K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 1 2018

Chuyện Diêm Vương xử kiện ở âm phủ là chi tiết thể hiện nội dung tư tưởng tác phẩm. Chi tiết này thể hiện niềm tin người trung đại về một thế giới khác bên cạnh cõi trần

- Thể hiện khát vọng về công lý, là bước ngoặt của truyện, tạo nên tính li kì, hấp dẫn

- Mang ý nghĩa khuyên răn, giáo dục con người nên sống,hành động hợp lẽ phải, tránh làm điều ác

Chọn ý e: ý kiến khác

18 tháng 3 2021

Thamkhao

1. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả và tác phẩm:

+ Nguyễn Dữ là một trong những nhà văn nổi tiếng của thế kỉ thứ 15 với thể loại truyện truyền kì thể hiện tài năng, kiến thức uyên bác cũng như hoài bão, nguyện vọng thầm kín về khát vọng hạnh phúc, sự công bằng trong cuộc sống.

+ “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Dữ có giá trị vững bền.

- Giới thiệu về nhân vật Ngô Tử Văn: Là nhân vật trung tâm của truyện, đại diện tầng lớp trí thức yêu nước, dũng cảm, khảng khái, dám đứng lên chống cái ác, trừ hại cho dân.

b) Thân bài

* Khái quát về tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

Hoàn cảnh ra đời: Tác phẩm là một trong 20 truyện của “Truyền Kì Mạn Lục” ra đời vào nửa đầu thế kỉ XVI kể về câu chuyện chức quan coi việc xử án ở đền Tản Viên.

* Luận điểm 1: Lai lịch và tính cách

Lai lịch: Tên Soạn người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang.Tính cách: Khảng khái, cương trực nóng nảy thấy sự gian tà thì không chịu đượcDanh tiếng: Nổi tiếng đến mức vùng Bắc vẫn khen là một người cương trực.

-> Tác giả giới thiệu trực tiếp nhân vật theo phương pháp truyền thống của văn học trung đại, tạo cho nhân vật yếu tố chính xác, qua đó giúp người đọc tin tưởng vào sự có thật của nhân vật này.

=> Lời giới thiệu mang giọng điệu khen ngợi, hướng người đọc vào những hành động chính nghĩa của nhân vật.

* Luận điểm 2: Ngô Tử Văn và hành động đốt đền

- Nguyên nhân: Tức giận trước sự tác oai tác quái của hồn ma tên tướng giặc họ -> Muốn ra tay trừ hại cho nhân dân, mang lại cuộc sống yên bình.

Theo quan niệm truyền thống: Đốt đền là hành động báng bổ thần linh cho nên ai cũng kiêng kị không dám đụng chạm.Hành động của Ngô Tử Văn không phải phạm vào tín ngưỡng bởi đây là nơi trú ngụ của hồn ma tên tướng giặc họ Thôi - kẻ thù xâm lược nước ta. Đây là ngôi đền tà chẳng những không phù hộ cho dân lành mà còn làm yêu làm quái trong dân gian.

-> Hành động của Ngô Tử Văn là hành động chính nghĩa của người thấy gian tà thì không chịu được.

=> Ca ngợi, đồng tình với hành động chính nghĩa của Ngô Tử Văn.

- Quá trình đốt đền:

+ Trước khi đốt đền: Tắm gội chay sạch, khấn trời.

Lấy lòng trong sạch, muốn bảo vệ sự bình yên cho người dânLấy lòng trong sạch, sự chân thành, mong muốn được trời chia sẻChứng minh hành động chính nghĩa của mình 

-> Thái độ nghiêm túc, kính cẩn. Đây không phải là hành động bộc phát nhất thời mà là hành động có chủ đích, có suy nghĩ kĩ lưỡng.

=> Tử Văn là con người biết suy nghĩ và làm chủ hành động của mình, kính trọng thần linh, cương trực, dũng cảm vì dân trừ bạo.

+ Khi đốt đền: Châm lửa đốt đền mặc cho mọi người lắc đầu lè lưỡi, vung tay không cần gì...

-> Hành động cương quyết, dứt khoát vượt lên sự tưởng tượng của người thường.

=> Tử Văn dũng cảm, cứng rắn, dám làm những điều không ai có thể làm để diệt trừ cái ác, quyết tâm trừ hại cho dân, bảo vệ thổ thần nước Việt.

+ Sau khi đốt đền:

Tử Văn thấy khó chịu, đầu lảo đảo, bụng run run rồi nổi lên một cơn sốt rétCó người cao lớn, khôi ngô đội mũ trụ đến đòi làm trả lại đềnCó ông già áo vải, mũ đen, phong độ nhàn nhã đến tỏ lời mừng và kể rõ đầu đuôi sự việc.

-> Thổ công bày tỏ ý muốn giúp đỡ và ủng hộ hành động của Tử Văn.

- Cuộc đối đầu giữa Tử Văn và hồn ma tên tướng giặc.

Tên tướng giặc giả làm cư sĩ đến đe dọa, mắng chửi Ngô Tử Văn, đòi dựng lại ngôi đềnThái độ Ngô Tử Văn: Mặc kệ, ngồi ngất ngưởng, tự nhiên.

=> Tử Văn là người can đảm, dũng mãnh khinh thường sự đe dọa, hống hách của tướng giặc.

- Cuộc gặp gỡ giữa Tử Văn và Thổ công:

Thổ công: Kể lại sự việc mình bị hại nhưng vẫn nhẫn nhịn cam chịu, căn dặn Ngô Tử Văn cách đối phó với tên tướng giặc.Tử Văn: Kinh ngạc, hỏi kĩ lại chuyện và sẵn sàng chuẩn bị cuộc chiến với tên bách hộ họ Thôi.

-> Ngô Tử Văn đầy can đảm bản lĩnh, dám làm những điều cả thần thánh cũng phải kinh sợ.

=> Ngô Tử Văn là người dũng cảm, trọng nghĩa khí, bất bình và dám đấu tranh chống lại sự phi lí ở đời.

=> Phản ánh hiện thực xã hội còn tồn tại những phi lí, trắng đen, thật giả lẫn lộn và những cuộc đấu tranh chính nghĩa của những con người cương trực.

* Luận điểm 3: Cuộc chiến đấu của Ngô Tử Văn dưới Minh ti.

- Ngô Tử Văn bị bắt giải xuống âm phủ:

Quang cảnh : không khí rùng rợnSử dụng nhiều hình ảnh mang tính chất kì ảo, hoang đường -> nhấn mạnh hơn quang cảnh đáng sợ nơi cõi âm

- Cuộc xét xử Ngô Tử Văn dưới âm phủ:

Những lời vu cáo xảo quyệt của hồn ma tên tướng giặc.Thái độ quát nạt, giận dữ của Diêm VươngNgô Tử Văn: Tỏ thái độ cứng cỏi trước Diêm Vương đầy uy quyền, đấu tranh vạch mặt tên tướng giặc gian tà.

