K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 9 2016
1. Lão Hạc          a. Nỗi khổ về vật chất          Cả đời thắt lưng buộc bụng lão cũng chỉ có nổi trong tay một mảnh vườn và một con chó. Sự sống lay lắt cầm chừng bằng số tiền ít ỏi do bòn vườn và mà thuê. Nhưng thiên tai, tật bệnh chẳng để lão yên ổn. Bao nhiêu tiền dành dụm được, sau một trận ốm đã hết sạch sành sanh, lão đã phải kiếm ăn như một con vật . Nam Cao đã dung cảm nhìn thẳng vào nôic khổ về vật chất của người nông dân mà phản ánh.

 

          b. Nỗi khổ về tinh thần.          Đó là nỗi đau cả người chồng mát vợ, người cha mất con. Những ngày tháng xa con, lão sống trong nỗi lo âu, phiền muộn vì thương nhớ con, vì chưa làm tròn bổn phận của người cha . Còn gì xót xa hơn khi tuổi già gần đất xa trời lão phải sống trong cô độc . Không người thân thích, lão phải kết bạn chia sẻ cùng cậu vàng.          Nỗi đau, niềm ân hận của lão khi bán con chó . Đau đớn đến mức miệng lão méo xệch đi .... Khổ sở, đau xót buộc lão phải tìm đến cái chết như một sự giải thoát . Lão đã chọn cái chết thật dữ dội . Lão Hạc sống thì mỏi mòn, cầm chừng qua ngày, chết thì thê thảm. Cuộc đời người nông dân như lão Hạc đã không có lối thoát. 
22 tháng 9 2016

câu 2: Gợi ý

 1. Xuất phát từ quan điểm “Nghệ thuật vị nhân sinh”: Cách nhìn của nhà văn là cách nhìn của một con người luôn thấu hiểu , đồng cảm với nỗi đau khổ của người khác . Nhà văn luôn thấu hiểu nỗi khổ về vật chất và tinh thầnh của người nông dân. Là người sống gần gũi , gắn bó với người nông dân Nam Cao đã nhìn sâu hơn vào nỗi đau tinh thần của nhà văn.

2. Bằng cái nhìn yêu thương trân trọng, Nam Cao đã nhận ra vẻ đẹp tâm hồn đáng quý của lão Hạc trong cuộc sống không phải giành cho con người.

         a. Nhà văn nhận thấy từ thẳm sâu tâm hồn lão Hạc tấm lòng nhân hậu thật đáng quý

Nam Cao đã nhận ra tình cảm thân thiết máu thịt của con người dành cho con người.

Nam Cao còn phát hiện ra nỗi ân hận cao thượng và đức tính trung thực của Lão Hạc qua việc bán con chó

Nhà văn càn nhận thấy ở người cha còm cõi xơ xác như lão Hạc tình yêu thương con sâu nặng

b. Với phương chấm cố tìm mà hiểu, Nam Cao đã phát hiện ra đằng sau vẻ ngoài xấu xí gàn dở của Lão Hạc là lòng tự trọng và nhân cách trong sạch của lão Hạc

3. Là cách nhìn có chiều sau tràn đầy lạc quan tin tưởng.

Nam Cao nhìn người nông dân không phải bằng thứ tình cảm dửng dưng của kẻ trên hướng xuống dưới, càng không phải là hời hợt phiến diện.

Nam Cao luôn đào sâu, tìm tòi khám phá những ẩn khuất trong tâm hồn của lão Hạc, từ đó phát hiện ra nét đẹp đáng quý :Đó là cái nhìn đầy lạc quan tin tưởng vào phẩm hạnh tốt đẹp của người nông dân.

Trước cách mạng, không ít nhân vật của Nam cao đều bị hoàn cảnh khuất phục, làm thay đổi nhân hình lẫn nhân tính. Vậy mà kì diệu thay hoàn cảnh khắc nghiệt đã không khiến một lão Hạc lương thiện thay đổi được bản tính tốt đẹp …..

