K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Ngày xưa ở quận Cao-bình có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con. Nhà họ nghèo hàng ngày phải lên rừng chặt những bó củi về đổi lấy gạo nuôi thân. Họ ham giúp người như đắp đường khơi cống, đỡ đần kẻ già người yếu mà không nề hà gì cả. Thấy họ tốt bụng, Ngọc hoàng bèn sai thái tử xuống đầu thai làm con. Từ đó người vợ có mang, nhưng trải đã mấy năm mà không sinh nở. Giữa khi ấy, người chồng lâm bệnh rồi chết. Mãi về sau người vợ mới sinh được một đứa con trai.

Thằng bé khôn lớn thì người mẹ cũng theo chồng từ giã cõi trần. Nó sống côi cút trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa. Người ta gọi là Thạch Sanh. Giang sơn của Thạch Sanh chỉ có mỗi một lưỡi búa của cha để lại hàng ngày đưa lên rừng đốn củi. Năm Thạch Sanh bắt đầu biết dùng búa: có thiên thần được Ngọc hoàng phái xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.

Một hôm có người hàng rượu tên là Lý Thông đi qua ngồi nghỉ ở gốc đa. Hắn thấy Thạch Sanh vừa gánh về một gánh củi lớn tướng, nghĩ bụng: - "Người này khỏe như voi. Nếu nó về ở cùng ta thì lợi biết bao nhiêu". Bèn lại lân la gạ chuyện rồi đòi kết làm anh em. Thấy có người lạ tự nhiên săn sóc đến mình. Thạch sanh cảm động, vui vẻ nhận lời và sau đó chàng từ giã gốc đa đến sống chung dưới mái nhà họ Lý.

Nhà họ Lý vốn chuyên môn cất rượu. Thạch Sanh đến, mẹ con hắn quả được một tay đỡ đần rất tốt. Bấy giờ trong vùng có một con Chằn tinh, có nhiều phép biến hóa lạ kỳ, thường bắt người ăn thịt. Quan quân nhiều lần đến bổ vây định diệt trừ nhưng không thể làm gì được. Cuối cùng người ta đành phải lập cho nó một cái miếu, hàng năm khấn một mạng người để cho nó đỡ phá phách.

Không may năm ấy đến lượt Lý Thông nạp mình.

Nghe tin, mẹ con Lý thông hoảng hốt lo sợ, nhưng sau đó mẹ con hắn nghĩ ra được một mưu là lừa cho Thạch Sanh đi chết thay: - "Hắn không cha mẹ, lại vừa mới đến, lạ nước lạ cái chắc là việc sẽ trót lọt". Nghĩ vậy, chiều hôm đó Lý Thông chờ lúc Thạch Sanh đi kiếm củi về dọn một mâm rượu thịt ê hề mời ăn, rồi bảo:

- Đêm nay đến lượt anh đi canh miếu thờ, ngặt vì giở cất mẻ rượu, vậy em chịu khó đi thay cho anh một đêm, đến sáng lại về.

Thạch Sanh không ngờ vực gì cả thuận đi ngay.

Nửa đêm hôm ấy, Thạch Sanh đang lim dim đôi mắt thì Chằn tinh sau miếu hiện ra, nhe nanh giơ vuốt định vồ lấy chàng. Thạch Sanh với lấy búa đánh lại. Chằn tinh hóa phép thoắt biến, thoắt hiện, nhưng Thạch Sanh không núng, chàng cũng giở phép tấn công liên tiếp. Chỉ một lúc sau, yêu quái bị lưỡi búa của chàng xả làm đôi, hiện nguyên hình là một con trăn lớn. Chàng vội chặt lấy đầu và nhặt bộ cung tên bằng vàng của yêu quái xách về.

Canh ba hôm ấy, mẹ con Lý Thông đang ngủ bỗng nghe tiếng Thạch Sanh gọi cửa, ngỡ là oan hồn của hắn hiện về, hồn vía lên mây vội cúi đầu lạy lấy lạy để. Khi Thạch Sanh vào nhà kể cho nghe câu chuyện giết Chằn tinh, mẹ con hắn mới thật hoàn hồn. Nhưng Lý Thông bỗng nảy ra được một kế khác. Hắn nói:

- Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu. Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết. Thôi bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn ngay đi. Có chuyện gì để mặc anh ở nhà lo liệu!

