K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

“Mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận. Đó là lí do chúng ta không vì thèm khát vị thế cao sang này mà rẻ rúng công việc bình thường khác. Cha mẹ ta, phần đông, đều làm những công việc rất bình thường. Và đó là một thực tế mà chúng ta cần nhìn thấy. Để trân trọng. Không phải để mặc cảm. Để bình thản tiến bước. Không phải để tự ti. Nếu tất cả đều là doanh...
Đọc tiếp

“Mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận. Đó là lí do chúng ta không vì thèm khát vị thế cao sang này mà rẻ rúng công việc bình thường khác. Cha mẹ ta, phần đông, đều làm những công việc rất bình thường. Và đó là một thực tế mà chúng ta cần nhìn thấy. Để trân trọng. Không phải để mặc cảm. Để bình thản tiến bước. Không phải để tự ti. Nếu tất cả đều là doanh nhân thành đạt thì ai sẽ quét rác trên đường phố? Nếu tất cả đều là bác sĩ nổi tiếng thế giới thì ai sẽ là người dọn vệ sinh bệnh viện? Nếu tất cả đều là nhà khoa học thì ai sẽ là người tưới nước luống rau? Nếu tất cả kĩ sư phần mềm thì ai sẽ gắn những con chip vào máy tính? Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày.

 (Nếu biết trăm năm là hữu hạn - Phạm Lữ Ân)

 Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

 Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của điệp ngữ được sử dụng trong đoạn văn?

 Câu 3.  Em có đồng ý với quan điểm: “Mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận” không? Vì sao?

 Câu 4: Em được rút ra cho mình những bài học nào sau khi đọc đoạn văn?

nhớ trả lời hết nha

3
16 tháng 3 2022

câu 1 : - PTBĐ chính là : nghị luận

câu 2 : - điệp từ " không " 

- TD : nhằm nhấn mạnh những điều mà chúng ta đã , đang hoặc sẽ làm sai trên con đường thành công gian nan , trắc trở

câu 3 : - em có đồng ý

- vì mỗi con người đều có một cái riêng khác nhau không ai giống ai

câu 4 : - phải biết tôn trọng cái riêng của bản thân mình nhiều hơn nữa ( bạn có thể thêm )

16 tháng 3 2022

Câu 1 : PTBĐ chính : Nghị Luận

Câu 2 :  Điệp ngữ : điệp từ "nếu tất cả đều là"

`-` Tác dụng : giả định việc nếu mọi người đều làm những công việc tốt thì sẽ không ai làm công việc giúp ích, bảo vệ, làm sạch môi trường. Từ đó tác giả khẳng định việc làm nào cũng có ý nghĩa.

Câu 3 : Em đồng ý vì tất cả mọi người ai cũng có thể giúp ích cho xã hội và việc đó đều đáng được ghi nhận.

Câu 4 : Bài học : không được khinh thường những công việc lao động chân tay, trân trọng tất cả công việc, những người làm công việc đó.

“Mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận. Đó là lí do chúng ta không vì thèm khát vị thế cao sang này mà rẻ rúng công việc bình thường khác. Cha mẹ ta, phần đông, đều làm những công việc rất bình thường. Và đó là một thực tế mà chúng ta cần nhìn thấy. Để trân trọng. Không phải để mặc cảm. Để bình thản tiến bước. Không phải để tự ti. Nếu tất cả đều là doanh...
Đọc tiếp

Mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận. Đó là lí do chúng ta không vì thèm khát vị thế cao sang này mà rẻ rúng công việc bình thường khác. Cha mẹ ta, phần đông, đều làm những công việc rất bình thường. Và đó là một thực tế mà chúng ta cần nhìn thấy. Để trân trọng. Không phải để mặc cảm. Để bình thản tiến bước. Không phải để tự ti. Nếu tất cả đều là doanh nhân thành đạt thì ai sẽ quét rác trên đường phố? Nếu tất cả đều là bác sĩ nổi tiếng thế giới thì ai sẽ là người dọn vệ sinh bệnh viện? Nếu tất cả đều là nhà khoa học thì ai sẽ là người tưới nước luống rau? Nếu tất cả kĩ sư phần mềm thì ai sẽ gắn những con chip vào máy tính?

Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày. Bởi luôn có một đỉnh cao cho mỗi nghề bình thường.

[...] Hosokawa Morihiro từng là Thủ tướng Nhật Bản cách đây vài nhiệm kì, nhưng đến năm 60 tuổi, ông rời chính trường và về sống ở một thung lũng thuộc tỉnh Kanagawa. Tại đó, ông trồng rau và học làm gốm. Hosokawa nói một trong những điều ông thích ở nghề gốm là nó khiến ông chỉ tập trung vào cái mình đang thực hiện và “một khi tôi đã quyết chuyện gì thì tôi theo đuổi cho tới cùng”.

(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn - Phạm Lữ Ân)

Thông điệp mà tác giả gửi tới chúng ta là gì? Trình bày thành một đoạn văn khoảng 5 câu.

0
BT2. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận. Đó là lí do chúng ta không vì thèm khát vị thế cao sang này mà rẻ rúng công việc bình thường khác. Cha mẹ ta, phần đông, đều làm những công việc rất bình thường. Và đó là một thực tế mà chúng ta cần nhìn thấy. Để trân trọng. Không phải để mặc cảm. Để bình thản tiến bước. Không...
Đọc tiếp

BT2. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận. Đó là lí do chúng ta không vì thèm khát vị thế cao sang này mà rẻ rúng công việc bình thường khác. Cha mẹ ta, phần đông, đều làm những công việc rất bình thường. Và đó là một thực tế mà chúng ta cần nhìn thấy. Để trân trọng. Không phải để mặc cảm. Để bình thản tiến bước. Không phải để tự ti. Nếu tất cả đều là doanh nhân thành đạt thì ai sẽ quét rác trên đường phố? Nếu tất cả đều là bác sĩ nổi tiếng thế giới thì ai sẽ là người dọn vệ sinh bệnh viện? Nếu tất cả đều là nhà khoa học thì ai sẽ là người tưới nước luống rau? Nếu tất cả kĩ sư phần mềm thì ai sẽ gắn những con chip vào máy tính? Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày. 
                                           (Nếu biết trăm năm là hữu hạn - Phạm Lữ Ân)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của điệp ngữ được sử dụng trong đoạn văn.
Câu 3. Xác định hai phép liên kết được sử dụng trong các câu: “Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày.”
Câu 4. Hãy viết một đoạn văn nghị luận (5 - 7 câu) với câu chủ đề: “Mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận”, trong đoạn văn có sử dụng một từ Hán Việt (gạch chân).

Giúp mình với! 

0
29 tháng 1 2016

Bài viết

Tụi học sinh chúng tôi hầu như chẳng ai quan tâm đến bác lao công. Nhưng không phải vì ghét bác mà là vì hầu như chúng tôi chẳng gặp bác bao giờ. Mỗi buổi sáng khi chúng tôi đến lớp, lớp đã sạch như lau cứ như chuyện cô Tấm trong quả thị vậy. Nhưng riêng đối với tôi, ấn tượng về bác lao công thật là đặc biệt. Tất cả bắt đầu từ cái ngày chúng tôi được phân công đi lao động.

Sáng hôm ấy, sau buổi học, cô chủ nhiệm dặn chúng tôi buổi chiều đi lao động để chuẩn bị cho ngày 26/3. Buổi chiều cô có việc bận nên các em phải tự lao động theo sự phân công. Ăn trưa xong thế là tụi tôi lại vội vã đạp xe rủ nhau mang dụng cụ đến trường. Dù đến sớm nhưng vốn ham chơi, tụi con gái chúng tôi chẳng ai bảo ai quây ngồi thành một vòng tròn đủ chuyện trên trời dưới biển. Còn tụi con trai, trước khi đi đã thủ sẵn quả bóng da. Thế là đến trường các bạn đua nhau lao vào quả bóng. Sân trường buổi chiều vắng lặng chẳng có ai nên tụi tôi tha hồ đùa nghịch, la hò ầm ĩ mà chẳng ai nghĩ đến công việc phải làm. Tụi con trai còn đá bóng làm gãy cả một cành cây cảnh.