Lão đã bảo toàn nhân cách cao cả của mình để tìm đến cái chết : “Không cuộc đời chưa hẳn đã đấng buồn………” thể hiện niềm tin của nhà văn  vào nhân cách vào sự tồn tại kiên cường vào cái tốt .

 Câu 1 như của bạn Trần Cao Anh Triết nhưng tớ bổ sung thêm : phẩm chất của người nông dân trc cách mạng tháng 8 qua nv LH nhé :- Lão Hạc là một con người chất phác,hiền lành nhân hậu qua tình cảm của lão đối với cậu Vàng:
  • Lão quý nó,đặt tên nó là cậu Vàng,cho nó ăn cơm trong cái bát như nhà giàu.Bắt rận,đem nó ra tắm ao....
  • Lão còn tâm sự với cậu Vàng như tâm sự với một người thân yêu ruột rà:"Cậu Vàng của ông ngoan lắm!Ông không cho giết....Ông để cậu Vàng ông nuôi..."
  • Có thể nói,cậu Vàng đc LH chăm sóc ,nuôi nấng như con,như cháu;nó là nguồn vui,chỗ dựa tinh thần giúp LH vơi đi nỗi buồn cô đơn cay đắng.
  • Vì thế sau khi bán Cậu Vàng đi,từ túng quẫn đói nghèo,LH chìm xuống đáy bi kịch,dẫn đến cái chết bi thảm (phần này bạn có thể lấy thêm dẫn chứng VD:khuôn mặt,cử chỉ của lão khi kể chuyện bán chó...)

-Lão Hạc còn là một người cha thương con

  • Biết con buồn bì ko có tiển cưới vợ "lão thương con lắm"
  • Lão đau đớn khi con sắp đi đồn điền cao su,lão chỉ biết khóc "Thẻ của nó,ng ta giữ......,đâu còn là con tôi?
  • Lão yêu con nên đã dành tất cả những gì mình có cho con.Ng cha ấy chắt chiu từng chút hoa lợi nhỏ nhoi từ mảnh vườn để dành cho con,còn mình thì sống trong cái đói lay lắt.
  • LH sẵn sàng chết vì con.

- Lão Hạc còn giàu lòng tự trọng,rất mực trung tín:

  • Tự trọng nên lão từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo,từ chối gần như hách dịch (bạn có thể cho thêm dẫn chứng:ông giáo mời lão ăn khoai,uống chè,lão cười hồn hậu và từ chối khéo)
  • Lão gửi tiền nhờ ông giáo giữ hộ để lo ma chay khi lão chế tránh làm phiền đến bà con hàng xóm
  • Vì lòng tự trọng mà lão không cho phép mình theo gót BInh Tư "Đói ăn vụng túng làm càn"

 Từ gợi ý này bạn viết thành đoạn văn hoặc văn abrn hoàn chình nhé. Chúc bạn học vui vẻ.

25 tháng 11 2021

Em tham khảo:

1) Nhân vật lão Hạc trong văn bản cùng tên của nhà văn Nam Cao là một người cha yêu thương con hết mức. (2) Đầu tiên, ta thấy lão Hạc luôn day dứt, hối hận vì không thể làm tròn trách nhiệm của mình đối với con trai. (3) Lão không thể lo được tiền cưới vợ cho con nên nó quẫn chí bỏ đi làm đồn điền cao su mãi không thấy trở về. (4) Thứ hai, người con trước khi đi đã để lại cho lão một con chó, lão đặt tên nó là: cậu Vàng. (5) Lão yêu thương nó lắm, lão coi như con cháu của mình mà chăm sóc: ngày ngày, lão bắt rận cho nó, tắm cho nó, đồ của lão đều chia cho nó một nửa. (6) Bởi nó chính là kỉ vật của con trai của lão, nó tựa nhu cái bóng của con trai mình. (7) Cuối cùng, trước khi chết, lão gửi cho ông Giáo mảnh vườn cho con, dù nghèo đói lão nhất quyết không bản mảnh vườn ấy. (8) Lão muốn để đến mai sau cho con làm ăn, sinh sống khi nó trở về. (9) Sự tin tưởng ngày con mình trở về mãi không bao giờ cạn trong tâm trí của lão. (10) Và để rồi, lão đã kết thúc cuộc đời mình bằng việc ăn bả- một cái chết dữ dội, đau đớn, điều đấy đã minh chứng cho tình yêu thương con vô bờ bến của lão Hạc.

