K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 10 2017

Cây sầu riêng mọc rất cao nếu trồng bằng hột, nhưng nếu tháp thì cây mọc thấp hơn, cao không quá 10 m.

-Hoa mọc từng chùm ở cành chính và ra trái lớn, dài hơn 20 cm và nặng từ 1 đến 4 kg.

-Trái màu vàng xanh lợt, vỏ đầy gai nhọn và ngắn. Khi trái chín thì vỉ nứt ra năm ngăn, mỗi ngăn hai ba múi có hột lớn hoặc lép, cơm dày ăn béo như mỡ, nhiều xơ dính vào hột.

-Mùi vị sầu riêng rất khó chịu đối với dân Âu Mỹ, nhưng được dân chúng Đông Nam Á quen ăn ưa chuộng.

-Một số vườn tiêu ở Campuchia trước đây trồng sầu riêng với khoảng cách rất xa để sau đó biến thành vườn sầu riêng thay cho vườn tiêu.

-Ở Việt Nam giống sầu riêng Khổ Qua Xanh, giống sầu riêng hạt lép trái tuy hơi nhỏ nhưng lại sai trái nên được các hộ trồng rất thích.

3 tháng 10 2017

Các đặc điểm đặc trưng của cây sầu riêng

– Cây sầu riêng được trồng bằng hột chiều cao của nó nếu không tỉa ngọn sẽ rất cao, nếu tỉa ngọn thì cây cao không quá 10m. Hoa không ra đơn lẻ mà mọc thành chùm với nhau ở những cành chính ra trái lớn. Quả sầu riêng có chiều dài hơn 20cm trọng lượng của mỗi quả trung bình từ 1 đến 4kg. Quả có màu xanh lợt đầy gai bên ngoài, gai rất nhọn nhưng ngắn khi chín thì vỏ nứt ra có mùi thơm sực nức. Mỗi ngăn có chứa từ hai đến ba múi hạt lép lớp cơm rất dày khi ăn vào có vị béo, ngọt, thơm, xơ dính vào hạt. Một số người không quen sẽ cho rằng sầu riêng cho mùi hôi, còn những ai quen ăn thì lại thấy nó thơm và rất thích. Ở một số quốc gia như Campuchia đã áp dụng biện pháp trồng xen canh cây tiêu cùng với sầu riêng nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn trên một diện tích đất canh tác.
– Sầu riêng được trồng nhiều nhất đầu tiên ở Việt Nam chính là vùng Lái Thiêu sau đó phát triển rộng ra hơn nữa ở các vùng đất đỏ như Bảo Lộc, Di Linh và các tỉnh miền Tây như Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Sông Bé, Đồng Nai…đều là những vùng đất đỏ màu mở thích hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây sầu riêng. Vùng đất Nha Trang và Tây Ninh cũng trồng được nhưng lưu ý khi mùa nắng cần tưới thêm nước cho cây để cây sinh trưởng tốt. Ở Việt Nam giống sầu riêng Khổ Qua Xanh, giống sầu riêng hạt lép trái tuy hơi nhỏ nhưng lại sai trái nên được các hộ trồng rất thích. Hiện tại Thái Lan và Malysia đang có giống sầu riêng cơm vàng hạt lép cho năng suất rất cao. Bà con cũng nên nhập về và trồng thử nghiệm qua những giống này ở địa hình khí hậu của nước ta.

