K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 3 2019

I. Phân biệt thành phần chính với thành phần phụ của câu

Câu 1 (trang 92 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Ở bậc tiểu học các thành phần câu đã học: trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ.

Câu 2 (trang 92 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Trạng ngữ: chẳng bao lâu

- Chủ ngữ: tôi

- Vị ngữ: đã trở thành một tràng dế thanh niên cường tráng.

Câu 3 (trang 92 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Chủ ngữ và vị ngữ là thành phần bắt buộc phải có trong câu để câu hoàn chỉnh về ý nghĩa

- Trạng ngữ là thành phần có thể có hoặc không.

II. Vị ngữ

Câu 1 (trang 92 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Vị ngữ có thể kết hợp với phó từ, trợ từ

    + Trong ví dụ a: vị ngữ kết hợp với phó từ “đã”

- Vị ngữ thường trả lời cho câu hỏi: làm gì? là gì? như thế nào?

Câu 2 (trang 92 sgk ngữ văn 6 tập 2):

a, Vị ngữ: ra đứng cửa hang như mọi khi, xem hoàng hôn xuống

- Vị ngữ này gồm các cụm động từ “ra đứng cửa hang” và “ xem hoàng hôn xuống”

b, Vị ngữ: nằm sát bên bờ sông ồn ào, đông vui, tấp nập

- Vị ngữ là cụm động từ

c, Vị ngữ: là người bạn thân của nông dân Việt Nam

- Vị ngữ là cụm danh từ

→ Vị ngữ thường là từ hoặc cụm từ,

III. Chủ ngữ

Câu 1 (trang 93 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Chủ ngữ là thành phần chính của câu nêu tên sự vật, hiện tượng có hoạt động, đặc điểm, trạng thái… được miêu tả ở vị ngữ.

Câu 2 (Trang 93 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Chủ ngữ thường trả lời cho câu hỏi Ai? Con gì? Cái gì?

Câu 3 (trang 93 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Chủ ngữ:

a, Tôi

b, Chợ Năm Căn

c, Cây tre

IV. Luyện tập

Bài 1 (Trang 94 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Chủ ngữ là:

    + Là đại từ “tôi”

    + Là các cụm danh từ: Đôi càng tôi, những cái vuốt ở chân, ở khoeo; Những ngọn cỏ

- Vị ngữ:

    + Là tính từ: mẫm bóng

    + Là động từ: gãy rạp

    + Là cụm động từ: co cẳng lên, đạp phanh phách

    + Là cụm tính từ: cứ cứng dần, nhọn hoắt

Bài 2 (trang 94 sgk ngữ văn 6 tập 2):

a, Hôm qua, em giúp mẹ nấu cơm và dọn dẹp nhà cửa.

b, Hải là cậu bạn thông minh, hài hước nhất lớp em.

c, Dế Mèn là nhân vật em yêu thích nhất trong truyện Dế Mèn phiêu lưu kí.

Bài 3 (trang 94 sgk ngữ văn 6 tập 2):

a, Chủ ngữ: em trả lời cho câu hỏi: Ai giúp mẹ nấu cơm và dọn dẹp nhà cửa?

b, Chủ ngữ: Hải- trả lời cho câu hỏi: Ai là cậu bạn thông minh, hài hước nhất lớp em.

c, Chủ ngữ: Ai là nhân vật em yêu thích trong truyện Dế Mèn phiêu lưu kí.

10 tháng 3 2019

Ở bậc tiểu học các thành phần câu đã học: trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ.

Câu 2 (trang 92 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Trạng ngữ: chẳng bao lâu

- Chủ ngữ: tôi

- Vị ngữ: đã trở thành một tràng dế thanh niên cường tráng.

Câu 3 (trang 92 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Chủ ngữ và vị ngữ là thành phần bắt buộc phải có trong câu để câu hoàn chỉnh về ý nghĩa

- Trạng ngữ là thành phần có thể có hoặc không.

II. Vị ngữ

Câu 1 (trang 92 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Vị ngữ có thể kết hợp với phó từ, trợ từ

    + Trong ví dụ a: vị ngữ kết hợp với phó từ “đã”

- Vị ngữ thường trả lời cho câu hỏi: làm gì? là gì? như thế nào?

Câu 2 (trang 92 sgk ngữ văn 6 tập 2):

a, Vị ngữ: ra đứng cửa hang như mọi khi, xem hoàng hôn xuống

- Vị ngữ này gồm các cụm động từ “ra đứng cửa hang” và “ xem hoàng hôn xuống”

b, Vị ngữ: nằm sát bên bờ sông ồn ào, đông vui, tấp nập

- Vị ngữ là cụm động từ

c, Vị ngữ: là người bạn thân của nông dân Việt Nam

- Vị ngữ là cụm danh từ

→ Vị ngữ thường là từ hoặc cụm từ,

III. Chủ ngữ

Câu 1 (trang 93 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Chủ ngữ là thành phần chính của câu nêu tên sự vật, hiện tượng có hoạt động, đặc điểm, trạng thái… được miêu tả ở vị ngữ.