22 tháng 11 2021

mn giúp mik với

22 tháng 11 2021

nhân vật lão Hạc là người cha rất yêu thương con và có lòng tự trọng

Cái chết của lão rất đau đớn.

17 tháng 10 2019

Bài Mẫu: Truyện Ngắn Lão Hạc Giúp Em Hiểu Gì Về Tình Cảnh Của Người Nông Dân Trước Cách Mạng?

Nói đến Nam Cao là phải nói đến Lão Hạc. Tác phẩm này được coi là một truyện ngắn hiện thực xuất sắc trong trào lưu hiện thực phê phán của thời kì 1930 - 1945. Truyện không những tố khổ người nông dân trước tai trời ách đất, trước xã hội suy tàn mà đáng chú ý hơn cả là đã nêu bật được hình ảnh một lão nông đáng kính với phẩm chất của một con người đôn hậu, giàu lòng tự trọng và rất mực yêu thương con, để lại trong lòng người đọc niềm xót xa, cảm thông và mến phục.

I. Truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao giúp ta hiểu về tình cảnh thống khổ của người nông dân trước cách mạng.

1. Lão Hạc.

*Nỗi khổ về vật chất

Cả đời thắt lưng buộc bụng lão cũng chỉ có nổi trong tay một mảnh vườn và một con chó. Sự sống lay lắt cầm chừng bằng số tiền ít ỏi do bòn vườn và làm thuê. Nhưng thiên tai, tật bệnh chẳng để lão yên ổn. Bao nhiêu tiền dành dụm được, sau một trận ốm đã hết sạch sành sanh, lão đã phải kiếm ăn như một con vật. Nam Cao đã dũng cảm nhìn thẳng vào nỗi khổ về vật chất của người nông dân mà phản ánh.

* Nỗi khổ về tinh thần.

Đó là nỗi đau của người chồng mất vợ, người cha mất con. Những ngày tháng xa con, lão sống trong nỗi lo âu, phiền muộn vì thương nhớ con vì chưa làm tròn bổn phận của người cha. Còn gì xót xa hơn khi tuổi già gần đất xa trời lão phải sống trong cô độc. Không người thân thích, lão phải kết bạn chia sẻ cùng cậu vàng.

Nỗi đau, niềm ân hận của lão khi bán con chó. Đau đớn đến mức miệng lão méo xệch đi .... Khổ sở, đau xót buộc lão phải tìm đến cái chết như một sự giải thoát. Lão đã chọn cái chết thật dữ dội. Lão Hạc sống thì mỏi mòn, cầm chừng qua ngày, chết thì thê thảm. Cuộc đời người nông dân như lão Hạc đã không có lối thoát.

2. Con trai lão Hạc.

Vì nghèo đói, không có được hạnh phúc bình dị như mình mong muốn khiến anh phẫn chí, bỏ làng đi đồn điền cao su với một giấc mộng viển vông có bạc trăm mới về. Nghèo đói đã đẩy anh vào tấn bi kịch không có lối thoát.

Không chỉ giúp ta hiểu được nỗi đau trực tiếp của người nông dân, truyện còn giúp ta hiểu được căn nguyên sâu xa nỗi đau của họ. Đó chính là sự nghèo đói và những hủ tục phong kiến lạc hậu

II. Truyện ngắn Lão Hạc giúp ta hiểu được vẻ đẹp tâm hồn cao quý của người nông dân.

1. Lòng nhân hậu.

Con đi xa, bao tình cảm chất chứa trong lòng lão dành cả cho cậu vàng. Lão coi nó như con, cưu mang, chăm chút như một đứa cháu nội bé bỏng côi cút: lão bắt rận, tắm, cho nó ăn bằng bát như nhà giàu, âu yếm, trò chuyện gọi nó là cậu vàng, rồi lão mắng yêu, cưng nựng. Có thể nói tình cảm của lão dành cho nó như tình cảm của người cha đối với người con.

