K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 12 2019

Thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/6/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020, trong những năm qua, đặc biệt là những năm gần đây giáo dục vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã có rất nhiều khởi sắc. Mạng lưới, quy mô trường lớp được củng cố, phát triển đáp ứng được nhu cầu học tập của con em đồng bào người dân tộc thiểu số, miền núi.

Mạng lưới trường lớp từ mầm non đến trung học phổ thông ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi nước ta được củng cố và phát triển. Các thôn, bản vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới đã có lớp mầm non, tiểu học; 100% xã có trường tiểu học, trung học cơ sở, trung tâm cụm xã, các huyện đều có trường trung học phổ thông; nhiều trường mầm non, phổ thông đã đạt chuẩn quốc gia. Hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT), trường Phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) và trường dự bị đại học (DBĐH) ngày càng phát huy vai trò tích cực, cơ bản đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn cán bộ người DTTS cho các địa phương vùng DTTS, vùng miền núi.

 Từ các chương trình, dự án của nhà nước kết hợp với sự đầu tư của các địa phương, đến nay, các địa phương có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống đã xóa bỏ được hầu hết các phòng học 3 ca, phòng học tạm; tạo điều kiện cho hàng triệu học sinh được ngồi học trong các phòng học kiên cố và giải quyết chỗ ở cho hàng vạn giáo viên (đặc biệt các tỉnh miền núi phía Bắc, các huyện miền núi ở các tỉnh miền Trung, các tỉnh Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long). Cơ sở vật chất, thiết bị trường học phục vụ hoạt động dạy và học của các cơ sở giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi được quan tâm đầu tư, góp phần ổn định và phát triển quy mô giáo dục, tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục phấn đấu đạt chuẩn quốc gia và hoàn thiện dần mạng lưới cơ sở giáo dục ở các địa phương, từng bước nâng cao quy mô mạng lưới và chất lượng giáo dục trong các trường chuyên biệt.

Hệ thống trường chuyên biệt vùng dân tộc thiểu số, miền núi được đầu tư, phát triển và không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục

Hiện nay, toàn quốc có tổng số 316 trường phổ thông dân tộc nội trú ở 49 tỉnh/thành phố với tổng số 109.245 học sinh nội trú (tăng 22 trường PTDTNT, 28.422 học sinh nội trú so với năm học 2011-2012). Các trường phổ thông dân tộc nội trú đã tổ chức ứng dụng những kiến thức, kỹ năng về quản lý, giảng dạy, giáo dục học sinh được tiếp thu thông qua các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên trường chuyên biệt của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tổ chức tốt dạy học 2 buổi/ngày theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS, THPT. Tỷ lệ học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú xếp loại hạnh kiểm tốt, khá hằng năm đạt trên 95%. Tính trung bình, học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú có tỷ lệ học lực giỏi, khá là trên 60%, học lực trung bình trên: 30%, học lực yếu, kém khoảng 2,3%. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS của các trường phổ thông dân tộc nội trú hàng năm trên 97%; Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT của các trường phổ thông dân tộc nội trú đạt 90%. Có trên 10.000 học sinh tốt nghiệp THCS các trường phổ thông dân tộc nội trú; trong đó, khoảng 30% số học sinh được tiếp tục vào học cấp THPT ở các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh, huyện và Trung ương, 60% vào các trường phổ thông công lập trên địa bàn, 10% vào học các trường trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở dạy nghề và về địa phương tham gia công tác và lao động sản xuất. Trong số 6.000 học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú tốt nghiệp THPT hàng năm, có trên 50% học sinh thi đỗ thẳng vào đại học, cao đẳng, 5% được đi học cử tuyển, 13% vào dự bị đại học, khoảng 30% vào trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề và về địa phương tham gia công tác, lao động sản xuất. Ngoài việc dạy học văn hóa, các nhà trường còn tổ chức các hoạt động giáo dục như: tổ chức nội trú, nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe học sinh, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, giáo dục kỹ năng sống, hướng nghiệp, dạy nghề... nhằm phát triển toàn diện về phẩm chất, năng lực học sinh dân tộc thiểu số. 

Phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú: Toàn quốc hiện có 1.097 trường phổ thông dân tộc bán trú ở 28 tỉnh/thành phố (trong đó có 15% trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia) với quy mô 185.671 học sinh bán trú (tăng 970 trường PTDTBT, 172.441 HSBT so với năm học 2011-2012) . Ngoài ra, còn có 2.273 trường phổ thông ở 29 tỉnh/thành phố với quy mô 161.241 học sinh bán trú. Hiện nay, các địa phương vùng dân tộc thiểu số, miền núi vẫn đang tiếp tục rà soát, quy hoạch để củng cố, phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú và trường phổ thông có học sinh bán trú. Các trường phổ thông dân tộc bán trú và trường phổ thông có học sinh bán trú thực hiện nội dung, chương trình giáo dục phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, học 2 buổi/ngày, buổi tối thực hiện các hoạt động nội trú cùng với các nội dung giáo dục đặc thù theo chương trình kế hoạch riêng tùy vào điều kiện của mỗi nhà trường. Chất lượng giáo dục của trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh bán trú có nhiều chuyển biến tích cực. Tỷ lệ học sinh bán trú cấp tiểu học hoàn thành cấp học đạt 98,9%, học sinh bán trú cấp THCS hoàn thành cấp học đạt 92%, tỷ lệ huy động học sinh dân tộc thiểu số trong độ tuổi ra lớp tăng, môi trường học tập ở trường phổ thông dân tộc bán trú đã giúp học sinh dân tộc thiểu số đi học chuyên cần tiếp cận nhanh hơn với tiếng Việt. Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên rõ rệt, học sinh bỏ học giảm, góp phần quan trọng trong việc củng cố, duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục THCS; nâng cao dân trí và phát triển nguồn nhân lực ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng biên giới và hải đảo.

Việc tạo nguồn đào tạo sinh viên dân tộc thiểu số ở các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn trong các trường dự bị đại học được nhà nước quan tâm: Cả nước có 4 trường DBĐH; 1 trường PTDTNT trực thuộc Bộ có đào tạo hệ DBĐH dân tộc (Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc) và 3 khoa DBĐH dân tộc thuộc các trường đại học (Trường Đại học Tây Nguyên, Trường Đại học Cần Thơ, Trường Đại học Trà Vinh), với quy mô hơn 5.000 HS dự bị/năm. Theo đánh giá của các cơ sở đào tạo, đa số các sinh viên này học tập tốt, có thể đáp ứng các điều kiện của nhà trường như các thí sinh khác trúng tuyển vào trường. Đa số số sinh viên tốt nghiệp ra trường có việc làm, nhiều em đã trở thành cán bộ giỏi tại các địa phương.

Công tác giáo dục mũi nhọn, chăm lo phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số chất lượng cao đã được chú trọng và tăng cường. Nhiều tỉnh có nhiều học sinh là người dân tộc thiểu số đạt giải trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia và cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia. Đặc biệt ngày càng có nhiều học sinh thuộc các dân tộc thiểu số rất ít người đỗ tốt nghiệp trung học phổ thông và học lên những cấp học cao hơn. Ở hầu hết các tỉnh, tỷ lệ học sinh là người dân tộc thiểu số đạt giải trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia, học sinh là người dân tộc thiểu số dưới 1.000 người tốt nghiệp trung học phổ thông; học sinh trúng tuyển vào các trường chuyên nghiệp đạt điểm cao đều tăng so với những năm học trước.

