K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 9 2016

Có 4 bước tạo lập văn bản:

Bước 1: Tìm hiểu đề, tìm ý: kiểu bài, đối tượng, như thế nào?

Bước 2: Lập dàn ý: Mở bài, Thân bài, Kết bài.

Bước 3: Viết bài

Bước 4: Đọc lại và sửa chữa

Em thấy bước thứ 2 là quan trọng nhất vì ta phải tìm ý và sắp xếp ý để có bố cục rành mạch, hợp lí và giúp không tẩy xóa, làm cho câu văn liên kết với nhau và hay hơn.

18 tháng 9 2016

cảm ơn bạn nhá

 

25 tháng 9 2016

Bước 1: Tìm hiểu đề, tìm ý: kiểu bài, đối tượng, như thế nào?

Bước 2: Lập dàn ý: mở bài, thân bài, kết bài

Bước 3: Viết bài

Bước 4: Đọc lại và sửa chữa

23 tháng 9 2016

Tình Huống 1:

Như các bạn đã biết đấy, môi trường đang bị ảnh hướng rất nghiêm trọng bởi do con người sử dụng rác thải một cách không hợp lí.Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng của nhiều người dân mà đặc biệt là các bạn trẻ. Họ nghĩrằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường.Hoặc cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của chính quyền mà không phải là của mình. Một số khác lại nghĩrằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì đi chăng nữa cũng không đáng kể, và việc ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng gì tới mình nhiều…Vậy nhưng không phải vậy! Phá hoại môi trường của một người tuy chỉ ảnh hưởng nhỏ nhưng tập hợp nhiều người lại là lớn. Dù trách nhiệm bảo vệ môi trường tuy cũng có một phần là của nhà nước nhưng đa phần lại là của người dân. Những việc chúng ta làm đối với môi trường, tuy hiện giờ ta chưa thấy được, nhưng về lâu về dài nó sẽ ảnh hưởng tới ta ít nhiều. Tình trạng môi trường ở Việt Nam tuy nghiêm trọng nhưng vẫn có thể cứu vãn nếu mỗi người dân biết góp sức của mình, chung tay bảo vệ môi trường. Vậy nên , chúng ta cần chung tay bảo vệ môi trường và tránh gây ô nhiễm. Vì tương lai một Việt Nam xanh, sạch, đẹp và vì cuộc sống của chính chúng ta cũng như của các thế hệ sau! Hãy bảo về môi trường để bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta. Hay vì một môi trường không ô nhiễm, vì một cuộc sống văn hóa xã hội văn minh đừng xả rác bừa bãi đừng làm ô nhiễm không khí và môi trường.

 

Tình huống 2

 

 

 

Trong xã hội phong kiến, dưới cái bóng của chế độ nam quyền, người phụ nữ luôn bị coi thường. Đàn bà, con gái chỉ đảm nhận vai trò của một người mẹ, người vợ, suốt ngày quẩn quanh nơi xó bếp, đồng ruộng với công việc nội trợ, đồng áng. Công thức ngôn từ “thân em như” gợi cảm giác yếu đuối, mong manh. Người phụ nữ bị đặt lên bàn cân của người sở hữu và được đánh giá, xem xét dựa trên giá trị sử dụng như những món hàng, vật dụng tầm thường khác. Cuộc đời bị đẩy đưa một cách vô định ngoài tầm tay với của họ. Còn nỗi đau nào hơn nỗi đau không làm chủ được số phận của mình? Bất an, vô định, người phụ nữ gửi trọn những đau đớn ấy vào câu ca tiếng hát làm thành chất bi có tính đặc trưng trong nội dung của ca dao than thân.Không chỉ trong quan hệ xã hội người phụ nữ mới bị xem thường mà ngay trong tình yêu, hôn nhân, vị trí và giá trị của họ cũng không được đề cao.Cũng chính vì thế, phụ nữ dễ rơi vào cảnh bị phụ bạc, bị bỏ rơi và phụ nữ luôn là người gánh chịu mọi khổ đau khi tình yêu, hôn nhân tan vỡ. Có thể nói, ca dao đã thể hiện một cách chân thực và sâu sắc những bi kịch lỡ duyên của người phụ nữ.Có thể nói,chính những quan niệm xã hội khắt khe, vốn đã giam cầm người phụ nữ trong vách ngăn của nỗi mặc cảm thân phận, bây giờ lại một lần nữa đẩy tình yêu của họ đến chỗ tan vỡ không thành.Phải chăng những quan niệm cổ hủ, lạc hậu, phi lí mới thực sự là vật cản bước chân người phụ nữ trên hành trình kiếm tìm và góp nhặt hạnh phúc? Lại một lần khát khao mà không thể có được hạnh phúc nghĩa là thêm một bi kịch nữa xuất hiện trong cuộc đời người phụ nữ ngày xưa. Vì vậy, trong ca dao, ta bắt gặp không ít những cuộc tình đổ vỡ bởi những lề thói khắc khe của chế độ phong kiến.Cuộc đời phụ nữ đâu chỉ phải gánh chịu những bất hạnh trong tình yêu, khi đã tìm được bến đỗ của cuộc đời, cứ ngỡ rằng họ sẽ hạnh phúc, thế nhưng họ cũng phải đối mặt với vô vàn những trái ngang, nghịch cảnh. Nổi bật lên trong ca dao xưa là nỗi đau của những thân gái phải chịu kiếp “chồng chung” .

