K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 7 2023

+ Trong câu "Trên mấy cành cây cao cạnh nhà, ve đua nhau kêu ra rả" có:

Trạng ngữ: trên mấy cành cây cao cạnh nhà.

Chủ ngữ: ve.

Vị ngữ: đua nhau kêu ra rả.

+ Trong câu "Hồi ấy, ở Sài Gòn, Bác Hồ có một người bạn là Bác Lê" có:

Trạng ngữ: Hồi ấy, ở Sài Gòn.

Chủ ngữ: Bác Hồ.

Vị ngữ: có một người bạn là Bác Lê.

15 tháng 4 2019

ìm CN, VN

- Tảng sáng, vòm trời cao xanh meeng mông.

-Trên mấy cây cao cạnh nhà, ve đua nhau kêu ra rả.

- Ngoài suối, tiếng chim cuối vọng vào đều đều.

* CN : In đậm

   VN : In nghiêng

Tảng sáng, vòm trời cao xanh mênh mông

                    CN             Vn

-Trêm mấy cây cao cạnh nhà, ve đua nhau kêu ra rả

                                                 CN                Vn

-Ngoài suối,tiếng chim cuối vọng vào đều đều

                     Cn                       Vn

Chúc bn học tốt

14 tháng 4 2019

Bài 1:

Cây na mảnh dẻ phóng khoáng. Lá không lớn, cành chẳng um tùm lắm.

Khi một ngày mới bắt đầu, tất cả trẻ em trên thế giới đều cắp sách tới trường.

Bài 2: 

- Tảng sáng, vòm trời //cao xanh mênh mông.

                        CN                     VN

- Trên mấy cây cao cạnh nhà, ve //đua nhau kêu ra rả.

                                               CN          VN 

- Ngoài suối, tiếng chim cuối// vọng vào đều đề

                              CN                           VN

14 tháng 4 2019

Bài 1: Điền dấu phẩy vào các câu văn cho phù hợp 

           Cây na mảnh dẻ phóng khoáng, Lá không lớn . cành chẳng um tùm lắm.

           Khi một ngày mới bắt dâu ,tất cả trẻ em trên thế giới đều cắp sách tới trường.

Bài 2: Tìm chủ ngữ, vị ngữ

- Tảng sáng, vòm trời// cao xanh mênh mông.

       CN                                         VN

- Trên mấy cây cao cạnh nhà, ve ///đua nhau kêu ra rả.

                                                 CN              VN

- Ngoài suối, tiếng chim cuối   //  vọng vào đều đề

          CN                                                   VN

19 tháng 6 2018

1, Người đi tìm hình của nước

Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi 
Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác! 
Khi bờ bãi dần lui, làng xóm khuất, 
Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre. 

Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ ? 
Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương! 
Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở, 
Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương! 

Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp 
Giấc mơ con đè nát cuộc đời con! 
Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp! 
Một mái nhà yêu rủ bóng xuống tâm hồn. 

Trǎm cơn mơ không chống nổi một đêm dày 
Ta lại mặc cho mưa tuôn và gió thổi 
Lòng ta thành con rối, 
Cho cuộc đời giật dây! 

Quanh hồ Gươm không ai bàn chuyện vua Lê 
Lòng ta đã thành rêu phong chuyện cũ 
Hiểu sao hết những tấm lòng lãnh tụ 
Tìm đường đi cho dân tộc theo đi. 

Hiểu sao hết Người đi tìm hình của Nước 
Không phải hình một bài thơ đá tạc nên người 
Một góc quê hương, nửa đời quen thuộc, 
Hay một đấng vô hình sương khói xa xôi... 

Mà hình đất nước hoặc còn hoặc mất 
Sắc vàng nghìn xưa, sắc đỏ tương lai 
Thế đi đứng của toàn dân tộc 
Một cách vinh hoa cho hai mươi lǎm triệu con người. 

Có nhớ chǎng, hỡi gió rét thành Ba Lê ? 
Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa bǎng giá 
Và sương mù thành Luân Đôn, ngươi có nhớ 
Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya ? 

Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể 
Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mỹ, châu Phi, 
Những đất tự do, những trời nô lệ, 
Những con đường cách mạng đang tìm đi. 

Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước 
Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà 
Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc 
Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa. 

Ngày mai dân ta sẽ sống sao đây? 
Sông Hồng chảy về đâu? Và lịch sử? 
Bao giờ dải Trường Sơn bừng giấc ngủ 
Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây? 