Nghe nói, Thạch Sanh kinh hoảng, vội từ giã hai mẹ con họ Lý ra đi. Chàng lại trở về gốc đa cũ kiếm củi nuôi miệng. Còn Lý Thông thì đem thủ cấp của yêu quái trẩy kinh, tâu vua là mình đã hạ thủ được Chằn tinh. Vua khen ngợi và phong hắn làm đô đốc.

Lại nói chuyện công chúa con vua hồi ấy đã đến tuổi lấy chồng. Nhưng nàng vẫn chưa chọn được người nào xứng đáng. Bọn hoàng tử các nước cũng có nhiều người sai sứ đến hỏi công chúa làm vợ nhưng không một ai vừa ý nàng. Cuối cùng, vua cha tổ chức một ngày hội lớn cho hoàng tử các nước láng giềng và con trai trong thiên hạ tới dự để công chúa từ trên lầu cao ném quả cầu may, hễ quả cầu rơi trúng vào người nào thì sẽ lấy người ấy làm chồng.

Nhưng khi công chúa sắp sửa ném quả cầu thì bỗng có Đại bàng đi qua trông thấy. Đại bàng nguyên là một con yêu tinh ở trên núi có nhiều phép thần dị. Thấy công chúa đẹp, liền sà xuống bất thình lình cắp đi.

Bấy giờ Thạch Sanh đang ngồi dưới gốc đa. Tình cờ thấy Đại bàng bay qua, chân có quắp một người, sẵn cung tên chàng bắn theo một phát. Mũi tên trúng cánh Đại bàng. Hắn đau quá phải hạ xuống cắn răng nhổ mũi tên đi rồi lại tha công chúa về hang. Thạch Sanh lần theo vết máu, tìm được chỗ ở của quái vật.

Thấy con bị mất tích, nhà vua xiết bao đau đớn, vội sai đô đốc Lý Thông đi tìm, hứa sẽ gả công chúa và truyền ngôi cho. Vừa mừng vừa sợ, Lý Thông không biết tính thế nào. Cuối cùng hắn nghĩ, chỉ có người em kết nghĩa cũ họa may có thể gỡ bí cho mình, bèn một mặt cho quân lính đi khắp nơi dò hỏi, mặt khác truyền cho nhân dân mở hội hát xướng mười ngày để nghe ngóng tin tức Thạch Sanh. Nhưng tám chín ngày trôi qua mà vẫn chưa có tin gì mới mẻ. Mãi đến ngày thứ mười, hắn mới tìm thấy Thạch Sanh trong đám người đi xem hội. Thấy Lý Thông nói đến việc tìm công chúa, Thạch Sanh liền thật thà kể chuyện mình bắn Đại bàng cho nghe. Lý Thông mừng quá, lập tức nhờ chàng dẫn đường cho quân sĩ trẩy đến sát hang đá. Cửa hang ăn thông xuống đất sâu thăm thẳm không một ai dám xuống. Thạch Sanh tình nguyện buộc dây ở lưng cho người dòng xuống hang thám thính.