– Thông thường các hộ thường ươm và trồng sầu riêng bằng hột, nhưng nếu không trồng bằng hột có thể tháp giâm cành cây cũng khá dễ dàng. Trong một vườn sầu riêng chúng ta nên trồng xen lẫn nhiều loại giống khác nhau để cây thụ phấn chéo và cho năng suất cao hơn. Khoảng cách trồng hợp lý nhất là 10-12m sau nhiều năm thu hoạch thì cây tán rộng hơn chúng ta cũng có thể tỉa dần dần đi và 1hecta chỉ nên để lại 50 cây sầu riêng mà thôi. Sau khi ra hoa và kết trái khoảng 4 tháng sau là bắt đầu cho thu hoạch chúng ta có thể thu lượm trái rụng mang đi bán. Lưu ý rằng trái có gái nên khi dạo vườn sầu riêng cho dù là ban ngày hay đêm vào mùa thu hoạch chúng ta nên đội mũ bảo hiểm cẩn thận kẻo lủng đầu. Sầu riêng cho năng cao nhất mỗi hecta khoảng 10-18 tấn.
– Trong quá trình trồng và chăm sóc cây có thể bị bệnh nứt nẻ thân do loài nấm Phytophthora sp gây ra và một loại bướm có tên Daphnusa chúng có thể ăn trụi lá. Thỉnh thoảng bà con cũng gặp hiện tượng sâu đục thân, đục trái.

Các đặc điểm hình thái của cây sầu riêng

– Sầu riêng là cây gỗ lớn cao 15-20m lá dạng đơn mọc so le, phiến lá dày có hình dạng trứng thuôn dài, mặt dưới của phiến lá có màu vàng. Hoa mọc thành chùm ngay thân cành chính rất to. Cánh hoa có màu trắng quá trình thụ phấn của hoa diễn ra là nhờ dơi. Quả có gai các vách ngăn to, hạt to màu vàng com màu vàng hoặc trắng tùy theo giống. Mùi hương rất đặc biệt ăn rất béo ngon và ngọt.
– Sầu riêng ra hoa vào tháng 3-4 cho thu hoạch khoảng tháng 5-9.

6 tháng 10 2017

Viết một đoạn thân bài miêu tả đặc điểm cây phượng

Cây phượng trường tôi già lắm rồi, nó đã đứng sừng sững ở giữa sân trường suốt hai mười năm qua. Từ xa nhìn lại, phượng như một chiếc ô khổng lồ che mát cho tụi học sinh chúng tôi. Rễ cây ngoằn ngoèo, trồi hẳn lên mặt đất. Thân cây khoác chiếc áo màu nâu đen, hằn rõ những vết sần sùi, nứt nẻ do thời gian. Cành cây xum xuê và um tùm lá tỏa ra như thể muốn ôm trọn cả một khoảng sân vào lòng. Tán lá dày và xanh đến nỗi nắng hè có chói chang đến mấy cũng không thể xuyên qua được. Lá phượng nhỏ, xanh non. Thế rồi, cơn mưa mùa hạ cũng đến, những bông hoa phượng nhú ra, chi chít trên khắp cành cây, kẽ lá. Hàng phượng như được thay áo mới, chuyển hẳn sang màu đỏ rực rỡ. Những đóa hoa phượng như hàng ngàn đốm lửa rực cháy, kết tinh thành chùm tô điểm thêm màu sắc cho vòm trời những ngày hè.

