K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 10 2019

Tham khảo:

1.em hiểu thế nào về ý nghĩa hai câu thơ sau :

"Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa

Trong hồn người có ngọn sóng nào không?"

- Hình ảnh "sóng" trong câu 3 Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa không dừng lại ở nghĩa đen với những lớp sóng trào dâng cuồn cuộn trên đại dương, ý nghĩa của động từ "đè" đã đưa đến tầng nghĩa ẩn dụ với những liên tưởng về sự đe doạ, xâm lấn của kẻ thù từ thời này sang thời khác, hàng ngàn năm nay, hình ảnh gợi nỗi căm giận về dã tâm của kẻ thù luôn muốn xâm phạm chủ quyền thiêng liêng của dân tộc ta.

- Hình ảnh "sóng" trong câu 4 Trong hồn người có ngọn sóng nào không? mang ý nghĩa ẩn dụ chỉ những xúc cảm công dân trong tâm hồn mỗi con dân đất Việt, đó là lòng yêu nước, căm thù giặc, là ý chí kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm... Câu hỏi Trong hồn người có ngọn sóng nào không? cũng gieo vào lòng người những suy ngẫm sâu xa, chua xót về hiện tượng sống vô cảm của một bộ phận công dân thời hiện đại với vận mệnh Tổ Quốc!

2.theo anh chị tại sao tác giả cho rằng :

"Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển

Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng"

-> Hai câu thơ bi hùng ấy có thể xem là hay nhất trong bài thơ khiến người đọc cay xè mũi, rưng rưng. Mấy câu thơ ấy là câu hỏi lớn khi đất nước lâm nguy thì làm sao những người yêu nước lại có thể bình lặng được.

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4: Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa Ngàn năm trước con theo cha xuống biển Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa.   Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc Các con nằm thao thức phía Trường Sơn Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn.   Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển Mẹ Âu Cơ hẳn không...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:

 

Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển

 

Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa

 

Ngàn năm trước con theo cha xuống biển

 

Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa.

 

 

 

Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc

 

Các con nằm thao thức phía Trường Sơn

 

Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả

 

Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn.

 

 

 

Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển

 

Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng

 

Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa

 

Trong hồn người có ngọn sóng nào không.

 

 

 

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao quần đảo

 

Lạc Long cha nay chưa thấy trở về

 

Lời cha dặn phải giữ từng thước đất

 

Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi.

 

 

 

Đêm trằn trọc nỗi mưa nguồn chớp bể

 

Thương Lý Sơn đảo khuất giữa mây mù

 

Thương Cồn Cỏ gối đầu lên sóng dữ

 

Thương Hòn Mê bão tố phía âm u.

 

 

 

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao thương tích

 

Những đau thương trận mạc đã qua rồi

 

Bao dáng núi còn mang hình goá phụ

 

Vọng phu buồn vẫn dỗ trẻ, ru nôi.

 

 

 

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao hiểm họa

 

Đã mười lần giặc đến tự biển Đông

 

Những ngọn sóng hoá Bạch Đằng cảm tử

 

Lũ Thoát Hoan bạc tóc khiếp trống đồng.

 

 

 

Thương đất nước trên ba ngàn hòn đảo

 

Suốt ngàn năm bóng giặc vẫn chập chờn

 

Máu đã đổ ở Trường Sa ngày ấy

 

Bạn tôi nằm dưới sóng mặn vùi thân.

 

 

 

Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả

 

Những chàng trai ra đảo đã quên mình

 

Một sắc chỉ về Hoàng Sa thửa trước

 

Còn truyền đời con cháu mãi đinh ninh.

 

 

 

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát

 

Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời

 

Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất

 

Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi.

 

(“Tổ quốc nhìn từ biển” – Nguyễn Việt Chiến)

 

1. Trong văn bản, tác giả đã nhìn Tổ quốc từ những phương diện nào?

 

2. Qua bài thơ, tác giả đã thể hiện thái độ, tình cảm của mình như thế nào với đất nước?

 

3. Nêu tác dụng của việc sử dụng điệp cấu trúc “Nếu Tổ quốc…”?

 

4. Hình ảnh “Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi” gợi cho em suy nghĩ gì?

 

PHẦN II: LÀM VĂN (7đ) 

 

Câu 1: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI (2đ)

 

Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày những việc cần làm của thanh niên để góp phần xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh.

