K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 12 2018

Đặc sắc nghệ thuật nghị luận của Nguyễn Đình Thi:

- Bố cục chặt chẽ, hợp lí

- Lối viết phong phú, nhiều hình ảnh, dẫn chứng về thơ văn, đời sống thực tế

- Giọng văn chân thành, đầy cảm hứng

1.Bài nghị luận này phân tích nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ, khẳng định sức mạnh lớn lao của nó đối với con người.Hãy tóm tắt hệ thống luận điểm và nhận xét bố cục của bài nghị luận. 2.Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ là gì? 3.Tại sao con người cần tiếng nói của văn nghệ? 4.Tiếng nói của văn nghệ đến với người đọc bằng cách nào mà có khả năng...
Đọc tiếp

1.Bài nghị luận này phân tích nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ, khẳng định sức mạnh lớn lao của nó đối với con người.Hãy tóm tắt hệ thống luận điểm và nhận xét bố cục của bài nghị luận.

2.Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ là gì?

3.Tại sao con người cần tiếng nói của văn nghệ?

4.Tiếng nói của văn nghệ đến với người đọc bằng cách nào mà có khả năng kì diệu đến vậy?(Tư tưởng nội dung của văn nghệ được biểu hiện bằng những hình thức nào?Tác phẩm nghệ thuật tác động đến người đọc qua con đường nào, bằng cách gì?)

5*.Nêu vài nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của Nguyễn Đình Thi qua bài tiểu luận này (cách bố cục, dẫn dắt vấn đề, cách nêu và chứng minh các luận điểm, sự kết hợp giữa nhận định, lí lẽ và dẫn chứng thực tế…)