27 tháng 9 2016

này bn kia, bn chép bài của chị Linh đúng không oaoa

13 tháng 3 2023

Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết

Xác định đề tài

 

Trước tiên, em hãy trả lời câu hỏi: “yêu cầu của đề bài là gì?”

          Với đề bài nêu trên, em có thể chọn một sự việc để lại cho em ấn tượng sâu sắc, chẳng hạn như:

- Ngày khai giảng

- Lễ đón giao thừa quê em

- Mỗi lầm lỗi của bản thân

- Một kỉ niệm đáng nhớ với người thân yêu

- Lần bản thân đạt được một thành tích đáng nhớ

Thu thập tư liệu

          Tư liệu liên quan đến sự việc có thể được thu thập từ những nguồn như: quan sát thực tế của em về sự việc, nghe người khác kể về sự việc. Em có thể đọc thêm tư liệu về sự việc trong các sách, báo, trang mạng uy tín. Khi đọc tư liệu, ghi lại thông tin gợi cho em cảm xúc, ấn tượng sâu sắc về sự việc.

Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý

Để có ý tưởng cho bài viết, em cần:

- Ghi những từ ngữ thể hiện cảm xúc, tình cảm của mình về sự việc em muốn viết và phác thảo một vài chi tiết lí giải vì sao mình có tình cảm, cảm xúc đó. Khi viết, em hãy hình dung lại sự việc.

- Xác định một số yếu tố miêu tả, tự sự để làm rõ các tình cảm, cảm xúc bằng cách đặt câu hỏi: Những kỉ niệm nào khiến em ấn tượng sâu sắc? Khung cảnh diễn ra sự việc có gì đặc biệt? Chú ý các yếu tố gợi ra những cảm nhận về các giác quan.

Lập dàn ý

Từ những ý đã tìm, dàn ý bằng cách chọn lọc, sắp xếp các ý theo một trình tự hợp lí.

- Mở bài: giới thiệu sự việc và biểu lộ cảm xúc sâu sắc của người viết về sự việc.

- Thân bài: + lần lượt thể hiện những tình cảm, cảm xúc sâu sắc, chân thực của người viết thông qua việc miêu tả, kể lại các ấn tượng

 + biểu lộ cảm xúc, lí giải vì sao có cảm xúc đó

- Kết bài: khẳng định lại tình cảm, cảm xúc dành cho sự việc, rút ra điều đáng nhớ đối với bản thân.

Bước 3: Viết bài

- Lần lượt viết mở bài, thân bài, kết bài. Đối với thân bài, em cần đảm bảo kết hợp các yếu tố miêu tả và tự sự để việc bộc lộ cảm xúc được tự nhiên, giúp người đọc hiểu vì sao em có cảm xúc đó.

- Để cảm xúc được bộc lộ một cách chân thật, sâu sắc em có thể sử dụng các từ ngữ miêu tả các trạng thái cảm xúc như hạnh phúc, bâng khuâng, gắn bó, biết ơn, …; các từ ngữ cảm xúc trực tiếp như ôi chao, trời ơi, xiếc bao,…; sử dụng những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, liên tưởng để giúp cho bài văn thêm gợi cảm, dễ dàng truyền tải được cảm xúc.

- Để đảm bảo các yếu tố miêu tả, tự sự gắn với mục đích bày tỏ tình cảm, cảm xúc không bị lạc sang văn miêu tả hay kể chuyện, khi viết, em hãy tự trả lời các câu hỏi: Yếu tố miêu tả, tự sự này nhằm thể hiện cảm xúc nào? Cảm xúc muốn bày tỏ đã được thể hiện trọn vẹn qua các yếu tố miêu tả, tự sự hay chưa?

Bước 4: Xem lại, chỉnh sửa và rút kinh nghiệm

Xem lại và chỉnh sửa

Tự kiểm tra, xem xét và điều chỉnh những chi tiết liên quan đến nội dung và cấu trúc của bài viết dựa vào bảng đã gợi ý.

Rút kinh nghiệm

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
8 tháng 1

Quy trình viết gồm các bước:

- Bước 1: Định hướng văn bản

- Bước 2: Xây dựng bố cục

- Bước 3: Diễn đạt các ý ghi trong bố cục

- Bước 4: Kiểm tra lại

Ý nghĩa của việc tạo lập văn bản:

- Người nói (viết) muốn trình bày sự vật, sự việc và bộc lộ suy nghĩ, tình cảm của mình.

- Người nghe (đọc) hiểu được sự vật, sự việc và tâm tư, tình cảm của người nói.

25 tháng 9 2016

_ Ngày tháng, địa điểm.

_ Lý do viết thư

_ Chào hỏi

_ Giới thiệu chung về đất nước

_ Lễ hội nổi tiếng

_ Đặc sản

_ Những phong cảnh đẹp gì nổi tiếng nhất

_ Con người ( phẩm chất,....)

_ Mong muốn 

_ Chào 

Kết thúc kí tên

Chúc bạn học tốt!hihi