Việc dạy học tiếng nói, chữ viết dân tộc thiểu số, giáo dục văn hóa dân tộc và tri thức địa phương nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc được chú trọng

Nhiều địa phương đã vận dụng sáng tạo giáo dục văn hóa dân tộc và tri thức địa phương cho học sinh trong các trường học, như sưu tầm, biên soạn tài liệu giáo dục văn hóa dân tộc và tri thức địa phương đưa vào giảng dạy trong trường học. Việc dạy học tiếng nói, chữ viết dân tộc thiểu số được quan tâm, cả nước triển khai dạy và học 6 thứ tiếng dân tộc thiểu số: Mông, Chăm, Khơ Me, Gia Rai, Ba Na, Ê Đê, tại 22 tỉnh/thành phố, với quy mô 715 trường, 4.812 lớp, 113.231 học sinh. Việc dạy học tiếng nói, chữ viết DTTS đã góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và  nâng cao chất lượng dạy học các môn văn hóa trong nhà trường. 

Mở rộng và tăng cường các chế độ, chính sách hỗ trợ, nhất là đối với đối tượng trẻ em, học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, cán bộ quản lí, giáo viên ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn

Nhiều chính sách ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục vùng đồng bào DTTS, vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa được ban hành đã quan tâm đến nhiều mặt và nhiều đối tượng (chính sách đối với trẻ em, học sinh, sinh viên; chính sách đối với cơ sở giáo dục; chính sách đối với nhà giáo...). Chế độ, chính sách được thực hiện đúng, đủ, kịp thời đóng vai trò quan trọng trong việc huy động trẻ em, HS, SV người DTTS đi học, không bỏ học giữa chừng, học hết cấp học và học lên cao hơn.

Ngoài các chính sách của Nhà nước có tính ổn định, còn có các Chương trình, Đề án, Dự án về phát triển giáo dục vùng khó khăn. Các tổ chức, cá nhân đều ưu tiên cho GDĐT vùng DTTS, miền núi,... Cơ sở vật chất trường lớp, các cấp học được quan tâm đầu tư xây dựng đảm bảo đủ điều kiện để từng bước nâng cao chất lượng dạy và học. Tỷ lệ HS đến trường tăng cao, học sinh lưu ban, bỏ học ngày càng giảm. Năng lực chuyên môn nghiệp vụ và đời sống của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi không ngừng được nâng cao. Nhiều địa phương có HS, SV người  DTTS có thêm các chính sách hỗ trợ học phí và chi phí học tập cho HS, SV của địa phương mình (Cao Bằng, Điện Biên, Quảng Trị, Gia Lai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đồng Nai, Đắk Nông,...).

Các chính sách tập trung quan tâm tới các đối tượng người nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số ở vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các đối tượng thiệt thòi khác đã thực sự đi vào cuộc sống, có ý nghĩa xã hội to lớn, góp phần quan trọng nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, giảm nghèo đối với vùng dân tộc thiểu số, miền núi.

 Trong thời gian tới, để thúc đẩy phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi cần phải tiếp tục rà soát các chính sách đối với người dạy, người học và các cơ sở giáo dục vùng DTTS để đề xuất với Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành liên quan sửa đổi, bổ sung, ban hành mới chính sách phát triển giáo dục, đào tạo vùng dân tộc thiểu số, miền núi phù hợp với điều kiện, tình hình mới. Đồng thời tăng cường phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí thực hiện tốt công tác tuyên truyền về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về giáo dục dân tộc. Trên cơ sở đó, tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hóa phát triển giáo dục đào tạo vùng DTTS, miền núi.

7 tháng 3 2018

a) Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa vật thể va di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học đươc lưu truyền từ đời này sang đời khác.

+) Di sản văn hóa phi vật thể: tiếng nói, ca trù

+) Di sản văn hóa vật thể: di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

b) Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo có nghĩa là: công dân có quyền theo hoặc không theo một tín ngưỡng hay tôn giáo nào đó, người đã theo một tôn giáo có quyền thôi không theo nữa, hoặc bỏ để theo tín ngưỡng, tôn giáo khác mà không ai được cưỡng bức và cản trở.