5
9 tháng 1 2019

Câu hỏi 1. Bài nghị luận này phân tích nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ, khẳng định sức mạnh lớn lao của nó đốì với đời sông con người. Hãy tóm tắt hệ thống luận điểm và nhận xét về bố cục của bài nghị luận. Gợi ý - Tóm tắt hệ thông luận điểm: + Văn nghệ phản ánh thực tại khách quan, là nhận thức mới mẻ, là tất cả tư tưởng, tình cảm của cá nhân nghệ sĩ. Mỗi lác phẩm văn nghộ lớn là một cách sống của tâm hồn, từ đó làm "thay đổi hắn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ. + Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết đối với cuộc sống con người, nhất là trong hoàn cảnh chiên đấu, sản xuất vô cùng gian khổ của dân tộc ta ở những năm đầu kháng chiến. + Văn nghệ có khả năng cảm hoá, sức mạnh lôi cuốn của nó thật là kì diệu bởi đó là tiếng nói của tình cảm, tác động tới mỗi con người qua những rung cảm sâu xa tự trái tim. - Nhận xét về bố cục: Các luận điểm trong tiểu luận vừa có sự giải thích cho nhau, vừa được nôi tiếp tự nhiên theo hướng ngày càng phân tích sâu sức mạnh đặc trưng của văn nghệ. Nhan đề bài viết Tiếng nói của văn nghệ vừa có tính khái quát lí luận, vừa gợi sự gần gũi, thân mật. Nó bao hàm được cả nội dung lẫn cách thức, giọng điệu tiếng nói của văn nghệ. Câu hỏi 2. Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ là gì? Gợi ý - Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ là thực tại đời sống khách quan nhưng không phải là sự sao chép giản đơn, "chụp ảnh" nguyên xi thực tại ấy. Khi sáng tạo một tác phẩm, nghệ sĩ gửi vào đó một cách nhìn, một lời nhắn nhủ riêng của minh. Nội dung của tác phẩm văn nghệ dâu chỉ là câu chuyện, con người như ở ngoài đời mà quan trọng hơn là tư tưởng, tấm lòng của nghệ sĩ gửi gắm trong đó. Nội dung chủ yếu của văn nghệ là hiện thực mang tính cụ thể, sinh động, là đời sống tình cảm của con người qua cái nhìn và tình cảm có tính nhân văn của nghệ sĩ. - Tác phẩm văn nghệ không cất lên những lời thuyết lí khô khan mà chứa đựng tất cả những say sưa, vui buồn, yêu ghét, mơ mộng của nghệ sĩ. Nó mang đến cho mỗi chúng ta bao rung động, bao ngỡ ngàng trước những điều tưởng chừng đà rất quen thuộc. - Nội dung của văn nghệ còn là rung cảm, nhận thức của từng người tiếp nhận. Nó sẽ được mở rộng, phát huy vô tận qua từng thế hệ người đọc, người xem. Như thế, nội dung của văn nghệ khác với nội dung của các bộ môn khoa học xã hội khác như dân tộc học, xã hội học, luật học, lịch sử, địa lí,... Những bộ môn khoa học này khám phá, miêu tả và đúc kết bộ mặt tự nhiên hay xã hội, các quy luật khách quan. Văn nghệ tập trung khám phá, thể hiện chiều sâu tính cách, số phận con người, thế giới bên trong của con người. Câu hỏi 3. Tại sao con người cần tiếng nói của văn nghệ? Gợi ý Qua dẫn chứng các tác phẩm, các câu chuyện cụ thể, sinh động, Nguyễn Đình Thi đã phân tích một cách thấm thìa sự cần thiết của văn nghẹ đối với con người: - Văn nghệ giúp cho chúng ta được sống đầy đủ hơn, phong phú hơn về phương diện tinh thần. "Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng, không bao giờ nhoà đi, ánh sáng ấy bấy giờ biến thành của ta, và chiêu toả lên mọi việc chúng ta sống, mọi con người ta gặp, làm cho thay đổi hán mắt ta nhìn, óc ta nghĩ. - Trong những trường hợp con người bị ngăn cách với cuộc sống, tiếng nói của văn nghệ càng là sợi dây buộc chặt họ với cuộc đời bên ngoài, với tất cả những sự sống, hoạt động, những vui buồn gần gũi. - Văn nghệ góp phần làm cho cuộc sống của chúng ta đẹp đẽ, đáng yêu, "đời cứ tươi" hơn. Trong cuộc đời lắm vất vả, cực nhọc, tác phẩm văn nghệ hay giúp cho con người lạc quan hơn, biết rung cảm trước cái đẹp và biết ước mơ hướng tđi những điều tốt đẹp. Câu hỏi 4. Tiếng nói của văn nghệ đến với người đọc bằng cách nào mà có khả năng kì diệu đến vậy? (Tư tưởng, nội dung của văn nghệ được thể hiện bằng hình thức nào? Tác phẩm nghệ thuật tác động đến người đọc qua con đường nào, bằng cách gì?) Gợi ý - Sức mạnh riêng của vãn nghệ bắt đầu từ nội dung của nó và con đường mà nó đến với người đọc, người nghe. Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm, do đó một tác phẩm lớn thường chứa chan tình cảm của người viết. Nghệ thuật là tư tưởng nhưng tư tưởng ở đây đã được nghẹ thuật hoá. Do đó, tư tưởng của nghệ thuật không khô khan, năng nề, trừu tượng mà cụ thể, sinh động, lắng sâu, nhẹ nhàng và kín đáo bởi tư tưởng ấy được người nghệ sĩ trình bày qua hình tượng nghệ thuật, bằng những cảm xúc, nỗi niềm của con người. - Đến với một tác phẩm văn nghệ, chúng ta được sống cùng cuộc sống được miêu tả trong đó, được yêu, ghét, vui, buồn, đợi chờ,... cùng các nhân vật và nghệ sĩ. Tác phẩm văn nghệ lay động cảm xúc, đi vào nhận thứq, tâm hồn chúng ta qua con đường tình cảm. "Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy". Khi tác động bằng nội dung, cách thức đặc biệt ấy, văn nghệ góp phần giúp con người tự nhận thức mình, tự hoàn thiện mình. Như vậy, văn nghệ thực hiện các chức năng của nó một cách tự nhiên, có hiệu quả lâu bền, sâu sắc. Câu hỏi 5. Nêu vài nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của Nguyễn Đình Thi qua bài tiểu luận này (cách bố cục, đẫn dắt vấn đề, cách nêu và chứng minh các luận điểm, sự kết hợp giữa nhận định, lí lẽ với dẫn chứng thực tế,...). Gợi ý Vài nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của Nguyễn Đình Thi: - về bố cục của tiểu luận: chặt chẽ, hợp lí, cách dẫn dắt vấn đề một cách tự nhiên. - Cách viết giàu hình ảnh, có nhiều dẫn chứng sinh động được lấy từ thơ văn, từ đời sống thực tế để khẳng định thuyết phục các ý kiến, nhận định đưa ra, đồng thời cũng làm tăng thêm sức hấp dẫn cho tác phẩm. - Giọng văn chân thành, thể hiện được niềm say mê, bộc lộ cảm xúc mạnh mẽ của người viết.

10 tháng 1 2019

1)

Bài viết bao gồm các luận điểm như:

  • Nội dung của văn nghệ
  • Sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với đời sống của con người
  • Con đường đến với người tiếp nhận , tạo nên sức mạnh kì diệu của văn nghệ.

Bố cục của bài nghị luận này có thể chia làm hai phần:

  • Phần 1: Từ đầu đến “một cách sống của tâm hồn”: Trình bày nội dung của văn nghệ.
  • Phần 2: Còn lại: Sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với đời sống của con người.

Các đoạn văn được liên kết với nhau không hề rời rạc mà gắn kết bổ sung với nhau. Những luận điểm kế thừa và mở rộng hơn luận điểm trước, tạo cho bài nghị luận một kết cấu chặt chẽ, đầy tính thuyết phục.

5)

- Bố cục của văn bản rất chặt chẽ, hợp lý, mọi vấn đề đều được dẫn dắt tự nhiên.

