K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 1 2019

Văn Miếu là tên viết tắt của Văn Tuyên Vương Miếu tức là Miếu thờ Văn Tuyên Vương Khởng Tử.Tuy nhiên ,hiện nay mọi người hiểu Văn Miếu là Miếu Văn ,từ “Văn”mang nghĩa là văn hóa ,văn minh,văn học là nét đẹp của con người.

Văn Miếu được xây dựng vào tháng 8 năm canh tuất(tức tháng 10 năm 1070)tức năm Thần Vũ thứ 2 đời Vua Lê Thánh Tông.Ông cho lập Văn Miếu làm nơi thờ ác ông tổ Nho giáo và Nho học như Chu Công _Khổng Tử.

15 tháng 2 2019

Tham khảo:

Nằm trên quốc lộ số 5, cách thành phố Hải Dương 15 km, Văn Miếu Mao Điền là một trong những di tích lịch sử cấp quốc gia được xếp hạng. Trong hệ thống văn miếu của cả nước thì Văn Miếu Mao Điền có quy mô và lịch sử lâu đời đứng thứ 2, chỉ sau Văn Miếu Quốc Tử Giám.

Từ giữa thế kỷ thứ XV, với chủ trương mở mang việc học hành và đào tạo nho sĩ, quan lại…nhà Lê đã cho xây dựng một loạt những trường học (trường quốc lập), trong đó có Văn Miếu Mao Điền. Nơi đây xưa, thuộc tổng Mao Điền, phủ Bình Giang, trấn Hải Dương. Nay thuộc thôn Mao Điền, xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Ngay từ khi mới xây dựng, Văn Miếu đã là một công trình kiến trúc văn hóa bề thế, uy nghi. Phần chính gồm hai toà nhà lớn 7 gian, mái cong vút, chạm trổ hình rồng , phượng…, áp sát vào nhau. Nhà trong thờ Khổng Tử- ông tổ của nho học. Nhà ngoài là nơi tụ hội bái lễ của các bậc quan trường học giả. Hai bên là hai dãy nhà giải vũ 5 gian đối diện nhau, do nằm ở hai hướng đông và tây nên người dân nơi đây vẫn quen gọi là nhà Đông vu, Tây vu. Tiếp đến là hai gác chuông xây cất rất hoành tráng. Phía trước là hai hồ nước trong xanh in bóng cây gạo già hàng trăm năm tuổi. Xung quanh là bạt ngàn các loại cây cảnh, cây ăn quả ôm lấy Văn Miếu càng tôn thêm vẻ trang nghiêm, tĩnh mịch, dịu mát, êm đềm của khu di tích, du lịch nổi tiếng xứ đông.

Xưa kia Hải Dương nằm ở phía đông kinh thành nên gọi là xứ Đông, đây là vùng “đất học” vì thế triều Lê đã coi đây là một trong những trung tâm văn hoá giáo dục của cả nước, tiến hành tổ chức nhiều kỳ thi hội. Hàng năm đến kỳ thi, sĩ tử ở khắp nơi tề tựu về đây dựng lều chõng kín khắp cả khu cánh đồng Tràn phía trước. Trong số các sĩ tử đó có nhiều người là con dân của Hải Dương đã tham dự và hiển đạt từ chính nơi đây. Trong đó có cả danh sĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm, người mà trí tuệ và nhân cách đã toả sáng suốt bao thế kỷ.

Như vậy trong quá trình tồn tại, Văn Miếu Mao Điền từ vị trí là trường học của riêng trấn Hải Dương đã trở thành trường thi của cả vùng, góp phần giáo dục và đào tạo nhân tài cho địa phương và cho cả giang sơn xã tắc. Nơi đây còn nhiều dấu tích của các sĩ tử, danh nhân đã chiếm bảng vàng trạng nguyên trong kỳ thi ở cấp cao hơn. Nhiều người đã vinh hiển đã trở về thăm lại trường học xưa, xúc động viết lên những bài thơ còn in lại trên các bia đá cổ.

Năm 1948 giặc Pháp đánh chiếm Mao Điền, chúng biến Văn Miếu thành khu căn cứ chiếm đóng, phá nhà, xây lô cốt, tường rào kẽm gai xung quanh, tiến hành tàn sát, chém giết những người dân vô tội. Đạn bom và những năm tháng chiến tranh đã tàn phá di tích nặng nề. Từ một di tích lịch sử có thắng cảnh đẹp, Văn Miếu trở thành một nơi hoang phế. Trận bão năm 1973 đã đánh sập 5 gian nhà Giải vũ – Tây vu.

Năm 2002 được sự đầu tư, hỗ trợ của các ban, ngành Trung ương và các cấp Đảng bộ chính quyền tỉnh Hải Dương đã khởi công xây dựng, tu bổ lại Văn Miếu. Sau hơn hai năm nỗ lực thi công, công trình đã khánh thành.

Giờ đây nhìn lại diện mạo rạng rỡ của Văn Miếu, mỗi người dân đều phấn chấn, tự hào. Nền văn hiến ngàn đời của xứ Đông, trung tâm truyền thống văn hoá giáo dục của cả vùng đã được khôi phục. Hàng năm, cứ đến tháng 2 âm lịch, tỉnh Hải Dương lại mở hội Văn Miếu; những người con của quê hương ở khắp nơi lại tề tựu về đây dự lễ hội, báo công, dâng hương tưởng nhớ các bậc danh nhân, tiên hiền của đất nước; chiêm ngưỡng vẻ lộng lẫy uy nghi của một di tích văn hoá như một toà thành cổ mọc lên giữa cánh đồng lúa xanh bạt ngàn của Văn miếu; chắp tay đứng trước các vị vạn thế sư biểu: Khổng Tử, Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Bỉnh Khiêm…lòng càng thêm thành kính khâm phục, quyết tâm noi theo các bậc tiên hiền, tự rèn luyện, học hỏi để trở thành những người con hữu dụng của quê hương, đất nước.

Khổ thân bạn ,bạn hãy học thật giỏi để ko phụ lòng mẹ nhé

 

Thuyết minh về nét văn hóa đặc sắc của Hà Tĩnh mẫu 1

Văn hoá văn nghệ dân gian Hà Tĩnh trong vùng văn hoá văn nghệ dân gian xứ Nghệ hay Nghệ Tĩnh, nói cách khác là giữa 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, chỉ cách nhau có con sông Lam và mới tách tỉnh 180 năm nay; vậy, có gì đồng nhất và có gì khác biệt.

