K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Một cái que cắm dọc, một thanh tre nhỏ buộc ngang, thành hình chữ thập. Khoác lên đấy một cái áo tơi lá cũ, hoặc một mảnh bao tải rách, cũng có thể là một manh chiếu rách cũng được. Trên đầu que dọc là một mê nón rách lơ xơ. Thế là ruộng ngô, ruộng đỗ, ruộng vừng hoặc một ruộng mạ mới gieo… đã có một người bảo vệ, một người lính gác: một anh bù nhìn. Để cho đủ lệ bộ,...
Đọc tiếp

Một cái que cắm dọc, một thanh tre nhỏ buộc ngang, thành hình chữ thập. Khoác lên đấy một cái áo tơi lá cũ, hoặc một mảnh bao tải rách, cũng có thể là một manh chiếu rách cũng được. Trên đầu que dọc là một mê nón rách lơ xơ. Thế là ruộng ngô, ruộng đỗ, ruộng vừng hoặc một ruộng mạ mới gieo… đã có một người bảo vệ, một người lính gác: một anh bù nhìn. Để cho đủ lệ bộ, anh bù nhìn cầm một cái vọt tre mềm như cần câu. Đầu cần buộc một túm nắm giấy, tốt hơn thì dùng một túm lá chuối khô tước nhỏ, giống như vẫn buộc ở đầu gậy của người chăn vịt trên đồng.

Có nhiều loài chim bị mắc lừa, rất sợ anh bù nhìn, sợ cái cần câu ấy, vì chỉ hơi thoảng gió thì từ tấm áo, cái nón, đến thanh roi ấy đều cử động, phe phẩy, đung đưa… Bọn trẻ chúng tôi đứng từ xa mà nhìn cũng thấy đúng là một người đang ngồi, tay cầm que để đuổi chim…

Những anh bù nhìn thật hiền lành, dễ thương, chăm chỉ làm việc của mình, chẳng đòi ăn uống gì và cũng chẳng bao giờ kể công. Các anh cũng không sợ nắng gắt, gió lạnh, mưa bão. Anh có bị gió xô ngã thì rồi cũng có người đỡ anh dậy, anh chẳng kêu khóc bao giờ.

Chỉ tiếc là cũng có những con chim ranh ma, một lần sà xuống biết đấy là anh bù nhìn, không có gì nguy hiểm, không có gì đáng sợ thế là lần sau nó cứ xuống và còn đi gọi cả đàn xuống, vừa tra ngô, tỉa đỗ, mà lại phải đi làm lại từ đầu, vì chúng đã ăn hết cả hạt vừa gieo. Người ta vốn khôn ngoan hơn, lại phải thay lại tấm áo, cái nón và cái cần câu mới, buộc thêm vào đấy nhiều mẩu giấy có các màu, làm như đó là một người bảo vệ mới.

Bọn trẻ chúng tôi thích các anh bù nhìn ấy vì các anh không bao giờ dọa chúng tôi, không bao giờ lên mặt hoặc cáu gắt, dù chúng tôi có ào xuống ruộng bắt châu chấu, đuổi cào cào, giẫm cả lên cái mầm ngô, mầm đỗ mới nhú…

Quả là các anh bù nhìn hiền lành đáng yêu, đã giúp người nông dân, trong đó có cha mẹ tôi, một cách khá tốt.

(Băng Sơn)

Em trả lời câu hỏi, làm bài tập theo một trong hai cách sau:

- Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời mà em chọn.

- Viết ý kiến của em vào chỗ trống.

Những anh bù nhìn được làm từ nguyên liệu gì?

A. Những thanh tre và đất sét.

B. Những thanh tre và mảnh áo, mảnh bao rách.

C. Quần áo cũ và những miếng xốp.

D. Đất sét và những mảnh áo, mảnh bao rách.

2
27 tháng 7 2018

Đáp án B

22 tháng 3 2022

B

So sánh các câu hỏi trong đoạn văn sau. Em thấy câu các bạn nhỏ hỏi cụ già có thích hợp hơn những câu hỏi khác không ? Vì sao ?Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về. Tiếng nói cười ríu rít. Bỗng các em dừng lại khi thấy một cụ già đang ngồi ở vệ cỏ ven đưòng. Trông cụ thật mệt mỏi, cặp mắt lộ rõ vẻ u sầu.- Chuyện gì đã xảy ra với ông cụ thế nhỉ ? - Một em trai hỏi. Đám...
Đọc tiếp

So sánh các câu hỏi trong đoạn văn sau. Em thấy câu các bạn nhỏ hỏi cụ già có thích hợp hơn những câu hỏi khác không ? Vì sao ?

Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về. Tiếng nói cười ríu rít. Bỗng các em dừng lại khi thấy một cụ già đang ngồi ở vệ cỏ ven đưòng. Trông cụ thật mệt mỏi, cặp mắt lộ rõ vẻ u sầu.

- Chuyện gì đã xảy ra với ông cụ thế nhỉ ? - Một em trai hỏi. Đám trẻ tiếp lời, bàn tán sôi nổi :

- Chắc là cụ bị ốm ?

- Hay cụ đánh mất cái gì ?

- Chúng mình thử hỏi xem đi !

Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi :

- Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ ?

Câu các bạn hỏi cụ già :

- Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ ?

⇒ Câu hỏi này thế nào?

Những câu hỏi khác:

- Thưa cụ, chuyện gì đã xảy ra với cụ thế ạ ?

- Thưa cụ, chắc là cụ bị ốm ạ ?

- Thưa cụ, có phải cụ đánh mất cái gì không ạ ?

⇒ Ba câu hỏi này thế nào?

1
16 tháng 2 2018

Câu các bạn hỏi cụ già :

- Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ ?

⇒ Câu hỏi này là thể hiện thái độ lịch sự, ân cần, thể hiện thiện chí sẵn lòng giúp đỡ.

Những câu hỏi khác:

- Thưa cụ, chuyện gì đã xảy ra với cụ thế ạ ?

- Thưa cụ, chắc là cụ bị ốm ạ ?

- Thưa cụ, có phải cụ đánh mất cái gì không ạ ?

⇒ Một trong ba câu hỏi này không được tế nhị cho lắm vì câu hỏi có phần tò mò vào cuộc sống riêng tư của người khác.

Bạn đã từng nghe câu ngạn ngữ: Cái kim trong bọc lâu cũng có ngày lòi ra chưa? Câu đó nghĩa là gì? Phần dưới đây sẽ giải thích giúp bạnBài làm:Nghĩa đenCái kim: Vật nhỏ, thuôn dài, mảnh, một đầu có lỗ để xuôn chỉ, một đầu được mài nhọn để có thể đâm xuyên qua vải vóc, quần áo.Bọc: vật dụng dùng để đựng, gói các thứ, được làm bằng nhiều chất liệu, có thể là vải, tre,...
Đọc tiếp

Bạn đã từng nghe câu ngạn ngữ: Cái kim trong bọc lâu cũng có ngày lòi ra chưa? Câu đó nghĩa là gì? Phần dưới đây sẽ giải thích giúp bạn

Bài làm:

Nghĩa đen

  • Cái kim: Vật nhỏ, thuôn dài, mảnh, một đầu có lỗ để xuôn chỉ, một đầu được mài nhọn để có thể đâm xuyên qua vải vóc, quần áo.
  • Bọc: vật dụng dùng để đựng, gói các thứ, được làm bằng nhiều chất liệu, có thể là vải, tre, nứa, lá cây...

=> Nghĩa cả câu: Gói một chiếc kim với đầu nhọn trong bọc bằng giấy, bằng vải hay bằng gì đi nữa thì cũng sẽ có một ngày chiếc đầu nhọn của cái kim ấy lộ ra ngoài.

Nghĩa bóng

  • Cái kim: chuyện không tốt, chuyện xấu hoặc sai trái mà chúng ta đã làm trong quá khứ hoặc hiện tại
  • Bọc: Những lời nói dối hoặc việc làm để che giấu, lảng tránh những chuyện mà ta đã làm

=> Nghĩa cả câu: Sự thật thì mãi mãi là sự thật, dù có cố che giấu bằng những việc làm hay những lời nói dối thì nhất định sẽ có một ngày sự thật ấy được phơi bày. Cái bọc sẽ không thể bao nổi cây kim nhọn, cũng như việc nói dối của ta sẽ không thể trơn tru và trùng khớp hết với lời nói dối ban đầu được. Vì thế nên, nếu muốn người khác không biết việc xấu mình làm, chỉ có một cách duy nhất đó là đừng bao giờ làm việc xấu, việc sai trái. Đặc biệt là những việc xấu có ảnh hưởng hoặc gây bất lợi với người khác.