Câu 2 (Trang 93 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Chủ ngữ thường trả lời cho câu hỏi Ai? Con gì? Cái gì?

Câu 3 (trang 93 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Chủ ngữ:

a, Tôi

b, Chợ Năm Căn

c, Cây tre

IV. Luyện tập

Bài 1 (Trang 94 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Chủ ngữ là:

    + Là đại từ “tôi”

    + Là các cụm danh từ: Đôi càng tôi, những cái vuốt ở chân, ở khoeo; Những ngọn cỏ

- Vị ngữ:

    + Là tính từ: mẫm bóng

    + Là động từ: gãy rạp

    + Là cụm động từ: co cẳng lên, đạp phanh phách

    + Là cụm tính từ: cứ cứng dần, nhọn hoắt

Bài 2 (trang 94 sgk ngữ văn 6 tập 2):

a, Hôm qua, em giúp mẹ nấu cơm và dọn dẹp nhà cửa.

b, Hải là cậu bạn thông minh, hài hước nhất lớp em.

c, Dế Mèn là nhân vật em yêu thích nhất trong truyện Dế Mèn phiêu lưu kí.

Bài 3 (trang 94 sgk ngữ văn 6 tập 2):

a, Chủ ngữ: em trả lời cho câu hỏi: Ai giúp mẹ nấu cơm và dọn dẹp nhà cửa?

b, Chủ ngữ: Hải- trả lời cho câu hỏi: Ai là cậu bạn thông minh, hài hước nhất lớp em.

c, Chủ ngữ: Ai là nhân vật em yêu thích trong truyện Dế Mèn phiêu lưu kí.

1 tháng 2 2018

Câu 1 (trang 45 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

a*. Qua hình ảnh nhân vật, có thể hình dung những nét tiêu biểu của cảnh sắc ở khúc sông nhiều thác dữ vì : động tác con người phải mạnh mẽ, dứt khoát thì mới chống chọi được cái hung dữ của dòng thác mạnh, siết.

b. - Văn bản hai tả cảnh : dòng Năm Căn và rừng đước.

   - Miêu tả theo thứ tự gần đến xa (khi tả dòng Năm Căn), thấp đến cao (khi tả rừng đước).

c. Văn bản thứ ba miêu tả lũy làng.

   - Phần 1 (Từ đầu ... màu của lũy) : giới thiệu lũy làng.

   - Phần 2 (tiếp ... lúc nào không rõ) : miêu tả các vòng của lũy.

   - Phần 3 (còn lại) : suy nghĩ tác giả về tình mẫu tử.

   * Trình tự miêu tả : ngoài vào trong, thời gian, từ dưới lên trên.

Luyện tập và bố cục bài văn tả cảnh

Câu 1 (trang 47 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

a. Những hình ảnh tiêu biểu :

   - Thầy cô giáo : chép/phát đề lên bảng, coi học sinh làm bài, thu bài khi hết giờ,...

   - Các học sinh : chuẩn bị giấy, chăm chú làm bài, ...

b. Thứ tự : thời gian (bắt đầu, kết thúc giờ kiểm tra ...) / không gian (bên ngoài, bên trong, ...).

c. - Mở bài : Sáu mươi phút căng thẳng nô nức đến từ cái không khí nặng nề lan tỏa trên gương mặt cô giáo và các bạn, trên những tờ giấy nắn nót viết tên. Giờ viết tập làm văn đã sẵn sàng.

- Kết bài : Giọng nói rõ ràng của cô giáo thông báo hết giờ làm bài. Các cây bút đồng loạt buông xuống bắt đầu những lời bàn tán sôi nổi mọi phía trong lớp. Cô kết thúc giờ kiểm tra trên tay xấp giấy cứ dày lên theo mỗi bước chân.

Câu 2 (trang 47 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   Các ý cần miêu tả : về khung cảnh (mây, trời, gió, thời tiết, cây cối, ...), về con người (hoạt động học sinh ngoài sân : chơi đá cầu, nhảy dây, ...

- Mở bài : Giới thiệu cái đẹp của cảnh biển.

- Thân bài : + Theo thời gian : sáng, trưa, chiều.

       + Biển thay đổi theo màu sắc mây trời.

