K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 7 2018

Truyền thuyết Thánh Gióng xuất hiện từ thời Hùng vương dựng nước và được nhân dân ta lưu truyền từ đời này sang đời khác cho đến tận ngày nay. Đây là một truyền thuyết hay vào bậc nhất trong những truyền thuyết nói về truyền thống giữ nước của dân tộc ta.

Hình tượng Thánh Gióng với nhiều yếu tố thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm.

Người xưa cho rằng đã là anh hùng thì phải phi thường, phải có khả năng như thần thánh, do trời sai xuống giúp đời. Do đó mà cậu bé làng Gióng là một nhân vật kì lạ. Bà mẹ Gióng có thai cũng khác thường: Một hôm, bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai… Bà có thai không phải chín tháng mười ngày mà tròn mười hai tháng. Đây là sự tưởng tượng của dân gian về nhân vật phi thường của mình.

Điều kì lạ nữa là Gióng lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi cứ đặt đâu thì nằm đấy. Những chi tiết kỳ ảo đó càng thu hút người nghe. Gióng không nói nhưng khi nghe sứ giả rao loa thì bỗng dưng cất tiếng nói. Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói tự nguyện đánh giặc. Lời nói yêu nước, cứu nước ấy cũng không phải là lời nói bình thường ở tuổi lên ba.

Chi tiết thần kì ấy ca ngợi ý thức đánh giặc, cứu nước của nhân dân ta được gửi gắm trong hình tượng Gióng. Ý thức trách nhiệm đối với đất nước được đặt lên hàng đầu với người anh hùng và tạo cho người anh hùng những khả năng hành động phi thường.

Còn năm ngửa trên chõng tre mà Gióng đòi có ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh tan quân giặc. Ba tuổi, Gióng vẫn chưa biết đi nhưng tới lúc giặc đến thì vươn vai hoá thành tráng sĩ, nhảy lên mình ngựa, phi thẳng ra chiến trường. Khi cần có sức lực, tầm vóc để cứu nước thì Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa may xong đã căng đứt chỉ.

Dân gian kể rằng: Gióng ăn một bữa bảy nong cơm, ba nong cà, uống một hớp nước cạn đà khúc sông. Dấy là cách nói cường điệu của dân gian để tô đậm tính chất phi thường cho nhân vật mà mình yêu mến. Mẹ Gióng nuôi không nổi, bà con trong làng nô nức gom góp gạo thóc nuôi cậu bé, vì ai cũng mong cậu lớn nhanh để giết giặc cứu nước. Gióng đã lớn lên bằng thức ăn, thức mặc, bằng sự yêu thương, đùm bọc của dân làng. Gióng đâu chỉ là con của một bà mẹ mà là con của mọi người, của nhân dân. Một người cứu nước sao đặng? Phải toàn dân góp sức chuẩn bị cho sự nghiệp đánh giặc. Như vậy mới đủ sức mạnh để chiến thắng quân thù. Gióng lớn lên từ trong lòng nhân dân và do nhân dân nuôi dưỡng. Sức mạnh dũng sĩ của Gióng được nuôi bằng cơm gạo quê hương và tình thương vô hạn của bà con.

Vì sao Gióng lại lớn nhanh như vậy? Gióng lớn lên từ khi nào và lớn lên để làm gì? Trước khi có tiếng gọi cứu nước, Gióng chi nằm ngửa, không nói, không cười. Gióng mở miệng nói lời đầu tiên là để đáp lại lời kêu gọi cứu nước. Dường như việc cứu nước có sức mạnh làm cho Gióng vụt lớn lên. Việc cứu nước vô cùng to lớn và cấp bách, Gióng không lớn lên nhanh thì làm sao làm được nhiệm vụ cứu nước ? Cuộc chiến đấu đòi hỏi dân tộc ta phải vươn mình phi thườnq như vậy. Hình ảnh Gióng vươn vai là tượng đài bất hủ về sự trưởng thành vượt bậc, về hùng khí của một dân tộc trước nạn ngoại xâm. Khi lịch sử đặt vấn đề sống còn cấp bách, khi tình thế đòi hỏi dân tộc vươn lên một tầm vóc phi thường thì cả dân tộc vụt đứng dậy như Thánh Gióng, tự thay đổi tư thế, tầm vóc của mình. Hình tượng cậu bé làng Gióng tiêu biểu cho sức mạnh toàn dân trong cuộc chiến tranh cứu nước.