Được vinh dự mời viết bài tham dự hội thảo khoa học với đề tài nói trên trong dịp kỉ niệm 180 năm (1831-2011) tỉnh Hà Tĩnh ra đời, tôi thấy khó viết quá. Bởi tôi đã khẳng định rằng: Trong cả một quá trình lịch sử, Nghệ An và Hà Tĩnh đã bao đời đổi thay, khi là một huyện, một quận, một châu, một trại, một thừa tuyên, một xứ, một trấn, một tỉnh… khi là hai lộ, hai trại, hai phủ, hai châu, hai tỉnh,… địa vực có khi rộng khi hẹp, khi tên này khi tên khác nhưng nó vẫn là một dải đất trải dài từ khe Nước Lạnh cho đến đèo Ngang với hơn 200 km bờ biển, với vùng đồng trung du rộng lớn, với miền núi mênh mông, giàu sản vật, chiếm hơn 2/3 toàn bộ diện tích… gắn bó với nhau về tất cả các mặt: địa lý, lịch sử, kinh tế, văn hoá, phong tục tập quán, ngôn ngữ,… mà sông Lam núi Hồng là tượng trưng cho tinh thần gan góc hiên ngang, cho tinh thần hiếu học, trọng đạo lý làm người của những con người yêu nước, yêu quê hương đã bao đời khai khẩn, sinh sống, chiến đấu dũng cảm, lao động cần cù, luôn có sức sáng tạo mãnh liệt về mặt văn hoá, văn nghệ để bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước, muốn làm cho quê hương xứ sở rạng rỡ về mặt tài hoa, mặt học vấn.

Nằm chung trong khối thống nhất của đất nước Việt Nam từ Nam chí Bắc, vùng Nghệ Tĩnh cũng như một số vùng khác trong cả nước, có một số nét đặc thù. Những nét đặc thù này không đè lên, không làm mờ đi những đặc điểm chung của cả nước mà chỉ làm phong phú thêm, đa dạng thêm, tô đậm thêm những đặc điểm, những nét thuộc về bản sắc của văn hoá dân tộc Việt Nam.

Xứ Nghệ không được tạo vật cưu đương, đồng bằng cằn cỗi, khí hậu khắc nghiệt, đã từng là biên trấn, trấn địa, đất căn cứ, đất lập nước của nhiều đời,.. song về mặt văn hoá, văn nghệ dân gian lại rất phong phú, phong phú vào bậc nhất, so với tất cả các địa phương khác trên toàn quốc. Đã bao đời rồi, cái gia tài vô giá ấy là ngọn nguồn nuôi dưỡng tinh thần, là cơ sở văn hoá, là trí tuệ và tài năng, là sức mạnh vật chất, là động lực phát triển của bà con xứ Nghệ.

Với văn nghệ dân gian, ở cái đất Hoan Diễn này có tất cả các loại hình từ ca dao, dân ca, câu đối, tục ngữ, thành ngữ, vè, truyện kể,… như văn nghệ dân gian toàn quốc. Có thể nói đó là một gia tài văn nghệ dân gian hoàn chỉnh.

Hoàn chỉnh không phải về thể loại, mà còn hoàn chỉnh về nội dung, về mức độ phản ánh các sinh hoạt xã hội, về đấu tranh chống ngoại xâm và các lực lượng hắc ám; về thể hiện nội tâm, tình cảm; về đạo lý và các mối quan hệ trong cuộc sống,… đó là nét chung nhất.

Nhưng giữa 2 tỉnh, Hà Tĩnh có những nét gì khác?

Thứ nhất là về mặt ngôn ngữ, trong hai tỉnh không phát âm sáu thanh như ngôn ngữ phổ thông mà thương chỉ có 5 thanh, thậm chí chỉ 4 thanh, 3 thanh. Song ở Hà Tĩnh, bức tranh thổ ngữ khá đa dạng. Tiếng nói của người Nghi Xuân tựa như tiếng người Nghi Lộc ở Nghệ An. Tiếng nói của người Can Lộc, Thanh Hà,… còn mang khá nhiều từ cổ, có người cho đó là ngôn ngữ Việt - Mường như Kẻ Trù, Chợ Lù (ở xã Phù Lưu cũ). Tiếng nói của người Đức Thọ thường có âm đôi như ôông/ông, sôống/sống,… và các từ khác như eng/anh; bọ/bố,.. vấn đề này đã được nhiều người đề cấp.

Thứ hai, trên địa bàn Hà Tĩnh không có hoặc có ít các dân tộc thiểu số, chỉ người Chứt ở Hương Khê, mà người Chứt cũng nằm trong ngữ hệ Việt - Mường, còn trên địa bàn Nghệ An có 5 dân tộc thiểu số chung sống. Đó là các dân tộc: Thái, Thổ, Khơ Mú, Ơ Đu, H’mông. Đông nhất là người Thái, Hà Tĩnh cũng có người Thái cư trú nhưng chỉ có 2 bản ở Sơn Lâm và Sơn Kim thuộc huyện Hương Sơn. Các dân tộc thiểu số nói trên, dù dân số ít nhiều, đều có một gia tài văn hoá, văn nghệ dân gian nhất định. Gia tài văn hoá văn nghệ dân gian của các dân tộc thiểu số ấy đã cùng với gia tài văn hoá văn nghệ dân gian của người Việt làm cho gia tài văn hoá văn nghệ dân gian Nghệ An phong phú hơn, nhiều sắc thái văn hoá hơn.

Thứ ba, hai thổ sản đặc biệt của xứ Nghệ là hát ví và hát giặm. Hát ví phổ biến ở cả Hà Tĩnh và Nghệ An, song đậm đà nhất là ở Nam Đàn và thượng Can Lộc, Hát giặm, nhất là hát giặm trai gái phần lớn thường chỉ lưu hành ở các huyện Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh.

Nhưng trước hết, hát giặm là gì? Có người cho rằng giặm là giẫm chân và hát giặm là lối hát có đánh nhịp bằng chân. Lại có người cho rằng, tiếng giặm xuất phát từ tính phân đoạn trong một bài hát giặm. Còn có người cho rằng, giặm là giắm vào, điền vào như Giắm lúa. Ý kiến này căn cứ vào những câu lãy trong một bài hát giặm.