- Kết bài : cảm nhận về cảnh biển.

a, Miêu tả Dượng Hương Thư làm nổi bật cảnh thác dữ

- Hoạt động nhanh, gấp rút: “nhanh như cắt” thả, rút sào

- Ngoại hình: Như một pho tượng đồng đúc, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa trên ngọn sào.

- Sử dụng biện pháp so sánh: hiện lên cảnh thác dữ, cảnh thiên nhiên hùng vĩ.

b, Đoạn văn miêu tả dòng sông Năm Căn và rừng đước

- Tác giả miêu tả từ gần đến xa, từ thấp đến cao

- Hình ảnh so sánh độc đáo, chi tiết miêu tả sinh động: nước ầm ầm đổ ra biển đêm ngày như thác, cá bơi hàng đàn như người bơi ếch, đước dựng đứng như dãy tường thành dài vô tận…

c, Miêu tả lũy tre bao quanh làng

- Từ đầu… màu của lũy: giới thiệu về lũy làng

- Tiếp … lúc nào không rõ: miêu tả các vòng của lũy

- Còn lại: cảm nghĩ về tình cảm của thảo mộc

LUYỆN TẬP

Bài 1 (trang 47 sgk ngữ văn 6 tập 2):

a, Tả quang cảnh lớp học trong giờ viết tập làm văn:

- Hình ảnh trong lớp học: thầy cô, cảnh không gian lớp, đồ vật trong lớp, các bạn học sinh. Đặc tả một, vài bạn nổi bật.

b, Thứ tự miêu tả: Theo trình tự thời gian, từ khi có trống vào lớp tới khi phát đề, các bạn làm bài, cuối cùng giáo viên thu bài.

c, Mở bài: Giờ tập làm văn luôn là giờ học được mong đợi nhất trong lớp của em nên bạn nào bạn nấy cũng hào hứng, sôi nổi chờ cô phát đề. Đó là giờ học rèn cho chúng em thỏa sức “viết lách” xây dựng bài văn, đoạn văn của riêng mình.

Bài 2 (trang 47 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Trình tự tả quang cảnh giờ ra chơi:

    + Sân trường vắng lặng

    + Tiếng trống báo hiệu, học sinh ùa ra chơi

    + Có tốp chơi đá cầu, nhảy dây, có nhóm đứng nói chuyện…

    + Tả màu sắc, khung cảnh bầu trời, cây cối

Đoạn văn: Giờ ra chơi, mọi người ùa ra sân tíu tít như bầy chim non rời tổ. Phía trước cửa lớp em sân trường được chọn làm nơi đủ trò thú vị như nhảy dây, đá cầu, ô keo… Các bạn nữ lúc nào cũng nhanh nhảu “chiếm” phần hơn trên khoảng sân đó để làm nơi nhảy dây. Đôi khi sự hò reo của các bạn nữ khi chơi khiến các bạn nam hào hứng cùng tham gia: đội nam và đội nữ. Khi chơi vui vẻ như vậy, em lại thấy lớp mình đoàn kết, gần gũi nhau hơn. Những giờ ra chơi này sẽ mãi là kỉ niệm đẹp trong lòng mỗi đứa học trò như chúng em.

Bài 3 (trang 47 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Dàn ý của bài Biển đẹp diễn ra:

Mở bài: cảnh biển buổi sớm mai

Thân bài:

Buổi chiều (biển lặng, đục ngầu, đầy như mâm bánh đúc)

    + Biển trong ngày mưa rào

    + Biển chiều lạnh nắng tắt sớm

    + Sự thay đổi màu sắc tùy thuộc vào màu sắc mây trời…

Kết bài: Nguồn gốc của hình ảnh biển đẹp

25 tháng 3 2019

Cho mk nói nhé , bạn thì tụi mk cx đâu cs lên điểm , với lại bạn nên tham khảo đi chứ ko ai rãnh gõ cả bài viết lên cjo bạn đâu

hok tốt nhé

^-^

31 tháng 1 2019

Mùa đông, gió mùa đông bắc tràn về cùng với cái lạnh khắc nghiệt và đường phố cũng vắng vẻ hơn thường lệ. Buổi sáng, Mặt Trời lười biếng vẫn còn đang ngủ, không chịu dậy để ban phát những tia nắng ấm áp cho cỏ cây hoa lá. Ra đường, cụ già, trẻ em và cả các thanh niên sung sốc... tất cả đều mặc những chiếc áo len, áo khoác dày, quàng khăn, đội mũ sùm sụp để có thể làm giảm đi cái rét cắt da cắt thịt. Hai hàng bàng ven đường đã trút bỏ bộ cánh già cỗi từ lâu, chỉ còn trơ lại những chiếc cành khẳng khiu nhẫn nại chịu đựng giá rét. Bên đường, hàng phở tấp nập người ra vào, cô bán hàng làm luôn tay, nào lấy bánh, nào chan nước... trông có vẻ rất vui vì bán hàng chạy, các bát phở nóng hổi bốc hơi nghi ngút chờ đợi mọi người thưởng thức. Ai ra về cũng đều rất hài lòng vì được phục vụ chu đáo. Dường như họ đã tạm quên đi cái lạnh giá của mùa đông.