Nhưng tình thế đường cùng, buộc lão phải bán cậu vàng. Bán chó là một chuyện thường tình thế mà với lão lại là cả một quá trình đắn đo do dự. Lão coi đó là một sự lừa gạt, một tội tình không thể tha thứ. Lão đã đau đớn, đã khóc, đã xưng tội với ông giáo mong được dịu bớt nỗi đau dằng xé trong tâm can.

Tự huỷ diệt niềm vui của chính mình, nhưng lại xám hối vì danh dự làm người khi đối diện trước con vật. Lão đã tự vẫn. Trên đời có bao nhiêu cái chết nhẹ nhàng, vậy mà lão chọn cho mình cái chết thật đau đớn, vật vã...dường như lão muốn tự trừng phạt mình trước con chó yêu dấu.

2. Tình yêu thương sâu nặng

Vợ mất, lão ở vậy nuôi con, bao nhiêu tình thương lão đều dành cho con trai lão. Trước tình cảnh và nỗi đau của con, lão luôn là người thấu hiểu tìm cách chia sẻ, tìm lời lẽ an ủi giảng giải cho con hiểu dằn lòng tìm đám khác. Thương con lão càng đau đớn xót xa khi nhận ra sự thực phũ phàng: Sẽ mất con vĩnh viễn "Thẻ của nó ...chứ đâu có còn là con tôi ". Những ngày sống xa con, lão không nguôi nỗi nhớ thương, niềm mong mỏi tin con từ cuối phương trời . Mặc dù anh con trai đi biền biệt năm sáu năm trời, nhưng mọi kỷ niệm về con vẫn luôn thường trực ở trong lão. Trong câu chuyện với ông giáo , lão không quên nhắc tới đứa con trai của mình

Lão sống vì con, chết cũng vì con : Bao nhiêu tiền bòn được lão đều dành dụm cho con. Đói khát, cơ cực song lão vẫn giữ mảnh vườn đến cùng cho con trai để lo cho tương lai của con.

Hoàn cảnh cùng cực, buộc lão phải đứng trước sự lựa chọn nghiệt ngã: Nếu sống, lão sẽ lỗi đạo làm cha. Còn muốn trọn đạo làm cha thi phải chết. Và lão đã quyên sinh không phải lão không quý mạng sống, mà vì danh dự làm người, danh dự làm cha. Sự hy sinh của lão quá âm thầm, lớn lao.

3. Vẻ đẹp của lòng tự trọng và nhân cách cao cả.

Đối với ông giáo người mà Lão Hạc tin tưởng quý trọng, cũng luôn giữ ý để khỏi bị coi thường. Dù đói khát cơ cực, nhưng lão dứt khoát từ chối sự giúp đỡ của ông giáo, rồi ông cố xa dần vì không muốn mang tiếng lợi dụng lòng tốt của người khác. Trước khi tìm đến cái chết, lão đã toan tính sắp đặt cho mình chu đáo. Lão chỉ có thể yên lòng nhắm mắt khi đã gửi ông giáo giữ trọn mảnh vườn, và tiền làm ma. Con người hiền hậu ấy, cũng là con người giàu lòng tự trọng. Họ thà chết chứ quyết không làm bậy. Trong xã hội đầy rẫy nhơ nhuốc thì tự ý thức cao về nhân phẩm như lão Hạc quả là điều đáng trọng.

III. Truyện giúp ta hiểu sự tha hoá biến chất của một bộ phận tầng lớp nông dân trong xã hội đương thời:

Binh Tư vì miếng ăn mà sinh ra làm liều bản chất lưu manh đã chiến thắng nhân cách trong sạch của con người. Vợ ông giáo vì nghèo đói cùng quấn mà sinh ra ích kỷ nhỏ nhen, tàn nhẫn, vô cảm trước nỗi đau của người khác .