Cố giáo sư Nguyễn Đổng Chi cho rằng hát giặm có hai làn điệu là hát nói và hát ngâm, chủ yếu là hát nói. Hát nói của hát giặm tạo cho người nghe một cẩm giác đều đều, chắc gọn, nặng nề. Phương ngữ xứ Nghệ có câu:

Dại nhất là thổi tù và,

Thứ nhì hát giặm, thứ ba thả diều.

Mặc dù có vần, có âm, có điệu. Nó phản ánh một loại dân ca ở trình độ còn thô sơ. Cách hát của giặm thường có ngâm mà không rung nghe đều đều mà mặt mũi không được tròn trĩnh xinh tươi cho lắm nên phương ngữ xứ Nghệ còn có câu: hát giặm đồng đôi, mạt to như cái nồi, còn ngồi hát giặm”, nghe nhiều thường nhàm chán. Giáo sư cho rằng: “Hát giặm phản ánh một thứ lao động nào đó tương đối mệt nhọc, đều đều như đi đường, giã gạo, leo núi,v.v… hoặc phải chăng nó ảnh hưởng của một công cuộc sinh hoạt hãy còn thô sơ, đơn điệu ở chỗ núi rừng”. Đúng là như vậy nhất là câu láy. Câu láy không phải là giắm vào như giắm lúa, hay điền vào như điền vài đoạn nan trong cái rổ bị rách. Theo chúng tôi, câu láy là tiếng vang lại (é cho) của tiếng nói nơi núi rừng. Khi chúng ta đi vào nơi núi rừng có nhiều vách đá thẳng tắp cheo leo; nói to một câu chúng ta thường nghe vọng lại tiếng nói của chính mình. Câu láy lại của câu cuối một đoạn hay một khúc của bài giặm có thể là tiếng vọng đó. Vùng phía nam Hà Tĩnh xưa kia núi rừng nhiều, mà hát giặm thường lưu hành mấy huyện phía Hà Tĩnh, như đã nói trên, cho nên có thể nói Hà Tĩnh là quê hương, là nơi xuất phát ban đầu của hát giặm. Tóm lại với địa hình của mình, Hà Tĩnh đã cung cấp cho gia tài dân ca xứ Nghệ, dân ca toàn quốc một loại hình hát giặm độc đáo mà sức sống của nó tồn tại mãi đến hôm nay.

Thứ tư, Hà Tĩnh có nhiều nhà thơ nhà văn làm sáng rực lâu dài văn học dân tộc như đại thi hào Nguyễn Du và truyện Kiều, Nguyễn Huy Tự với Hoa tiên truyện, Nguyễn Công Trứ tài hoa với những bài ca trù,… và bao danh sĩ khác nữa. Họ đều đi chơi hát ví nhất là hát ví phường vải. Giáo sư Hoàng Xuân Hãn gọi họ là “Văn phái Hồng Sơn”. Giáo sư cho rằng: “Hát ví nói chung, hát phường vải nói riêng bằng văn lục bát không những có ảnh hưởng đến văn phái Hồng Sơn mà còn cho ta thấy sự phôi thai của áng văn kiệt tác là văn Kiều”. Ông Nguyễn Tất Thứ trên “Tiểu thuyết thứ bảy” số tháng 6 năm 1944, cũng đánh một tiếng chuông thứ hai để hoạ lại cái chính kiến của Giáo sư Hoàng Xuân Hãn. Ông nói: “Theo tôi thì từ Hoa tiên truyện, Mai Đình mộng ký đến Đoạn Trường Tân Thanh, văn phái Hồng Sơn là một con bướm vàng rực rỡ đã được dạo qua làn hương phấn của chùm hoa phong dao”. Hai ông ấy đã nói đúng. Nhân dân với tài năng sáng tạo của mình đã sáng tạo nên ca dao, dân ca, hát ví phường vải về mặt ngôn ngữ đã xây dựng nền nghệ thuật về ngữ ngôn. Nhà văn nhà thơ tiếp thu nó một cách đầy đủ và tiêu hoá nó đến sáng tạo nên những lời ca, câu thơ bất hủ. Có thể nói nhân dân là tác giả ban đầu đã thầm lặng giúp đỡ những nhà thơ như Nguyễn Du về cả hai mặt ngôn ngữ nghệ thuật và cả tư tưởng tình cảm. Đương nhiên chúng ta không phủ nhận tài năng sáng tác của cá nhân nghệ sĩ, nghệ sĩ phải có tài năng sáng tác thật sự, phải có cá tính sáng tạo rõ ràng thì trong sáng tác nghệ thuật của mình mới có tác phẩm lớn được. Trường hợp Nguyễn Du và nhiều nhà văn cổ điển khác trong Văn phái Hồng Sơn đã được sự giúp đỡ thầm lặng và có phần trực tiếp nữa khá nhiều của nhân dân Hà Tĩnh qua hát giặm, hát ví như hát ví phường vải, hát ví phường nón, hát ví phường đan,… Đó là nét gắn bó hữu cơ và khá nổi trội của văn nghệ dân gian Hà Tĩnh với các nhà văn chuyên nghiệp. Ở Nghệ An chưa thấy rõ điều đó.

Thứ năm là thời gian và không gian văn hoá của một cuộc hát ví hay hát giặm cũng như thủ tục một cuộc hát ví, hát giặm ở Hà Tĩnh có vẻ cơ động hơn, linh hoạt hơn. Về thời gian và không gian văn hoá, không nhất thiết phải là ban đêm và trong nhà, trong sân với ngoài ngõ, ngoài đường và đủ ba chặng bảy bước. Cứ xem cuốn Hát giặm Nghệ Tĩnh của giáo sư Nguyễn Đổng Chi thì rõ, trai gái đi củi hay đi làm đồng về, nghỉ đâu đó thì địa điểm nghỉ ngơi ấy cũng là không gian văn hoá của một cuộc hát ví giặm như tại khe Giao, truông Bát,… chẳng hạn.

Tôi có thể giới thiệu vài ba nét dị biệt nữa giữa văn hoá văn nghệ dân gian Hà Tĩnh với văn hóa văn nghệ dân gian Nghệ An. Qua 9 tập trong “Kho tàng vè xứ Nghệ”, 4 tập trong “Kho tàng truyện kể xứ Nghệ”, 2 tập trong “Kho tàng ca dao xứ Nghệ” và một số tập sách khác viết về văn hoá, văn nghệ dân gian xứ Nghệ”, đó đây tôi đã đề cập ít nhiều. Giờ đây tôi không muốn viết lại, xin các bạn lượng thứ.