0
Bạn đã từng nghe câu ngạn ngữ: Cái kim trong bọc lâu cũng có ngày lòi ra chưa? Câu đó nghĩa là gì? Phần dưới đây sẽ giải thích giúp bạnBài làm:Nghĩa đenCái kim: Vật nhỏ, thuôn dài, mảnh, một đầu có lỗ để xuôn chỉ, một đầu được mài nhọn để có thể đâm xuyên qua vải vóc, quần áo.Bọc: vật dụng dùng để đựng, gói các thứ, được làm bằng nhiều chất liệu, có thể là vải, tre,...
Đọc tiếp

Bạn đã từng nghe câu ngạn ngữ: Cái kim trong bọc lâu cũng có ngày lòi ra chưa? Câu đó nghĩa là gì? Phần dưới đây sẽ giải thích giúp bạn

Bài làm:

Nghĩa đen

  • Cái kim: Vật nhỏ, thuôn dài, mảnh, một đầu có lỗ để xuôn chỉ, một đầu được mài nhọn để có thể đâm xuyên qua vải vóc, quần áo.
  • Bọc: vật dụng dùng để đựng, gói các thứ, được làm bằng nhiều chất liệu, có thể là vải, tre, nứa, lá cây...

=> Nghĩa cả câu: Gói một chiếc kim với đầu nhọn trong bọc bằng giấy, bằng vải hay bằng gì đi nữa thì cũng sẽ có một ngày chiếc đầu nhọn của cái kim ấy lộ ra ngoài.

Nghĩa bóng

  • Cái kim: chuyện không tốt, chuyện xấu hoặc sai trái mà chúng ta đã làm trong quá khứ hoặc hiện tại
  • Bọc: Những lời nói dối hoặc việc làm để che giấu, lảng tránh những chuyện mà ta đã làm

=> Nghĩa cả câu: Sự thật thì mãi mãi là sự thật, dù có cố che giấu bằng những việc làm hay những lời nói dối thì nhất định sẽ có một ngày sự thật ấy được phơi bày. Cái bọc sẽ không thể bao nổi cây kim nhọn, cũng như việc nói dối của ta sẽ không thể trơn tru và trùng khớp hết với lời nói dối ban đầu được. Vì thế nên, nếu muốn người khác không biết việc xấu mình làm, chỉ có một cách duy nhất đó là đừng bao giờ làm việc xấu, việc sai trái. Đặc biệt là những việc xấu có ảnh hưởng hoặc gây bất lợi với người khác.

0
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:Lỗi lầm và sự biết ơnHai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, hai người nói chuyện với nhau và đã có một cuộc tranh cãi gay gắt. Một người nổi nóng, không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia. Người kia cảm thấy bị xúc phạm, nhưng anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi...
Đọc tiếp

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Lỗi lầm và sự biết ơn

Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, hai người nói chuyện với nhau và đã có một cuộc tranh cãi gay gắt. Một người nổi nóng, không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia. Người kia cảm thấy bị xúc phạm, nhưng anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”.

Họ tiếp tục bước đi cho tới khi nhìn thấy một ốc đảo, nơi họ quyết định sẽ dừng chân và tắm mát.

Người bị miệt thị lúc này bị sa lầy và lún dần xuống, người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Thoát khỏi vũng lầy, anh lấy một miếng kim loại khắc lên tảng đá dòng chữ: “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”.

Người bạn kia hết sức ngạc nhiên, bèn hỏi: “Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá?”.

Anh bạn điềm tĩnh trả lời: “Khi ai đó xúc phạm chúng ta, chúng ta nên viết điều đó lên cát – nơi những cơn gió của sự thứ tha sẽ xóa tan những nỗi trách hờn. Nhưng khi chúng ta nhận được điều tốt đẹp từ người khác, chúng ta phải ghi khắc chuyện ấy lên đá – nơi không cơn gió nào có thể cuốn bay đi.”

Mỗi chúng ra hãy học cách viết những nỗi buồn lên cát, khắc tạc những niềm vui và hạnh phúc lên đá để chúng mãi không phai.

(Theo Hạt giống tâm hồn)

Sau khi được cứu sống khỏi vũng lầy, người bị miệt thị lúc trước đã làm gì?

3
22 tháng 5 2019

Hướng dẫn giải:

- Một trong hai người bạn đã viết lên cát : “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”.