Rồi cờ sẽ ra sao? Tiếng hát sẽ ra sao? 
Nụ cười sẽ ra sao? 
Ơi, độc lập! 
Xanh biếc mấy là trời xanh Tổ quốc 
Khi tự do về chói ở trên đầu. 

Kìa mặt trời Nga bừng chói ở phương Đông 
Cây cay đắng đã ra mùa quả ngọt 
Người cay đắng đã chia phần hạnh phúc 
Sao vàng bay theo liềm búa công nông. 

Luận cương đến với Bác Hồ. Và Người đã khóc 
Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin. 
Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp 
Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tin. 

Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc: 
"Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi!" 
Hình của Đảng lồng trong hình của Nước. 
Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười, 

Bác thấy: 
Dân ta bưng bát cơm mồ hôi nước mắt 
Ruộng theo trâu về lại với người cày 
Mỏ thiếc, hầm than, rừng vàng, biển bạc... 
Không còn người bỏ xác bên đường ray. 

Giặc đuổi xong rồi. Trời xanh thành tiếng hát 
Điện theo trǎng vào phòng ngủ công nhân 
Những kẻ quê mùa đã thành trí thức 
Tǎm tối cần lao nay hóa những anh hùng. 

Nước Việt Nam nghìn nǎm Đinh, Lý, Trần, Lê 
Thành nước Việt nhân dân trong mát suối 
Mái rạ nghìn nǎm hồng thay sắc ngói 
Những đời thường cũng có bóng hoa che. 

Ôi! Đường đến với Lênin là đường về Tổ quốc 
Tuyết Matxcơva sáng ấy lạnh trǎm lần 
Trong tuyết trắng như đọng nhiều nước mắt 
Lênin mất rồi! Nhưng Bác chẳng dừng chân. 

Luận cương của Lênin theo Người về quê Việt 
Biên giới còn xa. Nhưng Bác thấy đã đến rồi 
Kìa! Bóng Bác đang hôn lên hòn đất 
Lắng nghe trong màu hồng, hình đất nước phôi thai. 

2, Tóm tắt quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến năm 1920. Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam phải theo con đường nào ?

– Từ năm 1911, Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước, hướng tới phương Tây, đến nước Pháp; rồi qua nhiều nước, nhiều châu lục khác nhau. Nguyễn Ái Quốc đã nhận thấy ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu những người lao động cũng bị áp bức, bóc lột dã man.
– Cuối năm 1917, Nguyễn Ái Quốc từ Anh trở lại Pháp, hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước ở Pari; viết báo, truyền đơn, tham gia các buổi mít tinh…; gia nhập Đảng Xã hội Pháp (1919).
– Tháng 6 – 1919, Người gửi đến Hội nghị Vecxai Bản yêu sách của nhân dân An Nam, đòi thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam.
– Giữa năm 1920, Người đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin, khẳng định con đường giành độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam.
– Tháng 12 – 1920, tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp (Đại hội Tua), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp.
– Nguyễn Ái Quốc khẳng định, muốn cứu nước và giải phóng dân tộc phải theo con đường cách mạng vô sản.

4, - Mặc dù rất khâm phục tinh thần yêu nước của các vị tiền bối nhưng Người không tán thành con đường cứu nước của các sĩ phu yêu nước. 
- Người nhận xét về con đường cứu nước của các vị tiền bối lúc đó như sau: Phan Bội Châu dựa vào Nhật để đánh Pháp thì khác gì "đuổi hổ cửa trước rước beo cửa sau", Phan Châu Trinh đề nghị Pháp cải cách thì chẳng khác gì "xin giặc rủ lòng thương" 
- Các nhà yêu nước thời chống Pháp là các sĩ phu phong kiến, mong muốn của họ là giải phóng dân tộc, thiết lập lại chế độ phong kiến hoặc đi theo con đường dân chủ tư sản. 
- Nguyễn Tất Thành đi sang phương Tây (nước Pháp) để tìm hiểu vì sao nước Pháp lại thống trị nước mình và thực chất của các từ "tự do bình đẳng, bác ái" để từ đó xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. 
- Cách làm của Người là chọn phương Tây, nơi được mệnh danh là có tư tưởng hòa bình, bác ái, Người đi vào cuộc sống của những người lao động, tìm hiểu họ và gắn kết họ lại với nhau. Người đề cao học tập và lí luận. Và ở đây Người đã bắt gặp chủ nghĩa Mác Lê nin và cuộc cách mạng tháng 10 Nga, từ đó tìm ra con đường cứu nước - con đường cách mạng vô sản.