Gióng chính là hình ảnh của nhân dân. Nhân dân lúc bình thường thì âm thầm lặng lẽ, cũng như Gióng ba năm không nói, không cười. Nhưng khi nước nhà gặp cơn nguy biến thi họ rất mẫn cảm, tự nguyện đứng ra cứu nước cứu nhà. Cũng như Gióng, khi vua vừa phát lời kêu gọi, chú bé đã đáp lời cứu nước.

Giặc đến chân núi Trâu, thế nước rất nguy. Vừa lúc sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt tới. Gióng vùng dậy vươn vai một cái, bỗng thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt. Chi tiết này có liên quan đến truyền thống của truyện cổ dân gian. Thời cổ, nhân dân quan niệm người anh hùng phải khổng lổ về thể xác, sức mạnh và chiến công. Thần Trụ Trời, Sơn Tinh… đều là những nhân vật khổng lồ. Cái vươn vai của Gióng là đạt đến độ phi thường ấy, Gióng nhảy lên mình ngựa, ngựa phun lửa, phi thẳng ra chiến trường. Ngọn roi của Gióng quật giặc chết như rạ. Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh tiếp. Gióng đánh giặc không chi bằng vũ khí vua ban mà còn bằng cả cây cối thân yêu của quê nhà.

Đánh tan giặc Ân, Gióng cưỡi ngựa lên đỉnh núi Sóc, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời. Gióng ra đời đã khác thường thì ra đi cũng khác thường.

Nhân dân trân trọng muốn giữ mãi hình ảnh người anh hùng nên đã để Gióng đi vào cõi bất tử, Gióng không quay về triều để được vua ban cho bổng lộc, vinh quang. Gióng biến mất vào cõi hư không. Sinh ra từ cõi lặng im, nay Gióng trở về trong im lặng, không màng phú quý, công danh. Tuy Gióng đã trở về trời nhưng thật ra Gióng luôn luôn ở lại với đất nước, cây cỏ, với dân tộc Việt. Vua phong cho Gióng là Phù Đổng Thiên Vương. Gióng được nhân dân Suy tôn là Thánh và lập đền thờ ngay tại quê hương để muôn đời ghi nhớ công ơn.

Gióng là hình tượng tiêu biểu, rực rỡ của người anh hùng đánh giặc cứu nước. Trong văn học dân gian Việt Nam, đây là hình tượng người anh hùng đánh giặc đầu tiên, tiêu biểu cho lòng yêu nước của nhân dân ta.

Gióng là người anh hùng mang trong mình sức mạnh của cả cộng đồng.Trong buổi đầu dựng nước, sức mạnh của thần thánh, tổ tiên thể hiện ở sự ra đời thần kì của chú bé làng Gióng. Sức mạnh của cộng đồng thể hiện ở việc bà con dân làng góp gạo nuôi Gióng.

Dân tộc Việt Nam anh hùng muốn có hình tượng khổng lổ, tuyệt đẹp và có ý nghĩa khái quát để phản ánh hết được lòng yêu nước, khả năng và sức mạnh quật khởi của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm suốt bốn ngàn năm lịch sử. Hình tượng Thánh Gióng với vẻ đẹp tuyệt vời rực sáng muôn đời đã đáp ứng được điều đó.