31 tháng 1 2019

Thường thì một năm có bốn mùa, đó là quy luật tự nhiên mà chắc chắn sẽ không ai có thể thay đổi được. Mỗi mùa dều có đặc diểm riêng biệt không giống nhau như: mùa xuân mát mẻ muôn hoa khoe sắc thắm. Mùa hè là mùa của nhửng bông hoa phượng vĩ, bằng lăng- mùa học sinh tạm biệt mái trường. Mùa thu dưới ánh trăng huyền ảo chúng em có thể rước đèn họp bạn. Nhưng có lẽ mùa đông là đặc biệt nhất vì cái lạnh buốt, gió bấc và mưa phùn. Bây giờ đang là mùa đông và là ngày lạnh nhất trong năm.

Nằm cuộn tròn trong chiếc chăn bông ấm áp mà em không muốn giậy vì lẽ trời quá lạnh, từ trong phòng có thể nghe thấy tiêng gió rít từng cơn. Ra khỏi phòng sương mù giày đặc, bầu trời âm u. Lác đác vài chiếc lá vàng đang rơi xuống cùng với những hạt mưa tinh nghịch. Cây cối khẳng khiu trơ trọi như đang cố gắng chống lại sức mạnh của thiên nhiên. Ngoài đường loáng thoáng vài bóng người trong những bộ quần áo bông ấm áp và khoác ngoài là chiếc áo mưa. Hôm nay học sinh ở các trường cũng đã được nghỉ học. Cảnh ao hồ trầm mặc hơi nước bốc lên tạo cảm giác lạnh lẽo, nước buốt cắt da, cắt thịt. giờ đay nơi duy nhất em nghĩ đến đó là nhà bếp, ánh lửa bập bùng gợi nên vẻ ấm áp. Lúc ngày cả nhà đang ngồi trò truyện, còn mẹ đang tất bật chuẩn bị bữa sáng cho gia đình. Đã quá trưa mà mặt trời vẫn không ló mặt. Dến sáu giờ tối thì ánh sáng nhường lại cho màn đêm yên tĩnh, chỉ có mùa đông mới có hiện tượng ngày ngắn đêm dài như vậy. Bàu trời lúc này âm u, ít sao và nhiều sương mù hơn ban sáng. Mưa phùn lất phấn tạt qua. Ánh đèn đã tắt hẳn bầu không khí trở nên tĩnh mịch hơn, chỉ còn tiếng chó sủa từ xa vang vọng lại.

Em rất thích mùa đông vì có thể ngôi bên ánh lửa bập bùng. Được nhìn cảnh vật như khác lạ. Mọi người bảo mùa đông năm nay lạnh hơn mọi năm nhưng được sông trong ngôi nhà ấm áp tình yêu thương thì em có thẻ nói mùa đông không lạnh.

Nguồn: https://yeuvan.com/ta-canh-mua-dong-van-mau-lop-5#ixzz5dVPEi4mN

14 tháng 9 2019

âu 1 (trang 42 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần:

     + Giặc Minh làm điều bạo ngược, tàn bạo với dân chúng

     + Nghĩa quân Lam Sơn làm điều nhân nghĩa, diệt quân bạo tàn là nhà Minh.

     + Long Quân muốn cho nghĩa quân Lam Sơn thắng giặc

Câu 2 (trang 42 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Lê Lợi không trực tiếp nhận được gươm thần:

     + Đầu tiên, người đánh cá Lê Thận kéo được lưỡi gươm.

     + Khi Lê Lợi đến nhà Lê Thận, lưỡi gươm phát sáng chữ “Thuận Thiên”

     + Lê Lợi tra chuôi gươm nạm ngọc bắt được trên cành cây tra vào lưỡi gươm của Lê Thận thì vừa như in

- Cách Long Quân cho mượn gươm thần có ý nghĩa:

     + Sức mạnh của thanh gươm là sức mạnh của cộng đồng, tập thể.

     + Mỗi bộ phận gươm ở một nơi, khi ghép lại vừa như in, chứng tỏ sự thống nhất ý chí chống giặc toàn dân tộc.

     + Chữ “Thuận Thiên” trên lưỡi gươm nhấn mạnh vai trò tính chất chính nghĩa, hợp lòng người, ý trời của nghĩa quân.

