thú vui, các em được bố mẹ mặc cho những bộ quần áo đẹp, nhiều màu sắc sinh động để cùng hòa mình vào dòng người tấp nập. Tiếng trò truyện hòa vang cùng tiếng rao làm vang động khắp khu chợ. Các bà, các mẹ, các chị đang lựa chọn để mua những hạt gạo thơm ngon nhất về cho gia đình. Các em bé tập chung tại hàng bánh kẹo, lựa chọn cho mình những loại kẹo ngon nhất. Hàng điện dân dụng không ngớt khách. Hàng hoa quả là nơi tôi thích nhất. Khi nhìn những quả mận còn nguyên phấn trắng, sương còn đọng trên những chiếc lá là tôi lại cảm nhận được nỗi thức khuya dậy sớm của người nông dân để có thành quả là những trái mận to tròn, mọng nước như vậy. Những quả táo đỏ hồng, những quả cam sành trĩu nặng được người lái buôn mang về đây để phục vụ cho người dân. Phía dưới nữa là những cửa hàng bán đồ dùng học tập như: Bút, thước, màu... Những quán chè là nơi dừng chân lí tưởng để giảm bớt sự nóng bức của mùa hè. Hàng quần áo phục vụ cho cả người già, người trung niên và người trẻ đủ màu sắc xanh đỏ, tím vàng .. rất ưa nhìn. Chợ càng đông hơn khi xuống đến nơi mua bán gia xúc, gia cầm, những chú lợn con hồng hào đang kêu éc éc như đang nhớ mẹ. Những "bé" gà, "bé" vịt lông ánh vàng trông đáng yêu làm sao. Hàng thịt còn tươi roi rói, màu hồng đào. Tất cả những hàng hóa được bày bán ở đây đều mang đậm sắc hương, mùi vị của hương đồng cỏ nội được kết tinh từ hồn quê, hồn đất rồi như cất lên trời cùng thưởng thức. Cũng có những người đi chợ không mua sắm mà họ đi ngắm, đi bình phẩm hoặc đi chơi chợ. Đến cuối chiều, khi mặt trời khuất sau núi chợ mới tan.

             Ai cũng có một miền quê sinh ra do đó ai cũng có hình ảnh của phiên chợ quê trong lòng. Ai cũng có tuổi ấu thơ từng mong bà, mẹ, chị về để có quà, có khi chỉ là một cái kẹo, củ khoai có khi còn ngon hơn cả đặc sản đắt tiền. Tôi sẽ không thể quên được khu chợ quê - nơi tôi sinh ra. Nó đã để lại những ấn tượng không bao giờ phai trong tâm trí tôi.

                                    #HỌCTỐT#

Bài viết tham khảo

Cà Mau – mảnh đất tận cùng của phía Nam Tổ quốc thân yêu, một mảnh đất chỉ nhắc tên thôi đã thấy thân thương đến lạ. Một ngày thả hồn mình vào những câu văn trong “Sông nước Cà Mau”, hình ảnh chợ Năm Căn của Cà Mau chợt hiện ra trước mắt em, sinh động, hấp dẫn.

Con thuyền trôi dọc xuôi hướng Cà Mau - một vùng sông ngòi, kênh rạch chằng chịt và chi chít như mạng nhện. Cả trời đất và sông nước chỉ bao phủ một màu xanh. Trong cơn gió mang theo cả vị mặn mòi của biển. Chợ Năm Căn dần hiện ra trước mắt em. Ấn tượng từ cái nhìn đầu tiên của khu chợ này là ấn tượng về xóm chợ vùng rừng cận biển. Không giống như những dãy nhà cao lớn, ở đây là những túp lều thô sơ kiểu cổ xưa, những ngôi nhà gạch văn minh hai tầng và những đống gỗ cao xếp lên như núi. Điều đặc biệt nhất chỉ có ở khu chợ nổi vùng sông nước mênh mông chính là những cột đáy và đủ loại thuyền. Thuyền chài, thuyền lưới, thuyền buôn, những ghe xuồng...nổi trôi trên mặ nước xanh gợi một vẻ đẹp độc đáo – vẻ đẹp chỉ thuộc về miền Tây sông nước lênh đênh.