9 tháng 7 2018

 Chủ đề đánh giặc cứu nước, giành thắng lợi là chủ đề lớn, xuyên suốt trong dòng văn học Việt Nam nói chung và văn học dân gian Việt Nam nói riêng. Trong đó, truyền thuyết Thánh Gióng là truyện dân gian thể hiện chủ đề này thật tiêu biểu và độc đáo. Truyện kể về ý thức và sức mạnh đánh giặc có từ rất sớm của dân tộc ta. Hình tượng Thánh Gióng hiện lên với nhiều chi tiết nghệ thuật hay và để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Không những thế, truyện Thánh Gióng còn chứa đựng những chi tiết thật hoang đường, kỳ ảo. Ban đầu là mẹ của Thánh Gióng đi ra đồng, ướm thử chân mình vào một dấu chân rất to lớn, rồi sau đó về nhà bà mang thai, mười hai tháng sau sinh ra một cậu bé. Có ai lại mang thai tới mười hai tháng bao giờ? Điều này cũng chính là dấu hiệu báo cho ta có thể biết trước sự lạ lùng về chú bé. Quả đúng như vậy, chú bé được sinh ra khôi ngô, tuấn tú nhưng lạ thay, lên ba tuổi mà vẫn không biết đi, đứng, nói, cười; đạt đâu thì nằm đó. Thật khác hẳn với những em bé bình thường. Chú bé này thật khác lạ khiến mọi người ai cũng cảm động và lo lắng cho chú. Nhưng khi có giặc Ân kéo đến xâm phạm bờ cõi Văn Lang, chú bé liền cất tiếng nói. Và tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc. Chú bé đã bật ra tiếng nói kịp thời, tiếng nói cất lên khi nghe thấy tiếng rao của sứ giả đi tìm người hiền tài cứu nước. Tiếng rao của sứ giả ờ đây chính là lời hiệu triệu của Vua Hùng, là tiếng gọi của non sông đất nước khi Tổ Quốc lâm nguy. Chi tiết này làm em thật cảm động. Chú là người yêu quê hương đất nước tha thiết. Lòng yêu quê hương đất nước tha thiết đã giúp chú bé mới ba tuổi không nói, không cười lớn nhanh như thổi, vươn vai một cái bỗng trở thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt với ý chí quật cường có thể dời non, lấp biển. Thánh Gióng là một biểu tượng của muôn người gộp sức, cùng nhau chống giặc ngoại xâm.

Chú bé Gióng đã có mặt kịp thời khi đất nước lâm nguy đã dẹp tan quân giặc. Ngựa phun ra lửa, roi sắt thần kì quật tan quân thù. Khi roi gãy thì nhổ tre đánh giặc. Thật sung sướng và tự hào biết bao khi Tổ Quốc ta có được một vị anh hùng như Thánh Gióng. Ta càng tự hào hơn khi Thánh Gióng đánh giặc xong không hề đợi vua ban thưởng mà một mình một ngựa từ từ bay lên trời. Đây là một chi tiết hoang đường, kì ảo nhưng lại có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Sự ra đi kì lạ của Thánh Gióng rất phù hợp với ý nguyện nhân dân, nên nó có một sức sống trường tồn trong lòng nhân dân như một nét đẹp rực rỡ, trong sáng nhất của người anh hùng chống giặc. “Cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời” - thật là kì ảo, nhưng thật nhẹ nhàng, ung dung. Người con yêu nước ấy đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đánh giặc cứu nước của mình, và đã ra đi một cách vô tư, thanh thản, không hề màng tới công danh địa vị cho riêng mình. Áo giáp sắt nhân dân làm cho để đánh giặc, khi đánh tan giặc rồi, trả lại cho dân để bay về trời. Điều đó cho em thấy ở hình tượng Thánh Gióng- trong con người của chàng chỉ có yêu nước và cứu nước - tất cả đều cao đẹp, trong sáng như gương, không một chút gợn nào. Phải chăng đó cũng chính là gương mặt của nhân dân ta được kết tinh trong người Thánh Gióng, ý chí phục vụ thật là vô tư , lớn lao và gương mẫu. Công lao to lớn ấy đã được nhà vua phong làm Phù Đổng Thiên Vương, nhân dân muôn đời ghi nhớ. Thánh Gióng đánh giặc đâu phải là đơn phương độc mã. Thử hỏi rằng nếu không có cơm gạo... của dân làng, của nhà vua thì Thánh Gióng làm được những gì? Công lao của Thánh Gióng cũng có một phần của nhân dân lao động góp sức tạo lên. Thánh Gióng chính là sự tượng trưng cho sự lớn mạnh của đất nước ta, dân tộc ta.
Khép trang sách lại mà hình tượng Thánh Gióng vẫn đọng mãi trong tâm trí em - một hình tượng nghệ thuật dân gian tuyệt đẹp, tràn đầy tư tưởng yêu nước, căm thù giặc và ý chí quyết thắng. Quả là không có hình tượng nào sánh kịp.