Câu 3 (trang 42 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Sức mạnh của gươm thần đối với nghĩa quân Lam Sơn:

     + Khi có gươm thần, nhuệ khí của nghĩa quân tăng lên

     + Từ chỗ bị động, nay đã chủ động tìm đến giặc

     + Gươm thần tạo ra sức mạnh thống nhất và niềm tin vào sự đoàn kết cộng đồng trong đấu tranh ngoại xâm

Câu 4 (trang 42 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Long Quân đòi gươm khi đất nước thanh bình, Lê Lợi lên ngôi và ở kinh đô Thăng Long

- Cảnh trả gươm diễn ra ở hồ Tả Vọng:

     + Nhà vua ngự thuyền rồng dạo trên hồ, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi gươm

     + Khi Rùa Vàng nổi lên cất tiếng đòi gươm thì nhà vua dâng kiếm, Rùa ngậm kiếm và lặn xuống đáy hồ.

→ Cảnh đòi gươm diễn ra trang trọng, linh thiêng.

Câu 5 (trang 42 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Ý nghĩa truyện Sự tích hồ Gươm:

- Ca ngợi tính chính nghĩa, tính chất nhân dân

- Niềm tự hào về sức mạnh đoàn kết và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa

- Lý giải tên gọi của hồ Gươm và truyền thống chuộng hòa bình của nhân dân ta.

Câu 6 (trang 42 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Truyền thuyết khác của nước ta cũng có hình ảnh Rùa Vàng là An Dương Vương, Mị Châu và Trọng Thủy

Hình ảnh Rùa Vàng trong truyền thuyết Việt Nam tượng trưng cho vượng khí linh thiêng của trời đất, tình cảm và trí tuệ của nhân dân.

Rùa Vàng trong truyện Sự tích Hồ Gươm là sứ giả của Long Quân, thể hiện tình cảm, khát vọng hòa bình của dân tộc

14 tháng 9 2019

TÓM TẮT NỮA NHA

23 tháng 2 2018

Soạn bài: Lượm (Tố Hữu)

Câu 1 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Bài thơ kể và tả về Lượm bằng lời của người chú

    + Về chuyện gặp gỡ của hai chú cháu ở thành phố Huế trong “ngày Huế đổ máu”

    + Sự hi sinh anh dũng của Lượm khi đang trên đường làm nhiệm vụ và hình ảnh của Lượm còn sống mãi.

- Bố cục:

    + Phần 1 ( 5 khổ thơ đầu): Cuộc gặp gỡ của hai chú cháu tại Huế

    + Phần 2 (7 khổ thơ tiếp) Sự hi sinh của Lượm trên đường làm nhiệm vụ

    + Phần 3 (còn lại): Hình ảnh Lượm sống mãi với đất nước.

Câu 2 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Hình ảnh nhân vật Lượm (khổ 2 tới khổ 5):

- Về mặt hình dáng: loắt choắt, chân thoăn thoắt

- Trang phục: xắc xinh xinh, ca lô đội lệch

- Hoạt động: đầu nghênh nghênh, mồm huýt sáo vang, nhảy trên đường

- Lời nói tự nhiên, chân thật, lễ phép: cháu đi liên lạc/ vui lắm chú à, ở đồn Mang Cá/ thích hơn ở nhà.

- Biện pháp nghệ thuật: từ láy, so sánh, nhịp điệu nhanh, vui nhộn

→ Hình ảnh Lượm là chú bé thông minh, nhanh nhẹn, hồn nhiên. Công việc khó khăn, nguy hiểm nhưng Lượm vẫn rất dũng cảm, không hề quan tâm tới hiểm nguy.

Câu 3 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Nhà thơ hình dung chuyến đi công tác cuối cùng của Lượm rất nguy hiểm: đạn bay vèo vèo, nhiệm vụ cấp bách

- Nhiệm vụ của Lượm quan trọng, khẩn cấp: thư đề thượng khẩn

- Tâm thế: Lượm bình tĩnh, gan dạ ( sợ chi hiểm nghèo)

- Hình ảnh Lượm anh dũng hi sinh, ngã xuống như một phần của đất mẹ:

    + Nằm trên lúa

    + Lúa thơm mùi sữa

    + Hồn bay giữa đồng

→ Hình ảnh Lượm ngã xuống khiến ta khâm phục, xúc động.

Khổ thơ đặc biệt: “Ra thế/ Lượm ơi!...” diễn tả niềm thương xót, ngậm ngùi trước sự hi sinh đột ngột của Lượm.

Câu 4 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Từ ngữ xưng hô của tác giả gọi Lượm: cháu, chú bé, Lượm, chú đồng chí nhỏ

→ Thể hiện quan hệ nhiều chiều: vừa là chú cháu, vừa là đồng chí.