0
Biển là tổ quốc Mẹ Việt Nam quặn mình sinh ta ra từ biển Dịu dàng vỗ về ta lớp lớp sóng ngời ngời Hạt muối mặn đỏ au ta tình yêu tổ quốc Ta vụt lớn rồi.Biển vẫn mãi đưa nôi. Biển là ta, biển là tổ quốc Mỗi giọt biển một tế bào của đất nước linh thiêng Nếu tổ quốc của chúng ta mất biển, Máu nghìn đời sẻ biết chảy về đâu Nếu tổ quốc của chúng ta mất biển Hồn ông cha...
Đọc tiếp

Biển là tổ quốc

Mẹ Việt Nam quặn mình sinh ta ra từ biển

Dịu dàng vỗ về ta lớp lớp sóng ngời ngời

Hạt muối mặn đỏ au ta tình yêu tổ quốc

Ta vụt lớn rồi.Biển vẫn mãi đưa nôi.

Biển là ta, biển là tổ quốc

Mỗi giọt biển một tế bào của đất nước linh thiêng

Nếu tổ quốc của chúng ta mất biển,

Máu nghìn đời sẻ biết chảy về đâu

Nếu tổ quốc của chúng ta mất biển

Hồn ông cha biết nương náo nơi nào?

Hôm nay bóng tối và lòng tham thộc bão giông vào biển

Biên rùng mình, máu của biển đỏ loang

Những tiếng thét trào lên bất tận

Bắc Trung Nam lớp lớp sóng dân tràn.

Ta tan mình vào lòng đất nước

Dưới ngọn cờ sáng rực tiếng cha ông

Xung quanh ta triệu người dân đất việt

Siết tay nhau hoà biển sóng hoà mình

Siết tay nhau đem ánh bình minh

Đem sự thật đến đập tan lòng tham bóng tối .

Trước mặt chúng ta ánh dương vẫy gọi...

Triệu triệu người một biển sóng hôm nay

Triệu triệu người bình yên biển ngày mai

Chúng ta là biển, biển là chúng ta, biển là đất nước

Tổ quốc không thể nào mất biển

Việt Nam ơi!

Câu 1: xác định phong cách ngôn ngử của văn bản trên

Câu 2: bài thơ đả neu ra những vai trò nào của biển đối với tổ quốc

Cau 3: chỉ và phân tích tác dụng của biện phap tu từ trong câu thơ:

Những tiếng thét trài lên bất tận

Bắc Trung Nam lớp lớp sóng dâng tràn

Cau 4: la thế hệ trẻ anh chị có suy nghỉ gì trước tiếng gọi của tổ quốc: tổ quốc không thể nào mất biển Việt Nam ơi!

Giúp em gấp đi ạ..thứ 7 này nộp rồi 😭😭😭😭

0
29 tháng 11 2019

Hình ảnh "sóng" trong câu 4 Trong hồn người có ngọn sóng nào không? mang ý nghĩa ẩn dụ chỉ những xúc cảm công dân trong tâm hồn mỗi con dân đất Việt, đó là lòng yêu nước, căm thù giặc, là ý chí kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm... Câu hỏi Trong hồn người có ngọn sóng nào không? cũng gieo vào lòng người những suy ngẫm sâu xa, chua xót về hiện tượng sống vô cảm của một bộ phận công dân thời hiện đại với vận mệnh Tổ Quốc!

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:Thuyền và biểnEm sẽ kể anh ngheChuyện con thuyền và biển:“Từ ngày nào chẳng biếtThuyền nghe lời biển khơiCánh hải âu, sóng biếcĐưa thuyền đi muôn nơiLòng thuyền nhiều khát vọngVà tình biển bao laThuyền đi hoài không mỏiBiển vẫn xa... còn xaNhững đêm trăng hiền từBiển như cô gái nhỏThầm thì gửi tâm tưQuanh mạn thuyền sóng vỗCũng có khi vô cớBiển ào ạt xô thuyền(Vì...
Đọc tiếp

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

Thuyền và biển

Em sẽ kể anh nghe
Chuyện con thuyền và biển:

“Từ ngày nào chẳng biết
Thuyền nghe lời biển khơi
Cánh hải âu, sóng biếc
Đưa thuyền đi muôn nơi

Lòng thuyền nhiều khát vọng
Và tình biển bao la
Thuyền đi hoài không mỏi
Biển vẫn xa... còn xa

Những đêm trăng hiền từ
Biển như cô gái nhỏ
Thầm thì gửi tâm tư
Quanh mạn thuyền sóng vỗ

Cũng có khi vô cớ
Biển ào ạt xô thuyền
(Vì tình yêu muôn thuở
Có bao giờ đứng yên?)

Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông nhường nào
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu, về đâu

Những ngày không gặp nhau
Biển bạc đầu thương nhớ
Những ngày không gặp nhau
Lòng thuyền đau - rạn vỡ

Nếu từ giã thuyền rồi
Biển chỉ còn sóng gió”

Nếu phải cách xa anh
Em chỉ còn bão tố

(Xuân Quỳnh)

1. Câu chuyện được kể như thế nào trong ba khổ đầu?

2. Qua hình ảnh thuyền và biển tác giả muốn nói lên điều gì?

3. Em hãy chia sẻ về tình yêu của giới trẻ ngày nay.

0
Ngày mai con hãy yên lòng đến những miền xaCó thể còn những điều con quênNhưng có điều này con phải nhớRằng biển quê mìnhDẫu còn lắm phong ba bão tốBao đợt sóng chồm lên như hổ dữNhững cơn bão có tên và không tênNhưng như phép mầu của đức tinNgười dân nơi xóm chài mỗi sớm mặt trời lênVẫn hiên ngang ngẩng mặt chào biển rộngĐất quê cằn, nhọc nhằn gió cátPhải bắt đầu từ biển, đi lên từ biểnÔng cha...
Đọc tiếp

Ngày mai con hãy yên lòng đến những miền xa

Có thể còn những điều con quên

Nhưng có điều này con phải nhớ

Rằng biển quê mình

Dẫu còn lắm phong ba bão tố

Bao đợt sóng chồm lên như hổ dữ

Những cơn bão có tên và không tên

Nhưng như phép mầu của đức tin

Người dân nơi xóm chài mỗi sớm mặt trời lên

Vẫn hiên ngang ngẩng mặt chào biển rộng

Đất quê cằn, nhọc nhằn gió cát

Phải bắt đầu từ biển, đi lên từ biển

Ông cha nghìn đời

Bắp tay cuộn dưới mặt trời

Da nhuộm hồng nước biển

Lẽ nào cháu con quên lưới vây, lưới cản 

Lẽ nào bỏ nghề đi lộng đi khơi

Bão giông là việc của Trời 

Nén tiếng khóc, dằn lòng sau bão

Vững bước lên thuyền mặt biển chiều hôm

Lạy trời cho cả gió nồm

Ghe ra biển lớn mươi hôm ghe về

(Trích Vọng Hải Đài, Bùi Công Minh, baodanang.vn,

Chủ nhật, 22/04/2021,21:27{GMT+7})

Câu 1: Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ:

Bao đợt sóng chồm lên như hổ dữ

Câu 3: Những dòng thơ sau giúp anh/chị hiểu gì về hình ảnh con người trước biển?

Bão giông là việc của Trời

Nén tiếng khóc, dằn lòng sau bão

Vững bước lên thuyền mặt biển chiều hôm

Câu 4: Anh/chị hãy nhận xét tình cảm của tác giả đối với biển cả quê hương được thể hiện trong đoạn trích?

mn giúp vs ạ

0
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

Theo em, việc tưởng nhớ và tôn vinh những người đã hy sinh cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc có ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục bởi thế hệ trẻ hiện nay. Bởi nó khẳng định chúng ta không hề quên đi công lao của những người đã hi sinh vì độc lập của Tổ quốc.

Để từ đó nhắc nhở thế hệ trẻ về truyền thống uống nước nhớ nguồn và càng quý trọng nền độc lập của dân tộc hơn.

