K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 12 2016
- Lá biến thành gai: giảm sự thoát hơi nước ở láVD: cây xương rồng,...- Lá biến thành tua cuốn, tay móc: Móc vào trụ bám, giúp cây leo lên VD: Cây đậu Hà Lan, cây mây…- Lá vảy: che chở cho thân rễ VD: Cây dong ta…- Lá dự trữ: lá dự trữ chất hữu cơ. VD: Cây hành, tỏi…- Lá bắt mồi: lá biến thành cơ quan bắt và tiêu hóa mồi. VD: Cây bèo đất, cây nắp ấm…
24 tháng 12 2016

ừm giống mk

 

2 tháng 12 2016

1.

- Rễ có chức năng chính như bám cây vào lòng đất, rễ cây hút nước và các chất khoáng, hô hấp. Ngoài ra rễ cây còn là cơ quan dự trữ các chất dinh dưỡng, là cơ quan sinh sản sinh dưỡng của thực vật.

​- Rễ có 2 loại: rễ cọc và rễ chùm.

2.

- Rễ có 4 miền:

+ Miền trưởng thành (có các mạch dẫn): chức năng dẫn truyền.

+ Miền hút ( có các lông hút): hấp thụ nước và muối khoáng.

+ Miền sinh trưởng (nơi tế bào phân chia): làm cho rễ dài ra.

+ Miền chóp rễ: che chở cho đầu rễ.

3.

Miền hút của rễ gồm có 2 phần chính:

- Vỏ: có biểu bì và thịt vỏ.

+ Biểu bì: bảo vệ các bộ phận bên trong, trên lớp biểu bì có nhiều lông hút (lông hút là tế bào của biểu bì kéo dài) chức năng hút nước và muối khoáng hòa tan.

+ Thịt vỏ: chuyển các chất từ lông hút đến trụ giữa.

- Trụ giữa: gồm các bó mạch và ruột.

+ Các bó mạch: gồm mạch gỗ (chuyển nước và muối khoáng), mạch rây (chuyển chất hữu cơ)

+ Ruột: chứa chất dự trữ.

4.

- Rễ củ: cây cải củ, cà rốt, khoai lang,...

- Rễ móc: cây trầu không, hồ tiêu,...

- Rễ thở: cây bần, mắm, bụt mọc,...

- Giác mút: cây tơ hồng, tầm gửi,..

27 tháng 10 2016

bn ghi sai để rùi bn ạk

13 tháng 12 2020

Biến dạng của rễ:

+ Rễ củ. Các loại rễ củ như củ sắn, cà rốt, khoai lang, . phần rễ phình to tạo thành củ chứa các chất dự trữ dùng cho cây lúc ra hoa, kết quả.

+ Rễ móc. Các loại rễ móc như rễ cây trầu không, cây vạn niên thanh... Đó là những rễ phụ mọc ra từ thân giúp cây bám vào trụ để léo lên.

+ Rễ thở. Có ở nhiều loại cây sống ở các đầm lầy ngập nước như vẹt, sú. mắm, cây bụt mọc... Các rễ hô hấp mọc hướng ngược lên trên mặt nước lấy không khí cho rễ hô hấp.

+ Giác mút. Có ở loại cây sống bám như tầm gửi, tơ hồng. Rễ biến thành giác mút đâm vào cây khác để hút thức ăn.

Biến dạng của thân

+ Thân củ: thân phình to, dự trữ chất dinh dưỡng: củ khoai tây, su hào,…

+ Thân rễ: thân phình to, hình dạng giống rễ, dự trữ chất dinh dưỡng: củ dong ta, củ gừng, nghệ, giềng…

+ Thân mọng nước: thân mọng nước, dự trữ nước: cây xương rồng, cành giao, sen đá, thanh long, nha đam…

Biến dạng của lá:

+ Lá biến thành cơ quan bắt mồi (lá cây nắp ấm): gân chính của một số lá kéo dài và phát triển thành bình có nắp đậy. Trong bình có chất dịch hấp dẫn sâu bọ, khi sâu bọ chui vào nắp đậy lại, con mồi sẽ bị tiêu hóa bới dịch tiêu hóa trong bình. Cơ quan bắt mồi giúp cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho cây trong điều kiện sống nghèo nàn, thiếu chất dinh dưỡng.

+ Lá biến thành cơ quan dự trữ chất dinh dưỡng (cây hành, tỏi): Phần bẹ lá dày lên trở thành cơ quan dự trữ chất dinh dưỡng cho cây.