(Mình chỉ biết câu 1, 2, 4 thôi)

11 tháng 3 2020

Vào một đêm cuối xuân 1947, khoảng 2 giờ sáng, trên đường đi công tác,/ Bác Hồ /đến nghỉ chân ở một nhà ven đường.

                                        Trạng ngữ                                                                CN                           VN

Ngoài suối , trên mấy cành cây cao,/ tiếng chim, tiếng ve /cất lên inh ỏi, râm ran.

     Trạng ngữ                                       Chủ ngữ                       Vị ngữ

11 tháng 3 2020

I. Tiếng việt 

Bài 18 : Tìm chủ ngữ, vị ngữ và trạng ngữ của những câu văn sau : 

a) Vào một dêm cuối xuân 1947, khoảng 2 giờ sáng, trên đường đi công tác,// Bác Hồ //đến nghỉ chân ở một nhà ven đường

                                                              TN                                                               CN             VN

b) Ngoài suối, trên mấy cành cây cao,// tiếng chim, tiếng ve //cất lên inh ỏi, râm ran 

                          TN                                             CN                        VN

Chúc bạn học tốt

Đọc đoạn văn sau:Rừng núi còn chìm trong màn đêm . Trong bầu không khí đầy hơi ẩm và lành lạnh, mọi người đang ngon giấc trong những chiếc chăn đơn . Bỗng có một con gà trống vỗ cánh phành phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu bản . Tiếp đó , rải rác khắp thung lũng , tiếng gà gáy râm ran . Mấy con gà rừng trên núi cũng thức dậy gáy te te . Trên mấy cành cao cạnh nhà, ve đua nhau kêu...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau:

Rừng núi còn chìm trong màn đêm . Trong bầu không khí đầy hơi ẩm và lành lạnh, mọi người đang ngon giấc trong những chiếc chăn đơn . Bỗng có một con gà trống vỗ cánh phành phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu bản . Tiếp đó , rải rác khắp thung lũng , tiếng gà gáy râm ran . Mấy con gà rừng trên núi cũng thức dậy gáy te te . Trên mấy cành cao cạnh nhà, ve đua nhau kêu ra rả . Ngoài suối, tiếng chim cuốc vọng vào đều đều ... Bản làng đã thức giấc . Đó đây, ánh lửa hồng bập bùng trên các bếp . Ngoài bờ ruộng đã có bước chân người đi , tiếng nói chuyện rì rầm, tiếng gọi nhau í ới .

Dựa vào đoạn văn trên, hãy viết một đoạn văn tả cảnh sáng sớm ở quê em . Chú ý tả cảnh theo trình tự thời gian 

5
8 tháng 10 2017

Một ngày mới lại bắt đầu. Mặt trời dẩn dần hiện lên sau mấy dãy nhà cao tầng và bắt đầu chiếu ánh nắng dịu nhẹ của buổi sớm mai. Cả một khoảng không rộng lớn đang từ từ chuyển sắc. Thay thế cho màn đêm mờ ảo là ánh sáng hồng tươi đang lan tràn khắp không gian, cùng với ánh sáng, không khí cũng đang vận động. Nó trở nên nhẹ và trong, mát rượi, kích thích vào từng thớ thịt, khiến con người ta cảm thấy khoan khọái lạ thường. Bên dưới kia, hàng cây xanh cũng vừa tỉnh giấc, đang khẽ rùng mình. Trên những chiếc lá ướt đẫm hơi sương là những chú sâu còn ngái ngủ, khẽ cuộn tròn người trong lá chưa chịu chào đón bình minh. Những chú chim chăm chỉ hơn đã dậy từ rất lâu và đang cất lên những khúc ca chào đón ngày mới. Theo tiếng chim ca, những tia nắng vàng tươi cũng bắt đầu nhảy múa hát ca trên nhũng con đường. Không gian không còn yên tĩnh mà chuyển dần sang huyên náo rộn ràng. Đó là tiếng nói cười rộn rã của những cô cậu học trò đang rảo bước tới trường, là tiếng động cơ xe máy và tiếng còi tàu buổi sớm. Tất cả dường như đã bừng tỉnh để bắt đầu một ngày lao động mới...