29 tháng 3 2016

Điệp từ " tre" và biện pháp nghệ thuật liệt kê ......... 

Mượn hình ảnh cây tre để nói lên phẩm chất con người VN..........

29 tháng 3 2016


-- Biện pháp nghệ thuật:
Điệp từ: “tre” (7 lần), “giữ” (4 lần), “anh hùng” (2 lần).
Nhân hóa: tre chống lại, xung phong, giữ làng, giữ nước…
Liệt kê: làng, nước, mái nhà tranh, đồng lúa chín…
Tác dụng: 
Gợi hình, gợi cảm, tăng hiệu quả diễn đạt sinh động, hấp dẫn, tạo tính nhạc cho đoạn văn.
Nhấn mạnh công dụng và phẩm chất cao quí của tre. Qua cây tre, ngợi ca, tự hào về con người Việt Nam anh hùng trong lao động và chiến đấu.

28 tháng 7 2021

Bài làm:

- Nhân hoá : Tre chống lại, xung phong, giữ làng, giữ nư­ớc, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa, hi sinh, anh hùng lao động, anh hùng chiến đấu. - Tác dụng : Tạo ra cách diễn đạt sinh động, hấp dẫn, nhấn mạnh công dụng của cây tre. + Cây tre trở thành vũ khí đắc lực, có mặt khắp nơi, xông pha tung hoành trong khói lửa: “ Chống lại sắt thép quân thù”, “ xung phong vào xe tăng đại bác”, “giữ làng, giữ nư­ớc, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”. + Tre mang tầm vóc dũng sĩ, xả thân để bảo vệ quê h­ơng, đất nư­ớc “ Giữ làng, giữ nư­ớc, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.Tre hi sinh để bảo vệ con ng­ời”. + Trong lao động sản xuất, trong chiến đấu để bảo vệ Tổ Quốc, tre mang bao phẩm chất cao quý của con ngư­ời Việt Nam.Tre sừng sững như­ một t­ượng đài đ­ược tôn vinh và ngưỡng mộ “ Tre anh hùng lao động, tre anh hùng chiến đấu”. => Tre là biểu t­ượng tuyệt đẹp về đất n­ước và con ngư­ời Việt nam anh hùng, về ngư­ời nông dân cần cù, dũng cảm, giàu tình yêu quê hư­ơng, đất nư­ớc.

~HT~

29 tháng 4 2017

BPNT nhân hóa.

Với biện pháp nghệ thuật nhân hóa đã làm nổi bật hình ảnh cây tre với sự mạnh mẽ của con người.Tre là vũ khí quan trọng giúp người đánh giặc, chẳng cần phải dùng vũ khí sắt thép, tre cũng đủ khả năng chiến đấu.Tre dũng mãnh xông vào trận chiến để giữ làng, giữ nước. Tre cùng con người không ngại hi sinh. Tre không chỉ là một loài cây bình thường, tre còn là anh hùng trong lao động và chiến đấu. Tre cũng mang trong mình những linh hồn, sự sống, tre góp công vào chiến đấu chống giặc, tre gắn bó vời người.Qua đó, cho thấy rằng tre mang trong mình sự dũng cảm cùng với lòng yêu nước chân thật đại diện cho người Việt Nam ta.

