K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 4 2023

giúp mình với ạ,mình sắp thi tốt nghiệp r

14 tháng 4 2023

     Với áo mơ phai dệt lá vàng”. Các nhà thơ đều có những khám phá, phát hiện riêng về mùa thu. Nhưng ít có nhà thơ nào lại có những cảm nhận tinh tế về bước chuyển mình từ hạ sang thu như nhà thơ Hữu Thỉnh trong bài “Sang thu” . Chính cảm xúc ấy , cái tinh tế , cái dịu dàng trong tâm hồn của nhà thơ trung thành đó đã được bộc lộ từ những khoảnh khắc sâu thẳm nhất trong tâm hồn của ôn qua khổ thơ cuối của bài thưo Sang Thu:                                                         

                                                "Vẫn còn bao nhiêu nắng

                                                 Đã vơi dần cơn mưa

                                                 Sấm cũng bớt bất ngờ

                                                 Trên hàng cây đứng tuổi."

Bài thơ được sáng tác năm 1977, in trong tập “Từ chiến hào đến thành phố”. Ngay từ nhan đề của bài thơ đã gợi cho người đọc về khoảnh khắc giao mùa của thiên nhiên, và còn đâu đó ẩn dấu khoảnh khắc giao mùa của đời người. Khổ thơ cuối cùng thể hiện rõ hơn nữa sự tinh tế của tác giả trong việc khám phá những biến chuyển của đất trời từ cuối hạ sang thu:

                                                         "Vẫn còn bao nhiêu nắng
                                                           Đã vơi dần cơn mưa"

Hữu Thỉnh sử dụng linh hoạt phép đối “vẫn còn – vơi dần” , “nắng – mưa” gợi sự vận động ngược chiều của các hiện tượng thiên nhiên tiêu biểu cho hai mùa. Những cơn mưa mùa hè đã vơi dần, bớt dần; nắng cũng không còn chói gắt, làm người ta lóa mắt nữa mà đã là ánh nắng mùa thu dịu nhẹ như màu mật ong , dịu nhẹ mà cũng rất ấm áp . Nó ẩn sâu trong suy nghĩ của những độc giả một nguồn suy tư tưởng như là hưũ hạn nhưng nó lại trải dài cả cuộc đời , tuổi thơ mang đến những trải nghiệm và nó đồng thời cũng tạo ra những phép màu kì niệm , điểm son cho mỗi tâm hồn con người . Điều đó đã tạo lên một Hữu Thỉnh chữ tình sâu sắc .

Tín hiệu thu về đã rõ nét hơn bao giờ hết. Cái đặc sắc, tinh nhạy của Hữu Thỉnh còn được thể trong cách ông sắp xếp từ ngữ giảm dần về mức độ: vẫn còn – vơi – bớt cho thấy sự nhạt dần của mùa hạ, và mùa thu mỗi ngày lại đậm nét hơn. Hai câu thơ cuối thể hiện những chiêm nghiệm, suy nghĩ sâu sắc về cuộc đời, con người của tác giả:

                                                        "Sấm cũng bớt bất ngờ
                                                         Bên hàng cây đứng tuổi"

Câu thơ vừa mang ý nghĩa tả thực lại vừa mang ý nghĩa biểu tượng. Trước hết về ý nghĩa tả thực: sấm là hiện tượng tự nhiên, thường là dấu hiệu của những cơn mưa rào mùa hạ. Sang thu tiếng sấm cũng trở nên nhỏ hơn, không còn đủ sức lay động những hàng cây đã trải qua bao mùa thay lá nữa.

Bên cạnh đó tiếng sấm còn để chỉ những biến động bất thường của cuộc đời, những gian nan, thử thách mà mỗi chúng ta phải trải qua. Tương ứng với nghĩa biểu tượng của “sấm” , “hàng cây đứng tuổi” là biểu trưng cho những con người trưởng thành, đã trải qua biết bao sóng gió, giông tố trong cuộc đời. Bởi vậy, dù có thêm những bất thường, biến động cũng không dễ dàng khiến họ lung lay, gục ngã; họ trở nên bình tĩnh, ung dung hơn trước những biến cố, thăng trầm của cuộc sống.

      Sang Thu - Tập thơ quê hương , một tập thơ mà mỗi chũng ta những con người xứ Kinh Bắc sinh ra và lớn lên - tạo dựng và phát triển những giá trị tinh thần , tuổi thơ chính là mọt trong số đó . Mỗi chúng ta đang ở đây nghe và cảm nhận những dòng cảm xúc , chắc cũng đã từng nhắc đến tuổi thơ - tình yêu tuổi trẻ .