-> Tử Văn phải đương đầu với những thế lực mạnh, áp đảo.

Hồn ma tên tướng giặc: Tranh cãi với Tử Văn, sau lại lo sợ, đạo đức giả: xin giảm án cho Tử Văn.Ngô Tử Văn: Bình tĩnh, khảng khái không chịu nhún nhường, xin đem tư giấy đến đền Tản Viên chứng thực.Diêm Vương: Nghi ngờ, cho người đến đền Tản Viên chứng thực -> Tử Văn được xử thắng kiện và được tiến cử làm chân phán sự ở đền thánh Tản Viên.

-> Cái thiện, cái chính nghĩa đã thắng cái gian tà, cái ác.

=> Tử Văn là con người cứng cỏi, không chùn bước trước những thế lực xấu xa, quyết tâm đến cùng để bảo vệ lẽ phải.

* Luận điểm 4: Tử Văn nhận chức phán sự đền Tản Viên

- Bằng chính nghĩa và sự dũng cảm, cương trực đấu tranh cho chính nghĩa, cuối cùng Ngô Tử Văn đã chiến thắng.

- Ý nghĩa :

Giải trừ được tai họa, đem lại an lành cho dân.Diệt trừ tận gốc thế lực xâm lược tàn ác, làm sáng tỏ nỗi oan khuất và phục hồi danh dự cho Thổ thần nước Việt.Niềm tin vào công lí cái thiện chiến thắng cái ác, chính nghĩa thắng gian tà. Sự dũng cảm, kiên cường, khảng khái diệt trừ cái ác của Tử Văn được đền đáp xứng đáng.

- Cuộc gặp gỡ của quan phán sự với người dân làng: Sự tin tưởng của nhân dân vào vị quan tốt.

* Đặc sắc nghệ thuật xây dựng nhân vật

Xây dựng cốt truyện hấp dẫn với những xung đột kịch tínhXây dựng nhân vật thông qua thông qua hành động, lời nói để xây dựng tính cáchSử dụng các thủ pháp nghệ thuật: đối lập tương phản, liệt kê,...Sử dụng các chi tiết tưởng tượng kì ảoDẫn dắt khéo léo, nhiều chi tiết giàu kịch tính...Cách kể chuyện và miêu tả sinh động, hấp dẫn.

c) Kết bài

Khái quát nội dung và nghệ thuật xây dựng nhân vật Ngô Tử Văn.Cảm nhận của em về nhân vật.
Phân tích đoạn trích sau để thấy được tính cách nhân vật, hiện thực cuộc sống qua ngòi bút kể chuyện của nhà văn Nguyễn Dữ.Ngô Tử Văn tên là Soạn, người huyện Yên Dũng đất Lạng Giang. Chàng vốn khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương trực. Trong làng trước có một ngôi đền linh ứng lắm. Cuối đời nhà Hồ, quân Ngô sang lấn...
Đọc tiếp

Phân tích đoạn trích sau để thấy được tính cách nhân vật, hiện thực cuộc sống qua ngòi bút kể chuyện của nhà văn Nguyễn Dữ.

Ngô Tử Văn tên là Soạn, người huyện Yên Dũng đất Lạng Giang. Chàng vốn khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương trực. Trong làng trước có một ngôi đền linh ứng lắm. Cuối đời nhà Hồ, quân Ngô sang lấn cướp, vùng ấy thành một nơi chiến trường. Bộ tướng của Mộc Thạnh có viên Bách hộ họ Thôi, tử trận ở gần đền, từ đấy làm yêu làm quái trong dân gian. Tử Văn rất tức giận, một hôm tắm gội sạch sẽ, khấn trời, rồi châm lửa đốt đền. Mọi người đều lắc đầu lè lưỡi, lo sợ thay cho Tử Văn, nhưng chàng vẫn vung tay không cần gì cả.

Đốt đền xong, chàng về nhà, thấy trong mình khó chịu, đầu lảo đảo và bụng run run, rồi nổi lên một cơn sốt nóng sốt rét. Trong khi sốt, chàng thấy một người khôi ngô, cao lớn, đầu đội mũ trụ đi đến, nói năng và quần áo rất giống người phương Bắc, tự xưng là cư sĩ, đến đòi làm trả lại ngôi đền như cũ và nói:

- Nhà ngươi đã theo nghiệp nho, đọc sách vở của thánh hiền, há không biết cái đức của quỷ thần sao, cớ gì lại dám khinh nhờn, huỷ tượng, đốt đền, khiến cho hương lửa không có chỗ tựa nương, oai linh không có nơi hiển hiện, vậy bảo làm sao bây giờ? Biết điều thì dựng trả ngôi đền như cũ. Nếu không thì, vô cớ huỷ đền Lư Sơn, Cố Thiệu sẽ khó lòng tránh khỏi tai vạ.

Tử Văn mặc kệ, vẫn cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên. Người kia tức giận nói:

- Phong đô không xa xôi gì, ta tuy hèn, há lại không đem nổi nhà ngươi đến đấy. Không nghe lời ta thì rồi sẽ biết. Nói rồi phất áo đi. Chiều tối, lại có một ông già, áo vải mũ đen, phong độ nhàn nhã, thủng thỉnh đi vào đến trước thềm, vái chào mà rằng:

- Tôi là Thổ công ở đây, nghe thấy việc làm rất thú của nhà thầy, vậy xin đến để tỏ lời mừng. Tử Văn kinh ngạc nói:

- Thế người đội mũ trụ đến đây ban nãy, chẳng phải là Thổ công đấy ư? Sao mà nhiều thần quá vậy?

Ông già nói:

- Ô, đấy là viên tướng bại trận của Bắc triều, cái hồn bơ vơ ở Nam quốc, tranh chiếm miếu đền của tôi, giả mạo họ tên của tôi, quen dùng chước dối lừa, thích làm trò thảm ngược, Thượng đế bị nó bưng bít, hạ dân bị nó quấy rầy, phàm những việc hưng yêu tác quái đều tự nó cả, chứ có phải tôi đâu. Xin kể đầu đuôi để nhà thầy nghe: “Tôi làm chức Ngự sử đại phu từ đời vua Lý Nam Đế, vì chết về việc cần vương mà được phong ở đây, giúp dân độ vật đã hơn một nghìn năm nay, khi nào lại làm việc gieo tai rắc vạ để kiếm miếng ăn như tên giặc gian xảo kia đã làm. Gần đây vì tôi thiếu sự đề phòng, bị nó đánh đuổi, nên phải đến nương tựa ở đền Tản Viên đã vài năm nay.”

Tử Văn nói:

- Việc xảy ra đến như thế, sao ngài không kiện ở Diêm vương và tâu lên Thượng đế, lại đi khinh bỏ chức vị, làm một người áo vải nhà quê

Ông già chau mặt nói:

- Rễ ác mọc lan, khó lòng lay động. Tôi đã định thưa kiện, nhưng mà có nhiều nỗi ngăn trở: Những đền miếu gần quanh, vì tham của đút, đều bênh vực cho nó cả. Tôi chỉ giữ được một chút lòng thành, nhưng không làm thế nào để thông đạt được lên, cho nên đành tạm ẩn nhẫn mà ngồi xó một nơi.