Đại bàng từ hôm bị thương về nằm liệt một nơi, bắt công chúa phục dịch. Thạch Sanh xuống đến nơi ẩn vào một xó, chờ lúc công chúa một mình đi qua, mới ra hiệu cho nàng biết. Thấy người trai lạ kia liều chết cứu mình, công chúa vừa ngạc nhiên vừa hết sức cảm phục. Thạch Sanh lấy thuốc mê bảo nàng cho Đại bàng uống. Chờ lúc Đại bàng ngủ say, chàng buộc công chúa ở đầu dây ra hiệu cho quân của Lý Thông kéo lên. Chàng đang chờ đến lượt mình lên thì không ngờ Lý Thông đã ra lệnh cho quân sĩ vần đá lớn lấp kín cửa hang lại, rồi kéo nhau về. Thạch Sanh không ra được, tức mình vô hạn. Chàng đập phá khắp nơi để kiếm lối thoát. Giữa khi đó Đại bàng tỉnh dậy. Thấy có người lạ, lại thấy mất công chúa, hắn bừng bừng nổi giận xông ra toan giết Thạch Sanh. Thạch Sanh cũng giở phép mầu chống lại rất kịch liệt. Đại bàng bị thương sẵn nên chả mấy chốc đã chuốc lấy thất bại. Sau khi giết chết con yêu tinh, Thạch Sanh đi lục lọi khắp mọi nơi. Thấy có một người con trai bị nhốt trong cũi sắt, chàng hỏi ra mới biết đó là thái tử con vua Thủy. Ngày đó cách đây hơn một năm thái tử di du ngoạn, tình cờ bị Đại bàng bắt đem về nhốt lại ở đây. Thạch Sanh bèn dùng cung vàng bắn tan cũi sắt cứu thái tử ra. Thái tử thoát nạn hết lời cảm tạ chàng và mời chàng xuống chơi Thủy phủ. Vua Thủy sung sướng được gặp lại con, lòng rất biết ơn Thạch Sanh. Vua đãi chàng rất hậu và khi chàng về, vua tống tiễn thật nhiều vàng ngọc nhưng Thạch Sanh không nhận, chỉ xin có mỗi một cây đàn. Thế rồi, chàng lại trở về gốc đa sinh nhai bằng nghề cũ.

Lại nói chuyện Chằn tinh và Đại bàng sau khi chết: hồn chúng nó không được ai cúng tế, đành đi lang thang để kiếm miếng ăn. Một hôm chúng tình cờ gặp nhau và mỗi bên kể cho nhau biết vì đâu gặp phải số phận long đong. Hai bên bàn nhau tìm cách báo thù Thạch Sanh cho bõ ghét. Chúng bèn lẻn vào kho vua ăn trộm của cải mang tới quẳng ở gốc đa để vu vạ. Quả nhiên sau đó bọn nội thị cứ theo dấu đi tìm, đến gốc đa thì bắt được tang vật. Thạch Sanh liền bị hạ ngục.

*

Lại nói chuyện công chúa từ khi được Lý Thông đưa về cung thì tự nhiên hóa câm. Suốt ngày mặt hoa rầu rĩ không nói không cười. Vua đành hoãn việc cưới xin và bảo Lý Thông lập đàn cầu nguyện cho nàng lành bệnh. Lý Thông bèn cho mời các pháp sư có đủ phép thuật cao cường về cúng cầu, nhưng cầu mãi vẫn không ăn thua. Công chúa ngày ngày ngồi im lặng làm cho hắn vô cùng sốt ruột. Giữa lúc đó thì Thạch Sanh bị bắt và thuộc quyền hắn xét xử. Lý Thông không ngờ người mà hắn cố ý hãm vào chỗ chết lại vẫn sống nhăn. Hắn nghĩ: - "Nếu để nó sống, nó sẽ tranh mất công ta và tố cáo ta". Vì thế Lý Thông quyết định khép Thạch Sanh vào tội chết.

Ngồi trong ngục, Thạch Sanh nhân buồn tình đem đàn của vua Thủy cho ra gảy, không ngờ đấy chính là cây đàn thần, tiếng văng vẳng phát ra lúc này như oán, như than, như tức, như bực. Càng gảy tiếng đàn càng trách sự hững hờ của công chúa và vạch tội ác của Lý Thông. Tiếng đàn thoát khỏi nhà ngục và truyền đi rất xa. Nó bay vào hoàng cung, lọt vào tai công chúa. Bấy giờ công chúa đang ngồi trên lầu. Vừa nghe tiếng đàn, tự nhiên nàng đứng dậy cười nói huyên thuyên. Câu đầu tiên của nàng là xin vua cha cho gọi người gảy đàn vào cung.