Là khu chợ sung túc bậc nhất của Cà Mauchợ Năm Căn vô cùng trù phú. Cảnh vật chợ đa dạng, phong phú. Khắp cả vùng bốn bề sông nước trong xanh, thuyền ghe tấp nập và đông đúc. Trên những khoang thuyền, ghe đầy ắp những vật phẩm của miền Tây. Những màu sắc khác nhau của hàng trăm loại trái cây như cùng vẽ lên bức tranh của vùng cây trái miệt vườn phong phú và rực rỡ. Ghe này thuyền kia không thiếu một thứ, từ những vật dụng nhỏ bé nhất như cây kim, cuộn chỉ cũng được bày bán. Tiếng mái chèo khẽ khua nhẹ mặt nước và tiếng mặc cả, mua bán đặc chất giọng ngọt ngào lanh lảnh địa phương khiến khu chợ thêm nhộn nhịp, ồn ào. Những đôi chân thành thục đứng vững trên xuồng mà không chút lung lanh khi thuyền, ghe nghiêng ngả, những đôi tay trao qua trao lại và nụ cười tươi roi rói, điệu bộ đon đả của người bán, kẻ mua chợt tạo cho người ta những ấn tượng vô cùng tốt đẹp về khu chợ đất Cà Mau.

Đến chợ Năm Căn, bạn sẽ được ngắm nhìn cảnh buôn bán độc đáo mà miền Bắc không có. Đó là những ngôi nhà bè, khu phố nổi, mua bán hoàn toàn diễn ra trên mặt nước. Ban đêm, ánh đèn măng xông sẽ chiếu sáng rực trên mặt nước, lấp lánh xinh đẹp. Người mua chỉ cần đưa thuyền gần lại, bước sang gọi một món ăn mình muốn và thưởng thức. Hoặc không dạo quanh, ngắm nhìn và mua bất cứ thứ nào mình thích mà không cần phải bước chân ra khỏi thuyền. Cảnh tượng ấy đặc biệt biết bao! Vừa dân dã, thuận tiện, tuy sông nước địa phương mà văn minh đẹp đẽ. Những người bán hàng từ nhiều vùng đất khác nhau tụ họp về đây,mang cho chợ nổi Năm Căn những gam màu đa dạng của cuộc sống. Những khu phố nổi nơi Năm Căn – Cà Mau với cảnh mua cảnh bán tấp nập, đủ các giọng nói líu lô, đủ mọi kiểu ăn mặc sặc sỡ, đã tô điểm cho Năm Căn những màu sắc thật độc đáo, nó tạo ra một vẻ đẹp chỉ thuộc về riêng mình, khiến người đến không thể nào quên đi

Theo ngòi bút tài hoa của nhà văn Đoàn Giỏi, em như vượt qua muôn ngàn chặng đường xa xôi để tìm về với Cà Mau cuối đất nước và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của chợ Năm Căn. Để rồi vẻ đẹp độc đáo của Cà Mau nhẹ nhàng khắc ghi trong tâm trí, ghi vào trong tim mình thứ tình cảm đặc biệt – tình cảm dành cho chợ nổi Năm Căn – nét đẹp của mảnh đất tận cùng Tổ quốc thân yêu.

22 tháng 1 2018

Viết bài văn miêu tả một phiên chợ tết. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Bài văn có đầy đủ kết cấu 3 phần, hành văn lưu loát, sinh động, thể hiện cảm xúc người viết. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:

     

a. Mở bài (0.5đ)

   - Giới thiệu đối tượng được miêu tả (phiên chợ vào ngày tết).

   - Ấn tượng chung của em về phiên chợ ngày tết đó. (đông đúc, tươi vui...)

b. Thân bài (9đ)

   - Em đi chợ tết vào thời gian nào? Đi cùng với ai? (1đ)

   - Đối với em, phiên chợ ngày tết có gì đặc biệt so với các phiên chợ vào ngày khác trong năm (phiên chợ cuối cùng của năm cũ, được sắm quần áo mới, nô đùa vui tươi cùng các bạn...) (2đ)

   - Con đường đến chợ hôm đó như thế nào? Khung cảnh ra sao? Mọi người đi chợ với tâm trạng có vui vẻ và háo hức không? (2.5đ)

   - Mặt hàng phiên chợ hôm đó có đa dạng không? Người bán và người mua hôm đó như thế nào? Mọi người có hành động/ lời nói gì làm em nhỡ mãi. (2.5đ)

   - Kỉ niệm đáng nhớ của em về phiên chợ. (1đ)

c. Kết bài (0.5đ)

   Được ngắm nhìn quê hương trong phiên chợ tết, em có suy nghĩ và tình cảm như thế nào?