Thuyết minh về nét văn hóa đặc sắc của Hà Tĩnh mẫu 2

Nếu có dịp về với mảnh đất Hà Tĩnh, chắc hẳn ai cũng đã thưởng thức đặc sản truyền thống nơi đây, đó chính là kẹo “Cu Đơ” - loại kẹo mà ai nghe đến cũng phải “ồ” lên vì cái tên lạ và gợi nhiều tò mò này. Khi thưởng thức kẹo Cu Đơ, chắc chắn bạn sẽ được trải nghiệm hương vị độc đáo từ món kẹo giản dị mà vẫn nổi tiếng này. Đó chính là hương vị ngọt ngào từ mật mía, vị bùi bùi của bánh tráng, cộng với cái béo từ lạc và mùi thơm nồng của gừng. Tất cả những nguyên liệu làm nên kẹo Cu Đơ hòa quyện với nhau, tạo nên một hương vị đặc trưng mà chỉ loại kẹo này mới có.

Theo những người dân ở đây thì kẹo Cu Đơ xuất phát từ vùng Hương Sơn, Hà Tĩnh. Mới đầu, người ta chỉ gọi là kẹo lạc cụ Hai, vì cụ là người đầu tiên làm ra loại kẹo này. Dân gian thường giải thích rằng chính người Pháp đã tạo nên tên gọi kẹo Cu Đơ, vì người Pháp đọc từ “cụ” là “cu”, từ “hai” (số 2) đọc là “đơ” (deux).

Theo nhà thơ, nguyên giảng viên Đại học Tổng hợp Huế Nguyễn Hồng Trân, người ta thường truyền cho nhau câu chuyện rằng từ thời Pháp thuộc, có một vị người Pháp đi qua Hà Tĩnh, những người dân ở đây đã mời ông uống một bát nước chè xanh nóng và ăn một miếng kẹo được bọc trong lá chuối khô. Ông Pháp đó cũng cầm miếng kẹo ăn ngon lành, vừa ăn vừa uống nước chè xanh, rồi thốt lên: “Délicieux” (ngon tuyệt vời). Sau đó ông dò hỏi về loại kẹo ngon kì lạ này, người dân đã chỉ cho ông nhà cụ Hai (làng Thịnh Xá, Hương Sơn) - nơi đã sản xuất ra loại kẹo này. Vị người Pháp tìm về nhà cụ Hai và mua hết thảy số kẹo mà cụ đang có để làm quà cho bạn bè và người thân. Ông ta bỏ vào hộp và đề là Gâteau de Cu DEUX (bánh CU ĐƠ) lên trên mỗi hộp và gửi tặng bạn bè ở Paris. Từ “de” trong tiếng Pháp dưới tên dòng tộc như là biểu hiện dòng dõi quý tộc. Từ đó lan truyền ra cái tên kẹo Cu Đơ ngộ ngộ, vui vui này.

Kẹo Cu Đơ ngon là kẹo mà khi ăn phải hội đủ các vị béo bùi của lạc, ngọt ngào của đường mía, hương vị thơm nồng cay cay của gừng tươi, pha một chút chua nhẹ của chanh cùng với bánh tráng được nướng đúng độ, tạo nên hỗn hợp bánh giòn tan và ngọt bùi.

Để làm ra miếng kẹo Cu Đơ vừa thơm vừa giòn thì không phải ai cũng có thể làm được. Trước tiên phải chọn mật mía nguyên chất, vàng óng. Rồi lạc phải là loại lạc nhỏ hạt, không bị lép hay mốc, không được để trầy hết vỏ lụa ngoài của lạc. Và cuối cùng là bánh tráng - khuôn làm bánh nhỏ hơn kiểu bánh thường, chuyên dành làm kẹo; bánh tráng có các mép quăn đều, lõm giữa, khi nướng không được để nứt, thủng, vỡ và phải chín đều. Tuy nhiên, điều quyết định chiếc kẹo Cu Đơ ngon chính là kỹ thuật nấu. Mật được đun thật sôi, cho một ít gừng thái nhỏ và lạc rang vào rồi khuấy đều để lạc không bị chìm xuống đáy nồi và bị cháy. Cứ khuấy đều tay đến khi nào ngửi thấy mùi thơm, người thợ làm kẹo sẽ dùng đũa lấy một ít mật nhỏ vào nước lạnh, nhìn thấy giọt mật rơi vào nước không bị bẹp và không tan loãng ra là đạt yêu cầu.

Nơi nổi tiếng làm kẹo Cu Đơ là phường Đại Nài, Hà Tĩnh. Phường này nằm ở gần Cầu Phủ nên được gọi là “Cu Đơ Cầu Phủ” và đã tạo thành thương hiệu riêng. Những hộ dân ở đây hầu như nhà nào cũng nấu kẹo nên người ta gọi phường này là “Làng Cu Đơ”.

Bạn Hà Giang quê ở Hà Tĩnh, hiện đang học tập và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh, tự hào khi nói về kẹo Cu Đơ quê hương: “Mỗi lần có dịp về quê, bạn bè ở trong ni đều dặn nhất định phải mang kẹo Cu Đơ vào. Cho nên, lần nào về mình cũng mang đi vài túi kẹo để làm quà cho mọi người. Có rất nhiều chỗ bán kẹo Cu Đơ, nhưng đối với mình thì Cu Đơ Thư Viện của Cầu Phủ là ngon nhất, tuy giá có cao hơn những điểm khác, nhưng vẫn rất đông người mua.”

Bạn Thái Văn Chính, sinh viên năm 3, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội cũng hào hứng kể: “Mình từ Hà Tĩnh ra Hà Nội học. Ngày đầu nhập học, mình mang theo kẹo Cu Đơ để làm quà quê. Lúc đầu, đám bạn còn ngại không muốn ăn, nhưng khi đã nếm thử thì đều tấm tắc khen ngon. Sau vài lần ăn kẹo Cu Đơ, các bạn mình đâm “nghiện” cái vị ngọt ngọt, bùi bùi lại thơm nữa. Nên khi mình về quê, việc mang Cu Đơ làm quà là điều không thể thiếu”.

