K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 1 2016

a. Thuận lợi:

- Dân số đông tạo ra nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn, thuận lợi phát triển các ngành sản xuất cần nhiều lao động.

- Dân số tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ tạo ra nguồn lao động dự trữ dồi dào, nguồn lao động bổ sung lớn, tiếp thu nhanh khoa học và kĩ thuật.

b. Khó khăn:

- Đối với phát triển kinh tế :

+ Tốc độ tăng dân số chưa phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trên thực tế để tăng 1% dân số thì mức tăng trưởng kinh tế hàng năm phải đạt 3 – 4% và lương thực phải tăng trên 4%. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta còn chậm phát triển, dân số đông thì mức tăng dân số như hiện nayva64n là cao.

+ Vấn đề việc làm luôn là thách thức đối với nền kinh tế.

+ Sự phát triển kinh tế chưa đáp ứng với tiêu dùng và tích lũy, tạo nên mâu thuẫn giữa cung và cầu.

+ Chậm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và lãnh thổ.

- Đối với phát triển xã hội:

+ Chất lượng cuộc sống chậm cải thiện

+ GDP bình quân đầu người thấp.

+ Các vấn đề phát triển y tế, văn hóa, giáo dục còn gặp nhiều khó khăn.

- Đối với tài nguyên môi trường:

+ Sự suy giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

+ Ô nhiễm môi trường

+ Không gian cư trú chật hẹp.

4 tháng 9 2019

- Về mặt tích cực gồm có những ý sau:

  • Dân số đông nên có nguồn lao động rất dồi dào. Đồng thời tạo nên nguồn thị trường tiêu thụ rộng lớn
  • Dân số tăng nhanh sẽ liên tục bổ sung thêm nguồn lao động trẻ.

- Về mặt tiêu cực gồm có những ý sau:

+ Đối với phát triển nền kinh tế:

  • Tốc độ tăng dân số quá nhanh ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế
  • Số người chưa có công ăn việc làm còn nhiều. Điều đó trở thành một thách thức đối với nền kinh tế.
  • Chậm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ.

+ Đối với phát triển xã hội:

  • Chất lượng cuộc sống còn thấp, chưa được cải thiện nhiều.
  • Thu nhập bình quân đầu người còn thấp
  • Các chế độ xã hội bảo hiểm, trường học còn gặp nhiều khó khăn.

+ Đối với tài nguyên môi trường:

  • Suy giảm mạnh nguồn tài nguyên
  • Ô nhiễm môi trường ngày càng nặng nề.
26 tháng 1 2016

- Các đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, các vùng trong nước. Năm 2005 khu vực đô thị đóng góp 70,4% GDP cả nước, và 84% GDP công nghiệp – xây dựng, 87% GDP dịch vụ và 80% ngân sách nhầ nước.

- Các thành phố, thị xã là các thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa dạng, là nơi sư dụng đông đảo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật; có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, có sưc hút đối với đầu tư trong nước và ngoài nước, tạo ra động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.

  - Các đô thị có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.

            Tuy nhiên, trong quá trình đô thị hóa cũng nảy sinh những hậu quả cần phải có kế hoạch khắc phục như : vấn đề ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự xã hội…

26 tháng 1 2016

- Đô thị hóa có tác động mạnh tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Các đô thị có ảnh hưỏng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, các vùng trong nước. Năm 2005, khu vực đô thị đóng góp 70,4% GDP cả nước, 84% GDP công nghiệp - xây dựng, 87% GDP dịch vụ và 80% ngân sách Nhà nước.

- Các thành phố, thị xã là các thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá lớn và đa dạng, là nơi sử dụng đông đảo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật; có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, có sức hút đối với đầu tư trong nước và ngoài nước, tạo ra động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.

- Các đô thị có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.

- Tuy nhiên, quá trình đô thị hoá cũng nảy sinh những hậu quả như: vấn đề ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự xã hội...

26 tháng 1 2016

- Đô thị hóa diễn ra cùng với quá trình phát triển công nghiệp, dịch vụ, dân số tăng nhanh làm môi trường bị ô nhiễm.