25 tháng 3 2019

Là mảnh đất địa đầu tận cùng phía Nam của Việt Nam, mũi Cà Mau được nhắc đến như một vùng đất thiêng trong tâm thức người Việt. Với những hình ảnh đầy thân thương từ ruộng đồng bạt ngàn cò bay thẳng cánh, những đìa tôm, những mái nhà tranh ngói xen lẫn phủ dưới bóng dừa, những cây cầu khỉ với dòng sông bến nước con đò… nơi đây luôn toát lên những nét quyến rũ khác biệt đến khó tả với những du khách vốn không phải con dân vùng sông nước khi đến đây.

Đất đai ở Cà Mau đang sinh sôi nảy nở. Bãi Khai Long có hàng dương xanh ngát, có bờ cát chạy dài tới sáu cây số và rộng hàng trăm mét, mỗi năm phù sa lại lấn biển ở chính nơi đây từ tám mươi đến một trăm mét nữa. Điều thú vị là đất mở ra tới đâu, cây mắm mọc lên tới đó, như là để giữ đất đừng có trôi đi, khi thớ đất đã se kết tầng cây đước lao tới, nhanh chóng cùng với mắm tạo thành rừng. Trong rừng Cà Mau lạ nhất vẫn là cây đước. Khi cây cao ngang thân người là rễ phụ đâm ra. Nó thẳng, gần như cái que chứ không mềm tua tủa như rễ phụ ở cây đa hay cây si ngoài Bắc. Những nan rễ phụ ấy cắm trên đất tạo ra cháng rễ hình cái nơm, làm cho cây đước vững vàng đời đời, trong khi rễ chính nếu không thoái hóa thì cũng không còn giá trị gì nữa.

Một điểm có thể coi là “đặc sản” nơi đây, đó chính là sông nước. Chính sông nước đã tạo dựng nên sự sống đa dạng, phong phú cho những con người nơi đây. Sông cho họ cái tôm, con cá; sông cung cấp phù sa cho ruộng đồng và sông cũng là loại hình giao thông phổ biến nhất tại đây. Mọi sinh hoạt diễn ra từ đời sống đến giao thương đều thấy được hầu hết trên những chuyến đò.

Cà Mau có khá nhiều chợ nổi nhưng có hai chợ được xếp loại là chợ nổi phường 8, trên sông Gành Hào, Cà Mau và chợ nổi Thới Bình, tại ngã ba sông Trẹm – Chắc Băng, huyện Thới Bình.

Phần lớn chợ nổi nhóm họp, buôn bán trên sông mang tính tự phát. Sản phẩm trao đổi mua bán chủ yếu là các loại hàng nông sản thực phẩm, trái cây, hoa màu… sản xuất tại địa phương, các vùng lân cận chuyển tới phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại chỗ hoặc đưa đi tiêu thụ tại các chợ huyện, xã…

Từng chiếc thuyền, ghe với bắp cải, khoai lang, bầu, bí, sắn, quýt, cam… treo lủng lẳng trên mui để giới thiệu, mời gọi khách mua hàng. Và, đây cũng là hình ảnh thường thấy tại các tỉnh khu vực Đồng bằng Sông Cửu long.

Đến Cà Mau vào một ngày đầu hạ, với những khách lạ không biết bơi thì việc ngồi chòng chành trên một chiếc ghe nhỏ và bước từ ghe này qua ghe khác xem, mua đồ quả là một thử thách không nhỏ. Bạn, rất có thể sẽ bị ngã bởi sự “ghập ghềnh” sóng nước. Nhưng đổi lại, một thế giới khép kín được mở ra trên sông, thường là nơi giao tụ của khá nhiều những con sông, rạch trong vùng.