22 tháng 8 2016

*Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đánh giặc.
- Ca ngợi ý thức đánh giặc, cứu nước trong hình tượng Gióng. 
-Ý thức : cứu nước được đặt lên đầu tiên với người anh hùng.
- Gióng là hình ảnh của nhân dân. Nhân dân lúc bình thưởng thì âm thầm,lặng lẽ cũng giống như Gióng ba năm không nói chẳng cười. 
Nhưng khi nước nhà gặp cơn nguy biến thì họ rất mẫn cảm, đứng ra cứu nước đầu tiên, cũng giống như Gióng, vua vừa kêu gọi, đã đáp lời kêu nước, không chờ đến lời kêu gọi thứ hai.

*Gióng đòi ngựa sắt,roi sắt,giáp sắt để đánh giặc
-Để thắng giặc, dân tộc ta phải chuẩn bị từ lương thực, từ những cái bình thường như cơm cà, lại phải đưa cả những thành tựu văn hóa, kĩ thuật ( ngựa sắt, roi sắt, 
giáp sắt) vào cuộc chiến đấu.
- Ý thức chuẩn bị chu đáo, kỹ càng trước một cuộc chiến 
của người anh hùng.

*Bà con làng xóm góp gạo nuôi Gióng.
-Dân gian kể rằng, khi Gióng lớn, ăn thì những bảy nong cơm, ba nong cà , còn uống thì uống một hơi nước, cạn đà khúc sông , mặc thì vải bô không đủ, phải lấy cả bông lau che thân mới kín được người
- Gióng lớn lên bằng nhứng thức ăn, đồ mặc của nhân dân. Sức mạnh dũng sĩ của Gióng được nuôi dưỡng từ những cái bình thường, giản dị.
- Nhân dân ta rất yêu nước, ai cũng mong Gióng lớn nhanh đánh giặc cứu nước.
- Cả dân làng đùm bọc, nuôi dưỡng Gióng, Gióng đâu chỉ là con của một mẹ, mà của mọi người, của nhân dân. Toàn dân góp phần chuẩn bị cho sức mạnh đánh giặc. Có vậy, khả năng đánh giặc, cứu nước mới lớn lên mau chóng. Gióng tiêu biểu cho sức mạnh toàn dân đó.
- Ngày nay, ở hội Gióng, nhân dân vẫn tổ chức cuộc thi nấu cơm, hái cà nuôi Gióng. Đây là hình thức tái hiện quá khứ rất giàu ý nghĩa.


*Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ
- Sự vươn vai của Gióng có liên quan đến truyền thống của truyện cổ dân gian. Thời cổ, nhân dân quan niệm người anh hùng phải khổng lồ về thể xác, sức mạnh, chiến công. Thần Trụ trời, Sơn Tinh…đều là những nhân vật khổng lồ. Cái vươn vai của Gióng là để đạt đến sự phi thường ấy
-Trong truyện, dường như việc cứu nước có sức mạnh làm cho Gióng 
lớn lên. Không lớn lên nhanh thì làm sao đáp ứng được nhiệm vụ 
cứu nước. Cuộc chiến đấu đòi hỏi dân tộc ta phải vươn mình phi thường 
như vậy.Gióng vươn vai là tượng đài bất hủ về sự trưởng thành vượt bậc, 
về hùng khí, tinh thần của một dân tộc trước nạn ngoại xâm. 
Khi lịch sử đặt ra vấn đề sống còn cấp bách, khi tình thế đòi hỏi dân tộc
vươn lên một tầm vóc phi thường thì dân tộc vụt lớn dậy như Thánh Gióng,
tự mình thay đổi tư thế, tầm vóc của mình.