Tử Văn nói:

- Hắn có thực là tay hung hãn, có thể gieo vạ cho tôi không?

- Hắn quyết chống chọi với nhà thầy, hiện đã kiện thầy ở Minh ty. Tôi nhân lúc hắn đi vắng, lén đến đây báo cho nhà thầy biết để mà liệu kế, khỏi phải chết một cách oan uổng.

Ông già lại dặn Tử Văn:

- Hễ ở Minh ty có tra hỏi, thầy cứ khai ra những lời nói của tôi. Nếu hắn chối, thầy kêu xin tư giấy đến đền Tản Viên, tôi sẽ khai rõ thì nó phải đớ miệng. Nếu không như thế thì tôi đến vùi lấp trọn đời mà thầy cũng khó lòng thoát nạn

(Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên - Nguyễn Dữ - Sách Ngữ văn 10 tập 2-NXB GDVN 2010)

1
13 tháng 3 2022

Nguyễn Dữ là một nhà Nho sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVI, người xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân, nay thuộc huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Ông xuất thân trong một gia đình có truyền thống khoa bảng. Cha đỗ Tiến sĩ vào thời vua Lê Thánh Tông. Bản thân Nguyễn Dữ cũng đã đi thi và ra làm quan nhưng chỉ được gần một năm thì lui về ở ẩn. ông đã để lại cho đời tác phẩm nổi tiếng là Truyền kì mạn lục, nội dung ghi chóp lại những giai thoại, huyền thoại lưu truyền rộng rãi trong dân gian từ thời Lí cho đến thời Lê sơ. Đằng sau các yếu tố hoang đường, kì ảo chính là hiện thực của xã hội phong kiến với đầy rẫy các tệ nạn mà tác giả muốn phơi bày và lên án. Tác phẩm viết bằng chữ Hán, gồm 20 truyện, trong đó có Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là nổi bật hơn cả.
Bối cảnh của Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là thời kì giặc Minh đang chiếm đóng nước ta, nhưng tác giả viết lại chuyện này vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVI, khi chê’ độ phong kiến đang suy thoái và đầy mâu thuẫn. Nội chiến Lẽ – Mạc bắt đầu xảy ra, do vậy mà các thế lực ma quỷ, thẩn linh trong truyện cũng phần nào phản ánh các thế lực cường quyển phong kiến chia bè kết phái, hãm hại dân lành.
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên đề cao tinh thần khẳng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác của Ngô Tử Văn, một trí thức nước Việt; thể hiện niềm tin công lí, chính nghĩa nhất định sẽ chiến thắng gian tà, đồng thời lên án lũ giặc xâm lược dù đã chết vẫn không thôi gây tội ác.
Tóm tắt cốt truyện như sau:
Ngô Tử Văn – một Nho sĩ trong vùng – đã châm lửa đốt đền của một tên hung thần vốn là tướng giặc xâm lược để trừ hại cho dân. Hồn ma tên tướng giặc họ Thôi giả làm cư sĩ đến đòi Tử Vàn dựng trả ngôi đền và doạ sẽ kiện tới Diêm vương. Thổ Công báo mộng cho Tử Văn biết sự thật vế tung tích và tội ác của hắn, đống thời chỉ dẫn cách đối phó. Ngô Tử Văn bị quỷ sứ bắt
xuống âm phủ. Trước mặt Diêm Vương, Ngô Tử Văn đã dũng cảm tố cáo tội ác của tên hung thần cướp đền với đầy đủ chứng cớ. Cuối cùng, công lí được thực hiện, kẻ ác bị trừng trị. Thổ công được dân chúng xây cho ngôi đển mới. Tử Văn sống lại và được Thổ công tiến cử Chức phán sự đền Tản Viên.
Nhân vật Tử Văn được tác giả giới thiệu theo phương pháp truyển thống trong văn học cổ, bao gồm tèn tuổi, quê quán, tính tình: Ngô Tử Vân tên là Soạn, người huyện Yên Dũng đất Lạng Giang. Chàng vốn khảng khải, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương trực.
Cũng vi thế mà Tử Văn không thể làm ngơ trước sự việc xảy ra ngay trước mắt: Ngôi miếu thờ Thổ công của lăng vốn linh thiêng bỗng nhiên bị hổn ma của một tên tướng giặc phương Bắc bại trận cướp lấy. Hổn ma ấy tác oai tác quái làm cho dân chúng trong vùng khốn khổ. Tử Văn vô cùng tức giận. Một hôm chàng tắm gội sạch sẽ, khấn trời, rồi châm lửa đốt đền. Sự kiện này cho thấy Tử Văn tin vào hành động chính nghĩa của minh, lấy lòng trong sạch cùng thái độ chân thành mong được trời ủng hộ. Như vậy hành động đốt đền của Tử Văn xuất phát từ một mục đích tốt đẹp. Lúc ấy, mọi

 