 - Dân số đô thị đông, vấn đề an ninh, trật tự xã hội nảy sinh phức tạp, việc quản lý khó khăn (chỗ ở, chỗ sinh hoạt, vui chơi …).

thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa dạng, là nơi sư dụng đông đảo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật; có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, có sưc hút đối với đầu tư trong nước và ngoài nước, tạo ra động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.

 - Các đô thị có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.

Tuy nhiên, trong quá trình đô thị hóa cũng nảy sinh những hậu quả cần phải có kế hoạch khắc phục như : vấn đề ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự xã hội…

26 tháng 1 2016

Ở nhiều thành phố nước ta, quá trình đô thị hóa đã dẫn đến nhiều hậu quả như: nạn thiếu việc làm, nghèo đói ngày càng tăng, điều kiện sinh hoạt thiếu thốn, ô nhiễm môi trường, gia tăng các tệ nạn xã hội.

22 tháng 3 2016

địa hình nước ta là 3/4 là đồi núi , 1/4 là đồng bằng .

23 tháng 3 2016

ĐẶC ĐIỂM CHUNG:
*Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tìch nhưng chủ yếu là đồi níu thấp
- Đồi núi chiếm 3/4 diện tích
- 60% diện tích là đồi núi thấp,tính cả đồng bằng là 85%,chỉ có 1% là núi cao
*Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng:
- Đia hình được trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt thấp dần từ nội địa ra biển: đồi núi, đồng bằng, thềm lục địa.
- Hướng nghiêng: cao ở phía đông Bắc và thấp dần về phía Tây Nam
- Có hai hướng chính:Tây Bắc-Đông Nam và hướng vòng cung.
*Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa:

- Lớp vỏ phong hóa dày, vụn bở

- Địa hình dễ bị cắt xẻ, xâm thực, xói mòn
*Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người: làm xuất hiện nhiều cảnh quan nhân tạo nhưng cũng làm cho địa hình nguyên thủy biến dạng, lũ lụt, sạt lở đất.

+ Thuận lợi:
     Khoáng sản: địa hình đồi núi tập trung nhiều loại khoáng sản có nguồn gốc nội sinh:đồng,chì,thiếc... nguồn gốc ngoại sinh:boxit,apatit,đá vôi... là nguyên liệu, nhiên liệu cho ngành công nghiệp.
    Rừng, đất trồng: Rừng giàu có về thành phần động vật, thực vật nhiều loài quý hiếm,cao nguyên, thung lũng tạo điều kiện hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả,chăn nuôi phát triển nông nghiệp và công nghiệp chế biến, tiêu dùng...
    Đất trồng: đất vùng bán bình nguyên, trung du trồng cây công nghiệp, ăn quả, lương thực
   Thủy năng: Sông ngòi có tiềm năng thủy điện lớn
   Du lịch: Miền núi có điều kiện để phát triển du lịch: tham quan nghỉ dưỡng, sinh thái
 + Hạn chế:
    Địa hình đồi núi gây trở ngại cho dân sinh phát triển kinh tế-xã hội
    Địa hình bị chia cắt mạnh lắm sông suối,hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại giao thông
    Khai thác tài nguyên giao lưu kinh tế các vùng khó khăn
    Thiên tai: mưa nhiều, độ dốc lớn, lũ nguồn, lũ quét,xói mòn...
                   các đứt gãy sâu có nguy cơ động đất
                   lốc, mưa đá, sương muối, rét hại tác hại lớn đời sống dân cư, sản xuất...

 

9 tháng 4 2016

Ai giúp mình với.

9 tháng 4 2016

Cảm ơn nhiều.!! 