*Gậy sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc.
-Gióng đánh giặc không những bằng vũ khí, mà bằng cả cây cỏ của đất nước bằng những gì giết được giặc


*Đánh giặc xong, Gióng cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời
-Gióng ra đời đã phi thường thì ra đi cũng phi thường.
-Nhân dân yêu mến, trân trọng, muốn giữ mãi hình ảnh người anh hùng, nên đã để Gióng trở về về với cõi vô biên bất tử. 
-Hình tượng Gióng được bất tử hóa bằng cách ấy. 
-Bay lên trời, Gióng là non nước, đất trời là biểu tượng của người dân Văn Lang. 
Gióng sống mãi.
-Không hề đòi hỏi công danh.
-Dấu tích của chiến công, Gióng để lại cho quê hương, xứ sở

mình trả lời còn thừa vì mình ko để ý

22 tháng 8 2016

Đại diện cho tiếng nói yêu nước, tinh thần chống giặc ngoại xâm 
b. Cái nài chắc là muốn đánh giặc tinh thần là chưa đủ, cần có vũ khí nữa [Nếu học rồi thì liên hệ câu của cụ Mết trong "Rừng xà nu"] 
c. Sự đoàn kết của dân tộc ta 
d. Sức mạnh thần kỳ (của rì tự chém ra, tinh thần yêu nước, hay là của tình đoàn kết, hay là Gióng được Trời cho sức mạnh để đánh đuổi giặc theo tâm nguyện của nhân dân) 
đ. Những vật dụng, cây cối thân quen, gần gũi cũng đều có thể trở thành vũ khí giết giặc thần kỳ 
e. Tinh thần yêu hòa bình của nhân dân ta, sau khi chiến tranh lại cởi giáp, bỏ lại vũ khí. (hoặc là tính thần thánh trong câu chuyện cổ tích, Gióng hóa thành người trời) 

Cái đoạn ý nghĩa này thì trí tưởng tượng càng nhiều càng tốt, thực ra chưa chắc đã đúng, nếu làm bài thì nên tham khảo nhiều ý kiến nhé:D!

30 tháng 10 2019

"Quê hương tôi có con sông xanh biếc"

Nhà thơ Tế Hanh viết về dòng sông quê hương mình trong những ngày tháng xa quê đầy thương nhớ như vậy. Lời thơ đánh thức xúc cảm của trái tim người đọc, bởi hầu như ai cũng có một dòng sông quê trong trái tim mình. Và em cũng có một dòng sông quê hương dạt dào sóng nước, ngày đêm tuôn chảy qua cánh đồng, khu vườn tươi xanh. Đó chính là dòng sông Vàm Cỏ Đông của mảnh đất Long An hiền hòa....

Từ khi sinh ra, em đã được ru bởi tiếng sóng vỗ của sông Vàm Cỏ Đông, vì nhà em nằm bên bờ sông quê. Ngày ngày, từ cái sân nhỏ trước ngôi nhà thân thương, em thường nhìn thấy những con thuyền xuôi ngược trên sông, và màu nước thay đổi theo mùa. Sông quê em vốn là dòng sông lớn, bắt nguồn từ núi non của đất nước Cam-pu-chia, rồi đi vào Việt Nam, chảy suốt từ Tây Ninh qua Long An với chiều dài lên tới 86 cây số. Đối với em, sông Vàm Cỏ Đông lúc nào cũng đẹp. Mỗi buổi sáng sớm, em thấy mặt sông xanh biếc, sóng lăn tăn nhẹ như một bài thơ. Những mảng lục bình trôi lờ lững như khoan thai ngắm cảnh quê nhà. Còn khi chiều xuống, nhất là những buổi chiều thu, mặt nước lãng đãng trong một màn hơi nước mờ mờ, thì con sông trở nên đẹp huyền ảo. Hai bên bờ sông là những xóm làng trù phú, thanh bình với những con người chân chất, mộc mạc. Ai cũng biết chèo ghe, biết bơi lội trên dòng sông quê yêu dấu.

