K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 5 2021

copy còn nói

9 tháng 5 2021

êy xem lại nha tui đâu có cop 100% đâu

 

5 tháng 12 2016

Ngay nhan đề của bài văn đã đề cập đến chữ “tâm” và chừ “tài” trong nghề y. Nhan đề chữ Hán là Y thiện dụng tâm. Nếu dịch “thầy thuốc giỏi ở tấm lòng” thì dường như ý nói thầy thuốc giỏi ở tấm lòng là đủ. Nếu dịch “thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” thì có nghĩa là thầy thuốc vừa giỏi vừa có tâm lòng. Trong đó, tấm lòng là gốc. Nhan đề như thế mới đúng với nội dung câu chuyện: Thầy thuốc không chi giỏi tay nghề mà còn là người rất yêu thương bệnh nhân. Nguyễn Du quan niệm về “tâm” vả “tài”: Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài. Bác Hồ yêu cầu người cán bộ phải vừa hồng vừa chuyên và nhấn mạnh "Cán bộ cần phải yêu thương chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn." (Hồ Chí Minh, Thư gửi Hội nghị Cán bộ y tế, tháng 2 — 1955).

Chúc bạn học tốt!
 
5 tháng 12 2016

Thank you yeu

6 tháng 11 2018

Đáp án C

18 tháng 3 2018

a. Nội dung chính: Tâm trạng của Phrăng khi nghe thầy dạy bài tiếng Pháp cuối cùng.

Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

b. Cụm danh từ: một quyển ngữ pháp, tất cả những điều thầy nói, con người tội nghiệp, toàn bộ tri thức của mình

một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, môi tái nhợt, quần áo tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào, bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông;xin ông đừng giận cháu! Cháu không...
Đọc tiếp

một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, môi tái nhợt, quần áo tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.

Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào, bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông;

xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.

Ông lão nhìn tôi chằm chằm, đôi môi nở nụ cười:

_ Cháu ơi, như vậy là cháu đã cho lão rồi.

Khi ấy tôi chợt hiểu ra, cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận cái gì đó của ông.

Trình bày suy nghĩ của em về điều mà tác giả muốn gửi gắm qua câu chuyện trên

GIÚP MK NHA. MK ĐANG CẦN GẤP

AI NHANH MK SẼ TICK CHO NHA

CAMRT ƠN CÁC BN NHIỀU!!!

1
20 tháng 3 2019

“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì, em biết không ? Để gió cuốn đi” lời bài hát của Trịnh Công Sơn cứ văng vẳng bên tai mỗi khi em gặp những con người đói khổ phải xin ăn trên phố phường hoa lệ. Có lẽ sợi dây mong manh để kết nối con người với nhau chính là tình yêu thương. Sợi dây yêu thương này đã được nhà văn nga Ivan Turgenev thể hiện sâu sắc qua mẩu truyện ngắn Người ăn xin.

Câu chuyện rất đơn giản kể về: “ Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.

Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay nóng hổi của ông:

– Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.

Ông nhìn tôi chăm chăm đôi môi nở nụ cười: Cháu ơi,cảm ơn cháu!Như vậy là cháu đã cho lão rồi. Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.”

Vậy đấy, trong câu chuyện nay không có một đồng tiền nào được cho đi nhưng có một thứ được cho đi rất nhiều đó chính là tình thương. Đó chính là “cho là nhận” một đạo lý làm người thật giản đơn trong cuộc sống. Tình yêu thương là một sợi dây vô hình nhưng thiêng liêng mà chúng ta khó có thể định nghĩa được nhưng chúng ta đều biết rằng nếu không có nó thì cuộc sống này thật uổng phí. Tình yêu thương giữa người với người mang đến cho chúng ta sự hạnh phúc và làm cho xã hội này ngày càng tốt đẹp hơn.

“Mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh” vì vậy, trong cuộc sống có rất nhiều mảnh đời bất hạnh cần được chúng ta giúp đỡ. Ông bà ta từng có câu “Lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều”. Đó là những lời rặn dò chúng ta hãy biết cảm thông sót thương, chia sẽ trước những mảnh đời bất hạnh. Con người ta chỉ có thể trở nên thật có giá trị khi chúng ta biết yêu thương, chia sẻ. Có lẽ tình huống trong câu chuyện giúp chúng ta hiểu hơn về tình yêu thương này. Không có chút vật chất nào nhưng cả hai đều nhận được rất nhiều. Họ chính là những nghèo khổ bần hàn nhưng thứ họ cho nhau chính là tình thương yêu vô bến. Đó chính là tấm lòng khao khát được rút một người nghèo khó vất vả hơn mình nhưng lại bất lực. Nhưng ông lão ăn xin đã nhận được sự yêu thương và tôn trọng của nhân vật “tôi”. Và ngược lại nhân vật “tôi” đã nhận được sự đồng cảm yêu thương từ ông lão ăn xin. Tình người cao đẹp của họ đã sưởi ấm những đêm đông giá lạnh.

Thế những giờ đây, trong một xã hội hiện đại xô bồ dường như tình người trở nên phai nhạt. Ích kỷ và vô cảm đó là những gì mà chúng ta đã và đang làm với những người xung quanh chúng ta. Có những người ăn xin lê lết hàng giờ liền bên hè phố không xin đủ tiền bữa ăn. Chúng ta khinh miệt họ khị họ xin chúng ta tiền, chúng ta ghê sợ họ vì sự bẩn thỉu rách rưới. Chúng ta vô cảm với những em bé bị ấu dâm, bắt nạt, bạo hành…từ đâu mà xã hội chúng ta lại trở nên vô cảm như vậy? Phải chăng là vì có nhiều kẻ lười làm chỉ chơi đã lợi dụng tình thương của chúng ta để kiếm ăn nên chúng ta sợ bị lừa. Phải chăng là vì chúng ta nghĩ rằng chúng ta cũng đang đói kém, nghèo nàn nên chúng ta không thể giúp gì được cho người khác? Niềm tin giữa con người với người đã bị lụi tàn?

Không niềm tin và tình yêu của chúng ta còn đó. Khi những đồng bào ta bị lũ lụt hàng tỷ đồng đã đến được tay bà con, hàng triệu những em nhỏ đã được cắp sách tới trường nhờ những tấm lòng hảo tâm. Và còn hàng triệu, hàng triệu những con người đa cùng nhau giúp đỡ để tình yêu và tình thương ngày càng được lan tỏa khắp xã hội. Đừng sợ hãi khi cho đi, đừng buồn khi bạn bị lừa dối hãy cứ tiếp tục yêu thương vì điều đó sẽ giúp bạn ngày càng tốt đẹp hơn trong cuộc sống.

1 tháng 3 2020

a/Nội dung chính của đoạn thơ thể hiện sâu sắc niềm đau đớn,tiếc thương vô hạn của nhà thơ và nhân dân ta ngày Bác qua đời.

b/Giọng thơ chân thành , tha thiết.

c/Cảm thấy bài thơ gợi tình cảm buồn,đau xót.Bài thơ như một tiếng khóc tiễn biệt,thông qua đó thể hiện sự đau thương của tất cả người dân Việt Nam trước sự ra đi của Bác.