7 tháng 3 2018

Di sản văn hóa là di sản của các hiện vật vật lý và các thuộc tính phi vật thể của một nhóm hay xã hội được kế thừa từ các thế hệ trước, đã duy trì đến hiện nay và dành cho các thế hệ mai sau.[1] Di sản văn hóa bao gồm tài sản văn hóa (như các tòa nhà, cảnh quan, di tích, sách, tác phẩm nghệ thuật, và các hiện vật), văn hóa phi vật thể (như văn hóa dân gian, truyền thống, ngôn ngữ và kiến thức) và di sản tự nhiên (bao gồm cảnh quan có tính văn hóa quan trọng và đa dạng sinh học).

1) Kể tên các anh hùng dân tộc trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống và quân Mông-Nguyên? Cho biết công lao của một anh hùng mà em yêu thích?2) Lý thường kiệt đã thực hiện chủ trương gì để đối phó với sự xâm lược của nhà tống ? Chủ trương đó đã được thực hiện như thế nào? Ý nghĩa của thắng lợi đó?3) nhà trần đã củng cố chế độ phong kiến tập quyền như thế nào?...
Đọc tiếp

1) Kể tên các anh hùng dân tộc trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống và quân Mông-Nguyên? Cho biết công lao của một anh hùng mà em yêu thích?

2) Lý thường kiệt đã thực hiện chủ trương gì để đối phó với sự xâm lược của nhà tống ? Chủ trương đó đã được thực hiện như thế nào? Ý nghĩa của thắng lợi đó?

3) nhà trần đã củng cố chế độ phong kiến tập quyền như thế nào? Chứng minh ba lấn kháng chiến chống quân Mông-Nguyên thắng lợi là nhờ các chiến thuật, chiến lược đúng đắn, sáng tạo và sự chuẩn bị chu đáo của nhà trần?

4) em hãy nêu vị trí của đạo phật thời lý? Vì sao phật giáo thời lý được đặc biệt phát triển ?

5) Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời trần ? Cơ cấu tổ chức bộ máy quan lại thời trần có gì giống và khác so với thời lý?

6) Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần đánh thắng quân xâm lược Mông-Nguyên?

7) Nhà trần đã làm gì để khôi phục và phát triển kinh tế? tác dụng?

0
Định nghĩa các môn họcToán họcĐây là môn học duy nhất không có sự bổ ích. Các bạn sẽ được học 1 + 1 = 2, điều mà một vài năm sau người ta lại nói lại 1 + 1 = 10 và nói cho bạn biết hệ nhị phân là gì. Người ta cũng dạy bạn vi phân, tích phân và nhiều thứ quan trọng khác nhưng nói chung, bạn vẫn phải dùng đến máy tính bỏ túi khi đi chợ.Vật lýMôn học nghiên cứu sự rụng của táo...
Đọc tiếp

Định nghĩa các môn học

Toán học

Đây là môn học duy nhất không có sự bổ ích. Các bạn sẽ được học 1 + 1 = 2, điều mà một vài năm sau người ta lại nói lại 1 + 1 = 10 và nói cho bạn biết hệ nhị phân là gì. Người ta cũng dạy bạn vi phân, tích phân và nhiều thứ quan trọng khác nhưng nói chung, bạn vẫn phải dùng đến máy tính bỏ túi khi đi chợ.

Vật lý

Môn học nghiên cứu sự rụng của táo và các loại quả khác. Bạn cũng có được học cách tính giờ tàu chạy và khi nào hai con tàu gặp nhau nếu chạy trên cùng một ... đường ray. Người học vật lý xong thường ít đi trồng táo hoặc đi tàu hoả.

Hoá học

Môn học phải ghi nhớ những câu trả lời đúng và những bài thí nghiệm. Đổ một lọ này vào lọ kia, lắc hoặc khuấy, nhiều lúc phải đun lên, rồi cuối cùng đổ tất cả ra vườn, đó là thí nghiệm.

Sinh học

Môn học nghiên cứu ruồi giấm và một số vật nuôi trong nhà khác. Tuy nhiên nếu ta hỏi một người lớn rằng "làm sao để có em bé" thể nào ta cũng được câu trả lời "có con cò mang em bé đến và đặt lên cửa sổ cho các bà mẹ".