Du khách khi đến Hà Tĩnh thường ghé qua các cửa hàng bán kẹo nổi tiếng để thưởng thức kẹo Cu Đơ và mua về làm quà cho người thân, bạn bè. Với những người con quê hương Hà Tĩnh, cứ mỗi lần đi xa lại mang theo vài bịch kẹo Cu Đơ để làm quà cho bạn bè hay để gửi cho những người con nơi xa xứ đang ngóng về quê mẹ. Bởi vì, người Hà Tĩnh xem kẹo Cu Đơ như là linh hồn của quê hương, vừa giản dị, chân phương, lại ngọt ngào tình quê. Nó gợi lại trong tâm hồn những người con xa xứ bao cảm xúc về mảnh đất khô cằn sỏi đá nhưng vô cùng ấm áp và bình dị này.

 Thuyết minh về nét văn hóa đặc sắc của Hà Tĩnh mẫu 3

“Ôi gió Lào ơi ! Người đừng thổi nữa

Những ruộng đói mùa, những đồng đói cỏ

Những đồi sim không đủ quả nuôi người

Cuộc sống gian lao ít tiếng nói cười

Chỉ tiếng gió mù trời chen tiếng súng"

Đọc những tâm sự của nhà thơ Chế Lan Viên viết về quê mẹ Quảng Trị, lòng tôi cứ thao thức âm thanh khô nóng của tiếng gió Lào trên mảnh đất Hồng Lam – Mảnh đất được ví như bà mẹ nghèo vắt sữa, thao thức nuôi lớn những người con tráng kiệt. Những người con Hà Tĩnh tuy không khéo léo, dịu dàng như người xứ khác nhưng đằng sau cái vẻ chân chất, mộc mạc ấy, là những con người sâu nặng nghĩa tình, không những nặng tình đất nước mà còn nặng tình yêu quê hương. Có thể nói, không ở đâu như ở Việt Nam này, mỗi một địa danh, mỗi một tên làng, tên xóm, mỗi một con đường… sau hàng ngàn năm lịch sử, đặc biệt, trải qua hai cuộc kháng chiến thần thánh chống giặc ngoại xâm trong thế kỷ 20, đều trở thành huyền thoại. Mỗi một gia đình, mỗi một dòng họ, mỗi một cộng đồng người, cho đến cả một dân tộc, trải qua bao thăng trầm của lịch sử… đã hình thành nên truyền thống của riêng mình, có một không hai. Người Hà Tĩnh cũng vậy, dù đi đến đâu cũng được coi là những con người của một vùng đất học, vùng đất của truyền thống học hành và khoa cử, của "vùng quê của mưa chan, nắng cháy nhưng thiên tai càng nghiệt ngã thì con người càng được tôi rèn thêm ý chí, tạo đủ mọi nghề, cần cù chịu khó, sáng tạo vươn lên".

Là một trong những vùng có dân cư sinh sống từ rất sớm trong lịch sử, hiện nay dân số Hà Tĩnh có 1.286.700 người, mật độ dân số 212 người/km2. Trên địa bàn Hà Tĩnh có các dân tộc Kinh, Lào và Chứt cùng sinh sống, nhưng chủ yếu là người Kinh. Trải qua quá trình lịch sử, lao động, sản xuất, học tập và chiến đấu, con người Hà Tĩnh đã hun đúc nên những truyền thống cực kỳ quý báu. Trong đó, có thể nói truyền thống yêu quê hương, đất nước và tinh thần đoàn kết, gắn bó đã làm đẹp thêm truyền thống văn hóa của người Hà Tĩnh.

Trước hết là truyền thống yêu quê hương, đất nước. Người dân Hà Tĩnh vốn có lòng yêu quê hương, yêu nước nồng nàn và ý chí kiên cường bất khuất trong đấu tranh chống ngoại xâm. Trong một thời gian dài của lịch sử, vùng Hà Tĩnh từng được coi là miền đất "phên dậu" của Tổ quốc. Mở đầu là những cuộc đấu tranh hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của nhân dân quận Nhật Nam trong những năm giữa thế kỷ II chống lại ách thống trị của phong kiến phương Bắc. Từ đó, phong trào đấu tranh của nhân dân Hà Tĩnh liên tục diễn ra. Đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan (quê ở làng Mai Phụ, Thạch Hà - nay là Lộc Hà) nổ ra vào năm 713 chống lại bọn xâm lược nhà Đường. Cuối thế kỷ thứ X, đầu thế kỷ XI, Cao Minh Hựu, một danh tướng quê ở Phi Lộc (Can Lộc ngày nay) đã giúp Lê Hoàn đánh tan quân xâm lược Tống trên sông Hương Đại - Bạch Đằng…

Trong suốt thời kỳ phong kiến độc lập (từ thế kỷ X trở đi), miền đất Nghệ -Tĩnh nói chung và Hà Tĩnh nói riêng từng là trung tâm của nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Đầu thế kỷ XV, nhân dân Hà Tĩnh đã vùng dậy khởi nghĩa chống giặc Minh xâm lược. Tiêu biểu là tấm gương Đặng Tất (Can Lộc) trong cuộc khởi nghĩa Trần Ngỗi; Đặng Dung (con Đặng Tất) và Nguyễn Biểu (huyện Chi La - Đức Thọ) trong cuộc khởi nghĩa Trần Quý Khoáng…

Từ năm 1425, vùng Đỗ Gia (Hương Sơn) được chọn làm một trong những căn cứ chiến lược quan trọng, là "đất đứng chân" của nghĩa quân Lam Sơn. Vùng Hà Tĩnh đã đóng góp cho nghĩa quân Lam Sơn những danh tướng tiêu biểu như Nguyễn Tuấn Thiện (Đỗ Gia - Hương Sơn), Nguyễn Biên (ở Can Lộc, sau dời vào Cẩm Xuyên), Lê Bôi (Đức Thọ)…

Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Thanh do Quang Trung Nguyễn Huệ lãnh đạo (thế kỷ XVIII) vùng Hà Tĩnh đã góp phần xứng đáng làm nên chiến thắng của đại quân Tây Sơn. Nhiều người con Hà Tĩnh đã trở thành những chiến binh tinh nhuệ, những tướng sĩ đầy thao lược; tiêu biểu như La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp (Đức Thọ), Dương Văn Tào (Cẩm Xuyên), Hồ Phi Chấn (Thạch Hà), Đặng Quốc Đống (Nghi Xuân)…

Trong những năm đầu dưới thời nhà Nguyễn (đầu thế kỷ XIX), nhân dân Hà Tĩnh đã nhiều phen vùng dậy chống lại ách thống trị hà khắc của quan lại cường hào, phong kiến. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của nhân dân Hương Sơn do Lê Hữu Tạo lãnh đạo (1818); khởi nghĩa Phan Bô (1833 - 1837) ở Thạch Hà... Phong trào đấu tranh của nhân dân còn tiếp diễn trong suốt nhiều năm của triều Nguyễn.

Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và phong kiến tay sai, Hà Tĩnh là trung tâm của phong trào Cần Vương, của các phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX; Có thể nói cuộc Khởi nghĩa Hương Khê do các nhà chí sỹ yêu nước của quê hương Hà Tĩnh lãnh đạo là đỉnh cao nhất của phong trào Cần vương cuối thế kỷ 19, kéo dài suốt 10 năm, có quy mô rộng lớn, có tổ chức tương đối chặt chẽ, lập được nhiều chiến công và gây cho quân Pháp tổn thất nặng nề. Cuộc khởi nghĩa đã huy động đến mức cao độ sự ủng hộ và tiềm năng to lớn của nhân dân (người Kinh và người Thượng, của cả đồng bằng và miền núi). Về quân sự, nghĩa quân đã biết sử dụng những phương thức tác chiến linh hoạt, chủ động, sáng tạo trong quá trình chuẩn bị lực lượng cũng như khi giao chiến với đối phương. Mặc dù thất bại, nhưng cuộc khởi nghĩa đã là minh chứng hùng hồn nhất cho truyền thống yêu nước nồng nàn của con người Hà Tĩnh.

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh đã cùng với Đảng bộ và nhân dân Nghệ An làm nên cao trào Xô viết Nghệ - Tĩnh, đỉnh cao của cao trào cách mạng 1930 -1931 do Đảng lãnh đạo. Trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Hà Tĩnh là một trong 4 tỉnh giành chính quyền về tay nhân dân sớm nhất cả nước. Thời kỳ chống Mỹ cứu nước, Hà Tĩnh là hậu phương vững chắc, vừa thực hiện tốt nhiệm vụ chi viện cho tiền tuyến miền Nam, vừa trực tiếp chiến đấu bảo vệ quê hương, cùng cả nước đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, thống nhất Tổ quốc. Trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là trong công cuộc đổi mới, Đảng bộ và nhân Hà Tĩnh đã phát huy truyền thống quý báu của cha anh đi trước để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh. Trong lớp lớp những chiến công oanh liệt trong thời chiến cũng như thời bình của quê hương Hà Tĩnh, nổi lên những câu chuyện về những anh hùng, những người con mang cốt cách và tâm hồn Hà Tĩnh. Mỗi câu chuyện về các anh, các chị không chỉ làm rạng rỡ quê hương Hồng Lam, mà còn là tấm gương sáng ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau noi theo. Họ là những thanh niên tuổi đời còn rất trẻ nhưng đã mang trong mình truyền thống yêu nước ngàn đời của dân tộc.

Bên cạnh tình yêu quê hương, đất nước nồng nàn, người Hà Tĩnh còn mang trong mình truyền thống đoàn kết gắn bó, tương thân tương ái, sống có nghĩa tình, thuỷ chung, giản dị và tiết kiệm trong cuộc sống. Đối với những người dân lao động Hà Tĩnh, từ những thói quen, sinh hoạt hàng ngày cũng đều chan chứa yêu thương. Quả cà chua (dân Nghệ còn gọi là quả cà kiu) có gì cao giá lắm đâu, nhưng canh cà chua thì thật nhiều thương nhớ:

Nồi dấm mà nấu cà kiu

Anh ăn mát ruột chín chiều thương em.

Chỉ mấy bát nước chè xanh chiều tối bày trên chiếc chiếu trải giữa đất, hay trên những chiếc chõng tre, để mời bà con chòm xóm quây quần nhấm nháp. Nhưng những đọi nước (bát nước) ấy là cả nghĩa tình:

Chè ngon nước chát xin mời

Nước non, non nước nghĩa người khó quên.

Dường như sinh sống trong vùng có vị trí địa lý đặc biệt, khí hậu khắc nghiệt, người dân Hà Tĩnh thường xuyên phải đối mặt với sự tàn phá nặng nề của thiên tai và giặc ngoại xâm nên sớm hình thành truyền thống đoàn kết, gắn bó, tương thân tương ái, sống có nghĩa tình, thuỷ chung. Mỗi khi Tổ quốc, quê hương bị lâm nguy trước sự xâm lăng của quân thù hay trước sự tàn phá của thiên tai, truyền thống tốt đẹp đó lại được phát huy cao độ. Phải chăng chính sự khắc nghiệt của thiên nhiên đã tạo nên phẩm chất cần cù, chịu thương chịu khó của con người Hà Tĩnh. Nhờ có sự đoàn kết, người dân nơi đây mới chống chọi lại được với thiên tai, địch họa. Để rồi, trong khó khăn gian khổ, con người Hà Tĩnh đã vươn lên tạo dựng cho mình một đời sống văn hóa, tinh thần rất phong phú, đa dạng, giàu bản sắc, tô thêm truyền thống văn hóa Việt Nam ngàn năm văn hiến. Là một vùng quê nằm trên dải đất miền Trung thiên nhiên không mấy ưu đãi, nhưng Hà Tĩnh thường được coi là nơi 'Địa linh nhân kiệt'. Trong khó khăn gian khổ, con người đã vươn lên tạo dựng được một đời sống tinh thần phong phú, để lại cho muôn đời sau những giá trị văn hoá to lớn và tên tuổi của các bậc danh nhân tiêu biểu. Nhiều làng quê ở Hà Tĩnh nổi tiếng văn chương, khoa bảng và cũng rất đổi anh hùng. Tất cả những truyền thống văn hoá đó sẽ mãi là di sản quý báu đang được lưu giữ và phát huy.