8 tháng 10 2017

Sáng sớm tinh mơ,em cùng với bố đi tập thể dục trên con đường làng chưa có một dấu chân qua.Cánh đồng lúa chín như một tấm thảm khổng lồ màu vàng óng.Chúng như muốn níu chân em lại để thưởng thức hương thơm đồng quê và vẻ đẹp của cánh đồng lúa vàng tươi còn lấp lánh sương đêm

Bao trùm lên cánh đồng là một màu vàng óng ả. Nhìn xa trông chiếc áo nhung vàng ấy còn được đính trên mình những viên kim cương lấp lánh. Mỗi khi có làn gió nhè nhẹ thổi qua làm những bông lúa cong cong hình đuôi gà oằn vì trĩu hạt, chúng lắc lư rồi ghé đầu vào nhau thì thầm to nhỏ. Bao bọc quanh cánh đồng lúa là con đường uốn quanh như dải lụa, cỏ non xanh mướt còn đọng những hạt sương đêm lấp lánh, lung linh thật là huyền ảo. Mặt trời đã lên cao lộ rõ ánh hào quang lấp lánh. Ánh nắng dịu nhẹ và ấm áp lọt xuống các kẽ lá, rồi ánh nắng chói chang đã xâm nhập vào tổ các chú côn trùng còn đang ngủ say sưa và đánh thức chúng dậy. Sương treo trên các đầu ngọn cỏ trông lại càng long lanh tinh khiết hơn dưới ánh nắng ban mai, chúng cũng tan dần theo hơi ấm của ông Mặt Trời. Những đợt sóng lúa nhấp nhô nối tiếp nhau như một cuộc thi chạy không bao giờ có chiến thắng. Thỉnh thoảng có đàn bướm trắng bay là là trên chiếc áo màu vàng khổng lồ trông thật đẹp mắt. Lá lúa khẽ lay động theo làn gió một cách nhẹ nhàng uyển chuyển. Bông lúa cong mình yểu điệu ngả đầu vào nhau trông thật đáng yêu. Xa xa ẩn nấp dưới các khóm lúa vàng tươi là chú chích bông chăm chỉ cần cù đang bắt sâu cho lúa. Chích bông không những là người bạn tốt của nhà nông mà còn là người bạn đáng yêu của bọn trẻ chúng em.Gió thổi những bông lúa hớn hở khoác tay nhau nhảy múa. Mùi hương lúa mới lan tỏa khắp cánh đồng. Thỉnh thoảng có tiếng hót lảnh lót của chú chim chiền chiện chúng liệng quanh cánh đồng ba bốn vòng rồi bay vút vào bầu trời xanh thẳm. Thấp thoáng đằng xa người dân quê em đang ra đồng tháo nước làm cỏ bờ cho sạch để chuẩn bị thu hoạch lúa. Dòng nước trong xanh bao ngày nuôi lúa lớn nay thong dong chảy về con sông, trở về với biển.

Ôi cánh đồng lúa quê em thật đẹp. Nó mãi mãi trong em bao hình ảnh thân thương, chim vẫn hót xôn xao trong vòm lá, lúa vẫn chín từng ngày để gọi bà con ra gặt hái mang về. Chắc chắn khi bưng bát cơm thơm chúng em sẽ cảm ơn nhiều lắm các bác nông dân ngày ngày làm việc vất vả để có được bát cơm trắng thơm ngon.

4 tháng 7 2018

a) bác vinh , bác bình , bác chính đều là họ hàng của bắc . các bác đều yêu quý bắc .

b) bác hồ là vị lãnh tụ vô cùng kính yêu của dân tộc . từ trẻ nhỏ đến cụ già đều coi bác hồ như người bác , người cha của mình . tuy bác đã đi xa nhưng nhân dân luôn nhớ về bác những tình cảm không bào giờ phai mờ .

26 tháng 9 2021

Quả hồi /như những cánh hoa,nằm phơi mình /trên mặt lá đầu cành

TN/VN/TN

26 tháng 9 2021

TN , CN, VN

Quả hồi/ như những cánh hoa, nằm phơi mình/ trên lá đầu cành.