Địa lý

Môn này dạy bạn cách xem bản đồ và bạn phải chỉ ra châu Mỹ trên bản đồ thế giới. Đây có lẽ là môn mới mẻ nhất vì trước khi Christopher Columbus chưa tìm ra châu Mỹ, chắc chưa ai phải học môn này cả.

Lịch sử

Các thầy giáo sẽ bắt bạn nhớ xem ai đã lật đổ một ông vua nào đó.

Nhiều khi bạn phải nhớ ngày sinh của một ông hoàng bà chúa nào đó mặc dù ông ta không làm sinh nhật, mà bạn cũng chẳng cần phải nhớ để tặng quà.

Văn học

Bạn sẽ phải đọc một quyển sách dày đến nỗi bạn chỉ kịp liếc qua cái tên của nó trước khi vào phòng thi. Sau khi học xong môn này, bạn sẽ có thể biết Huy Gô và Huy Cận không phải là hai anh em hay Xuân Diệu không phải là nhà buôn bút mặc dù ông ta sống bằng ngòi bút.

Triết học

Triết học là 1 hiện tượng luận về hiện tượng mà đôi khi chúng ta luận về hiện tượng đó thì đúng là hiện tượng luận cho nên người ta mới gọi hiện tượng luận là luận về hiện tượng đó nhưng hiện tượng đó đôi khi không là hiện tượng luận nên luận về hiện tượng đó là hiện tượng luận.


Nói chung các môn học có thể gói gọn lại thành 2000 tiết. Học trong 4 hoặc 5 năm. Trong đó 2 tiết thật sự là hữu ích (ví dụ, chỉ bật được quạt khi có điện) còn 1998 tiết còn lại là hoàn toàn vô nghĩa (ví dụ điện đã làm cho quạt quay như thế nào?). Tất cả những việc gì phải làm là chép những lời thầy giảng, nhớ chúng, chép chúng vào bài thi, rồi sau đó quên đi.

Nếu ai chẳng may không thể quên được thì trở thành giáo viên và suốt đời không ra khỏi trường đại học.

Mà học đại học là cứ học đại đi cho bằng bạn bằng bè. Chẳng lẽ bạn bè nó đi học đại học, mình lại chơi MU Online.

9
22 tháng 6 2017

Đây đâu phải là toán đâu nhỉ

Mà bạn viết mấy cái này thì chắc phải kiên trì lắm nhưng mik đọc chẳng hỉu gì ( đúng ra là mik mới đọc vài dòng thôi )

26 tháng 6 2017

viết cái này phải kì công lắm chắc người viết đang rảnh hay sao mà viết một đống chữ như thế

Trong cuộc sống, đạo đức là một yếu tố rất quan trọng, nó thể hiện sự văn minh, lịch sự, nếp sống, tính cách, và phần nào có thể đánh giá được phẩm chất, giá trị bản thân con người. Và có rất nhiều mặt để đánh giá đạo đức, phẩm chất của con người. Một trong số đó là sự biết ơn, nhớ ghi công lao mà người khác đã giúp đỡ mình. Đó cũng là một chân lí thiết thức...
Đọc tiếp