Hà Tĩnh có lịch sử khá sớm, những di khảo cổ học cho thấy các quần cư của người Việt cổ đã tồn tại cách đây hàng ngàn năm. Cuộc sống sản xuất, đấu tranh với thiên tai, giặc dã khiến con người nơi đây vừa gan dạ, vừa lạc quan yêu đời, gắn với một nền văn nghệ dân gian dồi dào mà đậm đà chân chất. Từ truyện kể dân gian, truyện cười, những sự tích về núi sông đến các hình thức giao lưu bằng nghệ thuật múa, hát dân ca, kể chuyện ... thật phong tình và mộc mạc. Quanh núi Hồng Lĩnh còn có cả một kho tàng văn hoá tiềm ẩn đang được khơi dậy; truyền thuyết núi Hồng với 99 ngọn đang là nguồn cảm tác của thi ca và đưa ta về câu chuyện có phải đây là quê hương của người Việt cổ?

Núi Hồng Lĩnh với 99 ngọn cùng sông Ngàn Phố, sông Ngàn Sâu và sông La, sông Lam là nguồn cảm hứng cho các thế hệ thi nhân, nhạc sĩ và cũng là cái nền làm nên giai điệu dân ca sâu lắng. Núi Hồng Lĩnh là một trong số ít các địa danh được khắc vào Bách khoa thư cửu đỉnh hiện đang đặt tại cố đô Huế. Những tên núi, tên sông Hà Tĩnh không chỉ là cảnh đẹp thiên nhiên kỳ vĩ mà còn là nơi tích tụ nguyên khí, sản sinh ra các bậc hiền tài.

Phía đông Hồng Lĩnh là làng Tiên Điền của đại thi hào dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Du, tác giả Truyện Kiều. Phía tây nam núi Hồng Lĩnh là làng bát cảnh Trường Lưu của dòng họ Nguyễn Huy nổi tiếng. Hai làng văn hiến ở hai sườn đông và tây núi Hồng Lĩnh ấy đã tạo nên một "Hồng Sơn văn phái" có ảnh hưởng lớn đến văn hoá lịch sử nước ta hồi cuối thế kỷ XVIII.

Hà Tĩnh có nhiều làng nổi tiếng về văn hoá, khoa bảng và làng nghề truyền thống. Các làng Tiên Điền, Uy Viễn, Đông Thái, Yên Hội, Gôi Mỹ, Thần Đầu, Trung Lễ, Bùi Xá... nổi danh về truyền thống học hành, khoa bảng và văn chương. Đây là quê hương của các danh nhân lịch sử, những nhà cách mạng của đất nước như: Sử Hy Nhan, Nguyễn Nghiễm, Phan Huy Ích tinh thông sử học; Nguyễn Thiếp giỏi lý học; Lê Hữu Trác ''Thần y' (gốc Hải Dương);

Bùi Cầm Hổ, Nguyễn Công Trứ có tài kinh bang tế thế; Đặng Dung, Nguyễn Biểu, Phan Đình Phùng với khí tiết xả thân vì dân tộc; Nguyễn Huy Oánh, Bùi Dương Lịch, Phan Nhật Tĩnh những nhà giáo xuất sắc; và Nguyễn Du - thi bá của muôn đời... Thời hiện đại, vùng đất này cũng là nơi sinh trưởng của Hoàng Xuân Hãn, Lê Văn Thiêm, Nguyễn Khắc Viện, Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Đổng Chi, Nguyễn Phan Chánh, Nguyễn Đình Tứ và nhiều tên tuổi lớn khác... Đây cũng là quê hương của hai nhà hoạt động cách mạng: Tổng Bí thư Trần Phú và Hà Huy Tập.

Hà Tĩnh còn có nhiều làng văn nghệ nổi tiếng trong vùng như: làng hát ca trù Cổ Đạm, chèo Kiều Xuân Liên, hát ví phường vải Trương Lưu, hò ví dặm Đan Du, Phong Phú... Nhiều làng nề nếp, phong lưu có nhiều lễ hội, hương ước, phong tục như: Kim Chùy, Hội Thống, Đan Trường, Kim Đôi, Phù Lưu Thượng... Các làng truyền thống với những giọng hò nổi tiếng quanh núi Hồng Lĩnh, ven dòng sông La, sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố đã để lại cho vùng quê Hà Tĩnh và đất nước những áng thơ văn bất hủ, những trước tác quý giá và những khí phách kiên trung. Đó là những di sản Văn hoá tiêu biểu bồi đắp cho tâm hồn người Hà Tĩnh qua nhiều thế hệ và mai sau.

Nhân kỷ niệm 250 năm ngày sinh đại thi hào Nguyễn Du, hôm nay hơn 1,3 triệu trái tim người dân núi Hồng, sông La đang nô nức chào đón sự kiện trọng đại này để khắc sâu niềm tự hào về một miền đất giàu truyền thống văn hóa và cách mạng, từ đó để nhân lên niềm tin yêu sâu sắc và sức sống mãnh liệt cùng nhau viết tiếp những trang sử vàng chói lọi cho mảnh đất và con người Hà Tĩnh.

18 tháng 3 2021

mk cảm ơn bạn nhưng mà hình như có chi đó sai sai đề nói viết về sông la mà bạn thế này mẹ mk đọc sao đuộc mẹ mk càng buồn hơn

14 tháng 10 2021

Để thuyết minh về đồ vật thì chúng ta có thể làm về đồ vật chung hoặc là riêng. Mk làm bao quát nhé!!!

đầu tiên chúng ta sẽ giới thiệu về nguồn gốc cũng như công dụng của nó một cách cụ thể và có số liệu nhất định thì càng tốt nha.

- Nó được sản xuất và phát minh bởi ai

- hiện nay đang trong đà phát triển và cải tiến như thế nào và bạn dự đoán trong tương lai nó sẽ trở nên quan trọng như thế nào với nhân loại, và bạn dự tính nó sẽ hiện đại ra sao

- Nhận xét đôi chút về nó bạn có thể thêm đoạn kết khi nó là nói trước mọi người:các bạn nghĩ sao về đồ vật ấy

Đơn giản vậy thui nha k cho mk nha

7 tháng 2 2020

Những tháng năm tuổi thơ cắp sách đến trường, em có biết bao những người bạn tốt. Nhưng người bạn thân thiết nhất của em là bạn Thanh Thảo, cũng là bạn cùng bàn của em năm lớp sáu.