- Đoạn thơ sau cùng, tác giả gọi Lượm là “chú bé” vì lúc này Lượm không còn là của riêng tác giả

- Lượm trở thành người anh hùng trong lòng mọi người, mọi nhà, Lượm là chiến sĩ nhỏ hi sinh vì quê hương, đất nước.

Câu 5 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Câu thơ: “Lượm ơi, còn không?” được đặt ở gần cuối bài thơ để bộc lộ cảm xúc và khẳng định.

    + Bộc lộ cảm xúc: Tiếc thương, đau xót trước sự hi sinh của Lượm.

    + Câu hỏi còn bộc lộ sự ngỡ ngàng như chưa kịp tin vào sự thật Lượm đã hi sinh.

- Sau câu thơ đặc biệt “Lượm ơi, còn không?” hình ảnh Lượm ở đầu khổ thơ được lặp lại nhằm khẳng định hình ảnh của em còn mãi về quê hương, đất nước và trong lòng mọi người.

LUYỆN TẬP

Bài 1 (trang 77 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Học thuộc lòng thơ từ Một hôm nào đó đến hết bài thơ.

Bài 2 (trang 77 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Trong bài thơ Lượm, hình ảnh chú bé liên lạc nhanh nhẹn, thông minh, gan dạ để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Lượm làm nhiệm vụ giao liên, hằng ngày phải đối mặt với mưa bom bão đạn nhưng với trí thông minh, tinh thần gan dạ “sợ chi hiểm nghèo”. Trong một lần đưa thư “thượng khẩn” cũng như bao ngày, sau khi bỏ thư vào bao, Lượm băng qua những mặt trận “đạn bay vèo vèo” nguy hiểm, ác liệt. Bỗng đạn nổ “một dòng máu tươi”… Lượm ngã xuống trong tay vẫn nắm chặt bông lúa. Lượm hi sinh giữa cánh đồng lúa chín, hóa thân vào dáng hình xứ sở.

23 tháng 2 2018

Soạn bài: Lượm (Tố Hữu)

Câu 1 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Bài thơ kể và tả về Lượm bằng lời của người chú

    + Về chuyện gặp gỡ của hai chú cháu ở thành phố Huế trong “ngày Huế đổ máu”

    + Sự hi sinh anh dũng của Lượm khi đang trên đường làm nhiệm vụ và hình ảnh của Lượm còn sống mãi.

- Bố cục:

    + Phần 1 ( 5 khổ thơ đầu): Cuộc gặp gỡ của hai chú cháu tại Huế

    + Phần 2 (7 khổ thơ tiếp) Sự hi sinh của Lượm trên đường làm nhiệm vụ

    + Phần 3 (còn lại): Hình ảnh Lượm sống mãi với đất nước.

Câu 2 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Hình ảnh nhân vật Lượm (khổ 2 tới khổ 5):

- Về mặt hình dáng: loắt choắt, chân thoăn thoắt

- Trang phục: xắc xinh xinh, ca lô đội lệch

- Hoạt động: đầu nghênh nghênh, mồm huýt sáo vang, nhảy trên đường

- Lời nói tự nhiên, chân thật, lễ phép: cháu đi liên lạc/ vui lắm chú à, ở đồn Mang Cá/ thích hơn ở nhà.

- Biện pháp nghệ thuật: từ láy, so sánh, nhịp điệu nhanh, vui nhộn

→ Hình ảnh Lượm là chú bé thông minh, nhanh nhẹn, hồn nhiên. Công việc khó khăn, nguy hiểm nhưng Lượm vẫn rất dũng cảm, không hề quan tâm tới hiểm nguy.

Câu 3 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Nhà thơ hình dung chuyến đi công tác cuối cùng của Lượm rất nguy hiểm: đạn bay vèo vèo, nhiệm vụ cấp bách

- Nhiệm vụ của Lượm quan trọng, khẩn cấp: thư đề thượng khẩn

- Tâm thế: Lượm bình tĩnh, gan dạ ( sợ chi hiểm nghèo)

- Hình ảnh Lượm anh dũng hi sinh, ngã xuống như một phần của đất mẹ:

    + Nằm trên lúa

    + Lúa thơm mùi sữa

    + Hồn bay giữa đồng

→ Hình ảnh Lượm ngã xuống khiến ta khâm phục, xúc động.

Khổ thơ đặc biệt: “Ra thế/ Lượm ơi!...” diễn tả niềm thương xót, ngậm ngùi trước sự hi sinh đột ngột của Lượm.

Câu 4 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Từ ngữ xưng hô của tác giả gọi Lượm: cháu, chú bé, Lượm, chú đồng chí nhỏ

→ Thể hiện quan hệ nhiều chiều: vừa là chú cháu, vừa là đồng chí.