Ở quanh con, người tử tế vẫn nhiềuVẫn còn có bao điều tốt đẹpXa danh lợi, hãy chịu bề thua thiệtHãy vì người, nếu mong họ vì con. Rách cho thơm, dẫu đói thì phải sạchTình thương yêu không mua được bằng tiềnCần gỗ tốt, nước sơn còn phải tốtOán bên lòng, ơn khắc dạ đừng quên. Nếu vấp ngã, con tự mình đứng dậyMuốn tập bơi, cứ nhảy xuống giữa dòngThà mất cả, cố giữ gìn...
Đọc tiếp

Ở quanh con, người tử tế vẫn nhiều

Vẫn còn có bao điều tốt đẹp

Xa danh lợi, hãy chịu bề thua thiệt

Hãy vì người, nếu mong họ vì con.

 

Rách cho thơm, dẫu đói thì phải sạch

Tình thương yêu không mua được bằng tiền

Cần gỗ tốt, nước sơn còn phải tốt

Oán bên lòng, ơn khắc dạ đừng quên.

 

Nếu vấp ngã, con tự mình đứng dậy

Muốn tập bơi, cứ nhảy xuống giữa dòng

Thà mất cả, cố giữ gìn danh dự

Sống thẳng mình, mặc kệ thế gian cong.

(Nói với con, Nguyễn Huy Hoàng, nguồn http://baophunuthudo.vn/article)

Câu 1: Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2: Việc vận dụng tục ngữ dân gian trong đoạn thơ thứ 2 có tác dụng gì?

Câu 3: Anh/ chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào?

Ở quanh con, người tử tế vẫn nhiều

Vẫn còn có bao điều tốt đẹp

Xa danh lợi, hãy chịu bề thua thiệt

Hãy vì người, nếu mong họ vì con.

Câu 4: Những lời tâm sự "nói với con" của nhà thơ được thể hiện trong đoạn trích gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?

II. Làm văn

Câu 1: Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc "Sống thẳng mình" của con người trong cuộc sống hôm nay.

 

1
11 tháng 2 2020

Phần đọc hiểu

Câu 1: Đoạn trích được viết theo thể thơ 8 chữ.

Câu 2: Việc vận dụng tục ngữ dân gian trong đoạn thơ thứ hai có tác dụng nhắc nhở người con giữ cho mình phẩm chất tâm hồn cao đẹp, trong sạch dù gặp hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt.

Câu 3: 

- Tin vào những điều tốt đẹp, tử tế trên đời.

- Biết sống vì người khác.

Câu 4:  Suy nghĩ theo các hướng

- Sống tử tế, yêu thương

- Tình cảm của người làm cha, mẹ với con cái.

ĐẺ THI THỬ SỐ 03 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: Xin cảm ơm những ngày gian khổ. Những ngày rét khiến ta tìm ra lửa Những ngày đau ta lại thấy nụ cười Giữa rừng buồn ta trải tấm lòng vui. Những ngày đói ta tìm ra tiếng hát Trong miếng rau rừng ta bắt gặp tình yêu Đồng đội cùng nhau san sẻ mỗi mai chiều. Xin cám ơn những ngày gian khổ Mỗi giờ qua cho ta hiểu thêm mình Cửa tâm...
Đọc tiếp
ĐẺ THI THỬ SỐ 03 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: Xin cảm ơm những ngày gian khổ. Những ngày rét khiến ta tìm ra lửa Những ngày đau ta lại thấy nụ cười Giữa rừng buồn ta trải tấm lòng vui. Những ngày đói ta tìm ra tiếng hát Trong miếng rau rừng ta bắt gặp tình yêu Đồng đội cùng nhau san sẻ mỗi mai chiều. Xin cám ơn những ngày gian khổ Mỗi giờ qua cho ta hiểu thêm mình Cửa tâm hồn biết mở phía bình minh. (Trích Mảnh đất nuôi ta thành dũng sĩ, Dương Hương Ly, NXB Giải phóng, 1975, tr. 59) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2. Chi ra 03 từ diễn tả trạng thái, cảm xúc trong những dòng thơ sau: Những ngày rét khiến ta tìm ra lửa Những ngày đau ta lại thấy nụ cười Giữa rừng buồn ta trải tấm lòng vui. Câu 3. Theo anh/chị, câu thơ: Cửa tâm hồn biết mở phía bình minh có thể hiểu như thế nào? Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với điều mà tác giả bày tỏ: Mỗi giờ qua cho ta hiểu thêm mình không?
1
13 tháng 10 2021

.-. u la troi @@