6 tháng 10 2017
Phượng không phải là một đoá, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của cái xã hội thắm tươi; người ta quên đoá hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán lớn xoè ra, trên đậu khít nhau bằng muôn ngàn con bướm thắm. Màu hoa phượng chói lói, sinh sống như sắc máu người. Ấy là lời kêu kỳ bí của mùa hè; trong nắng chói chang, mùa hè thét lên những tiếng lửa. Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vui, mới thực là nỗi niềm bông phượng. Một lần gió hẩy tới; từng đợt sóng rào rào trên biển hoa… Người ta hay trồng phượng ngoài thành và trong thành; và người ta hay trồng phượng trong các sân trường. Vì sao? Nhưng dù trồng ở đâu, cũng chỉ có bọn học sinh yêu và hiểu hoa phượng nhất. Hoa phượng là hoa-học-trò. Còn ai quen với phượng cho bằng bọn cắp sách đến trường một ngày hai buổi! Còn ai có linh hồn tươi thắm để quan hoài với phượng thắm tươi? Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại, còn e; dần dần xoè ra cho gió đưa đẩy. Lòng cậu học trò phơi phới làm sao! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên màu lá phượng. Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây báo ra một tin thắm: mùa hoa phượng bắt đầu. Đến giờ chơi, học trò ngạc nhiên nhìn trông: hoa nở lúc nào mà bất ngờ dữ vậy! Bình minh của hoa phượng là một màu đó còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu. Ngày xuân dần hết, số hoa tăng, màu cũng đậm dần. Rồi hoà nhịp với mặt trời chói lọi, màu phượng mạnh mẻ kêu vang; hè đến rồi! Khắp thành phố bỗng rực lên, như đến tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ. Sớm mai thức dậy, cậu học trò vào hẳn trong mùa phượng; thôi nghỉ hè sắp đến đây! Mùa thi cử sắp đến. Thi cử cho các anh sắp ra trường, lười biếng của các em còn ở nhiều năm. Sự học một bên căng, một bên chùng, đều ghi dấu hoa phượng. Các em ngồi trong lớp làm bài, tay không muốn chay nhanh. Vì gần nghỉ, nên các em nghỉ ngay lúc còn chưa nghỉ. Phượng đỏ thế kia mà! Khắp các cành đều có hoa; hoa nở, hóa rơi, hoa bay, đến cả ngoài vườn xa không có cây mà cũng có hoa phượng. Các chàng trẻ vui tay nhặt cánh phượng trên cỏ xanh, lẩn thẩn như bùi ngùi. Có người bỏ vào sách ép. có người bỏ cả vào thư gửi đi. Hoa phượng tươi, tươi nhưng mà tươi quá quắt; hoa phượng đẹp nhưng mà đẹp não nùng. Ai xui hoa phượng nhiều như vậy? Ai dạy cho hoa phượng cái màu xa xăm? Phượng vui; cái vui tươi như là làm cho thái quá đề che dấu cái sầu uất. Cái sầu nghỉ hè, vâng, nhất là đối với những chàng sắp ra trường, mà trước khi ra, phải trải một cuộc thi. Những chàng ấy chăm ngay từ đầu năm; đến lúc hoa phượng đậm màu, lại càng gập gáp. Vài chàng bấy lâu nhác biếng, nay cùng bị màu hoa phượng đẩy cho ở sau lưng. Phượng hồng, phượng đỏ, phượng xác pháo, phượng máu người, phượng cứ nở, các anh cứ cô học; sắc phượng mệt mỏi lắm sao! Thật đúng với lòng các anh, gắng sức nhưng mà buồn bã. Các anh đã nghĩ đến hè, đến lúc ra trường, đến ngà ba đường phải chọn hướng đi, đến cuộc đời đang rình các anh mà chụp bắt. Rồi một hôm, trống đánh: các anh ngồi thi. Ôi, bài văn bí quá, bài tính mãi không ra, các anh toát mồ hôi, ngó quanh quẩn như cầu cứu, nhìn ra cửa sổ thấy bóng phượng ở ngoài sân! Rồi kẻ đậu thì bỏ mặc bông phượng mà vui vầy; kẻ hỏng buồn riêng một mình, bạn bè cũng không, chỉ biết thớ than cùng bông phượng. Họ đi giữa đường, dầm xác bông phượng, họ ngồi thơ thẩn, bỏng phượng cũng rụng bên mình. Bàn tay mân mê bông phượng, cái sắc đỏ ám ánh quá, đỏ một cách tức tối, đỏ một cách tuyệt vọng. Phượng cứ nở. Phượng cứ rơi. Bao giờ cũng có hoa phượng rơi, bao giờ cùng có hoa phượng nở. Nghỉ hè đã đến. Học sinh sửa soạn về nhà. Nhà chưa về, cái vui gia đình đâu chưa thây, chỉ thấy xa trường, rời bạn; buồn xiết bao! Những cuộc tình duyên giữa bạn hè đến lúc rè chia, cũng rè chia dưới màu hoa phượng; dù hữu tâm, dù vô tình, người nào cũng có sắc hoa phượng nằm ở trong hồn. Phượng xui ta nhớ cái gì đâu. Nhớ người sắp xa, còn đứng trước mặt… Nhớ một trưa hè gà gáy khan… Nhớ một thành xưa son uể oải… Thôi học trò đã về hết, hoa phượng ở lại một mình. Phượng đứng canh gác nhà trường, sân trường. Hè đang thịnh, mọi nơi đều buồn bã, trường ngủ, cây cối ngủ. Chỉ có hoa phượng thức đề làm vui cho cánh trường. Hoa phượng thức nhưng thỉnh thoảng cũng mệt nhọc, muốn lim dim. Gió qua, hoa giật mình, một cơn hoa rụng.
22 tháng 4 2018