20 tháng 7 2020

Câu (1) : ''Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch quê ở Quảng Nam , nhưng cả cuộc đời bác sĩ Phạm Ngọc Thạch gắn bó với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long ''

CN1 : Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch

VN1: quê ở Quảng Nam

CN2 : Cả cuộc đời bác sĩ Phạm Ngọc Thạch

VN2 : gắn bó với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long 

=> Câu ghép

Câu (2) : Ngay từ trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945 , bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đã góp công xây dựng nhiều cơ sở cách mạng ở Sài Gòn.

TN : Ngay từ trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945 

CN : bác sĩ Phạm Ngọc Thạch 

VN : đã góp công xây dựng nhiều cơ sở cách mạng ở Sài Gòn.

=> Câu đơn

Câu (3): Cách mạng thành công , bác sĩ Phạm Ngọc Thạch phụ trách công tác ngoại giao của Ủy ban Hành chính Lâm thời Nam Bộ . 

TN : cách mạng thành công

CN :  bác sĩ Phạm Ngọc Thạch

VN :  phụ trách công tác ngoại giao của Ủy ban Hành chính Lâm thời Nam Bộ . 

=> Câu đơn

1. Gạch dưới từ đồng âm và cho biết nghĩa của mỗi từM. Cây đàn  ghi ta     - Đàn chỉ một dụng cụ amm nhạca) Vừa đàn vừa hát.......................................................................Bước lên diễn đàn........................................................................c) Đàn chim tránh rét trở về.................................................2.Vói mỗi nghĩa sau đây của từ ngon hãy đặt câu với...
Đọc tiếp

1. Gạch dưới từ đồng âm và cho biết nghĩa của mỗi từ

M. Cây đàn  ghi ta     - Đàn chỉ một dụng cụ amm nhạc

a) Vừa đàn vừa hát.

......................................................................

Bước lên diễn đàn.

.......................................................................

c) Đàn chim tránh rét trở về.

................................................

2.Vói mỗi nghĩa sau đây của từ ngon hãy đặt câu với từ ngon theo nghĩa đó.

a) Thức ăn,thức uống gây được cảm giác thích thú ,không chán

......................................................................................................

b) Ngủ say và yên giấc

.......................................................................................................

c) Làm việc gì đó có vẻ rất dễ dàng, mau lẹ, hoặc tỏ ra giỏi,thành thạo

........................................................................................................

3. Tìm dấu câu thích hợp để điền vào ô trống:

Hồi ấy, ở Sài Gòn, Bác Hồ có người bạn là bác Lê      Một hôm,Bác Hồ hỏi bác Lê:

- Anh Lê có yêu nước không

Bác Lê ngạc nhiên. Lúng túng    trong giây lát rồi trả lời:

- Có chứ      

-Anh có thể giữ bí mật không     

-Có

4.Chỉ ra tác dụng của dấu phẩy trong câu văn sau:

a) Khi một ngày mới bắt dầu, tất cả trẻ em trên thế giới dều cắp sách tới trường.

..............................................................................................................................

b) Những học sinh ấy hối hả bước trên các nẻo đường ở nông thôn. trên  những phố dài của các thị trấn đông đúc, dưới trời nắng hay trong tuyết rơi.

................................................................................................................................

c)  Gió thổi ào ào, cây cối nghiêng ngả, bụi cuốn mù mịt và một trận mưa ập tới.

................................................................................................................................

 

 

1
24 tháng 2 2020

1.

a. Đàn chỉ một dụng cụ âm nhạc

b. Đàn trong "diễn đàn" chỉ nơi tập hợp đông người.

c. Đàn chỉ tập thể đông đúc, dùng để nói về động vật.

2. 

a. Món ăn mẹ tớ nấu đều ngon tuyệt!

b. Em bé ăn no nên ngủ rất ngon.

c. Bài toán này bạn Hải làm ngon.

3.

Hồi ầy, ở Sài Gòn, Bác Hồ có người bạn bạn khác là bác Lê. Một hôm, Bác Hồ hỏi bác Lê:

- Anh Lê có yêu nước không?

Bác Lê ngạc nhiên. Lúng túng trong giây lát rồi trả lời:

- Có chứ!

- Anh có thể giữ bí mật không?

- Có.

4. 

a. Dấu phẩy ngăn cách thành phần trạng ngữ với cụm C-V trong câu.

b. Dấu phẩy ngăn cách hai bộ phận song song trong câu cùng làm trạng ngữ.

c. Dấu phẩy ngăn cách các vế câu trong câu ghép.