26 tháng 1 2016

a) Chứng minh rằng nguồn lao động của nước ta phân bố không đều giữa khu vực nông thôn với khu vực thành thị : Lao động ở nông thôn nhiều hơn 3 lần so với lao động ở thành thị (tương ứng là 75% và 25% lao động của cả nước, năm 2005).

b) Phân tích tác động tích cực của đô thị hoá :
- Tác động mạnh tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế của các vùng trong nước (khu vực đô thị đóng góp 70,4% GDP, 84% GDP công nghiệp - xây dựng, 87% GDP dịch vụ và 80% ngân sách cả nước, năm 2005).

- Các thành phố, thị xã là thị trường tiêu thụ lớn ; lực lượng lao động đông và có trình độ, cơ sở vật chất - kĩ thuật hiện đại, có sức hút đối với đầu tư trong và ngoài nước, tạo động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.

26 tháng 1 2016

1. Dân cư nước ta phân bố đều

a. Phân bố dân cư chưa hợp lí giữa đồng bằng với trung du, miền núi.

- Mật độ dân số trung bình ở nước ta là 254 người/km2 (năm 2006)

- Vùng đồng bằng có dân cư tập trung đông đúc với mật độ dân số rất cao:

+ Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước từ 501 - 2000 người/km2

            + Đồng bằng sông Cửu Long và một số vùng ven biển có mật độ dân số từ 501 – 1000 người/km2

- Vùng trung du và miền núi dân cư tập trung thưa thớt với mật độ dân số thấp

+ Tây Bắc và Tây Nguyên có mật độ dân cư thấp dưới 50 người/km2 và từ 50 – 100 người/km2.

+ Vùng núi Bắc Trung Bộ có mật độ dân cư chủ yếu dưới 100 người/km2

- Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ là những vùng có mật độ dân số trung bình cao hơn mật độ dân số trung bình của cả nước.

- Duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ, Đông Bắc, Tây Nguyên và Tây Bắc là những vùng có mật độ dân số trung bình thấp hơn mật độ dân số trung bình của cả nước.

- Ở đồng bằng tập trung khoảng 75% dân số, mật độ dân số cao. Ở vùng trung du, miền núi mật độ dân số thấp hơn nhiều so với đồng bằng,

b. Phân bố dân cư chưa hợp lí giữa thành thị và nông thôn.

- Dân số nông thôn chiếm tỉ trọng cao nhất và đang có xu hướng giảm liên tục từ 80,5 % (1990) xuống còn 73,1 % (2005).

            - Dân số thành tị chiếm tỉ trọng thấp hơn và đang có xu hướng tăng liên tục từ 19,5 % (1990) lên  26,9 % (2005).

2. Nguyên nhân:

- Ở đồng bằng do có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi (vị trí, đất đai màu mỡ, địa hình bằng phẳng, nguồn nước dồi dào, …) nên dân cư tập trung đông.

- Những vùng có lịch sử khai thác lâu đời thì dân cư tập trung đông, như Đồng bằng sồng Hồng ở nước ta.

- Những vùng có trình độ phát triển kinh tế - xã hội mạnh và có khả năng khai thác tài nguyên thiên nhiên thì dân cư tập trung đông, mật độ cao.

 - Ngoài ra, ở vùng đồng bằng là nơi có nghề trồng lúa nước truyền thống cần nhiều lao động, nên kinh tế phát triển nhanh, quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa diễn ra mạnh hơn ở trung du miền núi.

- Còn vùng trung du và miền núi dân cư tập trung thấp thì ngược lại.

 3. Hậu quả và hướng giải quyết

a. Hậu quả:

Sự phân bố dân cư chưa hợp lý ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng hợp lí nguồn lao động và khai thác tài nguyên của mỗi vùng. Vì vậy, việc phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước là rất cần thiết.

b. Hướng giải quyết

- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động trong phạm vi cả nước, trong từng vùng.

- Phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa ở miền núi.

- Hạn chế di dân tự do.

