K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 9 2023

Trong giai đoạn từ 1990 đến 2016, phân bố dân cư ở Việt Nam được chia thành hai loại: thành thị và nông thôn.

Trên thực tế, có một sự dịch chuyển đáng kể của dân số từ nông thôn sang thành thị trong thời gian này. Dân số thành thị tăng nhanh chóng, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Điều này có thể được giải thích bởi sự phát triển kinh tế và công nghiệp, thu hút người dân từ các vùng nông thôn đến các khu vực đô thị để tìm kiếm cơ hội việc làm và cuộc sống tốt hơn.

Tuy nhiên, dân số nông thôn vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng dân số của nước ta. Nông thôn vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp và chăn nuôi.

Tổng kết lại, trong giai đoạn 1990-2016, chúng ta đã chứng kiến một sự dịch chuyển dân số từ nông thôn sang thành thị, nhưng dân số nông thôn vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng dân số của nước ta

20 tháng 8 2018

a) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động phân theo khu vực thành thị, nông thôn nước ta, năm 1996 và năm 2005

 

b) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

- Lao động ở khu vực nông thôn chiếm tỉ trọng cao nhất (75,0% năm 2005).

- Từ năm 1996 đến năm 2005, cơ cấu lao động phân theo khu vực thành thị, nông thôn có sự thay đổi rõ rệt:

+ Tỉ trọng lao động ở khu vực thành thị tăng (dẫn chứng).

+ Tỉ trọng lao động ở khu vực nông thôn giảm (dẫn chứng).

* Giải thích

Do nước ta đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Sự phát triển của ngành công nghiệp - xây dựng

và dịch vụ ở các đô thị thu hút ngày càng nhiều lao động.

 

16 tháng 6 2019

a) Vẽ biểu đồ

- Xử lí số liệu:

Cơ cấu dân số nước ta phân theo thành thị và nông thôn thời kì 1990-2010

(Đơn vị: %)

- Vẽ:

Biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn ở nước ta trong thời kì 1990 - 2010

b) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

- Có sự thay đổi (theo xu hướng tăng tỉ lệ dân thành thị và giảm tỉ lệ dân nông thôn), nhưng còn chậm.

- Tỉ lệ dân thành thị tăng 11% (từ 19,5% năm 1990 lên 30,5% năm 2010), tỉ lệ dân nông thôn giảm tương ứng (từ 80,5% xuống 69,5%).

* Giải thích

- Do kết quả của quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá.

- Tuy nhiên, quá trình trên diễn ra còn chậm.

27 tháng 12 2018

a) Nhận xét

Giai đoạn 1960 - 2007:

- Dân số thành thị và dân số nông thôn nước ta đều tăng.

+ Dân số thành thị tăng từ 4,73 triệu người (năm 1960) lên 23,37 triệu người (năm 2007), tăng gấp 4,9 lần.

+ Dân số nông thôn tăng từ 25,44 triệu người (năm 1960) lên 61,80 triệu người (năm 2007), tăng gấp 2,4 lần.

- Dân số thành thị có tốc độ tăng nhanh hơn dân số nông thôn.

b) Phần lớn dân cư nước ta sống ở nông thôn, vì

- Trình độ phát triển kinh tế nước ta còn thấp, nền kinh tế nông nghiệp vẫn là chủ yếu.

- Nước ta mới ở giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa tương ứng là giai đoạn đầu của quá trình đô thị hóa, trình độ đô thị hóa chưa cao, phần lớn các đô thị thuộc loại vừa và nhỏ.

- Chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh kéo dài.

LM
Lê Minh Hiếu
Giáo viên
25 tháng 12 2020

a) Vẽ biểu đồ miền

b) Nhận xét:

- Tỉ lệ dân Nông thôn luôn lớn hơn dân thành thị (Nền kinh tế nước ta xuất phát từ nông nghiệp, dân số tập chung phần lớn ở nông thôn là chủ yếu)

- Tuy nhiên tỉ lệ có xu hướng thay đổi tăng ở thành thị và giảm ở nông thôn: 6,3% trong 13 năm. (Do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa kéo theo đó là đô thị hóa. Dân số từ nông thôn lên thành thị để kiếm việc làm => cơ cấu dân số thay đổi)

25 tháng 12 2020

a) Vẽ biểu đồ miền

b) Nhận xét:

- Tỉ lệ dân Nông thôn luôn lớn hơn dân thành thị (Nền kinh tế nước ta xuất phát từ nông nghiệp, dân số tập chung phần lớn ở nông thôn là chủ yếu)

- Tuy nhiên tỉ lệ có xu hướng thay đổi tăng ở thành thị và giảm ở nông thôn: 6,3% trong 13 năm. (Do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa kéo theo đó là đô thị hóa. Dân số từ nông thôn lên thành thị để kiếm việc làm => cơ cấu dân số thay đổi)

Cho bảng số liệu:Cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn của nước ta, giai đoạn 2000 – 2010 (đơn vị %)Năm /Vùng      2000          2003          2005           2010Thành thị          24,2          25,8          26,9              30,2Nông thôn         75,8          74,2          73,1              69,8Nhận xét sự thay đổi cơ cấu dân số giữa thành thị và nông thôn nước ta giai đoạn 2000 – 2010 đúng nhất là.A. Tỉ lệ dân thành thị...
Đọc tiếp

Cho bảng số liệu:

Cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn của nước ta, giai đoạn 2000 – 2010 (đơn vị %)

Năm /Vùng      2000          2003          2005           2010

Thành thị          24,2          25,8          26,9              30,2

Nông thôn         75,8          74,2          73,1              69,8

Nhận xét sự thay đổi cơ cấu dân số giữa thành thị và nông thôn nước ta giai đoạn 2000 – 2010 đúng nhất là.

A. Tỉ lệ dân thành thị ngày càng tăng, tỉ lệ dân nông thôn giảm.

B. Tỉ lệ dân thành thị ngày càng tăng, tỉ lệ dân nông thôn tăng.

C. Tỉ lệ dân thành thị ngày càng giảm, tỉ lệ dân nông thôn giảm.

D. Tỉ lệ dân thành thị nhiều hơn tỉ lệ dân nông thôn.

3
13 tháng 11 2021

A

13 tháng 11 2021

A

Nhận xét về sự phân bố :

- Phần lớn lực lượng lao động của nước ta tập trung ở nông thôn (chiếm 75,8%) do nền kinh tế nước ta chủ yếu vẫn là nông nghiệp; quá trình đô thị hoá diễn ra đang còn chậm.

- Chất lượng của nguồn lao động ở nước ta còn thấp, lao động không qua đào tạo chiếm tỉ lệ lớn (78,8%). Để nâng cao chất lượng nguồn lao động cần phải đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực, đa dạng hóa các hình thức đào tạo, đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề xuất khẩu lao động.

1 tháng 3 2016

* Phân bố: Lực lượng lao động giữa thành thị và nông thôn nước ta rất chênh lệch. Thành thị chỉ chiếm có 24,2%, trong khi đó nông thôn có tới 75,8% (2003).

* Giải thích: Quá trình đô thị hoá ở nước ta đang phát triển, nhưng chưa cao so với quy mô diện tích và dân số, đồng thời việc phát triển các ngành nghề ở thành thị còn nhiều hạn chế nên không thu hút được nhiều lao động. Trong khi ở nông thôn việc sử dụng máy móc nông nghiệp còn ít nên cần nhiều lao động chân tay.

27 tháng 9 2017

a) Tính tỉ lệ dân thành thị

Cách tính:  T ỷ   l ệ   d â n   t h à n h   t h ị   =   S ố   d â n   t h à n h   t h ị T ổ n g   s ố   d â n × 100

b) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta, giai đoạn 1990 – 2010

c) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

Trong giai đoạn 1990 - 2010:

- Số dân thành thị liên tục tăng với tốc độ tăng khá nhanh, từ 12,9 triệu người (năm 1990) lên 26,5 triệu người (năm 2010), tăng 13,6 triệu người (tăng gấp 2,05 lần).

- Tỉ lệ dân thành thị nước ta cũng tăng đáng kể trong giai đoạn trên, từ 19,5% (năm 1990) lên 30.5% (năm 2010), tăng 11,0%.

* Giải thích

Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị liên tục tăng là do trong những năm gần đây quá trình đô thị hoá ở nước ta diễn ra khá nhanh, số lượng các đô thị ngày càng tăng, quy mô các đô thị ngày càng được mở rộng. Tuy vậy, do điểm xuất phát thấp cùng với tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá chưa cao nên tốc độ gia tăng số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị cũng chưa cao.