Nhà vua lấy làm lạ, cho đòi Thạch Sanh đến. Trước mặt mọi người, chàng kể hết đầu đuôi thân phận của mình từ lúc mồ côi cha mẹ đến lúc kết bạn với Lý Thông: nào chém Chân tinh, bắn Đại bàng, nào cứu công chúa, bị lấp cửa hang, nào cứu con vua Thủy Tề và bị bắt đến đây, v.v... Vua và hoàng gia cùng nghe càng thương cảm. Vua sai bắt giam hai mẹ con Lý Thông lại giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng rộng lượng tha cho chúng về quê nhà làm ăn. Nhưng đi về được nửa đường thì chúng bị sét đánh chết.

Nhà vua vui lòng gả công chúa cho Thạch Sanh. Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kỳ, chưa bao giờ vui đến như thế. Thấy vậy, bọn hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận. Họ hội họp binh lính cả mười tám nước lại, sang hỏi tội vua tại sao lại đem con gái cành vàng lá ngọc gả cho một đứa khố rách. Nhưng khi nghe tiếng đàn thần thánh thót của Thạch Sanh, tự nhiên quân sĩ của mười tám nước không còn ý chí đánh trận nữa. Cuối cùng bọn hoàng tử đều nhất tề cuốn giáp. Thạch Sanh sai dọn cơm cho họ ăn. Cả mấy vạn quân sĩ thấy niêu cơm quá nhỏ, ai nấy bĩu môi không buồn cầm đũa. Biết ý, chàng đố họ ăn hết được niêu cơm sẽ trọng thưởng. Quả nhiên chúng ra sức ăn mãi, ăn mãi nhưng ăn hết bao nhiêu cơm lại đầy bấy nhiêu. Sau khi ăn no họ rập đầu lạy tạ và kéo nhau về nước.

Về sau vua không có con trai nên nhường ngôi cho Thạch Sanh

sau khi học câu chuyện Thạch Sanh , em có suy nghĩ như thế nào về tư tưởng yêu chuộng hòa bình của người

ai trả lời nhanh mình tick

 

0
5 tháng 12 2019

a. Nội dung chính của đoạn trích trên là: Sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng.

(Chắc zậy ó)

Học tốt

5 tháng 12 2019

a) -Nội dung chính trong đoạn trích trên là sự ra đời kì lạ của Thạch Sanh.

b) -Chỉ từ : đó

-Ý nghĩa : chỉ từ để trỏ không gian.

(Không chắc lắm, nếu có sai thì bảo nhé)

Ngày xưa ở quận Cao Bình có 2 vợ chồng già mà chưa có con . tuy nhà nghèo , hằng ngày phải lên rừng chặt củi đổi lấy gạo nuôi thân , họ vẫn thường giúp đỡ mọi người . thấy họ tốt bụng , Ngọc Hoàng bèn sai thái tử đầu thai xuống làm con . từ đó người vợ có mang , nhưng đã qua mấy năm mà không sinh nở . rồi người chồng lâm bệnh chết . mãi về sau mới sinh được cậu con trai khi cậu bé vừa khôn lớn...
Đọc tiếp

Ngày xưa ở quận Cao Bình có 2 vợ chồng già mà chưa có con . tuy nhà nghèo , hằng ngày phải lên rừng chặt củi đổi lấy gạo nuôi thân , họ vẫn thường giúp đỡ mọi người . thấy họ tốt bụng , Ngọc Hoàng bèn sai thái tử đầu thai xuống làm con . từ đó người vợ có mang , nhưng đã qua mấy năm mà không sinh nở . rồi người chồng lâm bệnh chết . mãi về sau mới sinh được cậu con trai khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết . Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa , cả gia tài chỉ có mỗi lưỡi búa của cha để lại . Người ta gọi cậu là Thạch Sanh . Năm Thạch Sanh biết dùng búa , Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và phép thần thông ”

Câu 1:Hãy nêu những sự việc chính trong đoạn trích trên

Câu 2:Tìm ra ít nhất một chi tiết kì ảo trong đoạn trích và cho biết vai trò của chi tiết đó

0

1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản Thánh Gióng. Phương thức biểu đạt chính là Tự sự.