- Có thể nói Lão Hạc là điển hình về cuộc đời và số phận của người nông dân trong xã hội cũ. Lão là người nghèo khổ bị đẩy vào bước đường cùng, bị ức hiếp bị chà đạp vùi dập một cách trực tiếp hoặc gián tiếp dưới bàn tay của XHPK. Hoàn cảnh của lão phải bán chó thâm chí phải tự kết liễu đời mình vì quá túng quẫn cơ cực. Dù trong hoàn cảnh nào lão vẫn ánh lên phẩm chất cao đẹp của người nông đân hiền lành lương thiện giàu tình yêu thương và giàu lòng tự trọng.

Bên cạnh Truyện ngắn Lão Hạc giúp em hiểu gì về tình cảnh của người nông dân trước cách mạng? các em cần tìm hiểu thêm những nội dung khác như Trong vai vợ ông giáo, kể lại một mẩu trong truyện Lão Hạc hay phần Phân tích nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn Lão Hạc, từ đó rút ra ý nghĩa nhân đạo của tác phẩm nhằm củng cố kiến thức của mình.

17 tháng 10 2019

Truyện không những tố khổ người nông dân trước tai trời ách đất, trước xã hội suy tàn mà đáng chú ý hơn cả là đã nêu bật được hình ảnh một lão nông đáng kính với phẩm chất của một con người đôn hậu, giàu lòng tự trọng và rất mực yêu thương con, để lại trong lòng người đọc niềm xót xa, cảm thông và mến phục.

13 tháng 11 2016

Cuộc đời của lão Hạc là một chuỗi những đau khổ và bất hạnh. Một kiếp đời chua chát và đắng cay.Vợ lão mất sớm, một mình lão “gà trống nuôi con”.Đến tuổi anh con trai lấy vợ thì nhà lão nghèo quá, nhà gái lại thách cao, nên anh con trai không lấy được vợ, phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su. Những ngày tháng xa con, lão sống trong nỗi lo âu, phiền muộn vì chưa làm tròn bổn phận của người cha. Còn gì xót xa hơn khi tuổi già gần đất xa trời, lão phải sống trong cô độc, thui thủi một mình. Lão bầu bạn với ***** vàng - kỉ vật của người con để lại. Lão yêu nó, coi nó như người thân. Nhưng sự túng quẫn ngày càng đe dọa lão. Lão phải bán "cậu Vàng" đi vì không thể lo mỗi ngày 3 hào gạo cho cả nó và lão. Sau trận bão, lão không thể kiếm ra tiền mà "tiêu một xu cũng là tiêu vào tiền của cháu". Ông lão nông nghèo khổ ấy cứ băn khoăn, day dứt mãi vì đã trót lừa một con chó.Sau khi bán chó, lão chỉ ăn khoai; rồi khoai cũng hết. Từ đó, lão chế tạo được món gì ăn món ấy. Cuối cùng, lão quyết định tự tử bằng bả chó. Lão chết vì không còn đường sống. Ông lão nông dân suốt đời lao động cần cù ấy không thể sống, dù là sống trong nghèo khổ. Cuộc sống khốn cùng và cái chết bi thương của lão Hạc đã nói lên thấm thía số phận thê thảm của người nông dân trong cái xã hội tăm tối đương thời. Phải cảm thông sâu sắc với người nông dân, phải thấu hiểu nỗi đau của họ, Nam Cao mới thấy được cái tình cảnh khốn cùng của người nông dân.-Ở lão có một tấm lòng vị tha, nhân hậu.Tình cảm của lão với "cậu Vàng" được tác giả thể hiện thật cảm động. Lão gọi nó là "cậu Vàng" như “một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự". Lão bắt rận, cho nó ăn cơm trong một cái bát như nhà giàu.Lão ăn gì cũng không quên phần nó, gắp cho nó một miếng; lão ăn bao nhiêu, nó cũng ăn như thế, thậm chí còn hơn phần lão…Lão coi nó như một người bạn,ngày ngày lão tâm sự, trò chuyện với nó như thể nó cũng là con người.Tình thế cùng đường khiến lão phải bán nó thì trong lão diễn ra sự dằn vặt, đau khổ tột độ. Lão kể cho ông giáo nghe về việc bán "cậu Vàng" với tâm trạng vô cùng đau đớn: "lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước". Đến nỗi ông giáo thương quá, "muốn ôm chầm lấy lão mà òa lên khóc".Khi nhắc đến việc "cậu Vàng" bị lừa rồi bị bắt, lão Hạc không nén nổi đau dớn cứ dội lên "Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...". Lão Hạc đau đớn đến thế không phải chỉ vì quá thương ***** mà còn vì không thể tha thứ cho mình vì đã trót lừa một con chó. Ông lão quá lương thiện ấy cảm thấy lương tâm đau nhói khi nhận thấy trong đôi mắt ***** có cái nhìn trách móc. Phải có trái tim vô cùng nhân hậu, trong sạch thì mới bị giày vò lương tâm đến thế, mới cảm thấy có lỗi với một ***** như vậy!