Thoáng cái đã hết quá nửa buổi chiều, lúc ấy bạn lớp trưởng mới chợt nghĩ đến nhiệm vụ được giao. Thế là chúng tôi mới cuống quýt ai làm việc nấy. Nhưng lạ  thay! Khi xách nước đến những ô cửa kính để lau những vết bụi và vết bẩn lau ngày thì chúng tôi bị phát hiện ra, các ô cửa kính đều đã được lau rất sạch. Quay sang khu hiệu bộ, chúng tôi lại thấy toàn bộ khu làm việc cũng đã được quét sạch bong. Chưa kịp hiểu ra ai đã giúp chúng tôi hoàn thành côngh việc thì từ xa, tôi đã thấy bác lao công đi tới. Đáp lại lời chào của chúng tôi, bác hiền hậu mở lời:

 - Chào các cháu! Các cháu đi lao động phải không?

Bạn lớp trưởng chưa kịp trả lời, bác lao công lại tiếp:

- Thấy các cháu đang chơi vui vẻ, tiện tay bác đã giúp các cháu lo xong công việc ngày mai. Bác sợ các cháu làm không xong sẽ ảnh hưởng đến ngày kỷ niệm.

Lúc ấy, bạn lớp trưởng mới thưa:

 - Chúng cháu cảm ơn bác rất nhiều! Chúng cháu ham chơi quá!

 - Tuổi của các cháu là tuổi chơi, tuổi học nhưng các cháu cần nhớ khi đã được giao công việc phải chú ý để hoàn thành. Tiện đây bác cũng nhắc nhở các bạn nam, từ lần sau không được đá bóng ở sân trường vì sẽ làm hỏng cây xanh.

Chúng tôi ngoan ngoãn gật đàu rồi ra về trong lòng thầm cảm ơn bác lao công. Bác đã dạy chúng tôi bài học đầu tiên về lao động.

Từ ngày ấy, các bạn lớp tôi qúy trọng bác lao công lắm. Mỗi lần đi lao động hay có dịp được gặp mặt bác lao công, tụi tôi lại xúm quanh bác hỏi chuyện như những đưas con lâu ngày mới gặp lại cha mình. 

23 tháng 11 2019

I.Mở bài

  • Giới thiệu đối tượng được miêu tả

Nhắc đến mái trường, nhiều người sẽ nghĩ về bạn bè, có người lại hồi tưởng lại bóng dáng người thầy cô, nhưng mấy ai nhớ đến những người vẫn âm thầm làm công việc bảo vệ, giữ gìn ngôi trường. Đó chính là bác bảo vệ. Với em, em nhớ nhất là bác Thắng, bác bảo vệ suốt những năm em học tiểu học. Bác chính là một phần làm nên quãng thời gian học sinh của em.

II.Thân bài

a. Miêu tả ngoại hình của bác

  • Bác là bảo vệ từ năm em vừa chập chững vào trường cho đến năm cuối cùng em gắn bó với trường.
  • Bác không còn trẻ, cũng đã ngoài năm mươi rồi.
  • Nước da bác rám nắng.
  • Dáng hình nhỏ mà rắng chắc, đôi chân di chuyển rất nhanh nhẹn.
  • Khuôn mặt bác nhỏ, đuôi mắt cũng hằn rõ vết chân chim.
  • Bác đẹp nhất là ở nụ cười. Mỗi khi cười thì đôi mắt nhỏ của bác như là biến mất, khiến cho nụ cười của bác càng rạng rõ và tỏa sáng như ánh nắng trời ngày hạ.
  • Bác thường mặc chiếc áo bảo vệ màu canh cùng quần kaki nâu tối.