5 tháng 12 2016
Kỳ Nhân Sư một hình tượng lý tưởng trong tác phẩm “Ngư Tiều y thuật vấn đáp” của Nguyễn Đình Chiểu đã tự xông đui đôi mắt của mình cho tròn y đạo và nhân đạo để không phải đem nghề y ra phục vụ cho kẻ thù của Tổ quốc và nhân dân. Nhân cách cao thượng ấy của Nguyễn Đình Chiểu còn để lại dấu ấn sâu sắc trong các thế hệ lương y sau nầy. Người thầy thuốc chân chính trong nhân dân làm nghề thuốc còn vì mục đích từ thiện chớ không phải chỉ có kinh doanh trên sự đau khổ của đồng bào. Nguyễn Đình Chiểu làm thơ để biểu lộ lòng yêu nước, thương dân và lấy đó làm vũ khí chống giặc; làm ông Đồ dạy học không biết mệt mỏi vì sự nghiệp nuôi dưỡng “hào khí Đồng Nai” giữ gìn bản sắc Việt Nam trong đời sống văn hóa của nhân dân giữa thời loạn ly; làm thầy thuốc vì đạo cứu người chứ không chỉ vì nghề để vụ lợi. Đó là lối sống có văn hóa, biết tự hào dân tộc, biết tự trọng của một người trí thức chân chính, biết trân trọng phẩm giá của con người, giữ đúng tiết tháo của một kẻ sĩ. Bằng cuộc đời và sự nghiệp của mình, Nguyễn Đình Chiểu đã góp phần xứng đáng cho đời sống văn hóa dân tộc trải qua thử thách nghiệt ngã được bảo tồn và phát triển. Sống trong tình thương và sự kính trọng của nhân dân, những người làm nên lịch sử và sáng tạo văn hóa, Nguyễn Đình Chiểu mãi mãi là một nhân cách lớn, một nhà văn hóa chân chính của nhân dân.  
5 tháng 12 2016

Cậu viết vắn tắt hơn đc ko

Cô đơnVì sao tôi lại sống?Để thể xác tổn thương.Vì sao da màu lạ?Rồi lẻ loi một mình.Vì sao tôi tự kỉ?Chẳng có người ở bên.Thật ra tôi là ai?Một đứa trẻ cô đơnCha mẹ tôi là ai?Mặt trăng cao vòi vọi,Ánh sao lấp lánh hiền.Đôi chân đi khắp nơi Dể tìm người mình thươngKhao khát và mơ ướcMột người ở bên mình.Con đường dài dằng dặcNắng...
Đọc tiếp

Cô đơn
Vì sao tôi lại sống?
Để thể xác tổn thương.
Vì sao da màu lạ?
Rồi lẻ loi một mình.
Vì sao tôi tự kỉ?
Chẳng có người ở bên.

Thật ra tôi là ai?
Một đứa trẻ cô đơn
Cha mẹ tôi là ai?
Mặt trăng cao vòi vọi,
Ánh sao lấp lánh hiền.

Đôi chân đi khắp nơi 
Dể tìm người mình thương
Khao khát và mơ ước
Một người ở bên mình.

Con đường dài dằng dặc
Nắng gắt, mưa ròng rã
Lang thang và bệnh tật
Khóc!? Chẳng ai quan tâm.

Lặng lẽ sau cái bóng
Một đứa trẻ bất hạnh
Tôi sống vì thứ gì?
Chỉ muốn người mình yêu
Tôi muốn làm gì đó
Thật ý nghĩa, lớn lao
Gửi gắm đến cha mẹ
Cùng tất cả mọi người
Nhưng chẳng ai để ý
Lạnh lẽo và nản lòng
Vì một lẽ nào đó
Đứa trẻ sẽ ra đi.

Hồi còn nhỏ, em cũng hay bị mọi người xa lánh. Cha, mẹ đều có công việc làm nên đã gửi em cho 1 bà vú từ khi lọt lòng đến lúc 5 ;6 tuổi. Vì cùng cảnh ngộ và đau xót cho những đứa trẻ bất hạnh như thế, em làm tặng họ bài thơ này với mong muốn hiểu được nỗi tuyệt vọng của họ, suy nghĩ và hành động của họ.

7
19 tháng 3 2018

Thơ KHÁ hay,chắc là tự sáng tác,cho 1 tràng vỗ tay

19 tháng 3 2018

Thơ tự làm luôn nè:

Giun kim vừa trắng lại vừa tròn

Kí sinh ở ruột hút chất ngon

Sống chết mặc dầu viên thuốc xổ

Mà giun vẫn cứ chạy lon ton.