K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 5 2022

- Cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

- Hai bên tham chiến cùng ngừng bắn, lập lại hòa bình trên tòan Đông Dương.

- Hai bên tập kết quân đội, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới quân sự tạm thời.

- Việt Nam tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước vào tháng 7/1956.

23 tháng 4 2019

Đáp án D

Do cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã cơ bản được hoàn thành ở miền Bắc nên sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, miền Bắc phải khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, sau đó tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm hậu phương chi viện cho miền Nam kháng chiến.

20 tháng 6 2020

cảm ơn

1 tháng 4 2019

1. Hiệp định sơ bộ (6-3-1946):

- Quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam: Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng nằm trong khối Liên hiệp Pháp.

- Những nội dung trong Hiệp định sơ bộ đã là một bước tiến so với thực trạng thuộc địa trước đây của Việt Nam. Nhưng ngay sau đó, thực dân Pháp bội ước, vì thế nhân dân ta đã tiếp tục tiến hành cuộc kháng chiến 9 năm để bảo vệ độc lập dân tộc và những thành quả của Cách mạng tháng Tám. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã tạo cơ sở vững chắc cho những thắng lợi trên bàn đàm phán quốc tế về các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.

2. Hiệp định Giơnevơ (21-7-1954):

- Quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam:

o Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân Việt Nam, không can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

o Việt Nam sẽ thực hiện thống nhất bằng tổng tuyển cử tự do trong cả nước, dự kiến diễn ra vào tháng 7-1956.

- So với Hiệp định sơ bộ, với Hiệp định Giơnevơ, nhân dân ta đã giành được một thắng lợi thực chất hơn: một nửa nước đã được giải phóng, có chủ quyền, có khả năng tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, đất nước vẫn chưa thống nhất, miền Nam vẫn còn dưới gót giày xâm lược của đế quốc Mỹ. Nhân dân ta tiếp tục tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhằm mục đích giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất đất nước, tạo ra những cơ sở vững chắc cho cuộc đấu tranh trên bàn đàm phán quốc tế ở Hội nghị Pari.

12 tháng 4 2019

cam ơn bạn ạ

21 tháng 2 2018

Đáp án A

Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia.

26 tháng 1 2017

a) Nội dung Hiệp định gồm những điều khoản cơ bản sau :

- Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

- Hai bên tham chiến (lực lượng kháng chiến ở các nước Đông Dương và lực lượng quân xâm lược Pháp) cùng ngưng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương.

- Hai bên tham chiến thực hiện cuộc di chuyển, tập kết quân đội ở hai vùng : Quân đội cách mạng Việt Nam và quân đội xâm lược Pháp tập kết ở hai miền Bắc và Nam, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới quân sự tạm thời.

- Việt Nam tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước, sẽ tổ chức vào tháng 7 - 1956 dưới sự kiểm soát của một ủy ban quốc tế...

Hiệp định Giơ-ne-vơ cùng với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và can thiệp Mĩ ở Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia.

b) Ý nghĩa

- Hiệp định Giơ-ne-vơ là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân các nước Đông Dương và được các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng.

- Với Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương, Pháp buộc phải rút hết quân đội về nước : Mĩ thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng, quốc tế hóa chiến tranh xâm lược Đông Dương ; miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa.

- Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương chính thức khai mạc ngày 8 - 5 - 1954 và bắt đầu thảo luận về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương.

18 tháng 2 2021

Tham khảo

* Nội dung cơ bản của Hiệp định Giơnevơ

- Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của các nước Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

- Các bên tham chiến ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương.

- Các bên tham chiến thực hiện tập kết, chuyển quân theo khu vực và thời gian quy định.

- Việt Nam sẽ thống nhất bằng một cuộc tuyển cử tự do vào tháng 7-1956 dưới sự kiểm soát của một Ủy ban quốc tế.

* Ý nghĩa:

- Hiệp định là văn bản pháp lí quốc tế, ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương.

- Hiệp định đã đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chống Pháp của nhân dân ta. Pháp buộc phải chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân đội về nước.

- Hiệp định làm thất bại âm mưu kéo dài, mở rộng, quốc tế hóa chiến tranh xâm lược Đông Dương; miền Bắc hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn xã hội chủ nghĩa.

18 tháng 2 2021

TK 

* Nội dung cơ bản của Hiệp định Giơnevơ

- Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của các nước Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

- Các bên tham chiến ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương.

- Các bên tham chiến thực hiện tập kết, chuyển quân theo khu vực và thời gian quy định.

- Việt Nam sẽ thống nhất bằng một cuộc tuyển cử tự do vào tháng 7-1956 dưới sự kiểm soát của một Ủy ban quốc tế.

* Ý nghĩa:

- Hiệp định là văn bản pháp lí quốc tế, ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương.

- Hiệp định đã đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chống Pháp của nhân dân ta. Pháp buộc phải chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân đội về nước.

- Hiệp định làm thất bại âm mưu kéo dài, mở rộng, quốc tế hóa chiến tranh xâm lược Đông Dương; miền Bắc hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn xã hội chủ nghĩa.

2 tháng 5 2017

Đáp án A

10 tháng 10 2018

Đáp án là A.

Khi quân Pháp rút khỏi nước ta, ngay lập tức ở miền Nam Việt Nam, Mỹ dựng hậu thuẫn cho Ngô Đình Diệm, không thực hiện Hiệp thương tổng tuyển cử, sau đó Ngô Đình Diệm tạo ra 1 cuộc trưng cầu dân ý nhằm lấy danh nghĩa để phế truất chính quyền Bảo Đại trong Quốc Gia Việt Nam và lập ra chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.