      Bằng giác quan nhạy bén, Hữu Thỉnh đã xuất sắc ghi lại khoảnh khắc giao mùa của đất trời từ hạ sang thu. Tái hiện bức tranh đẹp đẽ nhiều hương sắc, nhiều phong vị rất đặc trưng của đất Bắc. Cùng với đó là thể thơ năm chữ giàu nhịp điệu, ngôn ngữ mộc mạc giản dị mà cũng vô cùng sâu sắc đã góp phần tạo nên thành công của tác phẩm.

23 tháng 4 2023

Khổ 4: Ước nguyện của tác giả và cảm xúc khi rời xa.

- Cảm xúc bộc lộ trực tiếp (thương trào nước mắt) diễn tả sự lưu luyến, nhớ thương.

- Điệp ngữ " muốn làm" : thể hiện ước nguyện chân thành, gần gũi, thiết tha, mãnh liệt.

- Làm con chim, đóa hoa, cây tre. Chúng đều là sự vật nhỏ bé, bình dị nhưng mang nhiều ý nghĩa => Muốn được ở mãi bên Bác - người cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam.

- Hình ảnh cây tre trung hiếu ( nghệ thuật: nhân hóa, ẩn dụ): thể hiện lòng kính yêu, trung thành, biết ơn vô hạn cuat nhà thơ đối với Bác.

 

A)  Các từ chỉ mức độ: bao nhiêu, vơi dần, bớt

+ Tác dụng: thể hiện được sắc thái của quang cảnh thiên nhiên khi mùa thu đến một cách rõ nét và sinh động

B) Hai câu thơ "Sấm cũng bớt bất ngờ/ Trên hàng cây đứng tuổi" có 2 lớp nghĩa:

+ Lớp nghĩa gốc: Khi màu thu đến, những cơn mưa bớt dữ dội và sấm cũng trở nên ôn hòa hơn nên tác giả viết là "bớt bất ngờ", ven đường là khung cảnh của những hàng cây cổ thụ đã già nên được gọi là "đứng tuổi"

+ Lớp nghĩa chuyển: "Sấm" là từ ngữ ẩn dụ chỉ những khó khăn, thử thách trong cuộc đời của mỗi người. Hình ảnh "hàng cây đứng tuổi" là câu ẩn dụ chỉ những con người từng trải và trưởng thành, có khả năng đối mặt với những cơn giông bão trong cuộc đời nên nếu có một chút khó khăn thì cũng trở thành "bớt bất ngờ" hơn.

23 tháng 4 2019

SANG THU (HỮU THỈNH)
- Không phải là "Thu sang" mà là "Sang thu": Thiên nhiên sang thu và lòng người cũng sang thu (tâm hồn con người như đồng điệu, hòa nhịp với những biến chuyển của thiên nhiên, đất trời bước sang mùa thu).
- "Sang thu" còn mang nghĩa ẩn dụ: bước sang một giai đoạn mới của cuộc đời con người: giai đoạn tuổi trung niên. Điều đó góp phần lý giải những lưu luyến, bịn rịn của tam hồn con người với mùa hạ (sự sôi nổi, những khao khát của tuổi trẻ) đang đi qua.

30 tháng 4 2019
Nhan đề bài thơ “Sang thu” trước hết giúp người cảm nhận được những tín hiệu đặc trưng của mùa thu ở đồng bằng Bắc bộ Việt Nam. Nhan đề này còn bộc lộ những cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh về sự chuyển mình của đất trời trong khoảnh sang thu. Qua nhan đề Sang thu người đọc phần nào cảm nhận được những rung cảm của HT trước vẻ đẹp tạo hoá, thể hiện tình yêu thiên nhiên cuộc sống của nhà thơ

-Bài Đồng chí:

+Tóm tắt nội dung:vẻ đẹp chân thực giản dị của anh bộ đội thời chống Pháp và tình đồng chí sâu sắc,cảm động

+Đặc sắc nghệ thuật: chi tiết,hình ảnh tự nhiên,bình dị, cô đọng, gợi cảm.

-Bài Đoàn thuyền đánh cá:

+Tóm tắt nội dung:Vẻ đẹp tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn của thiên nhiên,vũ trụ và con người lao động mới.

+Từ ngữ giàu hình ảnh,sử dụng các biện pháp ẩn dụ, nhân hóa.

-Bài Bếp lửa:
+Tóm tắt nội dung: Tình cảm bà cháu và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hi sinh

+Đặc sắc nghệ thuật: Hồi tưởng kết hợp với cảm xúc, tự sự,bình luận.

-Bài Viếng lăng Bác:
+Tóm tắt nội dung:Lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc đối với Bác khi vào thăm lăng Bác.

+Đặc sắc nghệ thuật:Giai điệu, trang trọng,thiết tha, sử dụng nhiều ẩn dụ gợi cảm.