+ Lá biến thành gai (lá cây xương rồng): lá biến thành gai để giảm sự thoát hơi nước của cây trong điều kiện sống khô cằn thiếu nước.

+ Lá biến thành vảy (lá cây dong ta): lá có dạng vảy mỏng che chở cho thân rễ sống ở dưới đất.

28 tháng 12 2016

1.

- Lá mọc cách: các lá mọc so le nhau trên cành như lá cây dâu, lá cây dâm bụt...

- Lá mọc đối: từng đôi lá đối xứng nhau trên cành như; lá ổi, lá hải đường, lá mẫu đơn.

- Lá mọc vòng: lá mọc thành vòng xung quanh thân hoặc cành như lá cây dây huỳnh, lá trúc đào...

2.


- Lá biến thành gai: giảm sự thoát hơi nước ở lá
VD: cây xương rồng,...
- Lá biến thành tua cuốn, tay móc: Móc vào trụ bám, giúp cây leo lên
VD: Cây đậu Hà Lan, cây mây…
- Lá vảy: che chở cho thân rễ
VD: Cây dong ta…
- Lá dự trữ: lá dự trữ chất hữu cơ.
VD: Cây hành, tỏi…
- Lá bắt mồi: lá biến thành cơ quan bắt và tiêu hóa mồi.
VD: Cây bèo đất, cây nắp ấm…
3.

+ Giống nhau
- Đều có biểu bì, thịt vỏ, mạch rây, mạch gỗ và ruột
- Biểu bì, thịt vỏ, ruột đều cấu tạo từ tế bào
+ Khác nhau
* Thân non không có lông hút, còn rễ có lông hút
* Mạch rây và mạch gỗ ở thân non xếp thành vòng bó mạch, trong khi đó mạch rây và mạch gỗ ở rễ xếp xen kẽ nhau

4.

Thí nghiệm: Đặt chậu cây vào chỗ tối. Dùng giấy đen bịt kín một phần lá ở hai mặt. Đem chậu cây ra chỗ có ánh sáng.Tẩy diệp lục của lá, rồi rửa sạch lá trong nước ấm.Bỏ lá vào cốc có dung dịch iốt loãng.

Chất mà là chế tạo được khi có ánh sáng là tinh bột.

28 tháng 12 2016

mink rất cần nókhocroi

7 tháng 4 2016

 Có 5 loại lá biến dạng:

+ Lá biến thành gai

VD: cây xương rồng,...

=> Chức năng là giảm sự thoát hơi nước.

+ Lá biến thành tua cuốn hoặc tay móc

VD: lá mây, cây đậu Hà Lan,...

=> Chức năng là giúp cây leo lên cao.

+ Lá biến thành vảy.

VD: củ dong ta,...

=> Chức năng là che chở, bảo vệ cho chồi của thân rễ.

+ Lá dự trữ chất hữu cơ

VD: củ hành,...=> Chức năng là chứa chất dự trữ cho cây.+ Lá bắt mồi và tiêu hóa thức ănVD: cây bào đất, cây nắp ấm,...=> Chức năng là bắt và tiêu hóa con mồi.Mong các bạn và hoc24 chọn câu trả lời của mình nha ^-^

Có 5 loại lá biến dạng

Lá biến thành gaiGiảm thiểu sự thoát hơi nướcCây xương rồng
Lá biến thành tua cuốn hoặc tay mócGiúp cây dễ bám vào vật chủ, leo lên caocây đậu Hà Lan
Lá biến thành vảyBảo vệ chồi của thân rễcủ dong ta
Lá dự trữ chất hữu cơDự trữ chất dinh dưỡng cho câyCủ tỏi
Lá bắt mồi Bắt và tiêu hóa con mồiCây nắp ấm, cây bèo đất

 

23 tháng 12 2016

có 2loại rễ chính:

+ Rễ cọc

+ rễ chùm

Ví dụ : cây cải (rễ cọc)

cây lúa (rễ chùm)

rễ cọc :có rễ cái to khỏe đâm sâu xuống đất và nhiều rễ con mọc xiên .Từ các rễ con còn lại lại mọc thêm nhiều rễ con khác

Rễ chùm :gồm nhiều rễ con dài gần bằng nhau , thường mọc tỏa từ gốc thân thành chùm.

Cps 4 loại rễ biến dạng :

Rễ củ :cây sắn: chứa chất dự trữ cho cây ra hoa tạo quả

 

25 tháng 12 2016
  • Có 2 loại rễ chính:

+ Rễ cọc: gồm rễ cái và các rễ con (Vd: cây mít, me,...)