2 tháng 8 2023

Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng nhiều từ ngữ, hình ảnh để nói về ước mơ thời niên thiếu của mình.Các từ ngữ " cháy lên "," cháy mãi "," khát vọng "," ngửa cổ "," tha thiết "," cầu xin "," khát khao "...cùng với hình ảnh " một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời "  và  " cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao " đã cộng hưởng nhằm nhấn mạnh niềm hi vọng thiết tha,ước mơ,khát khao cháy bỏng của tác giả trong thời thiếu niên.

Đọc đoạn thơ trên, tác giả đã cho em cảm nhận rằng tuổi thơ tác giả luôn tràn đầy khát vọng, tuổi thơ ấy đã được nâng lên từ những cánh diều. Tác giả đã dùng hình ảnh: "Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và cũng tha thiết cầu xin: "Bay đi diều ơi! Bay đi!" càng cho thấy nỗi niềm khát khao của tác giả qua những từ ngữ: ngửa cổ suốt một thời mới lớn, chờ đợi, tha thiết cầu xin.

9 tháng 5 2019

Đó là những lời

- "Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?"

- ""Em luôn giúp đỡ mẹ. Em quét nhà và rửa chén bát đĩa. Đôi khi, em giặt khăn mùi soa".

16 tháng 4 2019

Đó là những lời

- "Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?"

- ""Em luôn giúp đỡ mẹ. Em quét nhà và rửa chén bát đĩa. Đôi khi, em giặt khăn mùi soa"

Em hãy đọc thầm bài văn sau:HÌNH DÁNG CỦA NƯỚCMàn đêm đã buông xuống. Trong không gian yên ắng chỉ còn nghe thấy tiếng tí tách của những hạt mưa rơi. Nằm trong nhà bếp ghé mắt ra cửa sổ, anh Đũa Kều hỏi bác Tủ Gỗ.- Bác Tủ Gỗ ơi, nước thì có hình gì bác nhỉ? Không kịp để bác Tủ Gỗ lên tiếng, Cốc Nhỏ nhanh nhảu:- Tất nhiên là nước có hình chiếc cốc rồi. Anh Đũa Kều chưa bao...
Đọc tiếp

Em hãy đọc thầm bài văn sau:

HÌNH DÁNG CỦA NƯỚC

Màn đêm đã buông xuống. Trong không gian yên ắng chỉ còn nghe thấy tiếng tí tách của những hạt mưa rơi. Nằm trong nhà bếp ghé mắt ra cửa sổ, anh Đũa Kều hỏi bác Tủ Gỗ.

- Bác Tủ Gỗ ơi, nước thì có hình gì bác nhỉ? Không kịp để bác Tủ Gỗ lên tiếng, Cốc Nhỏ nhanh nhảu:

- Tất nhiên là nước có hình chiếc cốc rồi. Anh Đũa Kều chưa bao giờ nhìn thấy nước được đựng vừa in trong những chiếc cốc xinh xắn à? Bát Sứ không đồng tình, ngúng nguẩy:

- Cốc Nhỏ nói sai rồi! Nước có hình giống một chiếc bát. Mọi người vẫn đựng nước canh trong những chiếc bát mà.

Chai Nhựa gần đấy cũng không chịu thua:

- Nước có hình dáng giống tôi. Cô chủ nhỏ lúc nào chẳng dùng tôi để đựng nước uống.

Cuộc tranh cãi ngày càng gay gắt. Bác Tủ Gỗ lúc này mới lên tiếng:

- Các cháu đừng cãi nhau nữa. Nước không có hình dạng cố định. Trong tự nhiên nước tồn tại ba thể: rắn, lỏng, khí. Ở thể rắn nước tồn tại dưới dạng băng. Ở thể khí nước tồn tại ở dạng hơi nước và nước chúng ta sử dụng hàng ngày để sinh hoạt là thể lỏng.

Tất cả mọi người lắng nghe chăm chú và nhìn nhau gật gù:

- Ô! Hóa ra là như vậy. Chúng cháu cảm ơn bác Tủ Gỗ.

Lê Ngọc Huyền

Em trả lời mỗi câu hỏi, làm mỗi bài tập theo một trong hai cách sau:

- Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng .

- Viết ý kiến của em vào chỗ trống.

Côc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ tranh cãi nhau về điều gì?

A. Tác dụng của nước.

B. Hình dáng của nước.

C. Mùi vị của nước.

D. Màu sắc của nước

2
5 tháng 11 2017

Đáp án B

13 tháng 1 2021

Là đáp án B

16 tháng 6 2017

Lan ơi, cậu có thể cho tớ mượn cái bút được không ?