​Bước xuống chiếc ghe nhỏ bé, đó là cả một gia đình lưu động tại đây. Cũng có những thiết bị, dụng cụ gia đình giản đơn, cũng có những thế hệ cha con thắm đượm. Cuộc sống của họ nay đây mai đó, sông chảy đến đâu, đó là nhà. Đời sóng nước lênh đênh, hợp tan theo con nước với đầy, theo từng phiên chợ sớm, theo từng gánh hàng treo trên mũi ghe. Với nhiều đứa trẻ, trong giấc mơ của các em, chỉ có con thuyền, bến nước và những buổi chợ sớm khuya. Người dân nơi đây vốn hay cho rằng, bao giờ sông cạn nước thì chợ nổi mới không tồn tại. Nói như vậy để thấy rằng, đây đã trở thành một nét văn hóa, một lối sống riêng biệt, đặc trưng của người dân nơi đây.

Người Việt khi nói về đất nước của mình thường dùng câu “Nước Việt Nam trải dài từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau”. Vì vậy, trong tâm thức mỗi người, cùng với Ải Nam Quan, Mũi Cà Mau là một địa điểm thiêng liêng, xa xôi nhưng rất đỗi gần gũi. Và, nếu bạn một lần đặt chân đến nơi đây, bạn sẽ bị “chòng chành” bởi sóng nước, bởi sự thân thiện của người dân và tâm hồn bạn cũng sẽ đôi lúc “chòng chành” vì những cuộc đời lênh đênh sông nước.

25 tháng 3 2019

Thuyền chúng tôi xuôi hướng Cà Mau, một vùng sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, bủa giăng chi chít như mạng nhện. Không hiểu sao ở đây lúc nào đất trời, sông nước và không gian xung quanh cũng chỉ đơn điệu một màu xanh. Cùng lắm thì có thêm gió biển. Thứ gió mà ai ở đây lâu ngày cũng có thể cảm thấy vị mặn trong hơi gió.

Thuyền qua Chà Là, Cái Keo rồi xuôi dòng Bảy Háp...Biết tôi lần đầu đến Cà Mau, anh bạn tôi giải thích: ở đây người ta gọi tên đất tên sông không phải bằng những danh từ mĩ lệ mà cứ theo đặc điểm riêng của nó gọi thành tên. Ví như gọi rạch Mái Giầm, vì hai bên bờ mọc toàn mái giầm, thứ cây cọng tròn, sống nhẹ, với chỉ một tán lá xòe ra hình chiếc bơi chèo nhỏ. Gọi là kênh Ba Khía vì hai bên bờ, tập trung toàn những con ba khía, một loài còng biển lai cua, càng màu tím đỏ, làm mắm mà ăn chung với tỏi ớt thì tuyệt ngon.

Thảo nào hôm qua đi qua kênh Bọ Mắt, không hiểu tại sao tự nhiên người tôi cứ mẩn ngứa đỏ cả lên. Nhìn lướt qua, anh lái thuyền nói tôi bị con bọ mắt đốt. Thì ra cái tên Bọ Mắt ra đời vì trên dòng kênh có rất nhiều loài côn trùng ấy. Bữa khác, tôi lại thắc mắc hỏi anh về cái tên xã Năm Căn thì anh cho biết nghe nói ngày xưa, vùng đó chỉ có một cái lán năm gian được những người đến đó đốn củi hầm than dựng tạm bợ trên triền sông. Vì thế mà từ Cà Mau còn có nghĩa là vùng nước đen là như vậy.

Thuyền chúng tôi rẽ vào dòng Năm Căn. Ở đây ngày đêm nước ầm ầm đổ ra biển như thác, các nước ngược dòng bơi hàng đàn đen trũi. Dòng sông Năm Căn uốn mình măng giữa hai bờ rừng được. Cây đước mọc dày theo bãi, chi chít chen nhau từng lớp một. Tất cả hòa nên một gam màu bạt ngàn xanh của đước, của sương khói và màu xanh nhạt của vùng cửa biển.

Vào Năm Căn, chúng tôi được ghé thăm chợ ven sông. Một khu chợ với những căn lều lá thô sơ kiểu cổ nằm ngay cạnh những ngôi nhà gạch văn minh và những vật dụng đi biển của dân chài. Vùng chợ Năm Căn nhộn nhịp suốt ngày, thậm chí còn bán cả ban đêm. Người ta có thể mua đủ thứ trên đời từ cây kim sợi chỉ, đến những bộ quần áo rẻ tiền hay những đồ nữ trang đắt giá, hàng của người Miên, người Tàu, người Ấn...có bán đủ cả ở chợ Năm Căn hình thành nên một khu buôn bán nhộn nhịp trải dài suốt dọc dòng sông.