2. Văn bản thuộc thể loại truyện Truyền thuyết. Truyền thuyết  là loại truyện dân gian kể về một số nhân vật hoặc sự kiện thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo. Truyền thuyết còn thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân về sự vật, sự kiện được kể.

3. 3 văn cùng thể loại với văn bản trên : Con Rồng cháu Tiên ; Bánh chưng bánh giầy ; Sự tích hồ Gươm.

VĂN BẢN: THẠCH SANH (Truyện cổ tích)ĐỀ 01Cho đoạn trích:Ngày xưa ở quận Cao Bình có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con. Tuy nhà nghèo, hằng ngày phải lên rừng chặt củi về đổi lấy gạo nuôi thân, họ vẫn thường giúp mọi người. Thấy họ tốt bụng, Ngọc Hoàng bèn sai thái tử xuống đầu thai làm con. Từ đó người vợ có mang, nhưng đã qua mấy năm mà không sinh nở. Rồi người chồng lâm bệnh, chết. Mãi về...
Đọc tiếp

VĂN BẢN: THẠCH SANH (Truyện cổ tích)

ĐỀ 01

Cho đoạn trích:

Ngày xưa ở quận Cao Bình có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con. Tuy nhà nghèo, hằng ngày phải lên rừng chặt củi về đổi lấy gạo nuôi thân, họ vẫn thường giúp mọi người. Thấy họ tốt bụng, Ngọc Hoàng bèn sai thái tử xuống đầu thai làm con. Từ đó người vợ có mang, nhưng đã qua mấy năm mà không sinh nở. Rồi người chồng lâm bệnh, chết. Mãi về sau người vợ mới sinh được cậu con trai.

Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Năm Thạch Sanh bắt đầu biết dùng búa, Ngọc Hoàng sai thiên tử xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.

(Ngữ văn 6, tập một, NXB Giáo dục)

1. (2 điểm) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ? Thuộc thể loại gì ? Nêu ngắn gọn khái niệm về thể loại đó ?

2. (3 điểm) Em hãy tìm những chi tiết cho thấy sự ra đời của Thạch Sanh là sự kết hợp giữa những điều bình thường và những điều bất thường (kì lạ) ? Nêu ý nghĩa của những điều bất thường đó?

3. (3 điểm) Vì sao mẹ con Lí Thông được Thạch Sanh tha tội chết nhưng vẫn bị trời trừng trị?

4. (5 điểm) Trong văn bản trên, tác giả dân gian đã xây dựng thành công hai chi tiết kì ảo, thần kỳ (Cây đàn thần và niêu cơm thần). Bằng một đoạn văn ngắn (khoảng 8-10 câu), em hãy lựa chọn và phân tích một trong hai chi tiết kì ảo trên và cho biết ý nghĩa của chi tiết đó.

 

0
[…] Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Năm Thạch Sanh bắt đầu biết dùng búa, Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông. […] (Trích truyện Thạch Sanh - Truyện cổ tích, Ngữ văn 6, tập 1, trang...
Đọc tiếp

[…] Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Năm Thạch Sanh bắt đầu biết dùng búa, Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông. […] (Trích truyện Thạch Sanh - Truyện cổ tích, Ngữ văn 6, tập 1, trang 61, NXBGD năm 2016) a. Dựa vào đoạn trích trên, em hãy ghi lại một trạng ngữ và cho biết chức năngủa trạng ngữ đó ? (2,0 đ) b. Đoạn trích trên kể về việc gì? (2,0 đ) c. Dựa vào đoạn trích trên, em hãy cho biết nhân vật chính là ai? Ghi lại một lời của người kể có trong đoạn trích. (1,0 điểm) d. Cảm xúc của em sau khi đọc xong đoạn trích trên là gì? (Viết 3 - 4 dòng) (2,0 điểm)

0
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Ngày xưa ở quận Cao Bình có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con. Tuy nhà nghèo, hằng ngày phải lên rừng chặt củi về đổi lấy gạo nuôi thân, họ vẫn thường giúp mọi người. Thấy họ tốt bụng, Ngọc Hoàng bèn sai thái tử xuống đầu thai làm con. Từ đó người vợ có mang, nhưng đã quá mấy năm mà không sinh nở. Rồi người chồng lâm bệnh, chết. Mãi về sau...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