+ Rễ chùm: gồm những rễ con mọc từ gốc thân. (Vd: lúa, hành,...)

  • Những loại rễ biến dạng là:

+Rễ củ (Vd: cây khoai mì, cây cà rốt,...)

+Rễ móc (Vd: cây trầu không, cây hồ tiêu,...)

+Rễ thở (Vd: cây bần, cây mắm,...)

+Giác mút (Vd: tầm gửi, tơ hồng,...)

Chúc bạn học tốt!thanghoa

3 tháng 1 2017
STT Tên mẫu vật Đặc điểm hình thái của lá biến dạng Chức năng của lá biến dạng Tên lá biến dạng
1 Xương rồng Lá dạng gai nhọn Làm giảm sự thoát hơi nước Lá biến thành gai
2 Lá đậu Hà Lan Dạng tua cuốn Giúp cây leo lên cao Tua cuốn
3 Lá mây Dạng tay móc Giúp cây leo lên cao Tay móc
4 Củ dong ta Dạng vảy mỏng trên thân rễ Bảo vệ, che chở chồi thân rễ Lá vảy
5 Củ hành Bẹ lá phình to Chứa chất dự trữ Lá dự trữ
6 Cây bèo đất Trên lá có nhiều lông tuyến tiết chất nhầy Bắt và tiêu hóa mồi Lá bắt mồi
7 Cây nắp ấm Lá hình nắp ấm Bắt và tiêu hóa con mồi Lá bắt mồi
13 tháng 12 2016

câu 8

Cấu tạo trong của phiến lá gổm 3 phần: biểu bì bao bọc bên ngoài, thịt lá ở bên trong, các gân lá xen giữa phần thịt lá.

* Biểu bì của phiến lá được cấu tạo bởi một lớp tế bào không màu trong suốt, xếp sít nhau; trên biểu bì có những lỗ khí, lỗ khí thông với các khoang chứa không khí ớ bên trong phiến lá.

Biểu bì có chức năng bảo vệ phiến lá và cho ánh sáng chiếu vào những tế bào bên trong.

* Thịt lá gồm rất nhiều tế bào có vách mỏng, có nhiều lục lạp ở bên trong. Lục lạp là bộ phận chính thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây. Các tế bào thịt lá được chia thành nhiều lớp có cấu tạo và chức năng khác nhau.

Chức năng chủ yếu của phần thịt lá là chế tạo chất hữu cơ cho cây.

* Gân lá nằm xen giữa phần thịt lá, gồm các bó mạch gỗ và mạch rây. Các bó mạch của gân lá nối với các bó mạch của cành và thân có chức năng dẫn truyền các chất.



 

13 tháng 12 2016

Câu 1: Trả lời:

Rễ cọc có một rễ chính và nhiều rễ con mọc chung quanh ,thường có ở cây 2 lá mầm như cải, đậu xanh ,mít , ổi.........
-Rễ chùm không có rễ chính , chỉ có nhiều rễ phụ mọc quanh gốc, thường có ở cây có 1 lá mầm như lúa , dừa , cau ,mía.Câu 2: Trả lời:

* Nước: nước rất cần cho các hoạt động sống của cây. Cây thiếu nước các quá trình trao đổi chất có thể bị ngừng trệ và cây chết. Nhu cầu nước của cây luôn luôn thay đổi tùy thuộc vào các loài cây, các thời kì phát triển của cây và điều kiện sống (nhất là thời tiết).

* Muối khoáng: muối khoáng cũng rất cần cho sự sinh trưởng và phát triển của cây. Cây cần nhiều loại muối khoáng khác nhau (muối đạm, muối lân. muối kali). Nhu cầu muối khoáng của cây cũng thay đổi tùy thuộc vào các loài cây và các thời kì phát triển của cây Ví dụ, cây lấy quả lấv hạt (lúa, ngô, cà chua...) cần nhiều phôtpho và nỉtơ, cây trồng lấy thân lá (các loại rau. đay. gai..) cần nhiều đạm và cây trồng lấy củ (khoai lang, củ cải, cà rốt...) thì cần nhiều kali...

Câu 3: Trả lời:

Các loại rễ biến dạng:

- Rễ củ: Chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa tạo quả. (cây sắn dây, khoai lang,...)

- Rễ móc: Bám vào trụ giúp cây leo lên. (cây hồ tiêu, trầu không,...)

- Rễ thở: Giúp cây hô hấp trong không khí (cây bần, bụt mọc,...)

- Giác mút: Lấy thức ăn từ cây chủ. (cây tầm gửi, dây tơ hồng...)