Hỏi đáp Ngữ văn

6 tháng 5 2017

Với cách kết hơp tài tình giữa phép tương phản và tâng cấp, Phạm Duy Tốn đã thể hiện rõ thái độ vô trách nhiệm, bàn quan của tên quan phụ mẫu trong tác phẩm "Sống chết mặc bay" - một tên "lòng lang dạ sói". Hãy thử tưởng tượng mà xem, khi lũ con dân của mình đang "chân lấm tay bùng, trăm lo nghìn sợ, đêm thân yếu hèn mà đối với sức mưa to nước lớn, để bảo thủ lấy tính mạng gia tài" thì quan phụ mẫu lại đang say sưa trong ván bài. Với hắn, có lẽ những ván bài đỏ đen còn quan trọng gấp vạn lần tính mạng con dân. Ôi thôi, liệu cái ván bài đó có đáng để hi sinh hơn mấy trăm mạng ngươi chứ! Thật là một tên vô lại! Mà ấy còn chưa hết, thậm chí khi "đứa con" của ngài chạy vào nói:"Bẩm...quan lớn...đê vỡ mất rồi!", hắn còn quát vào mặt, đe doạ: "....Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng , thời ông bỏ tù *********! Có biết không?..." rồi đuổi ra. Thật đúng là kẻ vô lương tâm, độc ác! Liệu cái xã hội có đầy rẫy nhưng kẻ như vậy sẽ ra sao đây! Phải nói rằng, tác phẩm "Sống chết mặc bay" quả là một tác phẩm tuyệt vời!
21 tháng 11 2016

1. Có 4 câu. Mỗi câu có 7 chữ.

Gieo vần ở các tiếng cuối câu 1, 2, 4 ( viên, thiên, thuyền )

nhịp: 4/3

2.. - Thời gian: ban đêm

không gian: không gian được miêu tả trong bài rằm tháng giêng là không gian lớn của trời mây sông nước. Bầu trời, mặt nước, dòng sông như nối liền, trải rộng bởi sắc xuân bát ngát. Câu thứ 2 khá đặc biệt trong cách tả: cảnh được tả từ gần đến xa, từ thấp đến cao

- Sự lặp lại 3 lần của từ xuân khiến cho câu như tràn ngập ánh xuân tươi. Sắc xuân, khí xuân như đọng lên cảnh vật. Làm cho không gian đêm rằm tháng giêng trở nên đậm đà mùa xuân,.

- Bài này được Bác viết trong cuộc kháng chiến chống Pháp vô cùng gian khổ. Thế nhưng trong bài thơ, ta thấy chủ thế chữ tình và rất yêu thiên nhiên, vẫn ung dung làm việc và chan hòa cùng ánh trăng thiên nhiên nơi núi rừng. Người lo lắng cho đất nước nhưng trong tâm hồn, Bác vẫn nhường cho thiên nhiên tình yêu thương ưu ái, không nở từ chối vẻ đẹp thiên nhiên. Nói lên phong thái lạc quan yêu đời của Bác.

-

 

26 tháng 1 2018

xin loi minh voi nen ko viet dau :) :)))))