K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 3 2017

Khí lưu thông : là lượng khí vào hoặc ra khi chúng ta hô hấp bình thường

Khí bổ sung : là lượng khí hít vào cố sức thêm sau khi hít vào bình thường mà chưa thở ra

Khí dự trữ : là lượng khí thở ra cố sức thêm sau khi thở ra bình thường mà chưa hít vào.

Khí cặn : là lượng khí còn lại trong phổi sau khi thở ra cố sức

-Nhờ hoạt động của lồng ngực với sự tham gia của các cơ hô hấp mà ta thực hiện được hít vào và thở ra, giúp cho không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới.Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của 02 từ không khí ở phế nang vào máu và của C02 từ máu vào không khí phế nang.Trao đổi khí ờ tế bào gồm sự khuếch tán của 02 từ máu vào tế bào của C02 từ tế bào vào máu.

Giải thích sự khác nhau:

- Tỉ lệ % O2 trong khí thở ra thấp rõ rệt do O2: đã khuếch tán từ khí phế nang vào máu mao mạch.

- Tỉ lệ % CO2 trong khí thở ra cao rõ rệt do CO2 đã khuếch tán từ máu mao mạch ra khí phế nang.

- Hơi nước bão hoà trong khí thở ra do được làm ẩm bởi lớp niêm mạc tiết chất nhày phủ toàn bộ đường dẫn khí.

- Tỉ lệ % N2 trong khí hít vào và thở ra khác nhau không nhiều, ở khí thở ra có cao hơn chút do tỉ lệ O2 bị hạ thấp hẳn. Sự khác nhau này không có ý nghĩa sinh học.

4 tháng 12 2017

Câu 1:

Thành phần của máu Chức năng
Hồng cầu Vận chuyển O2 và CO2 trong hô hấp tế bào .
Bạch cầu Bảo vệ cơ thể chống các vi khuẩn đột nhập bằng cơ chế thực bào,tạo kháng thể,tiết protein đặc hiệu phá huỷ tế bào đã nhiễm bệnh.
Tiểu cầu Dễ bị phá huỷ để giải phóng 1 loại enzim gây đông máu.
Huyết tương Duy trì máu ở thể lỏng và vận chuyển các chất dinh dưỡng,chất thải,hoocmon,muối khoáng dưới dạng hoà tan.

Câu 2:

-Cấu tạo của hệ tuần hoàn:

+ Dịch tuần hoàn.

+ Tim.

+ Mạch máu.

+ Các van.

- Chức năng của hệ tuần hoàn :

+Vận chuyển oxygen và chất dinh dưỡng đến các cơ quan trong cơ thể

+Mang các chất thải của quá trình trao đổi chất đến các cơ quan bài tiết

+Có vai trò trong hệ miễn dịch chống lại sự nhiễm khuẩn

+Vận chuyển hormone.

Câu 3:

- Sự thở (thông khí I phổi): Hít vào và thở ra làm cho khí trong phổi thường xuyên được đổi mới.

- Sự trao đổi khí ở phổi: Không khí ở ngoài vào phế nang (động tác hít vào) giàu khí ôxi (O2), nghèo cacbonic (CO2). Máu từ tim tới phế nang giàu cacbonic (CO2), nghèo ôxi (O2). Nên ôxi (O2) từ phế nang khuếch tán vào máu và cacbonic (CO2) từ máu khuếch tán vào phế nang.

- Sự trao đổi khí ở các tế bào: Máu từ phổi về tim giàu ôxi (02) sẽ theo các động mạch đến tế bào. Tại tế bào luôn diễn ra quá trình ôxi hóa các hợp chất hữu cơ để giải phóng năng lượng, đồng thời tạo ra sản phẩm phân huỷ là cacbonic (CO2), nên nông độ O2 luôn thâp hơn trong máu và nồng độ CO2 lại cao hơn trong máu. Do đó O2 từ máu được khuếch tán vào tế bào và CO2 từ tế bào khuếch tán vào máu.

Câu 4:

Các bước tiến hành hà hơi thổi ngạt:

- Bịt mũi nạn nhân bằng 2 ngón tay.
- Hít một hơi đầy ghé sát miệng nạn nhân thổi 1 hơi không để không khí lọt ra ngoài.
- Ngưng thổi rồi thổi tiếp.

- Cứ làm như vậy 12-20 lần/phút đến khi nạn nhân tự thở được.

Chúc bạn học tốt!

10 tháng 12 2017

Âm thanh gọi tên ta kích thích vào cơ quan thụ cảm thính giác, phát sinh sung thần kinh theo dây hướng tâm của noron hướng tâm đến trung uơng thần kinh,phát sinh sung thần kinh theo dây li tâm của noron li tâm đến cơ quan phản ứng giúp ta quay lại đến hướng có tiếng gọi ta.