3 tháng 11 2016

1.Đến giờ tính từ ngày ấy là vừa chẵn 20 năm

Xiết bao biến cố xảy ra tôi mới lại trở về quê nội. Cách mạng thành công: bệnh tật, đói nghèo, ngu *** đã bị đẩy lùi. Làng trên xóm dưới người còn, người mất. Tôi cố lần di từng nhà một, mong tìm được chút vết tích gì của ngày xưa...


Nhà ông giáo hồi nào vẫn còn nơi cũ. ông đã gìa lắm rồi: giọng nói đã nghe đùng đục . Được cái ông rất tỉnh. Nghe tôi kể lại chuyện, ông cười khùng khục một tràng dài:

_ Thế ra lâu nay anh bỏ đi du kích mà tôi không có hay. Không tỉm ra ai cũng phải Hồi tản cư người làng này tản đi bốn phương hết, hoạ hoằn lắm mới có người về. Còn người ở lại thgì cũng đủ thảm. Anh Binh Tư đó, cũng làm du kích, đánh hăng lắm, mấy hồi lên chiến khu đến giờ cũng không được tin gì nữa. còn thầy anh...

Nói đến đây giọng ông giáo đờ lại. Mắt ông ngân ngấn hai giọt nước đục ngầu. ông khóc, khóc thiệt sự. Giọng ông run run, muốn nói mà không ra tiếng. Tôi vội cúi xuống đỡ lấy hai bàn tay xương xuơng của ông:

_ Dạ, con biết, con biết thầy đã không giữ được mảnh vườn của thầy con. những giữ làm gì hở thầy, có làm gì đâu, giữ lại rồi mai cũng phải đem đổi lấy tiền thóc gạo. Giữ làm gì, khi còn những người cùng quẫn hơn ta...

Bên tai tôi văng vẳng một câu nói mà tôi nghe bên ngoài đồn lại " Ông cụ ấy thà chết chứ không chịu bán đi đến một sào"

3 tháng 11 2016

3

tức nước vỡ bờ Tác phẩm "Tắt đèn" nói chung và đọan trích "tức nước vỡ bờ" nói riêng rất giàu giá trị hiện thực bởi dưới ngòi bút của Ngô Tất Tố, hòan cảnh xã hội, cuộc sống của con người, tâm lý của nhân vật được miêu tả một cách sâu sắc và chân thực. Nó hòan tòan hiện thực, không phải do văn hoa hay trau chuốt mới có được, nó mộc mạc và giản đơn qua những từ ngữ rất "thực". Hình ảnh cùng cực đến thương tâm, sự bế tắc của người dân đựơc cảm nhận sâu sắc.Và tác phẩm mang giá trị nhân đạo cũng là vì nó đã nêu lên đựơc giá trị hiện thực. Tác giả chắc hẳn đã gửi vào đấy sự đồng cảm và xót thương chân thành!
Nhưng giá trị nhân đạo đựơc đưa đến cao trào khi tác giả để cho nhân vật chị Dậu vùng lên, một sự "tức nước vỡ bờ", đó là hy vọng và khát khao được giải thóat của ngừơi dân.
(Các) nguồn
khi bạn đọc tác phẩm, bạn tưởng tượng mình là một nhân vật trong đó, nhìn thấy tòan bộ câu chuyện xảy ra như thế nào , bạn sẽ cảm nhận được rất nhiều và cảm nhận đó tôi bảo đảm là rất sâu sắc. Trong quá trình phân tích bạn hãy sử dụng một số từ ngữ trong tác phẩm để dẫn chứng vào bài làm. Chúc bạn thành công !