 

22 tháng 4 2016

tick nua duoc ko

22 tháng 4 2016

1. 

a. Khí hậu:- Đại bộ phận lãnh thổ có khí hậu ôn đới;+ Ven biển Tây Âu và phía bắc Tây Âu: KH ôn đới hải dương.+ Vùng Trung và Đông Âu, phía đông dãy Xcan-di-na-vi: KH ôn đới lục địa.- Phía Nam ven biển Địa Trung Hải: KH địa trung hải.- Một phần diện tích nhỏ phía Bắc có khí hậu hàn đới.* Phía tây châu Âu ấm áp và mưa nhiều hơn phía đông do dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương và gió Tây ôn đới đưa hơi ấm, ẩm vào đất liền nên ảnh hưởng lớn đến khí hậu bờ tây. Vào sâu nội địa phía đông ảnh hưởng của biển và gió Tây ôn đới yếu dần.b . Sông ngòi:- Mạng lưới dày đặc, lượng nước dồi dào.- Các sông đổ ra Bắc Băng Dương thường đóng băng dài trong mùa đông, nhất là vùng cửa sông.- Một số sông lớn, quan trọng: Von-ga, Đa-nuyp, Rai-nơ, Đni-ep.c.  Thực vật:T hãm thực vật thay đổi từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam theo sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa: (Mối quan hệ giữa khí hậu và sự phân bố thực vật)+  Ven biển Tây Âu có khí hậu ôn đới Hải dương: Rừng lá rộng (sồi, dẻ...)+ Vùng nội địa có khí hậu ôn đới lục địa: Rừng lá kim (thông, tùng...)+ Ven biển Địa Trung Hải có khí hậu địa trung hải: Rừng lá cứng.+ Phía Đông Nam có khí hậu cận nhiệt, ôn đới lục địa: Thảo nguyên.2. Đặc điểm môi trường ôn đới lục địa:- Phân bố: Khu vực Đông Âu.- Khí hậu: Đông lạnh, khô, có tuyết rơi; hè nóng có mưa, biên độ nhiệt trong năm lớn, lượng mưa giảm dưới 500mm.- Sông ngòi: Nhiều nước vào mùa xuân, hè; mùa đông đóng băng.​- Thực vật: Thay đổi từ Bắc – Nam: đồng rêu -> rừng lá kim -> rừng hỗn giao -> rừng lá rộng -> thảo nguyên -> nửa hoang mạc; rừng lá kim và thảo nguyên chiếm ưu thế.Đặc điểm môi trường địa trung hải:- Phân bố: Nam Âu - ven Địa Trung Hải.​- Khí hậu: Mùa đông không lạnh, có mưa nhiều;  mùa hè nóng, khô.- Sông ngòi: Ngắn, dốc, nhiều nước vào mùa thu, đông. Mùa hạ ít nước.​- Thực vật: Rừng thưa với cây lá cứng và cây bụi gai phát triển quanh năm.3. - Là nơi tiến hành công nghiệp hoá sớm nhất thế giới.
- Nhiều sản phẩm công nghiệp nổi tiếng, chất lượng cao.
- Các ngành công nghiệp được chú trọng phát triển: luyện kim, chế tạo máy, hoá chất, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng,...
- Sản xuất được phân bố khá tập trung.
- Những năm 80 của thế kỉ XX, nhiều ngành công nghiệp truyền thống đã giảm sút.
- Nhiều ngành công nghiệp mới, trang bị hiện đại được xây dựng ở các trung tâm công nghệ cao. Các ngành công nghiệp mũi nhọn như điện tử, cơ khí chính xác và tự động hóa, công nghiệp hàng không.ị.Nhờ liên kết với các viện nghiên cứu và các trường đại học, có sự hợp tác rộng rãi giữa các nước nên năng suất và chất lượng sản phẩm được nâng cao, sản phẩm luôn thay đổi với yêu cầu thị trường.4. Đặc điểm tự nhiên của khu vực Bắc Âu: Địa hình băng hà cổ rất phổ biến trên bán đảo Xcăn-đi-na-vi bờ biển dạng fio (Nauy); hồ, đầm (Phần Lan); Aixơlen có nhiều núi lửa và suối nước nóng.Có sự khác biệt về khí hậu giữa phía tây và phía đông dãy Xcan-đi-na-vi do :Dãy Xcan-đi-na-vi chạy theo hướng Đông Bắc-Tây Nam đã ngăn chặn ảnh hưởng của gió tây ôn đới và dòng biển nóng bắc Đại Tây dương, làm cho khí hậu phía tây dãy Xcan-đi-na-vi  ấm và ẩm hơn phía đông.5. Sự phát triển kinh tế của Bắc Âu:–  Các nước Bắc Âu có mức sống cao dựa trên cơ sở khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lí để phát triển kinh tế đạt hiệu quả.–  Ba thế mạnh của các nước Bắc Âu là biển, rừng, thuỷ điện.6. - Đặc điểm địa hình của khu vực Tây và Trung Âu: Khu vực Tây và Trung Âu gồm ba miền địa hình miền đồng bằng ở phía Bắc, miền núi già ở giữa và miền núi trẻ ở phía Nam.7. Đặc điểm sự phát triển công nghiệp của Tây và Trung Âu:- Có nhiều cường quốc công nghiệp hàng đầu thế giới: Anh, Pháp, Đức.- Nhiều ngành công nghiệp hiện đại (cơ khí chính xác, điện tử..) và truyền thống (dệt, luyện kim, may mặc, hàng tiêu dùng...).- Nhiều vùng công nghiệp nổi tiếng thế giới: Rua,...à Nền công nghiệp phát triển đa dạng, năng suất cao nhất châu Âu.- Nhiều hải cảng lớn quan trọng nhưa Rốt-téc-đam,...
26 tháng 4 2016