 “Ngày xưa ở quận Cao Bình có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con. Tuy nhà nghèo, hằng ngày phải lên rừng chặt củi về đổi lấy gạo nuôi thân, họ vẫn thường giúp mọi người. Thấy họ tốt bụng, Ngọc Hoàng bèn sai thái tử xuống đầu thai làm con. Từ đó người vợ có mang, nhưng đã quá mấy năm mà không sinh nở. Rồi người chồng lâm bệnh, chết. Mãi về sau người vợ mới sinh được một cậu con trai.

         Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Năm Thạch Sanh bắt đầu biết dùng búa, Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.”

                                                      ( Trích truyện cổ tích Thạch Sanh)

Câu 1: Em hãy viết 1 đoạn văn khoảng 6 câu nêu suy nghĩ của em về đoạn văn trên.

1
25 tháng 12 2021

mn giúp mình với ạ . mình đang cần gấp

3. Giải thích nghĩa của những từ ngữ in đậm trong các trường hợp sau:a. Một hôm có người hàng rượu tên là Lý Thông đi qua đó, nghỉ ở gốc đa. Thấy Thạch Sanh gánh về một gánh củi lớn, hắn nghĩ bụng: “Người này khoẻ như voi. Nếu nó về ở cùng ta thì lợi bao nhiêu”. Lý Thông lân la gợi chuyện rồi gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em.b. Còn Lý Thông hí hửng đem đầu của con yêu quái vào kinh đô nộp cho nhà...
Đọc tiếp

3. Giải thích nghĩa của những từ ngữ in đậm trong các trường hợp sau:

a. Một hôm có người hàng rượu tên là Lý Thông đi qua đó, nghỉ ở gốc đa. Thấy Thạch Sanh gánh về một gánh củi lớn, hắn nghĩ bụng: “Người này khoẻ như voi. Nếu nó về ở cùng ta thì lợi bao nhiêu”. Lý Thông lân la gợi chuyện rồi gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em.

b. Còn Lý Thông hí hửng đem đầu của con yêu quái vào kinh đô nộp cho nhà vua.

c. Đến cuối hang, chàng thấy có một chiếc cũi sắt. Một chàng trai khôi ngô tuấn tú bị nhốt trong đó, chàng trai đó chính là Thái tử con vua Thuỷ Tề.

d. Về phần nàng công chúa bất hạnh, từ khi được cứu thoát đưa về cung thì bị câm. Suốt ngày nàng chẳng nói, chẳng cười, mặt buồn rười rượi.

1
18 tháng 1 2023

a, - Khoẻ như voi: Rất khoẻ, khoẻ khác thường, khoẻ bằng sức nhiều người.

- Lân la: tiến đến từ từ, có ý đồ hoặc mục đích tiếp cận, tỉ tê ai đó.

- Gạ: mời gọi, dụ dỗ ai đó làm điều gì ấy để bản thân có lợi.

b, - Hí hửng: Trạng thái vui mừng, phấn khởi khi đạt được mục đích, thành công trong việc gì đó, vui mừng một cách thái quá.

c, - Khôi ngô tuấn tú: Vẻ đẹp trai mà nhiều người mê, có nét đẹp hơn người, diện mạo sáng láng.

d, - Bất hạnh: là sự kém mạnh mắn, không hạnh phúc được nhấn mạnh lên.

- Buồn rười rượi: Rất buồn, buồn một cách lặng lẽ.

