K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 9 2017

a) Tính tỉ lệ dân thành thị

Cách tính:  T ỷ   l ệ   d â n   t h à n h   t h ị   =   S ố   d â n   t h à n h   t h ị T ổ n g   s ố   d â n × 100

b) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta, giai đoạn 1990 – 2010

c) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

Trong giai đoạn 1990 - 2010:

- Số dân thành thị liên tục tăng với tốc độ tăng khá nhanh, từ 12,9 triệu người (năm 1990) lên 26,5 triệu người (năm 2010), tăng 13,6 triệu người (tăng gấp 2,05 lần).

- Tỉ lệ dân thành thị nước ta cũng tăng đáng kể trong giai đoạn trên, từ 19,5% (năm 1990) lên 30.5% (năm 2010), tăng 11,0%.

* Giải thích

Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị liên tục tăng là do trong những năm gần đây quá trình đô thị hoá ở nước ta diễn ra khá nhanh, số lượng các đô thị ngày càng tăng, quy mô các đô thị ngày càng được mở rộng. Tuy vậy, do điểm xuất phát thấp cùng với tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá chưa cao nên tốc độ gia tăng số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị cũng chưa cao. 

16 tháng 6 2019

a) Vẽ biểu đồ

- Xử lí số liệu:

Cơ cấu dân số nước ta phân theo thành thị và nông thôn thời kì 1990-2010

(Đơn vị: %)

- Vẽ:

Biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn ở nước ta trong thời kì 1990 - 2010

b) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

- Có sự thay đổi (theo xu hướng tăng tỉ lệ dân thành thị và giảm tỉ lệ dân nông thôn), nhưng còn chậm.

- Tỉ lệ dân thành thị tăng 11% (từ 19,5% năm 1990 lên 30,5% năm 2010), tỉ lệ dân nông thôn giảm tương ứng (từ 80,5% xuống 69,5%).

* Giải thích

- Do kết quả của quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá.

- Tuy nhiên, quá trình trên diễn ra còn chậm.

5 tháng 2 2018

Biểu đồ thể hiện tình hình phát triển dân số nước ta giai đoạn 1995 – 2010

 

b) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

- Dân số tăng nhanh (từ năm 1995 đến năm 2010 tăng thêm 14937 nghìn người, tăng trung bình năm 995,8 nghìn người).

- Số dân thành thị cũng tăng mạnh, từ 14938,1 nghìn người năm 1995 lên 26515,9 nghìn người năm 2010, tăng 11577,8 nghìn người (tăng gấp 1,78 lần). Tỉ lệ dân thành thị tuy chưa cao, nhưng ngày càng tăng (từ 20,7% năm 1995 lên 30,5% năm 2010).

- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm dần (từ 1,65% năm 1995 xuống còn 1,03% năm 2010).

* Giải thích

- Do dân số đông nên tuy tỉ lệ gia tăng dân số có giảm, nhưng tổng số dân nước ta vẫn tăng nhanh.

- Nhờ kết quả của quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá nên số dân thành thị tăng cả về quy mô lẫn tỉ trọng.

- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm do thực hiện có kết quả công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình.

 

23 tháng 6 2019

a) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện số lao động, tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thời gian thiếu việc làm ở nông thôn nước ta, giai đoạn 1998 – 2009

 

b) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

- Số lao động đang làm việc ở nước ta tăng nhanh trong giai đoạn 1998 - 2009, tăng 12,5 triệu người, bình quân mỗi năm tăng 1,134 triệu người. Điều này gây khó khăn lớn trong vấn đề giải quyết việc làm.

- Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị có xu hướng giảm dần, từ 6,9% (năm 1998) xuống còn 4,6% (năm 2009), giảm 2,3%. Tuy nhiên, tỉ lệ này vẫn còn khá cao.

- Thời gian thiếu việc làm ở nông thôn giảm nhanh, từ 28,9% (năm 1998) xuống còn 15,4% (năm 2009), giảm 13,5%. Tuy nhiên, tỉ lệ này vẫn còn cao.

* Giải thích

- Số lao động đông và tăng nhanh do nước ta có cơ cấu dân số trẻ.

- Do kết quả của công cuộc đổi mới, cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đa dạng hoá các ngành nghề  nông thôn đang góp phần làm giảm tỉ lệ thất nghiệp và thời gian nông nhàn ở nông thôn.

- Nền kinh tế nước ta nhìn chung còn chậm phát triển nên khả năng giải quyết việc làm còn nhiều hạn chế.