- Đoạn thơ sau cùng, tác giả gọi Lượm là “chú bé” vì lúc này Lượm không còn là của riêng tác giả

- Lượm trở thành người anh hùng trong lòng mọi người, mọi nhà, Lượm là chiến sĩ nhỏ hi sinh vì quê hương, đất nước.

Câu 5 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Câu thơ: “Lượm ơi, còn không?” được đặt ở gần cuối bài thơ để bộc lộ cảm xúc và khẳng định.

    + Bộc lộ cảm xúc: Tiếc thương, đau xót trước sự hi sinh của Lượm.

    + Câu hỏi còn bộc lộ sự ngỡ ngàng như chưa kịp tin vào sự thật Lượm đã hi sinh.

- Sau câu thơ đặc biệt “Lượm ơi, còn không?” hình ảnh Lượm ở đầu khổ thơ được lặp lại nhằm khẳng định hình ảnh của em còn mãi về quê hương, đất nước và trong lòng mọi người.

LUYỆN TẬP

Bài 1 (trang 77 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Học thuộc lòng thơ từ Một hôm nào đó đến hết bài thơ.

Bài 2 (trang 77 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Trong bài thơ Lượm, hình ảnh chú bé liên lạc nhanh nhẹn, thông minh, gan dạ để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Lượm làm nhiệm vụ giao liên, hằng ngày phải đối mặt với mưa bom bão đạn nhưng với trí thông minh, tinh thần gan dạ “sợ chi hiểm nghèo”. Trong một lần đưa thư “thượng khẩn” cũng như bao ngày, sau khi bỏ thư vào bao, Lượm băng qua những mặt trận “đạn bay vèo vèo” nguy hiểm, ác liệt. Bỗng đạn nổ “một dòng máu tươi”… Lượm ngã xuống trong tay vẫn nắm chặt bông lúa. Lượm hi sinh giữa cánh đồng lúa chín, hóa thân vào dáng hình xứ sở.

! Mình tự làm đó

7 tháng 8 2016

Trong tiếng Việt, những câu dùng để miêu tả hành động, trạng thái, đặc điểm,...... của sự vật nêu ở chủ  ngữ được gọi là câu miêu tả; trong câu miêu tả, chủ ngữ đứng trước vị ngữ.

Những câu dùng để thông báo về sự xuất hiện, tồn tại hoặc tiêu biến của sự vật được gọi là câu tồn tại ; một trong những cách tạo câu tồn tại là đảo chủ ngữ xuống sau vị ngữ

Ví dụ câu miêu tả:

Những cô cậu học trò  /  vui tươi đến trường.

  CN                                            VN

Ví dụ câu tồn tại:

Bồng bềnh / những con sóng.

VN                     CN

 

7 tháng 8 2016

Cám ơn Linh nha!!

SOẠN TIẾP BÀI CA DAO SỐ 1 VÀ SOẠN BÀI CA DAO SỐ 2,3,4(các em không phải chép câu hỏi, chỉ kẻ bảng, đánh số CH1…rồi trả lời) 1. Đọc lại bài ca dao 1 và trả lời những CH sau1. Những từ ngữ “Phồn hoa thứ nhất Long Thành, người về nhớ cảnh ngẩn ngơ” thể hiện những tình cảm nào của tác giả đối với kinh thành Thăng Long (lưu luyến, tự hào,biết ơn, phấn khởi, yêu mến, nhớ nhung,  ….)- Những từ ngữ...
Đọc tiếp

SOẠN TIẾP BÀI CA DAO SỐ 1 VÀ SOẠN BÀI CA DAO SỐ 2,3,4

(các em không phải chép câu hỏi, chỉ kẻ bảng, đánh số CH1…rồi trả lời)

 

1. Đọc lại bài ca dao 1 và trả lời những CH sau

1. Những từ ngữ “Phồn hoa thứ nhất Long Thành, người về nhớ cảnh ngẩn ngơ” thể hiện những tình cảm nào của tác giả đối với kinh thành Thăng Long (lưu luyến, tự hào,biết ơn, phấn khởi, yêu mến, nhớ nhung,  ….)

- Những từ ngữ “Phồn hoa thứ nhất Long Thành, người về nhớ cảnh ngẩn ngơ”

-> tình cảm …..

 

2. Em hãy tìm từ ngữ để hoàn thiện bài tập điền khuyết sau

(*) Tổng kết về bài ca dao:

- Về NT của bài ca dao:

+ Bp …., ….

+ ……. giàu hình ảnh và giàu sức gợi

- Về nội dung của bài ca dao

+ Bài ca dao ca ngợi …, sự …. của …..

