K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 10 2016

* Pháp luật: Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ luật hình thư qui định rõ về việc: bảo vệ nhà vua và cung điện, xem trong tài sản của người dân và của công, cấm giết hại trâu bò, bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Người phạm tội bị trừng trị.

* Quân đội gồm cấm quân thủy và quân bộ

- Các vũ khí: dao, dáo, mác, kiếm, máy bắn đá, nỏ, cung,....

- Trong quân đội chia làm hai loại: cấm quân và quân địa phương.

- Thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại, cũng cố tinh thần đoàn kết dân tộc.

- Giữ vững quan hệ ngoại giao với Tống và Chăm-pa.

- Cương quyết bảo vệ lãnh thổ.

28 tháng 10 2016
  • luật pháp:ban hành bộ luật hình thư:

-nội dung:bảo vệ quyền lợi nhà vua,cung điện và tài sản nhân dân.

  • quân đội:gồm 2 bộ phận(cấm quân và quân địa phương)

-thi hành chính sách"ngụ binh ư nông"

-gồm các binh chủng:bộ binh,thủy binh,kị binh,tượng binh

-vũ khí:giáo mác,đao kiếm,cung nỏ,máy bắn đá...

24 tháng 11 2016

2.Ngụ binh ư nông có nghĩa là Gửi binh ở nông: gửi quân vào nông nghiệp, cho binh lính lao động, sản xuất tại địa phương trong một khoảng thời gian xác định, là chính sách xây dựng lực lượng quân sự thời phong kiến ở Việt Nam, áp dụng từ thời nhà Đinh đến thời Lê sơ.

28 tháng 11 2016

đúng ko vậy bạn

13 tháng 12 2020

Câu 1:

Ngô Quyền: 

+ Có công chấm dứt hơn 1000 năm thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc, giành lại độc lập dân tộc.

+ Củng cố và xây dựng đất nước, giúp đất nước yên bình và đặt nền móng cho một quốc gia độc lập, thống nhất sau này.

- Đinh Bộ Lĩnh: có công dẹp yên các thế lực cát cứ, thống nhất đất nước, tạo điều kiện cho đất nước bước vào thời kì ổn định lâu dài.

Câu 2:

- Sau khi nhà Trần thay nhà Lý cai quản đất nước: một mặt, nhanh chóng ổn định tình hình chính trị, xã hội, xây dựng chính quyền mới; mặt khác, tổ chức lại quân đội, củng cố quốc phòng.

Quân đội nhà Trần gồm có cấm quân và quân ở các lộ.

+ Cấm quân là đạo quân bảo vệ kinh thành, triều đình, nhà vua.

+ Ở các làng xã, có hương binh. Khi có chiến tranh, còn có quân đội của các vương hầu.

- Thực hiện chính sách: “Ngụ binh ư nông”.

- Chủ trương: Quân lính cốt tinh nhuệ không cốt đông", xây dựng tinh thần đoàn kết trong quân đội. Quân đội nhà Trần được học tập binh pháp và luyện tập võ nghệ thường xuyên.

- Cử tướng giỏi đóng ở các vị trí hiểm yếu, nhất là vùng biên giới phía Bắc. Vua Trần thường đi tuần tra việc phòng bị ở các nơi này.

- Dưới thời Trần có nhiều tướng lĩnh giỏi như: Trần Hưng Đạo, Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật,...

So sánh

- Giống nhau: Cùng thực hiện chính sách "ngụ binh ư nông" 

- Khác nhau: 

+ Quân đội nhà trần được chia làm hai loại:cấm quân và quân ở các lộ,cấm quân là đạo quân bảo vệ kinh thành,triều đình và vua.chính binh đóng ở các lộ đồng bằng,phiên binh đóng ở các lộ miền núi, hương binh đóng ở các làng, xã.khi có chiến tranh, còn có các quân đội của các vương hầu.

+ Quân đội nhà lý chỉ được phân chia thành hai loại:cấm quân và quân địa phương. 

+ Quân đội nhà trần được xây dựng theo chủ trương:"quân lính cốt tinh nhuệ,không cốt đông

-Mong bạn đánh giá tốthehe

Ahihi!

17 tháng 2 2022

Tổ chức quân đội thời Lê sơ:

- Quân đội thời Lê sơ tổ chức theo chế độ "ngụ binh ư nông"

- Phân bố: quân ở triều đình và quân ở các địa phương.

- Các binh chủng: bộ binh, thủy binh, tượng binh, kị binh.

- Vũ khí: đao, kiếm, giáo, mác, cung tên, hỏa đồng, hỏa pháo.

- Quân lính được luyện tập võ nghệ, chiến trận

- Vùng biên giới đều có bố trí quân đội mạnh canh phòng và bảo vệ, không để xâm lấn.

 Nhận xét:

- Quân đội mạnh thì mới bảo vện được đất nước, không để cho kẻ thù xâm phạm lãnh thổ.

- Bài học cho các thế hệ trong việc giữ gìn biên cương lãnh thổ của đất nước.

23 tháng 11 2016

Câu 1 :

Pháp luật: +, Ban hành bộ luật mới mang tên " Quốc triều đình luật" nội dung cũng giống như bộ luật thời Lý nhưng được bổ sung thêm luật xác nhận và bảo vệ tư hữu tài sản.

+, Cơ quan pháp luật được tăng cường và hoàn thiện hơn.

\(\Rightarrow\) Pháp luật thời Trần đầy đủ và quy củ hơn pháp luật thời Lý

Quân đội gồm : +, Cấm quân ( bảo vệ kinh thành, triều đình và nhà vua).

+, Quân ở các lộ

+, Ở các làng xã thì có hương binh.