lão hạc Theo tôi giá trị nhân đạo của tác phẩm ở đây đó là nỗi trăn trở về một kiếp người khốn khó và cuối cùng dẫn đến cái chết bi thảm của người nông dân nghèo đáng thương. Ông đã tự dằn vặt lương tri mình khi lừa cậu Vàng để bán đi, ông thà tự mình tìm đến cái chết chứ ko chịu bán đi mảnh vườn dành cho cậu con trai... Những tác phẩm của NC gieo vào lòng người những nỗi đau khôn nguôi về những con người, những số phận và những cái chết bi thuơng của họ... Nói chung bạn cần đọc kỹ và suy ngẫm nhiều hơn về tác phẩm này cũng như dẫn chứng một số tác phẩm khác vào bài làm của mình. Thân ái!!!

nguồn net

nói chung là cả 3 truyện trên đều mang giá trị nhân đạo rất sâu sắc , với nghệ thuật vị nhân sinh . chị dậu vùng nên đấu tranh , lão hạc tự tử hay cậu bé hồng cũng đều là sản phẩm của sự tha hóa trong xã hội phong kiến ( dẫn chứng ) , nỗi thống khổ , ( không tiền bạc , ... ) , tác giả như luôn thấu hiểu lòng họ , luôn bày tỏ niềm cảm thương sâu sắc với họ ...  
25 tháng 11 2021

Em tham khảo:

- Cuộc sống của người nông dân trước cách mạng tháng Tám:

   + Bị bóc lột, bần cùng hóa, đói nghèo, thiếu thốn

   + Cuộc sống eo hẹp dần tới kiệt quệ, bế tắc

- Họ có những phẩm chất đáng quý

   + Trong sạch, lương thiện , giàu tình yêu thương

   + Họ sẵn sàng chết, phản kháng lại để giữ phẩm giá cao quý của mình

   + Trong người nông dân luôn tiềm tàng sức mạnh của tình cảm, có thể phản kháng lại những bất công.

25 tháng 11 2021

Tham khảo

- Cuộc sống của người nông dân trước cách mạng tháng Tám:

   + Bị bóc lột, bần cùng hóa, đói nghèo, thiếu thốn

   + Cuộc sống eo hẹp dần tới kiệt quệ, bế tắc

- Họ có những phẩm chất đáng quý

   + Trong sạch, lương thiện , giàu tình yêu thương

   + Họ sẵn sàng chết, phản kháng lại để giữ phẩm giá cao quý của mình

   + Trong người nông dân luôn tiềm tàng sức mạnh của tình cảm, có thể phản kháng lại những bất công.

24 tháng 1 2019

- Nguyên nhân cái chết của lão Hạc:

   + Do tình cảnh túng quẫn: đói deo dắt, nghèo khổ, bần cùng

   + Lão không thể ăn phạm vào số tiền dành cho con

   + Lão chọn cái chết để giải thoát số kiếp,và bảo toàn số tiền cho con

- Lão Hạc thu xếp nhờ "ông giáo"sau đó tìm đến cái chết chứng tỏ:

   + Lão là người có lòng tự trọng, biết lo xa

   + Lão không chấp nhận việc làm bất lương, không nhận sự giúp đỡ

   + Lão coi trọng nhân phẩm, danh dự hơn cả mạng sống