10 tháng 12 2016

1. Nêu đặc điểm phân biệt lá đơn và lá kép. Cho ví dụ (từ 3 VD trở lên).

#Lá đơnLá kép
Đặc điểm- Cuống lá không phân nhánh, chỉ mang một phiến lá
- Nách cuống lá có 1 chồi
- Khi lá rụng thì cuống lá và phiến lá rụng cùng 1 lúc, để lại vết sẹo trên thân hoặc cành
- Lá có 1 cuống chính. Trên cuống lá mang nhiều lá nhỏ, gồm nhiều phiến lá và cuống nhỏ không có chồi gọi là lá chét.
- Ở nách cuống chính có một chồi
- Khi rụng thì lá chét rụng trước và cuống chính rụng sau (Ngoại trừ lá cau, lá dừa)
Các dạng lá

- Lá nguyên: Mít, xoài, …

- Lá răng cưa: Gai, dâu tằm, hoa hồng, …

- Lá có thùy: Ké hoa đào, mướp, …

- Là phân thùy: Đu đủ, thầu dầu, lá cà dại, …

- Lá xẻ (chẻ) thùy: Sao nhái, ngải cứu, khoai mì, ...

- Lá kép lông chim: dọc theo cuống chính mang hai hàng lá, gồm có:
  • Lá kép lông chim chẵn: tận cùng bằng 2 lá chét: lá muồng, lá phượng, …
  • Lá kép lông chim lẻ: tận cùng bằng 1 lá chét: lá khế, lá hoa hồng, …
- Lá kép chân vịt: các lá chét gắn cùng 1 điểm. Số lượng lá chét có thể là: 3, 5, 7, ...: lá cao su gồm 3 lá chét, lá gòn gồm 5- 7 lá chét, ...

2. Nêu cấu tạo trong của phiến lá và chức năng của mỗi phần.

- Cấu tạo trong của phiến lá gổm 3 phần: biểu bì bao bọc bên ngoài, thịt lá ở bên trong, các gân lá xen giữa phần thịt lá.

  • Biểu bì của phiến lá được cấu tạo bởi một lớp tế bào không màu trong suốt, xếp sít nhau; trên biểu bì có những lỗ khí, lỗ khí thông với các khoang chứa không khí ớ bên trong phiến lá. Biểu bì có chức năng bảo vệ phiến lá và cho ánh sáng chiếu vào những tế bào bên trong.
  • Thịt lá gồm rất nhiều tế bào có vách mỏng, có nhiều lục lạp ở bên trong. Lục lạp là bộ phận chính thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây. Các tế bào thịt lá được chia thành nhiều lớp có cấu tạo và chức năng khác nhau. Chức năng chủ yếu của phần thịt lá là chế tạo chất hữu cơ cho cây.
  • Gân lá nằm xen giữa phần thịt lá, gồm các bó mạch gỗ và mạch rây. Các bó mạch của gân lá nối với các bó mạch của cành và thân có chức năng dẫn truyền các chất.

3. Quang hợp là gì? Viết sơ đồ tóm tắt và cho biết ý nghĩa của quá trình quang hợp?

- Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục sử dụng nước, khí cacbonic và năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả khí oxi.

- Sơ đồ tóm tắt quá trình quang hợp: Nước + Khí cacbonic, ánh áng => tinh bột + Khí ôxi

-Ý nghĩa quá trình quang hợp: Quang hợp của cây xanh cung cấp chất hữu cơ (tinh bột) và khí oxi cho hầu hết các sinh vật trên trái đất kể cả con người. Đồng thời cây xanh còn hút khí cabonic làm trong lành không khí.

Quang hợp là quá trình mà qua đó thực vật, một số vi khuẩn và những cơ thể sống nguyên thủy, sử dụng năng lượng từ ánh sáng mặt trời để tạo ra đường, thứ mà hô hấp của tế bào biến nó thành ATP, loại nhiên liệu được sử dụng cho mọi hoạt động sống.

Sơ đồ tóm tắt của quá trình quang hợp.

Nước + khí cacbônic —---- > tinh bột + khí ôxi

Những yếu tố cần thiết cho quang hợp là:

- Nước là nguổn nguyên liệu cần thiết cho quang hợp.

- Khí cacbônic cũng là nguyên liệu cần thiết cho quang hợp.

- Ánh sáng cần cho quang hợp. nếu không có ánh sáng cây không tiến hành quang hợp được. Nhu cầu ánh sáng của các loại cây khác nhau.