Trong cuộc sống, đạo đức là một yếu tố rất quan trọng, nó thể hiện sự văn minh, lịch sự, nếp sống, tính cách, và phần nào có thể đánh giá được phẩm chất, giá trị bản thân con người. Và có rất nhiều mặt để đánh giá đạo đức, phẩm chất của con người. Một trong số đó là sự biết ơn, nhớ ghi công lao mà người khác đã giúp đỡ mình. Đó cũng là một chân lí thiết thức trong đời thường. Chính vì vậy ông cha ta có câu : “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Câu tục ngữ trên đều mang một triết lí nhân văn sâu sa. Đó là cần phải biết ơn những người đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho chúng ta.
Câu tục ngữ này mượn hình ảnh “ăn quả” và “trồng cây” ý muốn nói, khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm ra nó. Điều đó được ẩn dụ nhằm khuyên răn thái độ của mỗi con người xử sự sao cho đúng, cho phải đối với những người đã giúp đỡ mình để không phải hổ thẹn với lương tâm. Hành động đó đã thể hiện một tư tưởng cao đẹp, một lối ứng xử đúng đắn. Lòng biết ơn đối với người khác đó chính là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa tới nay. Đó cũng chính là biết sống ân nghĩa mặn mà, thuỷ chung sâu sắc giữa con người với con người. Tất cả những gì chúng ta đang hưởng thụ hiện tại không phải tự dưng mà có. Đó chính là công sức của biết bao lớp người. Từ những bát cơm dẻo tinh trên tay cũng do bàn tay người nông dân làm ra, một hạt lúa vàng chín giọt mồ hôi mà. Rồi đến tấm áo ta mặc, chiếc giày ta đi cũng đều bởi những bàn tay khéo léo của người thợ cùng với sự miệt mài, cần cù trong đó. Những di sản văn hoá nghệ thuật, những thành tựu độc đáo sáng tạo để lại cho con cháu.


Còn nhiều, rất nhiều những công trình vĩ đại nữa mà thế hệ trước đã làm nên nhằm mục đích phục vụ thế hệ sau. Tất cả, tất cả cũng đều là những công sức lớn lao, sự tâm huyết của mỗi người dồn lại đã tạo nên một thành quả thật đáng khâm phục để ngày nay chúng ta cần biết ơn, phục hồi, tu dưỡng, phát triển những di sản đó. Những lòng biết ơn, kính trọng không phải chỉ là lời nói mà còn cần hành động để có thể thể hiện được hết ân nghĩa của ta. Đó chính là bài học thiết thực về đạo lí mà mỗi con người cần phải có. Lòng nhớ ơn luôn mang một tình cảm cao đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Nó giáo dục chúng ta cần biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những anh hùng vĩ đại đã hi sinh, lấy thân mình, mồ hôi xương máu để bảo vệ nền độc lập cho đất nước, giữ vững bình yên vùng trời Tổ quốc cho chúng ta có những năm tháng sống vui sống khoẻ và có ích cho xã hội, phần để thực hiện đúng trách nhiệm, bổn phận của chúng ta, phần vì không hổ thẹn với những người ngã xuống giành lấy sự độc lập. Có ai hiểu được rằng, một sự biết ơn được thể hiện như một đoá hoa mai ửng hé trong nắng vàng, một lòng kính trọng bộc lộ như một ánh sao đêm sáng rọi trên trời cao. Đó là những cử chỉ cao đẹp, những hành động dù chỉ là nhỏ nhất cũng đều mang một tấm lòng cao thượng. Những người có nhân nghĩa là những người biết ơn đồng thời cũng biết giúp đỡ người khác mà không chút tính toan do dự. Chính những hành động đó đã khơi dậy tấm lòng của biết bao nhiêu con người , rồi thế giới này sẽ mãi là một thế giới giàu nhân nghĩa
Tóm lại câu tục ngữ trên giúp ta hiểu được về đạo lí làm người. Lòng tôn kính, sự biết ơn không thể thiếu trong mỗi con người, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay. Chúng ta luôn phải trau dồi những phẩm chất cao quý đó, hãy biết rèn luyện, phấn đấu bằng những hành động nhỏ nhất vì nó không tự có trong mỗi chúng ta. Chúng ta cần phải biết ơn những người đã có công dẫn dắt ta trong cuộc sống nhất là đối với những người trực tiếp giúp đỡ chỉ bảo ta như cha mẹ, thầy cô. Bài học đó sẽ mãi là một kinh nghiệm sống ẩn chứa trong câu tục ngữ trên và nó có vai trò, tác dụng rất lớn đối với cuộc sống trên hành tinh này.

1
2 tháng 3 2017

??????????????????????Bạn làm gì zậy??????????????????????

Nhìn hoa mắt chóng mặt quá

12 tháng 12 2018

vào link này nhé em https://h.vn/hoi-dap/question/144781.html