K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 5 2021

Đã từ bao thế kỉ nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, học tập là một quyền lợi chính đáng của mỗi con người được sinh ra, lớn lên và tồn tại trên mặt đất này. Nhất là trong thế kỉ 21, thế kỉ của tri thức, thì sự học chẳng những là quyền lợi của mỗi con người để họ sinh tồn mà còn là trách nhiệm của họ với sự phát triển của một quốc gia, thế nhưng dường như ở Việt Nam và cũng như trên thế giới, nhiều người vẫn không hiểu hoặc cố tình không chịu hiểu "Học tập là một cuốn vở không có trang cuối" để thoái thác trách nhiệm đó.Học tập là một quá trình phức tạp bao gồm nhiều giai đoạn như nhìn nhận, tiếp thu, vận dụng, sáng tạo, tìm tòi. Nhằm mục đích là tích lũy tri thức về thiên nhiên, xã hội, con người, tôn giáo, tâm linh. Sự học nào chỉ hạn hẹp trong những trang sách, gò bó trong bốn bức tường lớp học mà nó còn mở rộng ra cả cuộc sống, cả thế giới bên ngoài. Mỗi người cần học tập, phải học tập để tồn tại, phát triển trong xã hội mà họ đang sống, khi bé thơ thì ta phải học ăn, học nói, học đi và khi lớn lên, ta phải học kiến thức, học lối sống hay, học nhân cách đẹp. Không ai có thể tồn tại nếu từ bỏ sự học.Ta nói "Học tập là một cuốn vở không có trang cuối" tức là ta đã khẳng định rằng sự học không hề có một giới hạn nào để cho ta đạt đến cả. Ta có thể ví sự học như một con đường không có đích đến mà ta chỉ có thể cho người khác biết ta đang ở đâu trên con đường này qua những dấu chân mà ta đã để lại.Ta không thể đến được cái đích ấy bởi đó là một cái đích xa vời vợi với những tinh hoa tri thức của nhân loại về xã hội, thiên nhiên, con người, vũ trụ,... được tích lũy qua hàng vạn năm và cái đích đó, mỗi ngày một xa hơn với một khối lượng tri thức khổng lồ được tìm ra trong mỗi một ngày trôi qua. Và nhất là, dù ta đã thấy được cái đích ấy thì ta vẫn không bao giờ có thể bước qua được nó, bởi những gì mà nhân loại, mà con người biết đến trong vũ trụ này chỉ như một hạt cát giữa sa mạc mênh mông với những điều chưa biết. Vì thế, đó là một con đường mà không bao giờ đến được cái đích.Thế nhưng, nhiều người đã lầm tưởng rằng họ đã đến được cái đích ấy hay cho rằng, đi đến một điểm nào đó trên con đường ấy là đã đủ rồi. Nhưng những người đó nào biết rằng, mỗi phút giây họ dừng lại là hàng triệu người phát đã, đang và sẽ vượt lên trên họ. Đến một lúc nào đó, khi họ đã tụt lại ở quá xa với những người khác thì họ sẽ phải bị đào thải khỏi xã hội mà họ đang sống. Thế nên, đừng bao giờ cho rằng học như thế là đủ và cũng đừng bao giờ tự hỏi rằng học bao nhiêu là đủ, mà hãy luôn luôn nhớ "Học, học nữa, học mãi", học kiến thức, học cái hay, cái đẹp,... để tồn tại, để chung sống và để phát triển."Học tập là một cuốn vở không có trang cuối" và nếu ta ngừng đọc những trang vở đó thì cũng chính là tự "đào mồ chôn mình", nhất là trong một thế kỉ của tri thức như hiện nay. Vì thế, hãy cùng tôi và mọi người tiếp tục bước đi trên con đường mà đích đến là không hề tồn tại

banh

    
4 tháng 4 2021

biện pháp tu từ: liệt kê

26 tháng 6 2021

1. Câu văn có sử dụng BPTT so sánh. Từ ''hừng hực'' chỉ cái nắng gay gắt, nắng to đến nỗi cảm chừng như ''đốt cháy cây rừng''.

2. Từ ''rực rỡ'' ở cả 2 vế đều chỉ vẻ đẹp, vẻ đẹp ở vế 1 là của bó hoa, vẻ đẹp thứ 2 là của cô gái, mỗi vật, mỗi người dưới nắng đều mang vẻ đẹp của riêng mình, cái gì cũng rạng rỡ và xinh đẹp

Mọi người giúp e với ạ

29 tháng 12 2020

"Câu hát căng buồm với gió khơi

 Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời

 Mặt trời đội biển nhô màu mới

 Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi."

a) Nội dung: miêu tả hình ảnh đoàn thuyền đánh cá trở về sau một đêm đánh bắt cá đầy hăng say và vui tươi.

b) Các phép tu từ có trong bài thơ: nhân hóa, nói quá, hoán dụ

Tác dụng: thể hiện sự vui tươi của những người ngư dân sau một đêm đánh bắt cá đã thu về được rất nhiều con cá tươi ngon trở về -> Thể hiện cho một chuyến ra khơi thành công.

c) Nghĩa chuyển. Chuyển theo phương thức hoán dụ.