Cả ngày đi thuyền mệt mỏi, chúng tôi cho thuyền cập lại gọi mọt món xào Trung Quốc, một đĩa thịt nớng ướp kiểu địa phương. Thế cũng đủ vừa ăn uống say sưa vừa ngồi ngắm cảnh bán buôn tấp nập suốt cả đêm.

Quê em ở làng Và nằm ven con sông cầu thơ mộng, ơ làng em bây giờ ngày nào cũng có chợ, nhưng đó là chợ xép, chợ nhỏm, còn chợ chính chỉ có vào các ngày 5 ngày 9 Âm lịch. Em rất thích được theo bà đi chợ vào những ngày này.

Từ mờ sáng, chợ đã đông người. Từ trên đê đi xuống, từ bên kia sông đi sang, từ những làng xung quanh đến, mọi người tíu tít đổ về chợ. Làng em tấp nập người qua lại. Tiếng trò chuyện râm ran trên suốt đường làng.

Chợ làng em vẫn họp giữa trời. Trên bãi đất trông chỉ lơ thơ vài dãy lều tranh của những bà bán hàng khô, hàng tạp hoá, còn đa số các hàng khác đều bày luôn trên mặt đất. Chẳng ai bảo ai mà người ta cũng ngồi thành từng dãy, từng hàng. Chính giữa chợ là hai dãy lều của những cửa hàng bách hoá thu nhỏ. Nào kim chỉ, gương lược, nào giấy vở, bút chì, phấn bảng, cho đến cả bóng đèn, phích nước, ấm chén,… thứ gì cũng có. Quần áo người lớn, trẻ con đủ màu xanh, đỏ, nâu, đen treo la liệt thành những bức tường nhiều màu đến hoa cả mắt. Chén bát, nồi niêu bày kín mặt đất chẳng còn chỗ đặt chân. Vậy mà bà bán hàng vẫn tươi cười trò chuyện và lấy hết thứ này đến thứ nọ cho khách chọn, bao giờ người mua vừa ý mới thôi!

Đằng sau dãy hàng bách hoá là dãy hàng gạo. Người ta gánh về đầy đủ các loại gạo nếp, gạo tẻ, ngô, đỗ, kê, vừng,… Các bà, các cô vẫn quen mua thứ này bằng cách đong từng bơ nên cả dãy hàng cứ như một đội múa đang tập mỗi một động tác quay tay vậy. Chỉ có mấy bà buôn chuyến là tỏ ra nhàn nhã vì đã có cái cân trong tay rồi.

Ồn ào nhất chợ là chỗ bày bán các con vật nuôi. Những chú lợn con bị nhổt trong rọ, mở tròn mắt, nghếch mõm nhìn người qua lại. Đàn gà con chiếp chiếp trong lồng, nhớn nhác nhìn cảnh lạ. Lũ vịt bị trói thành từng cặp, lâu lâu lại đập cánh phành phạch rồi cạc cạc ầm ĩ. Có lẽ chúng đang lo sợ quá.

Em cùng bà thường dừng lại lâu nhất ở hàng bán tranh. Làng Đông Hồ nổi tiếng chỉ cách làng em vài cây số. Bây giờ chưa phải là chợ Tết, nhưng tranh ảnh vẫn được bày bán rất nhiều. Hai bà cháu em cứ nhìn mãi tranh gà, tranh lợn, tranh cá chép trông trăng. Dù ở nhà đã có rồi nhưng nhìn những bức tranh còn tươi màu mực, em vẫn muốn được mua thêm vài bức. Có lẽ, đây là sở thích riêng của người dân vùng Kinh Bắc từ xa xưa truyền lại.

Mặt trời lên cao. Chợ đã vãn. Dòng người gồng gánh lại tản về các ngả. Làng em trở lại yên tĩnh, một sự yên tĩnh ấp ủ sức sông dồi dào mà chợ Và đã tiếp sức cho sau mỗi phiên.

29 tháng 4 2019

bn gửi cho mk tin nhắn cho mk nhé bài văn ý