người đểu lắc đầu lè lưỡi, lo sợ thay cho Tử Văn nhưng chàng vẫn vung tay, không cần gì cả. BỞI Tử Vân nghĩ rằng hành động của mình là hợp đạo trời, được lòng người nên rất cương quyết, tự tin, không mảy may kinh hãi. Chàng dốt đền khiến cho hổn ma tên tướng giặc không còn chỗ trú ẩn để hoành hành, nhũng nhiễu. Hành động của chàng là hành động tiêu diệt kẻ gian tà, trừ hoạ cho dân nên xứng đống với tính cách cứng cỏi của một bậc chỉnh nhân quàn tử. Hành động đó đã mang kịch tính cao độ ngay từ đầu nên câu chuyện về Tử Văn có sức cuốn hút rất mạnh.
Điểu đặc biệt là kẻ Ác kia không phải là một con người bằng xương bằng thịt mà lại là một hổn ma vô ảnh, vô hình nhưng rật đáng sợ bởi vì nó thuộc vể thế giới thẩn linh, chỗ dựa của giai cấp thống trị từ xưa tới nay.
Sau đó, tác giả kể về cuộc đối mặt lần thứ nhất giữa Tử Vãn và hồn ma tên tướng giặc họ Thôi: Đốt đền xong, chàng về nhà, thấy trong mình khó chịu, đầu lảo đảo và bụng run run, rồi nổi lên một cơn sốt nóng sốt rét. Trong khi sốt, chàng thấy một người khôi ngô cao lởn, đầu đội mũ trụ di đến, nói năng và quần áo rất giống người phương Bắc. tự xưng là CƯ sĩ, đến đòi làm trả lại ngôi đền như cũ…
Hổn ma tên tướng giặc uy hiếp Tử Văn bằng dáng vẻ uy nghi, bằng giọng điệu vừa tỏ ra là bậc trí thức đẩy hiểu biết, vừa đe doạ: Nhà ngươi đã theo nghiệp Nho, đọc sách vở của Thánh hiền, há không biết cái đức của quỷ thần sao, cớ gì lại dám khinh nhờn huỷ tượng, đốt đền, khiến cho hương lửa không có chỗ tựa nương, oai linh không có nơi hiển hiện, vậy bảo làm sao bây giờ? Biết điều thì dựng trả ngôi đền như cũ. Nếu không thì, vô cớ huỷ đền Lư Sơn, CỐ Thiệu sẽ khó lòng tránh khỏi tai vạ^
Ngô Tử Văn khí phốch cứng cỏi, vẫn ngồi ngất ngưởng tự nhiên. Hổn ma tẽn tướng giặc tiếp tục đe doạ Tử Văn ở mức độ gay gắt hơn: Phong đô không xa xôi gì, ta tuy hèn, há lại không đem nổi nhà ngươi đến đấy. Không nghe lời ta thì rổi sẽ biết. Có nghĩa là hắn sẽ bắt Tử Văn phải chết và sẽ kiện chàng vé tội đốt đển trước Diêm Vương.
Ở đoạn này, sự tương phản giữa hai nhân vật chính – tà được tác giả miêu tả khá tỉ mỉ và sinh động. Những chi tiết về ngoại hình của Tử Văn không được nhắc đến, còn hồn ma tên tướng giặc lại được tả cụ thể: khôi ngô, cao lớn, đầu đội mũ trụ uy nghỉ, nói năng thì đâu ra đấy. Lí lẽ của hắn lấy từ sách vở thánh hiển và lấy cả từ cung cách nói năng của người trần gian. Trong khi đó, Tử Văn chi một mực điểm nhiên, không thèm đối đáp với hắn một câu. Tưởng chừng như hổn ma tên tướng giặc hoàn toàn giành thế chủ động và hắn đã dổn được Tử Văn vào thế của kẻ bị động, thua cuộc. Thực ra, đây là chỗ tác giả cố ý để cho cái ác hoành hành, cái thiện tạm thời bị lấn lướt, vì thế mà câu chuyện càng thêm phẩn hấp dẫn.
Tuy nhiên, bộ mặt thật của hổn ma tên tướng giặc đã bị Thổ công báo mộng cho Tử Văn biết: ồ, đấy là viên tưởng bại trận của Bác triều, cái hồn bơ vơ ở Nam quốc, tranh chiếm miếu đền của tôi, giả mạo họ tên của tôi, quen dùng chước dối lừa, thích làm trò thảm ngược, Thượng đố bị nó bưng bít, hạ dân bị nó quấy rẩy, phàm những việc hưng yêu tác quái đều tự nó cả, chứ có phải tôi đâu… Gần đây vì tôi thiếu sự để phòng, bị nó đánh đuổi, nên phải đến nương tựa ở đền Tản Viên đã vài năm nay.
Như thế là Tử Văn đã có được nhân chứng quan trọng cũng chính là nạn nhân của kẻ cướp đển, mạo danh. Chàng trách Thổ công nhu nhược, không dám kiện hắn trước Diêm Vương và Thượng đế, mà lại chấp nhận từ bỏ chức vị, đi lánh nạn ở nơi khác. Lời Tử Văn như động đúng vào nỗi khổ tâm của Thổ công: Rễ ác mọc lan, khó lòng lay động. Tôi đã định thưa kiện, nhưng mà có nhiểu nỗi ngăn trở: Nhũng đền miếu gần quanh, vì tham của đút, đều bênh
vực cho nó cả. Tôi chỉ giơ được một chút lòng thành, nhưng không làm thế nào để thông đạt được lên, cho nên đành tạm ẩn nhẫn mà ngồi xó một nơi.
Quả là tài tình! Nguyễn Dữ dã mượn chuyện hoang đường của thế giới thần thánh, ma quỷ để phơi bày thực trạng xã hội phong kiến thối nát đương thời. Bọn quan lại tham lam nhũng nhiễu ngang nhiên vơ vét, đục khoét, ăn hối lộ, dung túng, bao che cho kẻ ác, kẻ xấu lộng hành, gây ra bao nòi oan trái, khổ sở cho dân lành. Tuy thế vẫn có những người dũng cảm như Tử Văn dám đương đầu chống lại chúng.
Thổ công mách nhỏ là hổn ma tên tướng giặc quyết chống chọi với chàng và đang kiện chàng dưới Minh tì (Âm phủ). Đổng thời chỉ rõ cho Tử Văn cách kết tội hấn: Hễ ở Minh ti có tra hỏi, thầy cứ khai ra những lòi nói của tôi. Nếu hấn chối, tháy kêu xin tư giấy đến đền Tản Viên, tôi sỗ khai rõ thì nó phải đỏ miệng. Nếu không như thổ thì tôi đến vùi lấp trọn đời mà thầy củng khó lòng thoát nạn.
Thái độ của Thổ công đối với kẻ cướp là thái độ căm giận nhưng sợ hãi và bất lực, khiến cho Tử Văn phần nào nao núng, nghi ngại: Hắn có thực là tay hung hãn, có thể gieo vạ cho tôi không ? Vì cứ theo lời Thổ công thì hổn ma tên tướng giặc kia kết bè kết cánh để tác oai tác quái, còn chàng thì chỉ có một minh với tấm lòng trung thực, nghĩa khí mà thôi. Cái hiểm hoạ mà Thổ công vạch ra rất có thể sẽ xảy đến ngay trước mắt cho cả hai người.
Tinh thế của Tử Văn ngày càng nguy hiểm. Hồn ma tên tướng giặc kiện chàng dưới Âm phủ thật. Hắn quyết bẻ gãy ý chí của chàng trước mặt Diêm Vương để giành phẩn thắng vể minh. Xuống đến cõi âm, Tử Văn bị coi như kẻ tội đổ mà chưa cần xét xử gì cả: Tội sâu ác nặng, không được dự vào hàng khoan giảm. Chàng bị xua đuổi, buộc phải đi ra phía Bắc: Ở đó có một con sông lớn, trên sông bắc một cái cầu dài ước hơn nghìn bước, gió tanh sóng xám, hơi lạnh thấu xương. Hai bên cáu, có đến mấy vạn quỷ Dạ Xoa, đều mắt xanh tóc đỏ, hình dáng nanh ác. Hai con quỷ dùng gông dài, thừng lớn gông trói Tử 