Thi tốt!

26 tháng 5 2021

Tham khảo nha em:

nhân hóa vì biện pháp nhân hóa dùng để gọi các sự vật thành một thứ gì đó

gọi vầng trăng là tri kỉ

26 tháng 5 2021

nx về thái độ của tác giả thể hiện trong đoạn trích''hồi nhỏ....vầng trăng thành tri kỉ''. qua em rút ra bài học gì cho bản thân

26 tháng 5 2021

nhân hóa 

td:nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của vầng trăng: vầng trăng như người bạn thấu hiểu tâm tư tình cảm của người chiến sĩ.

1.Em hiểu thế nào về hình tượng ước lệ tượng trưng trong câu thơ '' Làn thu thủy nét xuân sơn''. Câu thơ đã sử dụng nghệ thuật ẩn dụ hay hoán dụ? Vì sao? 2. Hai câu thơ '' Hoa cười ngọc thốt đoan trang/ Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da'' sử dụng các phép tu từ nào? Phân tích tác dụng của chúng 3. Tám câu thơ cuối đoạn trích '' Kiều ở lầu Ngưng Bích'' sử dụng biện pháp tu từ gì? Phân tích tác dụng...
Đọc tiếp

1.Em hiểu thế nào về hình tượng ước lệ tượng trưng trong câu thơ '' Làn thu thủy nét xuân sơn''. Câu thơ đã sử dụng nghệ thuật ẩn dụ hay hoán dụ? Vì sao?

2. Hai câu thơ '' Hoa cười ngọc thốt đoan trang/ Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da'' sử dụng các phép tu từ nào? Phân tích tác dụng của chúng

3. Tám câu thơ cuối đoạn trích '' Kiều ở lầu Ngưng Bích'' sử dụng biện pháp tu từ gì? Phân tích tác dụng biện pháp tu từ ấy

4. Cho biết biện pháp tu từ được sử dụng trong 2 câu thơ đầu bài '' Đồng Chí '' ; khổ cuối bài '' Bài thơ về tiểu đội xe không kính'' và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó

5. Cho biết biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau và hiệu quả

'' Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

......

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ''

1
17 tháng 3 2020

Câu 1:

“Làn thu thuỷ” gợi lên vẻ đẹp của đôi mắt trong sáng, long lanh, linh hoạt; “nét xuân sơn”gợi lên đôi lông mày thanh tú, mềm mại, tươi non trên gương mặt trẻ trung.

Câu 2:

BPTT: ẩn dụ, so sánh

Tác dụng: làm nổi bật vẻ đẹp của nụ cười, mái tóc, làn da của Thúy Vân

Câu 3:

Tám câu thơ cuối bài tác giả sử dụng điệp từ " buồn trông". Hai tiếng " buồn trông" lặp lại bốn lần chỉ vậy thôi mà đã gói gọn tâm thế của Kiều và cũng tạo sự buồn thương cho nàng. Cách miêu tả cảnh vật của Nguyễn Du cũng vô cùng độc đáo, miêu tả từ xa đến gần, từ mở ảo đến rõ ràng. Cũng giống như tâm trạng của Kiều lúc này, càng buồn thì cảng trông ngóng, Nguyễn Du như hiểu được điều đó.

Câu 4:

Ngay từ những câu thơ mở đầu, tác giả đã lí giải cơ sở hình thành tình đồng chí thắm thiết, sâu nặng của anh và tôi – của những người lính Cách mạng:

“Quê hương tôi nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.”

+ Phép tương đối: hoàn cảnh sống, xuất thân của hai người lính

+ Thành ngữ “nước mặn đồng chua”, hình ảnh “đất cày lên sỏi đá”

+ Giọng điệu thủ thỉ, tâm tình như lời kể chuyện

Khổ cuối: hình ảnh "trái tim" vừa là hình ảnh ẩn dụ, vừa là hình ảnh hoán dụ gợi ra biết bao ý nghĩa: trái tim là hình ảnh hội tụ vẻ đẹp thiêng liêng của người lính quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh., trái tim ấy chứa đựng bản lĩnh hiên ngang, tinh thần bất khuất, lòng dũng cảm tuyệt vời.