27 tháng 10 2019

Có thể truyền máu trong trường hợp người nhận có nhóm máu AB và người cho có nhóm máu A vì: Nhóm máu AB có thể nhận của tất cả các nhóm máu khác.

Một số lưu ý khi truyền máu:

Cần xét nghiệm trước khi truyền máu.

Không truyền máu của người bị bệnh cho người nhận.

27 tháng 10 2019

1 tháng 3 2022

anh có thể ghi dấu được ko cho dể đọc

Tham khảo:

Trụ não

-Vị trí: Trụ não tiếp liền với tuỷ sống

Chức năng chủ yếu của trụ não là điều khiển, điều hòa hoạt động của các nội quan, đặc biệt là hoạt động tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa,do các nhân xám đảm nhiệm.
Chất trắng làm nhiệm vụ dẫn truyền, bao gồm các đường dẫn truyền lên(cảm giác) và các đường dẫn truyền xuống (vận động).

Não trung gian

- Vị trí: Nằm giữa trụ não và đại não

-Chức năng: Các nhân xám nằm ở vùng dưới đồi là trung ương điều khiển các quá trình trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt.

Tiểu não

-Vị trí: Phía sau trụ não

- Chức năng: Điều hoà và phối hợp các hoạt động phức tạp

- Đại não (cerebrum) bao gồm hai bán cầu phải và trái, được nối với nhau bằng thể chai (corpus callosum) là một bó sợi thần kinh. 

Chức năng của đại não bao gồm: khởi động chuyển động, phối hợp vận động, nhiệt độ, chạm, nhìn, nghe, phán đoán, suy luận, giải quyết vấn đề, cảm xúc và học tập.

3 tháng 1 2018

Em sẽ khuyên bạn hãy từ bỏ hút thuốc lá vì tác hại của thuốc lá rất lớn, nó không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến bản thân người hút mà cả những người xung quanh bạn. Bản thân bạn ấy bị bệnh viêm phổi rồi đến cả ung thư, ngoại hình bị xấu đi nhưng đối với các người xung quanh ( có thể là bố mẹ và bạn cùng lớp) cũng thuốc lá đầu độc, mắc đủ thứ bệnh như viêm tai giữa, viêm màng não,... Hút thuốc lá ảnh hưởng đến tương lai của bạn là do bạn quyết định nhưng bạn không có quyền làm hại đến những người xung quanh bạn.

3 tháng 1 2018

thanks pn

24 tháng 12 2016

trong lúc bình thường thì nhịp tim của chúng ta hoạt động bình thường vì chúng chỉ cần lượng ô xi vừa đủ và hoạt động hô hấp lúc đó đã đáp ứng được nhu cầu đó. Nhưng sau khi chạy nhanh với nhịp đập của tim lúc bình thường không thể cung cấp đủ ô xi cho cơ thể để nuôi các tế bào nên nhịp đập của tim lúc đó tăng đột biến để đáp ứng nhu cầu cung cấp ô xi cho các tế bào.

24 tháng 12 2016

cac ban tra loi nhanh cho mink nhe hihi

 

22 tháng 3 2018

Khác biệt cơ bản nhất của 2 phân hệ thần kinh này chính là tác dụng đối lập của chúng lên cùng 1 cơ quan trong cơ thể. Thông thường, phân hệ giao cảm thường làm tăng hoạt động của cơ quan đó (ví dụ: tăng nhu động ruột), còn phân hệ đối giao cảm thì làm giảm (giảm nhu động ruột) < tất nhiên cũng có TH ngc lại, bạn có thể tham khảo thêm trong SGK sinh 8). Phân hệ giao cảm truyền tín hiệu qua dây thần kinh giao cảm, còn phân hệ đối giao cảm thì theo dây thần kinh đối giao cảm. Trung khu của phân hệ giao cảm nằm ở sừng bên chất xám ( từ đốt 1 đến đốt 3) tủy sống, còn đối giao cảm ở não giữa, hành não và đốt tủy cùng. Bộ phận ngoại biên phân hệ giao cảm gồm các dây thần kinh và hạch, hạch xa cơ quan gần trung tâm, sợi trước hạch ngắn , sợi sau hạch dài; Ngoại biên phân hệ đối giao cảm: Chất trắng: hình thành các dây thần kinh: hạch gần cơ quan và xa trung tâm; sợi trước hạch dài và sợi sau hạch ngắn. Sự hoạt động đối lập mà thống nhất giữa 2 phân hệ này giúp điều hòa một cách nhịp nhàng các hoạt động sống sinh lý của cơ thể.