Văn mà giải đi rất nhanh.
Đến trước điện Minh ti, chàng đã thấy hồn ma tên tướng giặc phủ phục quỳ lạy, kêu cầu. Không hiểu hắn nói gì mà Diêm Vương một mực bênh vực hắn ‘/à kết tội Tử Văn: Kẻ kia là mật người cư sĩ, trung thuần lẩm liệt, có công với tiên triều, nên hoàng thiên cho được huyết thực ở một ngôi đền để đển công khó nhọc. Mấy là một kẻ hàn sĩ, sao dám hỗn láo, tội ác tự mình làm ra, còn trốn đi đà na nào?
Thì ra hắn đã mạo danh Thổ công. Thổ công vốn làm tới chức Ngự sử đại phu từ đời vua Lí Nam Dế, vì chết về việc cần vương mà được phong ở đây, giúp dân độ vật đã hơn một nghìn hăm nay.
Diêm vương kết tội Tử Văn càng lúc càng gắt gao mà không cho chàng được thanh minh. Phần thắng xem ra đã nghiêng về phía tên kẻ cướp gian xảo và điêu trá kia. Nhưng chàng dễ gì bị khuất phục. Lúc bị quỷ sứ gông cổ lỏi đi, chàng la lớn: Ngô Soạn này là một kẻ sĩ ngay thẳng ở trần gian, có tội lỗi gi xin bảo cho, không nên bắt phải chết một cách oan uổng.
Thấy Diêm Vương bênh vực hổn ma tên tướng giặc, Tử Văn với bản lĩnh cương trực, quyết không tha kẻ gian tà. Chàng tung đòn tẩn công thứ nhất: tố cáo trước Diêm Vương lai lịch đen .tối, giả mạo của hắn theo đủng lời Thổ công đã bảo mộng cho chàng biết. Sau đó, chàng còn cứng cỏi khẳng định rằng Diêm Vương muốn biết rõ xin cứ cho người đến đền Tản Viên để xác minh hư thực.

Kẻ gian biết là Tử Văn đă nắm đúng chỗ yếu của hắn nên không cãi, nhưng lại ranh mãnh biến ngay thái độ cứng cỏi của chàng thành cái tội vô lễ: Ấy là trước Vương phủ mà hắn còn ghê gớm như thế, mồm năm miệng mười, đơm đặt bịa tạc. Huống hồ ở một nơi đền miếu quạnh hiu hắn sợ gì mà không dám cho một mồi lửa.
Lời qua tiếng lại gay gắt giữa hai bên khiến Diêm Vương sinh nghi. Tử Văn vẫn khăng khăng: Nếu nhà vua không tin lời tôi, xin tư giấy đốn đền Tản Viên để hỏi; không đúng như thế, tôi xin chịu thêm cái tội nói càn.
Biết không thể nào uy hiếp được Tử Văn, hổn ma tên tướng giặc tỏ vẻ lo sợ nhưng vẫn cố giữ giọng điệu của kẻ bề trẽn, sẵn sàng tha thứ cho đối phương: Gã kia là một kẻ học trò, thật là ngu bướng, quả đảng tội lắm. Nhưng đã trách máng như vậy, cũng đủ răn đe rồi. Xin đại vương khoan dung tha cho hẳn để tỏ cải đức rộng rãi. Chẳng cần đòi hỏi dây dưa. Nếu thẳng tay trị tội nó, sợ hại đến cái đức hiếu sinh.
Nhưng Diêm Vương đã nhanh chóng nhận ra ai đúng, ai sai, liền quát lớn: Cử như lời hắn (tức Tử Văn) thi nhà ngươi đáng tội chết. Diều luật trị tội lừa dối đã sẵn sàng đó. Cớ sao nhà ngươi dám làm sự lập lờ nhận tội như vậy? Rồi lập tức sai người đến đền Tản Viên để lấy chứng thực. Mọi chuyện đểu đúng như lời Tử Văn đã khai, Diêm Vương giận dữ trách mắng các phán quan không giữ được chí công vô tư, để cho điểu dối trá càn bậy xảy ra. Sau đó
truyền lệnh lấy lồng sất chụp vào đầu, khẩu gỗ nhét vào miệng kẻ lửa đảo, gian ác rổi sai bỏ vào ngục cửu tức là ngục tối chín tầng ở âm phù, nơi giam giữ và trừng phạt những kẻ khi còn sống gây nhiều tội ác!

Cuối cùng thi Tử Văn đã thắng. Chính nghĩa thắng gian tà. Đó cũng là ước mơ công lí ngàn đời của nhản dân.
Kết thúc câu chuyện rất có hậu: Tử Văn sống lại, Thổ công được dân làng xảy cho một ngôi đền mới. Còn ngôi mộ của tên tướng giặc kia thì tự dưng thấy bị bật tung lên, hài cốt tan tành ra như cám vậy. Thật đáng đời cho kẻ xâm lược đã chết rồi mà vẫn không thôi gây tội ác.
Để đền ơn Tử Văn đã giúp minh trở về ngôi đền cũ, Thổ công tiến cử chàng vào chức phẩn sự (chức quan xử án) ở đền Tản Viên và đức Thánh Tản ngài đã bằng lòng… Tử Văn vui vẻ nhận lời, bèn thu xếp việc nhà, rổi không bệnh mà mất. Những xung đột gay gắt đến đây cũng đã chấm dứt, nhưng tác giả muốn kéo dài câu chuyện bằng một đoạn vĩ thanh tốt đẹp: Năm Giáp Ngọ, cỏ người ở thành Dông Quan, vốn quen biết với Tử Văn, một buổi sớm đi ra ngoài cửa tây vài dặm. trông thấy trong sương mù có xe ngựa đi đến ầm ầm, lại nghe tiếng quát:
– Người đi đường tránh xa, xe quan phán sự!
Người ấy ngẩng đầu trông thì thấy người ngồi trên xe chính là Tủ Văn. Song Tử Văn chỉ chắp tay thi lễ chứ không nói một lời nào, rồi thoắt đã cưỡi gió mà biến mất. Đến nay con cháu Từ Văn hãy còn, người ta truyền ràng đó là nhà quan Phán sự.
Tử Văn đi nhậm chức phán sự ở đển Tản Viên là để tiếp tục phát huy đức tính khẳng khái, cương nghị của minh và để không phụ lòng tri ân của Thổ công. Hình ảnh đẹp đẽ của Tử Văn ở cuối truyện làm tăng thêm ý nghĩa lãng mạn, khiến dư âm của truyện ngân vang mãi trong lòng người đọc. Người tốt được tôn vinh, kẻ xấu bị trừng trị. Người có tính cách cương trực như Tử Văn xứng đáng được trọng dụng. Tử Văn chết nhưng còn lưu tiếng tốt về sau.