+, Ngoài ra còn có quân của các vương hầu

+, Quân đội chọn theo chính sách " ngụ binh ư nông" và theo chủ trương " Quân lính cốt tinh nhuệ không cốt đông"

+, Quân lính được học tập binh pháp và rèn luyện võ nghệ.

+, Bố trí tướng giỏi ở các vùng hiểm yếu , nhất là vùng biên giới phía Bắc

Câu 2 :

Nét nổi bật của quân đội thời Trần là :

- Quân lính được học tập binh pháp và rèn luyện võ nghệ.

- Bố trí tướng giỏi ở các vùng hiểm yếu , nhất là vùng biên giới phía Bắc.

24 tháng 11 2016

Thanks

22 tháng 11 2016

ahihi, help me...Plese

1 tháng 12 2016

viết chính tả từ please sai

12 tháng 12 2016

+) giống nhau:cùng thực hiện chính sách "ngụ binh ư nông"
+) khác nhau:
+quân đội nhà trần được chia làm hai loại:cấm quân và quân ở các lộ,cấm quân là đạo quân bảo vệ kinh thành,triều đình và vua.chính binh đóng ở các lộ đồng bằng,phiên binh đóng ở các lộ miền núi,hương binh đóng ở các làng,xã.khi có chiến tranh,còn có các quân đội của các vương hầu
+quân đội nhà lý chỉ được phân chia thành hai loại:cấm quân và quân địa phương.
+quân đội nhà trần được xây dựng theo chủ trương:"quân lính cốt tinh nhuệ,không cốt đông

12 tháng 12 2016

cùng đường :3

17 tháng 11 2021

Tham khảo:

Luật pháp:

 

- Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ Hình thư, bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta.

 

- Nội dung: quy định chặt chẽ việc bảo vệ nhà vua và cung điện, xem trọng việc bảo vệ của công và tài sản của nhân dân, nghiêm cấm việc mổ trâu bò, bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Những người phạm tội bị xử phạt rất nghiêm khắc

Quân đội:

 

- Gồm hai bộ phận: cấm quân và quân địa phương.

 

- Thi hành chính sách "ngụ binh ư nông": cho quân sĩ luân phiên về cày ruộng và thanh niên đăng kí tên vào sổ nhưng vẫn ở nhà sản xuất, khi cần triều đình sẽ điều động.

 

- Quân đội kỉ luật nghiêm minh, được huấn luyện chu đáo; vũ khí trang bị cho quân đội gồm giáo mác, đao kiếm, cung nỏ, máy bắn đá...

6 tháng 11 2021

Tham khảo!

1.

-    Sau trận chiến lịch sử tại sông Bạch Đằng (938), Ngô Quyền xưng vương, lập ra triều Ngô (939-968), đóng đô ở Cổ Loa, đặt ra định chế triều nghi, quan chức, chỉnh đốn chính trị trong nước. Sau khi Ngô Quyền mất, đất nước bị 12 sứ quân cát cứ, gây ra cảnh loạn lạc. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh tái thống nhất đất nước, lên ngôi vua lập nên triều Đinh (968-981), lấy hiệu Đinh Tiên Hoàng đế, đặt quốc hiệu Đại Cồ Việt, đóng đô tại Hoa Lư, định ra phẩm hàm quan văn võ, thiết lập quân đội chính quy. Tiếp nối triều Đinh, năm 981, Lê Hoàn lên ngôi vua, lập triều Tiền Lê (981-1009), lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất thành công, giữ vững nền độc lập.

Sự thành lập nhà Lý

* Sự thành lập:

- Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh lên ngôi vua.

- Cuối năm 1009, Lê Long Đĩnh qua đời. Lý Công Uẩn lên ngôi vua. Nhà Lý thành lập.

- Năm 1010, Lý Công Uẩn đặt niên hiệu là Thuận Thiên, dời đô về Đại La (nay là Hà Nội), đổi tên thành là Thăng Long.

 

 

30 tháng 10 2021

Tham Khảo:

https://loigiaihay.com/luat-phap-va-quan-doi-nha-ly-c82a13652.html

a) Luật pháp:

- Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ Hình thư, bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta.

- Nội dung: quy định chặt chẽ việc bảo vệ nhà vua và cung điện, xem trọng việc bảo vệ của công và tài sản của nhân dân, nghiêm cấm việc mổ trâu bò, bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Những người phạm tội bị xử phạt rất nghiêm khắc.

b) Quân đội:

- Gồm hai bộ phận: cấm quân và quân địa phương.

- Thi hành chính sách "ngụ binh ư nông": cho quân sĩ luân phiên về cày ruộng và thanh niên đăng kí tên vào sổ nhưng vẫn ở nhà sản xuất, khi cần triều đình sẽ điều động.

- Quân đội kỉ luật nghiêm minh, được huấn luyện chu đáo; vũ khí trang bị cho quân đội gồm giáo mác, đao kiếm, cung nỏ, máy bắn đá...

c) Đối nội - đối ngoại:

- Xây dựng khối đoàn kết dân tộc. Nhà Lý còn gả các công chúa và ban chức tước cho các tù trường dân tộc miền núi. Nếu người nào có ý định tách khỏi Đại Việt, nhà Lý kiên quyết trấn áp.

- Với nhà Tống, Lý Công uẩn giữ quan hệ bình thường, tạo điều kiện cho nhân dân ở hai bên biên giới có thể qua lại buôn bán.

- Để ổn định biên giới phía nam, nhà Lý đã dẹp tan cuộc tấn công của Cham-pa do nhà Tống xúi giục. Sau đó, quan hệ Đại Việt - Cham-pa trở lại bình thường