- Cách viết giàu hình ảnh với những dẫn chứng sinh động, hấp dẫn, cả trong văn chương cũng như trong đời sống.

- Giọng văn chân thành, say sưa, thể hiện những xúc cảm mạnh mẽ của người viết.


1 tháng 7 2019

Mình mới tự làm,bạn tham khảo xem có giúp gì cho bạn k

Trong đoạn trích " chị em Thúy Kiều " của tác giả Nguyễn Du thì Bố cục của đoạn trích được phân ra làm ba phần .

+Phần 1 bao gồm 4 câu thơ đầu nhằm mục đích giới thiệu khái quát chị rm thúy Kiều để giúp mọi người có được cái nhìn tổng quát về vẻ đẹp của hai chị em được miêu tả một cách toàn vẹn mà tưởng như thật khó để có thể ca ngợi hơn nữa

+ Phần 2: bao gồm 4 câu thơ tiếp theo ca ngợi lên vẻ đẹp theo một cách đoan trang,hiền hòa đôn hậu của Thúy Vân.Những câu như " hoa cưới ,ngọc thốt ,đoan trang" thì tựa như những lời trầm trồ ,khen ngợi đến từ thiên nhiên.Đây chắc có lẽ là một dự báo hiệu cho cuộc đờieem đềm ,ấm áp về sau của Thúy Vân 

+ Phần ba bao gồm những câu thơ còn lại nhằm ca ngợi vẻ đẹp khuynh nước khuynh thành của nàng Kiều. Những từ như " hoa ghen" "Liễu hờn " dường như đang miêu tả một vẻ đẹp sắc sảo mặn mà mà khó ai có được làm cho thiên nhiên ghen ghét đố kị và có lẽ đây cũng chính là một dấu hiệu của cuộc đời đầy chông gai,sóng gió của cô nàng

Phạn điểm chính của đoạn trích trên là nhắm ca ngợi vẻ đẹp của Thúy Kiều và đoạn miêu tả về bẻ đẹp của Vân giống như lại là một cái nền để so sách.Nếu như vẻ đẹp của Thúy Vân là vẻ đẹp đoan trang,hòa hợp thì vẻ đẹp của Thúy Kiều lại quá sắc sảo .Mà nhan sắc ấy cũng tương ứng với vận mệnh bắp bênh của hạ chị em Thúy Kiều và Thúy Vân 

1 tháng 7 2019

Bố cục :

- Phần 1 : (4 câu thơ đầu ) lời giới thiệu của tác giải về chị e Thúy Kiều - Thúy Vân

-Phần 2 :(4 câu thơ tiếp theo) vẻ đẹp của Thúy Vân

-Phần 3:(16 câu thơ còn lại) vẻ đẹp tài năng thiên phú của T kiều

luận điểm

Bao gồm 4 luận điểm

. giới thiệu vẻ đẹp chung của chị e Thúy kiều Thúy Vân

.Vẻ đẹp của Thúy Vân 

. Tài sắc của Thúy Kiều

.Vẻ đẹp chung của 2 cj e Thúy Kiều Thúy Vân

21 tháng 12 2017

- Bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm logic, mạch lạc, vừa có sự tiếp nối bổ sung, giải thích cho nhau

   - Văn nghệ không chỉ phản ánh thực tại khách quan mà còn nhận thức mới mẻ, tư tưởng, tình cảm của cá nhân, nghệ sĩ

   - Tiếng nói của văn nghệ cần thiết với cuộc sống con người, trong hoàn cảnh những năm đầu kháng chiến

   - Văn nghệ có sức mạnh cảm hóa, sức lôi cuốn kì diệu, bởi đó là tiếng nói của tình cảm, tác động tới con người bằng rung cảm sâu xa

25 tháng 8 2019

Bàn về đọc sách, cụ thể là bàn về ý nghĩa của việc đọc sách và phương pháp đọc sách, tác giả triển khai vấn đề:

- Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách

- Các khó khăn, nguy hại dễ gặp của việc đọc sách trong tình hình hiện nay

- Cách lựa chọn sách cần đọc và cách đọc như thế nào cho hiệu quả

29 tháng 11 2021

Em cần gấp ạ ;-;

 

17 tháng 11 2017

Chọn đáp án: A

13 tháng 11 2017

Bố cục của bài

   + Phần 1 (từ đầu… tốt bụng như thế): hình tượng con cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten

   + Phần 2 (còn lại): hình tượng con sói trong thơ La-phông-ten

Trong cả hai đoạn nhằm làm nổi bật hình tượng con cừu và con sói trong thơ ca, tác giả dẫn ra những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy- phông

- Mạch nghị luận trong hai phần tương đối giống nhau, theo trật tự ba phần: dưới ngòi bút của La- phông-ten, Buy-phông

- Cách viết làm bài viết trở nên sinh động, hấp dẫn hơn