Lời binh ở cuối truyện cũng hàm chứa ý nghĩa sâu xa về khí tiết của kẻ sĩ chân chính : Than ôi! Người ta thưởng nói: “Cứng quá thì gãy”. Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời. Sao lại đoán trước là sẽ gãy mà chịu đổi cứng ra mềm ?
Ngô Tử Văn là một chàng áo vải. Vì cứng cỏi mà dám đốt đền tà, chống lại yêu ma, 

làm một việc hơn cả thần và người. Bởi thế được nổi tiếng và được giữ chức vị ở Minh ti, thật là xứng đáng. Vậy kẻ sĩ, không nên kiêng sợ sự cứng cỗi.
Nguyễn Dữ đã mượn lời bình trên để một lán nữa khẳng định cốt cách hiên ngang, tiết tháo trong sạch của những bậc chính nhân quân tử: Phú quý bất năng dâm, bẩn tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất. (Giàu sang không làm cho sa đoạ, nghèo khó không làm cho đổi thay, bạo lực cường quyền không thể khuất phục).
Lời binh đề cao tính cách cương trực, quyết đoán của Ngô Tử Văn ; đó cũng là bản lĩnh của kẻ sĩ; đổng thời là tư tưởng chủ. đề của truyện. Đặt trong bối cảnh ra đời của tác phẩm, chúng ta càng thấy rõ hơn ý nghĩa tích cực, tiến bộ trong quan niệm của Nguyễn Dữ.
Bên cạnh việc đan xen yếu tố kì ảo và yếu tố hiện thực trong từng chi tiết, Chuyện chức phán sự đền Tản Viên còn hấp dẫn nhờ sự tổng hoà các phương diện nghệ thuật, từ phương pháp xây dựng tính cách nhân vật, cốt truyện đến bố cục, tinh tiết… cốt truyện giống như một vở kịch ngắn nhưng giàu kịch tính: có mở đầu, xung đột, phát triển, kết thúc. Diễn biến của kịch có thứ tự lớp lang, tính cách của các nhân vật được khắc hoạ nổi bật: Tử Văn cương trực, thẳng thắn ; hổn ma tên tướng giặc họ Thôi xảo quyệt, thâm hiểm. Việc khắc hoạ tính cách của từng nhân vật gắn liền với sự phát triển của cốt truyện, mức độ căng thẳng của kịch tính phù hợp và nhất quán với hai tuyến nhân vật chính nghĩa và phi nghĩa.
Trong truyện, các tinh tiết dược thể hiện hết sức công phu, giàu tính biểu tượng; đổng thời nhiểu chi tiết quan trọng được đan cài rất tự nhiên nhưng hàm súc về mặt ý nghĩa. Chính vì vậy, Chuyện chức phán sự đền Tản Viên vào loại tác phẩm hay nhất, có giá trị cao nhất trong Truyền kì mạn lục – áng “thiên cổ kì bút” trong văn chương nước ta thời trung đại.

1 tháng 7 2020

Nguyễn Dữ là tác giả nổi tiếng của văn học trung đại Việt Nam. Tên tuổi của ông gắn liền với danh tiếng của bộ truyện “Truyền kỳ mạn lục”, tác phẩm được đánh giá là “thiên cổ kỳ bút” của nền văn học nước nhà. Trong đó “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” là tác phẩm đặc sắc, ca ngợi tính cách dũng cảm, kiên cường, chính trực, dám chống lại cái ác đến cùng, trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn - một trí thức nước Việt.

“Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” viết bằng chữ Hán theo thể văn xuôi truyền kỳ. Đây là thể loại văn học phản ánh hiện thực cuộc sống qua những yếu tố kỳ ảo hoang đường. Nhân vật trong bộ truyền kỳ gồm cả người, ma quỷ, thần thánh, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, có thể xâm nhập thế giới của nhau. Bộ truyện “Truyền kì mạn lục” được sáng tác vào khoảng thế kỉ XVI, lúc xã hội phong kiến Việt Nam rơi vào suy thoái, khủng hoảng, nhân dân bất bình với tầng lớp thống trị, nhiều nho sĩ rơi vào tâm trạng hụt hẫng, nuối tiếc cho thời thịnh trị dưới sự cai trị của vua Lê Thánh Tông. Nguyễn Dữ sáng tác bộ truyện trong khoảng thời gian ông đã cáo quan ở ẩn vừa để phản ánh tình trạng xã hội, vừa để bộc lộ quan điểm sống và tấm lòng của ông với cuộc đời.

Nhân vật chính của tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” xuất hiện ngay từ đầu truyện bằng mấy dòng giới thiệu trực tiếp ngắn gọn về tên họ, quê quán, tính tình, phẩm chất. Ngô Tử Văn được giới thiệu là người tính tình cương trực, thẳng thắn, khảng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà thì không thể chịu được. Lời giới thiệu mang giọng ngợi khen, có tác dụng định hướng cho người đọc về hành động kiên quyết của nhân vật này. Minh chứng rõ ràng cho tính cách cứng cỏi của Ngô Tử Văn là hành động đốt đền tà của chàng. Trong khi mọi người đều lắc đầu, lè lưỡi, không dám làm gì quỷ thần ở ngôi đền gần làng quấy hại nhân dân thì Tử Văn cương quyết, công khai, đường hoàng, ung dung, tắm rửa sạch sẽ, khấn trời rồi châm lửa đốt hủy ngôi đền. Hành động đó xuất phát từ muốn diệt trừ yêu ma, trừ hại cho dân, từ lòng tự tin vào chính nghĩa của Ngô Tử Văn, chứng tỏ cốt cách khảng khái của kẻ sĩ.

Sự cương trực, khảng khái của Ngô Tử Văn còn bộc lộ rõ qua thái độ của chàng với hồn ma tên tướng giặc. Tướng giặc khi sống là kẻ xâm lược nước ta, tàn hại dân ta, khi chết rồi vẫn quen thói ỷ mạnh hiếp yếu, cướp nơi trú ngụ của thổ thần nước Việt, lại còn gian trá bày trò đút lót rồi tác yêu tác quái với nhân dân trong vùng. Hắn bị Tử Văn đốt đền là đáng đời nhưng lại hiện hình, xảo quyệt làm như mình là kẻ bị hại, dùng tà phép khiến cho chàng bị sốt nóng sốt rét, đầu lảo đảo. Hồn ma tướng giặc buông lời mắng mỏ, đe dọa, quyết kiện Tử Văn xuống tận Diêm Vương. Trước sự ngang ngược trắng trợn, quyền phép đáng sợ của hồn ma tướng giặc, Ngô Tử Văn vẫn điềm nhiên, không hề run sợ mà tự tin, không coi những lới đe dọa ra gì, thậm chí chẳng thèm tiếp lời hồn ma tướng giặc. Thái độ ấy thể hiện một khí phách cứng cỏi, một niềm tin mạnh mẽ vào chính nghĩa, sự đúng đắn trong hành động của Ngô Tử Văn. Mặt khác, bản lĩnh của chàng còn thể hiện qua thái độ biết ơn lời chỉ dẫn của thổ thần nước Việt. Do Tử Văn dũng cảm, trừ hại cho dân nên thần linh mới phù trợ giúp đỡ chàng.