 

9 tháng 8 2021

Trl tn tui chx bn hiền?

13 tháng 11 2019

Có người mẹ tấm lòng luôn rộng mở
Chở che con tha thứ lúc lỗi lầm
Dù phải nhận về mình bao cay đắng
Chẳng oán hờn vì hai chữ tình thâm.

2 tháng 12 2017

Theo mình nhé :

Việc tác giả nhắc đến chiếc xe không kính ở cuối bài ,không chỉ góp phần làm rõ chủ đề của tác phẩm .Mà còn như cho chúng ta hiểu rõ hơn về sự khốc liệt của chiến tranh như thế nào trong kháng chiến.Bên cạnh đó ,hình ảnh chiếc xe không kính nói lên sự thiếu thốn vật chất trong chiến ,nhưng qua đó lại là lời ca ngợi với các anh chiến sĩ với tinh thần chiến đấu ,chiến thắng kẻ thù không sợ gian khổ ,hiểm nguy phía trước.

16 tháng 3 2022

tham khảo\

1. Phân tích đề

Yêu cầu: phân tích nội dung khổ thơ đầu bài Sang thu.

Đối tượng, phạm vi đề bài: các câu thơ, từ ngữ, chi tiết tiêu biểu trong khổ 1 bài thơ Sang thu.

Phương pháp lập luận chính: Phân tích.

2. Hệ thống luận điểm

Luận điểm 1: Thiên nhiên sang thu được cảm nhận từ những gì vô hình.

Luận điểm 2: Cảm nhận ban đầu của nhà thơ về cảnh sang thu.

3. Lập dàn ý chi tiết

a) Mở bài

Giới thiệu về tác giả Hữu Thỉnh: Hữu Thỉnh (1942) là một nhà thơ viết nhiều về con người và cuộc sống thiên nhiên.

Giới thiệu bài thơ Sang thu: Sang thu (1977) là một bài thơ xuất sắc của Hữu Thỉnh viết về mùa thu, thể hiện một bức tranh thu trong sáng, đáng yêu ở vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.

Dẫn dắt vấn đề và trích dẫn khổ thơ đầu bài Sang thu: Khổ thơ đầu bài thơ đã để lại cho người đọc những cảm nhận sâu sắc về những biến đổi tinh vi của đất trời và lòng người trong thời khắc giao mùa.

b) Thân bài: Phân tích khổ đầu bài Sang thu

* Luận điểm 1: Thiên nhiên sang thu được cảm nhận từ những gì vô hình.

“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ"

“bỗng”: sự ngạc nhiên, bất ngờ → đánh động mọi giác quan để nhận ra sự chuyển mình của trời đất.

“Hương ổi”: làn hương đặc biệt của mùa thu miền Bắc được cảm nhận từ mùi ổi chín rộ.

“phả”: động từ có nghĩa là tỏa vào, trộn lẫn → gợi mùi hương ổi ở độ đậm nhất, thơm nồng quyến rũ, hòa vào trong gió heo may, lan tỏa khắp không gian.

"Sương chùng chình": những hạt sương nhỏ li ti giăng mắc, đang “cố ý” chậm lại thong thả, nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm. → Hạt sương sớm mai cũng như có tâm hồn

→ Hình ảnh sương chùng chình qua ngõ cùng với hương ổi phả vào trong gió se là những hình ảnh mùa thu ở thôn quê êm ả thanh bình.

* Luận điểm 2: Cảm nhận ban đầu của nhà thơ về cảnh sang thu.

Tất cả các từ: “bỗng, phả, hình như” đều bộc lộ rõ tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng trước những phát hiện thú vị báo thu về:

"Hình như thu đã về"

"Hình như": một chút nghi hoặc, một chút bâng khuâng không thật rõ ràng.

→ Đúng là một trạng thái cảm xúc của thời điểm chuyển giao. Thu đến nhẹ nhàng quá, mơ hồ quá. Câu hỏi như là một lời thông báo nhẹ nhàng rằng thu đã đến với tất cả chúng ta.

→ Tác giả cảm nhận tín hiệu mùa thu về ở không gian gần bằng nhiều giác quan và sự rung cảm tinh tế.

→ Bằng tất cả các giác quan: khứu giác, xúc giác và thị giác, nhà thơ cảm nhận những tín hiệu đặc trưng của mùa thu đều hiện diện (“hương ổi”, “gió se” và “sương”).

* Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật của khổ thơ

Khả năng quan sát tinh tế

Ngòi bút miêu tả với những nét vẽ gợi tả độc đáo

Thủ pháp nhân hoá

c) Kết bài

Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của khổ thơ đầu Sang thu.

Cảm nhận của em về khổ thơ.