b. Miêu tả tính tình của bác

  • Là người rất tận tâm với công việc, lúc nào cũng tháo vát trong mọi nhiệm vụ được giao.
  • Bác còn là người hay cười, luôn vui vẻ và chan hòa với mọi người.
  • Với lũ học sinh nhỏ tuổi, bác coi chúng em như là con là cháu mà đối xử. Khi quả cầu lông mắc trên ngọn cây, chính bác là người lấy xuống cho chúng tôi. Mỗi khi có đứa nào hỏng xe là bác lại giúp sử hộ mà chẳng cần tiền công.
  • Bác còn là người rất trách nhiệm, chưa bao giờ quên nhiệm vụ bảo vệ trường của mình.

c. Miêu tả hành động của bác

  • Công việc mà ngày nào bác cũng làm đó chính là nhắc nhở giờ vào học, giờ ra chơi bằng những hiệu lệnh trống. Bác luôn đúng giờ trong từng tiếng trống để tiết học không bị cắt giờ và những phút ra chơi của học sinh được đầy đủ.
  • Có những ngày mà bác phải trực ca đêm ở trường. Dù công việc nhiều vất vả nhưng bác vẫn hoàn thành và chưa từng một lần lười biếng mà quên đi nhiệm vụ.
  • Bác còn chỉ cho tụi học sinh chúng em nhiều bài học, dạy nhiều mẹo vặt trong cuộc sống.
  • Bác còn có biệt tài kể chuyện dân gian rất hay. Giờ ra chơi nào cũng có một nhóm học sinh kéo xuống phòng bảo vệ của bác để nghe bác kể chuyện, ánh mắt đứa nào cũng say mê và đầy niềm yêu thích.

III.Kết bài

  • Nêu cảm nhận của em về đối tượng được miêu tả.
Bài tập 1: Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi sau:...“Ngày xửa, ngày xưa ở một nhà kia có hai anh em, cha mẹ mất sớm. Hai anh em chăm lo làm lụng nên trong nhà cũng đủ ăn. Nhưng từ khi có vợ, người anh sinh ra lười biếng, bao nhiêu công việc khó nhọc đều trút cho vợ chồng em. Hai vợ chồng người em thức khuya, dậy sớm, cố gắng làm lụng. Thấy thế người anh sợ em tranh công, liền bàn với vợ cho hai vợ...
Đọc tiếp

Bài tập 1: Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi sau:

...“Ngày xửa, ngày xưa ở một nhà kia có hai anh em, cha mẹ mất sớm. Hai anh em chăm lo làm lụng nên trong nhà cũng đủ ăn. Nhưng từ khi có vợ, người anh sinh ra lười biếng, bao nhiêu công việc khó nhọc đều trút cho vợ chồng em. Hai vợ chồng người em thức khuya, dậy sớm, cố gắng làm lụng. Thấy thế người anh sợ em tranh công, liền bàn với vợ cho hai vợ chồng em ra ở riêng.

    Người anh chia cho em được một gian nhà lụp xụp ở trước cửa có một cây khế ngọt. Còn người anh có bao nhiêu ruộng cho làm rẽ và ngồi hưởng sung sướng với vợ. Thấy em không ta thán, lại cho là đần độn và không đi lại với em nữa ”

Câu 1: Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Truyện đó thuộc thể loại truyện dân gian nào? Nêu hiểu biết của em về thể loại đó? (nêu ngắn gọn khái niệm và một số yếu tố của thể loại)

Câu 2:  Đọc đoạn văn trên, hãy chỉ rõ một yếu tố của thể loại truyện dân gian vừa xác định ở câu 1 .

Câu 3:  Xác định các cụm danh từ được sử dụng trong các câu in đậm. Từ đó xác định rõ cấu tạo của cụm danh từ vừa tìm được. 

Câu 4:  Khi cha mẹ mất đi, người anh đã đối xử với người em như thế nào? Em có nhận xét gì về người anh qua hành động đó. 