Tính cách kiên định chính nghĩa của Ngô Soạn còn thể hiện rõ trong quá trình chàng bị lôi xuống địa phủ. Cảnh địa phủ rùng rợn với quỷ sứ hung ác, con sông đầy gió tanh sóng xám. Tử Văn bị bọn quỷ sai lôi đi rất nhanh, bị phán xét lạnh lùng là kẻ “tội sâu ác nặng, không được liệt vào hàng khoan giảm”, bị kết thêm tội ngoan cố bướng bỉnh nhưng chàng chẳng hề run sợ, không hề nhụt chí, một mực kêu oan, đòi phải được phán xét công khai, minh bạch. Khi đối diện trước Diêm vương uy nghiêm, Tử Văn đấu tranh vạch tội tên tướng giặc bằng những lí lẽ cứng cỏi, bằng chứng không thể chối cãi, giọng điệu rất đanh thép vững vàng. Chàng đã bảo vệ lẽ phải mà bất chấp tính mạng của mình, không chịu khuất phục trước uy quyền, kiên quyết đấu tranh cho công lí và lẽ phải đến cùng. Kết quả, chàng đã chiến thắng hồn ma gian tà của tên tướng giặc, bảo toàn được sự sống của mình, được tiến cử vào chức phán sự đền Tản Viên, chịu trách nhiệm giữ gìn bảo vệ công lí. Chiến thắng ấy của Ngô Tử Văn có nghĩa vô cùng to lớn, đã trừng trị đích đáng hồn ma tướng giặc xảo trá, làm sáng tỏ nỗi oan khuất, phục hồi chức vị cho thổ thần nước Việt, giải trừ tai họa cho nhân dân.

Qua cuộc đấu tranh không khoan nhượng, chống lại cái ác, Ngô Tử Văn đã nổi bật lên là người chính trực, khảng khái, dũng cảm bảo vệ công lí đến cùng, là một kẻ sĩ cứng cỏi của nước Việt. Từ đó, tác giả Nguyễn Dữ đã khẳng định niềm tin chính nghĩa nhất định thắng gian tà, thể hiện tinh thần tự tôn dân tộc, bộc lộ quyết tâm đấu tranh triệt để với cái xấu cái ác.

Truyện thông qua cuộc đấu tranh của Ngô Tử Văn còn ngầm phản ánh thế giới thực của con người, với đầy rẫy sự việc xấu xa như nạn ăn của đút, tham quan dung túng che dấu cho cái ác hoành hành, công lí bị che mắt.

Truyện gây ấn tượng bằng một loạt những chi tiết kì ảo, cốt truyện giàu kịch tính, cách xây dựng nhân vật sắc nét, ngôn ngữ kể chuyện trau chuốt, súc tích. Truyện ca ngợi nhân vật Ngô Tử Văn, một trí thức nước Việt khảng khái, nhân cách cứng cỏi, cao đẹp, qua đó bộc lộ niềm tin vào công lí, vào việc chính thắng tà.

4 tháng 3 2022

THam Khảo:

Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên là một trong những chuyện hay, tiêu biểu của Truyền kỳ mạn lục. Câu chuyện đã phê phán hiện thực xã hội và đề cao phẩm chất kẻ sĩ, đồng thời phản ánh khá rõ tinh thần dân tộc của tác giả, mà nhân vật chính là Ngô Tử Văn một con người tính tình khẳng khái, trung trực. Khác với một số truyện trong đó Nguyễn Dữ trình bày lai lịch và hành trình số phận của nhân vật từ đầu đến cuối, Chuyện chức phán sự ở đền Tản viên chỉ chọn 1 thời điểm có ý nghĩa nổi bật để bộc lộ đầy đủ tính cách nhân vật. Chuyện giống như một màn kịch ngắn, mở màn là sự xuất hiện của Ngô Tử Văn với hành động châm lửa đốt đền thiêng. Hành động đó chính là ngòi nổ cho một cuộc chiến đấu giữa chàng và hồn ma tên tướng giặc bại trận. Cuộc chiến ngày đầu đã thể hiện được sự gay go khốc liệt và ngay từ lúc ấy tính cách Tử Văn được bộc lộ. Chàng "rất tức giận", "tắm gội sạch sẽ, khấn trời, rồi chăm lửa đốt đền". Hành động của Tử Văn là hành động có chủ đích, là hành động tuyên chiến với cái ác, với kẻ thù vì lợi ích trừ hại cho dân, xuất phát từ tính tình khảng khái, cương trực, can đảm của chàng. Tử Văn quyết sống mái với kẻ gian tà, cho dù đối thủ là kẻ mà ai cũng phải kinh sợ. Tuyên chiến với một kẻ thù đầy sức mạnh hiểm ác, lúc đầu Tử Văn "đơn thương độc mã", nhưng Tử Văn tin vào việc làm và sức mạnh chính nghĩa của mình. Hành động ngồi "vẫn cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên" của Tử Văn trước lời đe dọa của tướng giặc không phải là hành động bất cẩn của kẻ liều mà là hành động tự tin của người nắm được chính nghĩa trong tay. Câu hỏi của Tử Văn với Thổ Công: "Hắn có thực là tay hung hãn có thể gieo vạ cho tôi không?" không phải là câu hỏi của kẻ hoang mang lo sợ mà là của hỏi của người muốn "biết địch biết ta" để giành lấy thắng lợi.

28 tháng 2 2022

b1:

Sự cương trực của chàng được thể hiện rõ ràng qua cuộc đối thoại với hồn ma Bách hộ họ Thôi, qua cuộc đối chất ở Minh ti,... Sau khi đốt đền, Tử Văn bị hồn ma làm cho sốt rét. Sau đó khi gặp thì hồn ma mắng mó, đe dọa và quyết kiện chàng tại Phong đô. Trái ngược với sự tức giận của hồn ma, Tử Văn vẫn mặc kệ, ngồi ngất ngưởng tự nhiên. Với bản tính rất kiên cường, chàng không sợ những lời đe dọa, chàng luôn tự tin vào việc mình làm là chính nghĩa. Bởi vậy, trong cuộc gặp gỡ với Thổ công, khi Thổ công nói sẽ giúp đỡ, cung cấp sự thật, chứng cớ thì Tử Văn càng quyết tâm làm việc nghĩa tới cùng.

b2:

Tử Văn bị bắt xuống Minh ti rùng rợn với những tên quỷ Dạ Xoa, đều mắt xanh tóc đỏ, hình dáng nanh ác, nhưng Tử Văn không hề sợ ma quỷ. Khi bị Diêm Vương buộc tội, Tử Văn kêu oán, sau đó chàng vạch mặt tên bại tướng bằng lời lẽ cứng cỏi: "Nếu nhà vua không tin lời tôi, xin tư giấy đến đền Tản Viên để hỏi, không đúng như thế, tôi xin chịu thêm tội nói càn". Trải qua một cuộc xung đột đầy đối chất, cuối cùng lòng nghĩa khí của Tử Văn đã thắng lợi vẻ vang. Qua cuộc đối chất ở âm phủ, Ngô Tử Văn hiện lên là một người ngay thẳng, là người tiêu biểu cho kẻ sĩ nước Nam: cương trực, dám đấu tranh vì lẽ phải tới cùng.

b3: Ở 2 chi tiết rõ ràng nhất là:

- Diễn biến:

+ Chặng 1:  Hồn ma tên tướng giặc: Tố cáo Tử Văn với Diêm Vương 

   > Diêm Vương: Nghe lời tố cáo của tên tướng giặc mà trách măng Tử Văn 

    >Ngô Tử Văn: Tỏ thái độ cứng cỏi trước Diêm Vương đầy uy quyền, đấu tranh vạch mặt tên tướng giặc gian tà.