20 tháng 12 2017

a) Vẽ biểu đồ

 

Biểu đồ thể hiện quy mô và tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta, giai đoạn 1960 – 2009

 

 

 

 

 

b) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

Trong giai đoạn 1960 - 2009:

- Dân số nước ta tăng liên tục qua các năm với tốc độ tăng khá nhanh, từ 30,2 triệu người (năm 1960) lên 86,0 triệu người (năm 2009), tăng 55,8 triệu người (tăng gấp 2,85 tần), trung bình tăng 1,14 triệu người/năm.

- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm, từ 3,9% (năm 1960) xuống còn 1,1% (năm 2009), giảm 2,8% .

* Giải thích

- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm là do tác động của chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình và nhận thức của người dân được nâng cao làm giảm nhanh tỉ lệ sinh, kéo theo gia tăng dân số giảm.

- Dân số nước ta tăng khá nhanh mặc dù tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm là do gia tăng dân số giảm nhưng vẫn dương, quy mô dân số ngày càng lớn, số người trong độ tuổi sinh đẻ đông, nên dân số hàng năm vẫn tăng nhanh. 

11 tháng 2 2018

Biểu đồ thể hiện tỉ suất sinh, tỉ suất tử và tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của nước ta, giai đoạn 1960 - 2011 

 

b) Nhận xét

- Tỉ suất sinh của nước ta có xu hướng giảm nhanh trong giai đoạn 1960 - 2011, giảm từ 46,0%o xuống còn 16,6%o, giảm 29,4%o.

- Tỉ suất tử giảm nhanh trong giai đoạn 1960 - 1965 (giảm 5,3%o), sau đó dao động trong khoảng 5%o đến 8,4%o trong suốt giai đoạn 1965 - 2011.

- Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của nước ta có xu hướng ngày càng giảm nhanh, từ 3,4% (năm 1960) xuống còn 0,97% (năm 2011), giảm 2,43%.

- Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên không đều giữa các giai đoạn:

+ Giai đoạn 1960 - 1976: tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên ở mức cao, trung bình trên 3%.

+ Giai đoạn 1979 - 1993: tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên vẫn còn cao trên 2%.

+ Giai đoạn 1999 - 2011: tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên đã giảm mạnh và dao động trong khoảng 0,97% - 1,63%.

 

 

16 tháng 3 2019

a) Vẽ biểu đồ

- Xử lí số liệu:

Lao động đang làm việc phân theo thành phần kinh tế ở nước ta, năm 2000 và năm 2010

(Đơn vị: %)

- Tính bán kính đưởng tròn

  r 2000 ,   r 2010 +   r 2000 = 1   đ v b k +   r 2010 = 49048 , 5 37075 , 3 = 1 , 15   đ v b k

 Vẽ:

Biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu lao động đang làm việc phân theo thành phần kinh tế nước ta năm 2000 và năm 2010

b) Nhận xét và giải thích

- Trong cơ cấu lao động đang làm việc phân theo thành phần kinh tế của nước ta, chiếm tỉ trọng cao nhất là thành phần kinh tế ngoài Nhà nước tiếp đến là thành phần kinh tế Nhà nước và thấp nhất là thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (dẫn chứng).

- Thành phần kinh tế ngoài Nhà nước thu hút nhiều lao động là do có các hoạt động kinh tế đa dạng, phù hợp với nhiều đối tượng lao động khác nhau; thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng nhỏ do mới được khuyến khích phát triển, các hoạt động kinh tế tập trung chủ yếu trong các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.

- Cơ cấu lao động đang làm việc phân theo thành phần kinh tế của nước ta có sự chuyển dịch trong giai đoạn 2000 - 2010:

+ Tỉ trọng thành phần kinh tế Nhà nước giảm, từ 11,7% xuống còn 10,4%, giảm 1,3%.

+ Tỉ trọng thành phần kinh tế ngoài Nhà nước giảm, từ 87,3% xuống còn 86,1%, giảm 1,2%.

+ Tỉ trọng thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh, từ 1,0% lên 3,5%, tăng 2,5%.

Giải thích: tỉ trọng lao động thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng là do chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển của Nhà nước. Tỉ trọng lao động của thành phần kinh tế Nhà nước và ngoài Nhà nước giảm là do có tốc độ tăng chậm, một bộ phận lao động chuyển sang thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

6 tháng 7 2017

a) Tính tỉ lệ dân thành thị

 

b) Ở nước ta, số dân thành thị tăng nhanh hơn số dân nông thôn do: kết quả của quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá. Dân cư nông thôn di cư vào các đô thị ngày càng nhiều để kiếm việc làm, đổi đời; hiện tượng đô thị hoá ở nông thôn được đẩy mạnh.