Câu 5:  Giải thích nghĩa của từ “lụp xụp”. Tìm 2 từ đồng nghĩa với từ “lụp xụp” và đặt câu với mỗi từ tìm được.

Câu 6: Trong văn bản (vừa xác định ở câu 1), tác giả sử dụng nhiều các chi tiết kì ảo. Em hãy nêu ngắn gọn một chi tiết kì ảo và trình bày ý nghĩa của việc sử dụng chi tiết kì ảo đó đối với nội dung của văn bản.

Câu 7:  Nêu ngắn gọn kết thúc của câu chuyện (vừa xác định ở câu 1), kết thúc đó thể hiện quan niệm nào của nhân dân ta. Hãy tìm 2 câu chuyện cùng thể loại với câu chuyện trên cũng thể hiện quan niệm đó. 

Câu 8:  Hãy viết một đoạn văn khoảng 5 – 6 câu tưởng tượng ra một kết thúc mới cho văn bản này. Lí giải vì sao em lại lựa chọn kết thúc đó.

Câu 9:  Đóng vai một nhân vật kể lại văn bản (đã xác định ở câu 1). Bài viết dài không quá 1.5 trang giấy. 

 

2

B nào giúp m, m sẽ tim bạn đó nhayeu

help m với

 

14 tháng 3 2021

Tham Khảo 

Từ khi còn trong nôi, mẹ chính là hình ảnh thân thương, quen thuộc nhát của mỗi chúng ta. Mẹ dìu dắt ta đi những bước đi đầu đời, mẹ mỉm cười viên mãn khi con ngoan ngoãn, mẹ vội vàng là chiếc áo cho con mặc tới trường buổi sớm,… Hình ảnh đẹp nhất trong tôi về mẹ có lẽ phải kể tới hình ảnh mẹ trong căn bếp ấm cúng.

Năm nay, mẹ tôi cũng đã gần bốn mươi, nhưng mẹ còn trẻ trung lắm. Ở nhà, mẹ duyên dáng trong chiếc váy xòe hoa nhí màu xanh dương. Có lẽ, sợ chiếc váy của mình bị dính đồ ăn nên mẹ mặc một chiếc tạp dề bên ngoài khi làm bếp.

Mẹ đong gạo vào nồi rồi vo gạo, từng vòng tay nhào đều cho hạt gạo được trắng. Sau đó, mẹ mở tủ, lấy thịt, cá, rau ra bàn. Tôi háo hức lắm, chẳng biết hôm nay sẽ được mẹ nấu món gì cho ăn đây. Mẹ rửa qua những khúc cá đã được cắt cẩn thận. Mẹ đổ dầu vào chảo, rồi thả những khúc cá vào làm chảo kêu tí tách. Mẹ nhanh tay lật qua, lật lại để miếng cá vàng giòn. Mùi cá rán thơm phức khắp nhà. Mẹ ngồi vào bàn nhặt rau. Miệng lẩm nhẩm khẽ đọc bài thơ “Em là con gái trong khung cửi/ Dệt lụa quanh năm với mẹ già…”. Mẹ tôi là giáo viên nên hình ảnh này quen thuộc lắm, mẹ có thể đọc thơ bất cứ lúc nào. Tôi vào nhặt rau với mẹ. Mẹ mỉm cười nhìn tôi âu yếm rồi lăng xăng đi ướp thịt. Mẹ đổ gia vị rồi trộn đều.

Khi nồi thịt kho đã cất tiếng kêu sung sục, mẹ mở vung, đảo đảo để xem thịt đã như chưa. Tôi chạy sang xin mẹ một miếng ăn vụng. Mẹ khẽ đánh vào mông tôi rồi căn dặn những điều liên quan đến món ăn. Lúc sau, mẹ rửa tay rồi ra góc bếp kẹp lại mái tóc dài ngang lưng của mình cho thật gọn gàng.