Em yêu dòng sông quê em vô cùng, bởi nơi đây có biết bao kỷ niệm đẹp của thời ấu thơ trong trẻo. Đó là những chiều đẹp trời. lũ trẻ chúng em rủ nhau ra bến sông đầu xóm, nơi có những rặng tre xanh mát, để cùng nhau tắm mát trên sông. Tiếng cười vang vang trên mặt nước có lẽ làm bầy cá nhỏ dưới sông cũng giật mình bỏ chạy. Trên dòng sông ấy, ba em và anh Hai thường thả lưới để bắt những chú cá lóc béo tròn, chú cá sặc mình dẹp, nhiều xương mà thịt cá thơm ngon, để má em làm bữa cơm để cả gia đình cùng nhau thưởng thức. Dòng sông quê cũng có khi cuồn cuộn sóng trong những ngày mưa gió, đó là lúc em thong thả ngắm cảnh sau giây phút làm xong bài tập mà thầy cô giao cho. Ngay cả những lúc như thế, em vẫn thấy dòng sông quê em mang một vẻ đẹp riêng, thật đáng yêu, đáng nhớ...

Dòng sông quê em cũng là niềm tự hào của em và bao người dân Long An. Đó là dòng sông anh hùng trong kháng chiến, nơi đã chứng kiến nhiều chiến công vang dội, đánh đuổi giặc ngoại xâm giày xéo quê hương. Ông ngoại em từng kể cho em về đội du kích giỏi chèo xuồng đưa bộ đội qua sông, và những người chiến sĩ vừa dũng cảm, vừa mưu trí. Đó chính là lịch sử hào hùng in dấu trên sông nước Vàm Cỏ. Và có lẽ vì thế, sông quê em được đi vào thơ, vào nhạc. Bài hát "Lên ngàn" của nhạc sĩ Hoàng Việt và bài ca "Vàm Cỏ Đông" của nhạc sĩ Trương Quang Lục đều có cảm hứng từ dòng sông anh hùng nơi quê em. Mỗi khi những giai điệu tuyệt vời ấy cất lên, em lại cảm thấy lòng mình xao xuyến vì yêu mến và tự hào trỗi dậy. Ôi, dòng sông huyền thoại mà thân thương quá!

Khi em học xong tiểu học, cũng là lúc gia đình em chuyển lên thành phố sinh sống. Em nhớ da diết dòng sông quê mình với tất cả niềm yêu quý thấm thía. Hàng tháng, ba má đều đưa chúng em về thăm quê, thăm ngoại, và em lại được gặp Vàm Cỏ Đông, dòng sông thơ ấu thân thương cho thỏa niềm mong nhớ. Sông là tuổi thơ, là hình ảnh quê em, nơi chôn nhau cắt rốn, nên làm sao em không thương nhớ sông quê khi phải xa cách! Và em luôn mong giây phút được trở về ngồi bên hiên nhà ngoại, để tim mình bình yên theo nhịp sóng quen thuộc.

Em mong sao sông quê em luôn trong xanh, chở phù sa bồi đắp cho vườn ruộng. Gần đây, em có phần lo lắng khi nghe nói có nhiều dòng sông bị ô nhiễm "bức tử". Yêu sông, em khao khát những người dân quê hương Long An sẽ giữ gìn dòng sông Vàm Cỏ Đông, để sông mãi xanh trong, mãi tươi đẹp như từ bao đời nay vẫn thế.

30 tháng 10 2019

dàn

bài

bn

ey !!!!!!

7 tháng 9 2017

đều hoang đường

7 tháng 9 2017

đugs mà bạn đề này cô giao cho mình mà