4. Kiến thức mở rộng

- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ:

Năm 1977, ông tham gia trại viết văn quân đội ở một làng ngoại ô Hà Nội (nay là Khương Hạ, Thanh Xuân, Hà Nội).

Đất nước ta lúc này vừa trải qua chiến tranh, cuộc sống thanh bình đã trở lại.

Trong cái mơ hồ phảng phất gió thu và lá thu đang ngả màu, nhà thơ đã trèo lên cây ổi chín vàng trong cả một vườn ổi bạt ngàn ở nơi này. Bài thơ bật lên từ đó, ngay khi nhà thơ còn ngồi trên cây ổi, những vần thơ được “được làm trong đầu” chứ chưa đụng chạm gì đến giấy bút.

- Về “chìa khóa” của bài thơ, nhà thơ tâm sự:

“Cuối bài thơ tôi đề là “Thu 1977”. Đây là chìa khóa của bài thơ mà rất nhiều người giảng về bài thơ này không hiểu hoặc không chú ý. Nếu chú ý thì sẽ hiểu thêm được rằng đây là một trong những mùa Thu đầu tiên của người lính vừa bước ra khỏi chiến tranh. Nếu như họ là lính trong thời chiến họ mới hiểu được rằng đôi lúc chúng tôi đã rất mong trên đầu không có tiếng máy bay dù chỉ để được đi tắm giặt, đi hái rau hoặc tranh thủ đọc vài trang sách, mà cũng không có. Suốt ngày người lính trong thời chiến phải đối diện với tiếng súng nổ, tiếng bom rơi và tiếng động cơ phản lực… Chính vì vậy mà có lúc nào đó không phải nghe những âm thanh ấy thì quả là quý giá vô cùng”.

16 tháng 3 2022

REFER

“Sang thu” là một bài thơ xuất sắc của Hữu Thỉnh. Khổ thơ mở đầu bài thơ đã để lại cho người đọc những cảm nhận sâu sắc:

“Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về”.

Từ “bỗng” đã thể hiện được sự ngạc nhiên, bất ngờ của tác giả. Chữ “bỗng” được tác giả đặt ở đầu bài thơ như để đánh động mọi giác quan, mọi cảm nhận của độc giả để nhận ra sự chuyển mình của trời đất. Và vào khoảnh khắc ấy hương ổi vừa ngọt ngào vừa nồng nàn đã đánh thức giác quan của thi nhân. Ổi phải chín đến nhường nào, thơm ngon đến nhường nào thì mùi hương của nó mới đủ “phả vào trong gió se”.

Mùi hương ấy đã lan tỏa trong cái rét nhè nhẹ của đất trời, tạo nên một hương ổi ngọt ngào, thanh mát. Nhận ra hương ổi giống như một sự phát hiện nhưng ở đây là phát hiện ra mùi hương vẫn vương vấn mà bấy lâu nay con người hờ hững. Chính vì sự phát hiện ra cái gần gũi xung quanh mình cho nên con người mới có cảm giác ngỡ ngàng đôi chút bối rối ấy.

Phân tích khổ thơ đầu tiên trong bài thơ Sang thu của Hữu ThỉnhTiếp nối những tín hiệu của mùa thu là hình ảnh: “sương chùng chình qua ngõ”. Sương trong câu thơ của Hữu Thỉnh được cảm nhận như một thực thể hữu hình có sự vận động chậm rãi. Từ láy “chùng chình” khiến người đọc liên tưởng đến sự thong thả, yên bình trong cái tĩnh lặng của thiên nhiên. Hình ảnh sương chùng chình qua ngõ cùng với hương ổi phả vào trong gió se là những hình ảnh mùa thu ở thôn quê êm ả thanh bình.

 

Như vậy, thu đến đã được cảm nhận bằng cả khứu giác và thị giác. Câu hỏi có vẻ dè dặt: “Hình như thu đã về” nhưng thật ra là một lời thông báo rất nhẹ nhàng rằng thu đã đến với tất cả chúng ta. Câu thơ không phải là một lời khẳng định hay một tiếng reo vui mà nó mang chút gì đó thâm trầm, kín đáo của người dân thôn quê.

Chỉ bốn câu thơ nhưng lại để trong lòng người đọc biết bao rung động. Bốn câu thơ còn chứa đựng trong đó là bức tranh thiên nhiên thôn quê khi thu về. Điều này đã khiến đoạn thơ càng trở nên gần gũi, thân thuộc.

Bằng nét vẽ gợi tả, Hữu Thỉnh đã giúp người đọc cảm nhận được sự chuyển mình của mùa thu. Đồng thời qua đây người đọc cũng thấy được khả năng quan sát tinh tế, ngòi bút miêu tả độc đáo của tác giả. Chính điều đó đã góp phần làm nên thành công và tạo chỗ đứng trong lòng độc giả.