+ Chặng 2:

  >  Hồn ma tên tướng giặc: Tranh cãi với Tử Văn, sau lại lo sợ, đạo đức giả: xin giảm án cho Tử Văn.

   > Ngô Tử Văn: Xin đem tư giấy đến đền Tản Viên chứng thực. 

   >Diêm Vương: Nghi ngờ, cho người đến đền Tản Viên chứng thực -> xử cho Tử Văn thắng kiện. -     > Kết quả: Ngô Tử Văn thắng kiện và được tiến cử làm chân phán sự ở đền thánh Tản Viên.

15 tháng 3 2021

Tham khảo:

Nguyễn Dữ là một nhà văn thành công với thể loại truyền kì khi ông nói đến những chuyện kì ảo được lưu truyền trong dân gian. Và đặc biệt là tác phẩm “Truyền kì mạn lục đã tạo nên một thiên cổ tùy bút ra đời trong nửa đầu thế kỉ XVI. Trong đó tiêu biểu là Chuyện chức phán sự đền Tản Viên cùng vẻ đẹp nhân vật Ngô Tử Văn.

Ngay từ đầu tiên tác giả đã đưa người đọc đến với một nhân vật miêu tả một cách trực tiếp. Tên là Soạn quê ở huyện Yên Dũng đất Lạng Giang. Chàng vốn khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc người ta thường khen là một người cương trực. Lời giới thiệu ngắn gọn, trực tiếp theo kiểu truyền thống nhưng cũng phần nào giúp ta hiểu rõ tính cách nhân vật.

Nhân vật Ngô Tử Văn còn là người có hành động giúp dân trừ bạo mà đốt đền. Bởi trong làng có một ngôi đền linh ứng lắm. Cuối đời nhà Hồ, quân Ngô sang lấn cướp, vùng ấy thành một nơi chiến trường. Bộ tướng của Mộc Thanh có viên Bách hộ họ Thôi, tử trận ở gần đền, từ đấy làm yêu làm quái trong dân gian. Tử Văn tức quá một hôm tắm gội sạch sẽ, khấn trời rồi châm lửa đốt đền.

Đó là một tinh thần khẳng khái, cương trực, hành động vì dân trừ bạo với tinh thần dân tộc diệt trừ hồn ma tên giặc xâm lược. Hành động đốt đền thể hiện rõ con người Ngô Tử Văn. Trước khi đốt đền thì tắm gội sạch sẽ, khấn trời hành động trang nghiêm tôn trọng thần linh. Sau khi đốt đền thì “vung tay không cần gì cả” hành động không phải là liều lĩnh nhất thời, cũng không phải vì danh lợi mà vì nghĩa vong thân.

Là một người liều lĩnh nên khi đốt đền xong Ngô Tử Văn không suy nghĩ quá nhiều. Lúc đó tình thế của chàng bị hồn ma Bách hộ họ Thôi một người khôi ngô, cao lớn xưng là cư sĩ đòi dựng trả đền nhưng Tử Văn vẫn mặc kệ vẫn ngồi ngất ngưởng tự nhiên. Đó là hành động tin tưởng vào chính nghĩa vào những việc mình đã làm.Sau đó thổ công một ông già áo vải mũ đen phong độ nhàn nhã tính khiêm tốn khiến Ngô Tử Văn ngạc nhiên “sao nhiều thần quá vậy”. Khi thổ công kể rõ sự tình thì chàng lại muốn kiện Diêm Vương. Vẫn là sự tin tưởng vào công lí và chính nghĩa.

Là một người cương trực nên Tử Văn không hề sợ điều gì và đã có vụ sử kiện ở dưới âm phủ vì hồn ma tướng giặc kiện Ngô Tử Văn đốt đền. Tướng giặc đã giả mạo thổ thần, làm hại dân, qua mặt Diêm Vương. Tướng giặc vẫn tồn tại vì các thần ở những đền miếu lân cận ăn của đút nên bao che cho kẻ ác, vì các phán quan Diêm Vương chưa làm hết trách nhiệm, không theo sát thực tế. Hồn ma kiện Tử Văn ở Minh ti làm Diêm Vương quát mắng Tử Văn, bênh vực hồn ma nhưng Tử Văn không hề run sợ cứng cỏi minh oan cho mình. Lần hai hắn đổi giọng nhân nghĩa làm Diêm vương cử người đến đền Tản viên lấy chứng cứ thì Tử Văn rất thông minh khi yêu cầu đính thân Diêm Vương đến đền để xác minh. Và cuối cung công lí đã chiến thắng cái ác khi hồn ma bị giam nhốt vào ngục Cửu U Diêm Vương đã mắng trừng phạt hồn ma và ban thưởng cho Tử Văn.

Chính hành động trượng nghĩa ấy đã giúp Tử Văn không những không bị nghi oan mà còn được thưởng đó là việc được sống trở lại, ban thưởng xôi lợn và được nhận chức phán sử đền Tản Viên. Phán sử là chức quan xem xét về các vụ kiện tụng, giúp việc cho người xử án chức quan thực hiện công lí. Ngô Tử Văn xứng đáng được nhận chức quan này vì chàng là người dân chủ, dám bảo vệ đến cùng công lí, chính nghĩa. Sự chiến thắng của Tử Văn là sự thưởng công xứng đáng, khẳng định chân lí sẽ chiến thắng tà ác và thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ. Công bằng và hạnh phúc chỉ đến khi người chính trực biết đấu tranh với cái xấu, cái ác sự tà gian.

Truyện với cách xây dựng nhân vật, nghệ thuật kể truyện hấp dẫn giàu kịch tính kết hợp yếu tố kì ảo cùng nghệ thuật tương phản xuyên suốt. Qua hình tượng Tử Văn tác phẩm ca ngợi chính nghĩa, tinh thần quyết liệt tà gian. Ngụ ý phê phán gắn liền với tâm sự thời thế của nhà văn, bài học nhân sinh cùng niềm tin vào lẽ phải tin vào điều đúng đắn phải có bản lĩnh chống lại cái gian tà trong cuộc chiến cam go.

Đọc xong tác phẩm mà đã để lại trong lòng người đọc bài học sâu sắc trong cuộc sống phải tin vào lẽ phải vào chính nghĩa và có tinh thần đứng lên đấu tranh. Hãy tạo ra một xã hôi tốt đẹp hơn, đáng sống hơn.

4 tháng 3 2016

giúp mình vớikhocroi

5 tháng 3 2016

lên mang bn ơi !!!!!!!leu