Bữa cơm gia đình tôi luôn ngon miệng bởi những món ăn mẹ nấu bằng cả tình yêu thương. Có lẽ, suốt cuộc đời này, sẽ chẳng có bữa cơm nào ngon và ấm cúng như bữa cơm gia đình và sẽ chẳng hình ảnh nào đẹp hơn hình ảnh người mẹ thân yêu chăm chút cho những đứa con của họ.

14 tháng 3 2021

Tham khảo:

Mẹ tôi thường rất bận với công việc của mình nên ít khi có thời gian ở nhà. Nhưng tôi vẫn thích nhìn thấy mẹ trong bếp vì lúc đó tôi thấy mẹ thực sự yêu thích câu việc này.

Bà nội tôi thườn là người làm những công việc nhà, vì bố mẹ tôi đi làm suốt. Buổi chiều mẹ về khá muộn nên bà nội luôn là người đứng bếp nấu những bữa cơm ngon cho gia đình tôi. Nhưng khi có thời gian rảnh mẹ sẽ lao ngay vào bếp để làm ngay món ngon cho ông bà, bố và 2 anh em tôi. 

Những lúc mẹ đứng trong bếp thì sẽ trút bỏ bộ áo dài mẹ thường mặc để lên lớp, thay vào đó là những bộ đồ bộ đầy đủ màu sắc vui nhộn. Và mặc thêm chiếc tạp dề hình chuột mickey - trong một lần đi siêu thị em gái tôi thấy đẹp nên đòi mẹ mua cho bằng được. Nhìn mẹ đúng với dáng vẻ của một người phụ nữ của gia đình. 

Trong gian bếp, mẹ bận rộn luôn tay, nào là thái cái này, gọt cái kia, rửa rau củ,....Bát đĩa, nồi niêu cũng được trưng hết ra trong gian bếp.Tay mẹ làm việc nhanh thoăn thoát chỉ trong một thời gian ngắn mẹ đã chuẩn bị nguyên liệu đã xong.  Trên khuôn mặt trái xoan của mẹ xuất hiện một chút mồ hôi đã rơi, nhưng trên gương mặt đó lại nở một nụ cười tươi sáng. Nụ cười tươi tắn vì thấy hạnh phúc khi được nấu ăn cho gia đình. Ánh mắt của mẹ sáng trong và đen láy chuyển động liên túc bên trái bên phải để không cho những thức ăn bị cháy. Những lúc đó mẹ thường làm kể cho bố và bà nội nghe những câu chuyện xảy ra trong tuần, như chuyện trên lớp, chuyện hôm nay đi chợ,... Tôi vô cùng hạnh phúc khi thấy mẹ mình trong công việc mình yêu thích.

Tôi luôn luôn yêu mẹ với một tình yêu vô bờ bến và cảm ơn mẹ vì những bữa ăn ngon, ngập tràn tinh yêu thương gia đình trong đó.

20 tháng 4 2016

Trong xã hội, mỗi người làm một nghề, công việc khác nhau. Có những nghề mà ai cũng biết đến và kính trọng như bác sĩ, giáo viên, công an nhưng bên cạnh đó có những người làm công việc mà không mấy ai để ý đến đó là các bác bảo vệ, các cô lao công,… Thực sự thì những người đó, họ rất đáng được coi trọng và được xã hội đề cao.

Trong một buổi chiều đi dạo với mẹ ở công viên thủ lệ, em đã đặc biệt chú ý đến chị công nhân đang dọn vệ sinh ở ven đường. Bởi chị ấy có điểm gì đó rất khác lạ. Trông chị khoảng ngoài 30 tuổi, dáng người đầy đặn phúc hậu. Chị mặc chiếc áo màu xanh công nhân, và chiếc quần bó ống cùng màu. Mặc dù bộ quần áo chị đang mặc đã bạc màu nhưng trông vẫn rất gọn gàng. Mái tóc của chị dài và đen óng giống như các thiếu nữ ngày xưa mà em đã từng xem trên phim ảnh. Chị buộc tóc cao lên đỉnh đầu thật gọn gàng. Trên đầu đội mũ bảo hộ lao động màu vàng tươi tắn. Mặc dù chị đeo khẩu trang nhưng em vẫn nhìn thấy làn da chị ngăm ngăm đen.