Thuận lợi:

- Khí hậu: Mang tính chất khí hậu cận xích đạo. Tổng giờ nắng trung bình từ 2.200-2.700 giờ. Nhiệt độ cao, ổn định với nhiệt độ trung bình năm 25-27 độ C. Lượng mưa lớn từ 1.400mm-1.800mm tập trung vào các thành mùa mưa (tháng 5-tháng 11). 

- Thuỷ văn: Hệ thống sông ngòi dày đặc, chủ yếu là sông Cửu Long, cộng với hàng nghìn km đường kênh rạch, cắt xẻ châu thổ thành những ô vuông, khiến giao thông trở nên dễ dàng.

- Tài nguyên sinh vật: Rừng ngập mặn ven biển (rừng tràm, đước…).

- Vườn chim tự nhiên nổi tiếng ở Ngọc Hiển, Cái Nước, Vĩnh Lợi, U Minh… Rừng ngập mặn còn là địa bàn để nuôi tôm, cá ven bờ, chắn sóng, bồi đắp phù sa mở rộng đồng bằng.

- Tài nguyên biển: Có 736 km bờ biển với nhiều cửa sông, chứa đựng nguồn hải sản thuộc loại lớn nhất cả nước. Trữ lượng tôm chiếm 50% của toàn quốc.

- Khoáng sản: Nghèo hơn các vùng khác. Đáng chú ý là đá vôi ở Hà Tiên, than bùn ở Cà Mau, dầu khí có triển vọng, phân bố ở thềm lục địa giáp biển Đông và vinh Thái Lan. Quan trọng nhất là bể trầm tích Cửu Long, dự báo khoảng 2 tỷ tấn.

- Kết luận: Những đặc điểm trên là cơ sở để cho đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm số 1 của cả nước.

Khó khăn:
- Diện tích đất mặn, đất phèn quá lớn.
- Đất quá chặt, thiếu một số nguyên tố vi lượng.
- Địa hình ô trũng, nhiều vùng bị ngập nước trong mùa mưa.
- Mùa khô thiếu nước trầm trọng.
- Khoáng sản nghèo nàn.

26 tháng 4 2016

sai rồi

26 tháng 1 2016

            - Giảm chi phí vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi chế biến, giảm thời gian vận chuyển.

            - Nâng cao chất lượng nguyên liệu từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm sau khi chế biến, nâng cao giá trị nông sản và nâng cao thu nhập cho người nông dân.

            - Tạo thêm việc làm ở nông thôn, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa nông thôn và làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.