+ bày tỏ ….. của tác giả dân gian

 

 

(*) Tổng kết bài ca dao

…….

 

2/ Đọc hiểu bài ca dao số 2

a. Em hãy đọc kĩ bài ca dao, đối chiếu với tri thức về thể thơ lục bát để tìm từ ngữ điền vào bảng chứng minh bài ca dao được sáng tác theo thể thơ lục bát có biến thể

Bài ca dao số 2

Số dòng thơ/ số cặp lục bát

+ Có …. cặp lục bát nhưng …… dòng đầu không đi theo cặp:

Số tiếng trong từng dòng

+ Đa số các dòng thơ đều có câu lục 6 chữ, câu bát 8 chứ. Nhưng có dòng …… tiếng: dòng đầu tiên

Vần

- 2 dòng ….: ra/ hòa, các dòng còn lại không tuân thủ …..

Nhịp

- dòng2,3- 4,5- 6,7- 8,9: ngắt nhịp ……

Nhưng dòng 1 lại ngắt nhịp …..

Thanh điệu

Có 1 cặp lục bát ( dòng …..) tuân thủ luật bằng trắc

Các dòng, cặp còn lại : chưa tuân thủ luật thanh điệu bằng trắc

 

b/ Đọc hiểu bài ca dao

1. Trong lời hỏi, cách xưng hô của cô gái tạo giọng điệu thơ như thế nào?

     Qua đó, trong lời hỏi, cô gái hỏi chàng trai về những điều gì?

* Lời hỏi

- Cách xưng hô “em-anh”-> giọng điệu thơ …..

 

- Hỏi tên ….., tên …….

2. Trong lời đáp, chàng trai trả lời và nhắc đến những địa danh nào? Những địa danh này có gì ấn tượng? (xem chú thích 3/sgk 62 và chú thích 1/ sgk 63 để trả lời)

       Qua đây, chàng trai thể hiện thái độ, tình cảm gì của mình

* Lời đáp

- Chàng trai nhắc đến …, ….- những địa danh ghi dấu …………

 

 

 

-> Niềm ……… về một dân tộc …….

3. Tóm lại, về hình thức, bài ca dao có có điểm gì độc đáo?

     Qua đó, bài ca dao ca ngợi vẻ đẹp nào của quê hương đất nước ?

A. Ca ngợi vẻ đẹp hữu tình của cảnh sắc quê hương

B. Ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, mộc mạc của con người quê hương

C. Ca ngợi truyền thống giữ nước quật cường của dân tộc

* Bài ca dao có hình thức ……. độc đáo

-> ca ngợi ………….

 

3/ Đọc hiểu bài ca dao số 3, 4

Bài ca dao số 3

1. Bài ca dao đã nhắc đến những địa danh và món ăn nào của vùng đất Bình Định?

...............

2. Khi giới thiệu về những địa danh và món ăn đo, tác giả dân gian đã sử dụng 2 biện pháp tu từ nào trong 4 biện pháp tu từ sau đây: điệp từ (lặp đi lặp lại 1 từ nhằm nhấn mạnh đặc điểm nào đó của đối tượng), nhân hóa, liệt kê, so sánh

     Qua các biện pháp tu từ, tác giả dân gian đã giới thiệu về vẻ đẹp của mảnh đất Bình Định. Vậy, kết hợp xem phần chú thích của bài ở trang 63/sgk và qua các biện pháp tu từ, em hãy cho biết: mảnh đất Bình Định là mảnh đất như thế nào (thiên nhiên, con người, món ăn) ( em dùng các tính từ để chỉ ra đặc điểm của thiên nhiên, con người và món ăn)

* BP ......

-> mảnh đất Bình Định

+ có thiên nhiên ...

+ con người ....

+ những món ăn .......

3. Qua bài cao dao, em cảm nhậ được tình cảm gì của tác giả dân gian đối với quê hương BĐ?

- ......

Bài ca dao số 4

1. Bài ca dao số 4 viết về vùng miền nào?

2. Trong bài ca dao có những hình ảnh nào? Có biện pháp tu từ nào? Những hình ảnh và biện pháp tu từ đó thể hiện đặc điểm gì của vùng đất này?

* vùng Đồng Tháp Mười.

* Những hình ảnh “cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn”, bp điệp từ “sẵn”, liệt kê

-> ca ngợi vùng ĐTM trù phú, giàu có sản vật thiên nhiên

3. Qua bài cao dao, em cảm nhậ được tình cảm gì của tác giả dân gian đối với quê hương BĐ?

- tự hào, yêu mến- tự hào, yêu mến

Hơi dài nhưng mong đc giúp ạ,em cảm ơn

0