 Ngày nào chị cũng dọn vệ sinh ngoài đường thì chắc chắn da chị không thể trắng như những người làm việc ở văn phòng. Nhưng da của chị ấy nhìn rất khỏe và đầy sức sống. Khi chị bỏ khẩu trang ra, em được nhìn tận mắt những nét đẹp trên khuôn mặt của chị. Mắt chị to, sáng lấp lánh, cặp lông mày đen và được tỉa gọn gàng. Đôi môi chị lúc nào cũng cười rạng ngời, qua nụ cười ấy em cảm nhận được chị rất thoải mái và vui vẻ với công việc mình đang làm. Bàn tay chị thoăn thoắt cầm chiếc chổi tre đưa đi đưa lại trên mặt đường, chị thu rác gọn vào một góc rồi sau đó hót rác vào thùng. Cứ đi được một đoạn, chị lại kéo cái xe đựng rác đi theo. Từng hành động được chị thực hiện rất nhanh và gọn. Chỉ một lát sau, mặt đường đã sạch sẽ và thoáng mát, không còn vương một chút lá khô hay thứ rác thải nào. Dù trời nắng hay mưa, ngày nào chị cũng cặm cụi, miệt mài với công việc.

 

Chị công nhân mà em vô tình gặp đã để lại trong em rất nhiều ấn tượng. Công việc chị làm rất có ý nghĩa cho xã hội và chị xứng đáng được mọi người tôn trọng. Em sẽ luôn cố gắng học tập để có thể làm được nhiều việc có ích cho xã hội giống như chị.

10 tháng 12 2017

Vãi cả 5 tick 80 giờ còn chưa có ai!

.

1 tháng 5 2023

Nghiện mạng xã hội là một vấn đề đang trở nên ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại. Theo một số nghiên cứu, khoảng 10% dân số trên toàn thế giới bị ảnh hưởng bởi nghiện mạng xã hội, đặc biệt là giới trẻ. Việc nghiện mạng xã hội đem lại những tác động tiêu cực không chỉ đối với cá nhân mà còn ảnh hưởng đến cả xã hội.

Thứ nhất, nghiện mạng xã hội ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng. Sử dụng mạng xã hội quá nhiều dẫn đến sự thiếu ngủ, đau đầu, mỏi mắt và căng thẳng. Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy, người sử dụng mạng xã hội nhiều hơn có xu hướng tăng cân và có rủi ro cao hơn về các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm lý.

Thứ hai, nghiện mạng xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển của cá nhân. Nếu sử dụng mạng xã hội quá nhiều, người dùng sẽ dành quá ít thời gian cho các hoạt động khác như học tập, làm việc và giao tiếp trực tiếp với người thân. Điều này dẫn đến sự mất cân bằng trong cuộc sống và ảnh hưởng đến khả năng phát triển của cá nhân.

Thứ ba, nghiện mạng xã hội ảnh hưởng đến xã hội. Nghiện mạng xã hội đem lại những tác động tiêu cực đến xã hội bao gồm trầm cảm, ảnh hưởng đến học tập, tăng nguy cơ bị bắt nạt trực tuyến và gây ra rủi ro về an ninh mạng. Việc sử dụng mạng xã hội cũng dẫn đến sự lan truyền thông tin sai lệch và thông tin giả, gây ảnh hưởng đến quan điểm và hành động của người dùng.

Vì vậy, để ngăn chặn nghiện mạng xã hội, chúng ta cần có các biện pháp như tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức của người dùng

Đó bạn :))

1 tháng 5 2023

bạn mở bài cũng được đó

28 tháng 11 2018

Đáp án: C

→ Vui lắm là cụm tính từ trong câu trên.

22 tháng 8 2022

C. vui lắm