#POPPOP

VĂN BẢN: THẠCH SANH (Truyện cổ tích)ĐỀ 01Cho đoạn trích:Ngày xưa ở quận Cao Bình có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con. Tuy nhà nghèo, hằng ngày phải lên rừng chặt củi về đổi lấy gạo nuôi thân, họ vẫn thường giúp mọi người. Thấy họ tốt bụng, Ngọc Hoàng bèn sai thái tử xuống đầu thai làm con. Từ đó người vợ có mang, nhưng đã qua mấy năm mà không sinh nở. Rồi người chồng lâm...
Đọc tiếp

VĂN BẢN: THẠCH SANH (Truyện cổ tích)

ĐỀ 01

Cho đoạn trích:

Ngày xưa ở quận Cao Bình có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con. Tuy nhà nghèo, hằng ngày phải lên rừng chặt củi về đổi lấy gạo nuôi thân, họ vẫn thường giúp mọi người. Thấy họ tốt bụng, Ngọc Hoàng bèn sai thái tử xuống đầu thai làm con. Từ đó người vợ có mang, nhưng đã qua mấy năm mà không sinh nở. Rồi người chồng lâm bệnh, chết. Mãi về sau người vợ mới sinh được cậu con trai.

Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Năm Thạch Sanh bắt đầu biết dùng búa, Ngọc Hoàng sai thiên tử xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.

(Ngữ văn 6, tập một, NXB Giáo dục)

1. (2 điểm) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ? Thuộc thể loại gì ? Nêu ngắn gọn khái niệm về thể loại đó ?

2. (3 điểm) Em hãy tìm những chi tiết cho thấy sự ra đời của Thạch Sanh là sự kết hợp giữa những điều bình thường và những điều bất thường (kì lạ) ? Nêu ý nghĩa của những điều bất thường đó?

3. (3 điểm) Vì sao mẹ con Lí Thông được Thạch Sanh tha tội chết nhưng vẫn bị trời trừng trị?

4. (5 điểm) Trong văn bản trên, tác giả dân gian đã xây dựng thành công hai chi tiết kì ảo, thần kỳ (Cây đàn thần và niêu cơm thần). Bằng một đoạn văn ngắn (khoảng 8-10 câu), em hãy lựa chọn và phân tích một trong hai chi tiết kì ảo trên và cho biết ý nghĩa của chi tiết đó.

 

1

1. - Đoạn văn trên được trích từ văn bản "Thạch Sanh"

    - Thuộc thể loại Truyện cổ tích

    - Có yếu tố hoang đường, kì ảo. Kể về số phận và cuộc đời của nhân vật. Trong truyện, các nhân vật được chia thành 2 tuyến : chính diện và phản diện

2. - Chi tiết kì lạ : Thấy họ tốt bụng, Ngọc Hoàng bèn sai thái tử xuống đầu thai làm con. 

    - Câu tiếp theo này mk chx lm đc nên bn thông cảm.

3. - Vì mẹ con nhà Lý Thông độc ác, luôn luôn tìm cách hại Thạch Sanh, cướp công giết trăn tinh, ...

4. Câu này thì bn tự lm nha

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:Ngày xưa ở quận Cao Bình có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con. Tuy nhà nghèo, hằng ngày phải lên rừng chặt củi về đổi lấy gạo nuôi thân, họ vẫn thường giúp mọi người. Thấy họ tốt bụng, Ngọc Hoàng bèn sai thái tử xuống đầu thai làm con. Từ đó người vợ có mang, nhưng đã qua mấy năm mà không sinh nở. Rồi người chồng lâm bệnh, chết. Mãi về...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Ngày xưa ở quận Cao Bình có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con. Tuy nhà nghèo, hằng ngày phải lên rừng chặt củi về đổi lấy gạo nuôi thân, họ vẫn thường giúp mọi người. Thấy họ tốt bụng, Ngọc Hoàng bèn sai thái tử xuống đầu thai làm con. Từ đó người vợ có mang, nhưng đã qua mấy năm mà không sinh nở. Rồi người chồng lâm bệnh, chết. Mãi về sau người vợ mới sinh được một cậu con trai.

Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong một túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một cái lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Năm Thạch Sanh bắt đầu biết dùng búa, Ngọc Hoàng đã sai thiên thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.

(Thạch Sanh, SGK Ngữ văn 6, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019)

Câu: 4 #374749

 Báo lỗi

Tìm 03 từ mượn có trong đoạn trích trên và giải thích nghĩa. 

0