Thảo năm nay tròn mười hai tuổi, chúng em bằng tuổi nhau, cùng học chung lớp, cùng ngồi một lớp, cùng đi về trên một con đường. Dáng người Thảo hơi mập,nhìn bạn rất đáng yêu. Tuy rằng bạn không nhỏ con nhưng làm việc rất nhanh nhẹn, hoạt bát. Khuôn mặt bạn tròn trĩnh, ưa nhìn, mái tóc đen mềm mại, được cắt ngắn ngang vai, ôm trọn lấy hai bên má bầu bĩnh. Môi bạn lúc nào cũng đỏ tươi tắn, đôi mắt biết cười cùng hàng mi cong cong càng tôn thêm vẻ dễ thương cho bạn. bạn có nụ cười rất tươi, rất đẹp, mỗi khi bạn cười rộ lên lại lộ ra hàm răng trắng như ngà, với chiếc răng khểnh duyên dáng cùng nụ cười má núm đồng tiền càng làm cho bạn trở nên đáng yêu hơn.

Hằng ngày, Thảo đến trường cùng em. Bạn rất yêu thiên nhiên, rất hòa đồng, thân thiện. Sáng nào bạn cũng mặc chiếc áo đồng phục trắng nhỏ cùng chiếc váy xếp li tung tăng đến trường cùng em. Bạn lúc nào cũng vui vẻ, dường như không điều gì có thể khiến cô gái ấy có thể muộn phiền. Em rất hâm mộ sự lạc quan ấy của bạn. Không những vậy, Thảo còn học rất giỏi, khiến ai cũng phải khâm phục. Khi ở nhà, bạn là một người con ngoan và hiếu thảo, ai cũng quý mến và yêu thương bạn.  Bạn đã trở thành một hình mẫu lý tưởng để chúng em học tập, là tấm gương sáng để em soi mình và dần hoàn thiện mình hơn.

Thanh Thảo, một cái tên rất hay, một con người rất đẹp, một người bạn tuyệt vời. Thảo dã để lại những ấn tượng vô cùng tốt đẹp cho em và mọi người. Em tự nhủ mình phải luôn nỗ lực, phấn đấu để có thể xứng đáng làm bạn thân của Thanh Thảo, một cô gái mà với em là một người bạn hoàn hảo.

Hok tốt.

                                                                                        Bài làm            :

Mỗi người ai cũng có những tình bạn đẹp, những người bạn thân sẽ luôn bên cạnh, gần gũi sẻ chia với ta những vui buồn khó khăn trong cuộc sống. Tôi cũng có một tình bạn đẹp như vậy.

Cô bạn thân của tôi có cái tên thật đẹp Nhật Ánh. Nhà chúng tôi cách nhau không xa lắm nên hai đứa đã chơi với nhau từ nhỏ cái thời mà cùng chơi búp bê, bán đồ hàng. Còn bây giờ chúng tôi lại được học cùng một lớp. Ánh có nước da trắng hồng, dáng người nhỏ nhắn, đáng yêu. Gương mặt trái xoan cùng với chiếu mũi dọc dừa trông bạn thật xinh xắn. Mỗi khi bạn cười để lộ hàm răng đều tăm tắp cùng với má núm đồng tiền nhìn thật duyên. Đôi mắt bạn tròn xoe, đen láy toát lên sự thông minh, lanh lợi. Mái tóc bạn dài, đen nhánh. Mỗi khi đi học bạn thường tết hai bím tóc gọn gàng hai bên.

Ánh học rất giỏi đặc biệt là môn Toán. Mỗi khi ra bài tập khó, bạn là người nhanh nhất lớp. Mỗi lần như vậy, cả lớp nhìn bạn với ánh mắt trầm trồ, ngưỡng mộ. Nhưng bạn không hề kiêu ngạo mà luôn hòa đồng giúp đỡ mọi người trong lớp. Có bài nào không hiểu, bạn đều ân cần giảng giải cho tôi hiểu. Nhờ sự giúp đỡ của bạn, một đứa học không tốt toán như tôi đã khá lên rất nhiều. Bạn luôn thùy mị, nhẹ nhàng trước mọi người và luôn ngoan ngoãn, không bao giờ cãi lời người lớn. Bạn là lớp trưởng của lớp tôi nên trong khi làm việc bạn rất nghiêm túc trước mọi vấn đề, bạn phân tích đúng sai cho mọi người hiểu, nhưng bình thường bạn luôn vui vẻ, vui tính. Bạn luôn hoàn thành công việc mà cô giao cho đúng thời hạn nên cả lớp ai cũng nể phục bạn. Không chỉ giỏi về văn hóa mà bạn còn là một cây văn nghệ của lớp, năng động trong các hoạt động ngoại khóa. Trong lễ kỉ niệm 20/11 của trường bạn đã đại diện cả lớp tham gia tiết mục “ Bụi phấn” và đạt giải nhất. Giọng bạn trong trẻo, ngọt ngào, dễ  làm lay động người nghe.

Tôi và Ánh cũng có rất nhiều những kỉ niệm tuổi thơ gắn bó thân thiết với nhau. Hằng ngày chúng tôi cùng nắm tay nhau dạo bước trên con đường làng thân thuộc để đến trường. Chúng tôi cùng nhau kể cho nhau nghe những câu chuyện vui buồn hay bàn tán những bài toán chưa tìm ra cách giải. Chúng tôi gắn bó, thân thiết như hai chị em gái. Có chuyện gì tôi cũng kể cho Ánh, có khi tôi buồn Ánh lại động viên an ủi tôi cố gắng vượt qua. Những lúc đó tôi thấy tình bạn càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Ngoài giờ học, Ánh còn chăm chỉ giúp đỡ mẹ những công việc nhà. Tôi nhớ có lần tôi sang nhà  bạn chơi thì tôi vô tình nhìn thấy quyển sổ màu hồng rất đẹp trên mặt bàn học của bạn, tôi mò mở ra xem trong đó có những gì thì đây là những dòng nhật kí, những dòng tâm sự của bạn. Và sau đó bạn đã giận tôi mấy ngày nhưng bạn đã tha lỗi cho tôi và tình bạn của chúng tôi lại càng trở nên thân thiết, gắn bó hơn bao giờ hết.

Năm tháng cứ trôi, thời gian thì không thể quay trở lại được, tình cảm bạn bè của của chúng tôi vẫn thế và càng bền chặt hơn. Dù mai này mỗi đứa có đi một nơi, sẽ rẽ những ngã rẽ khác nhau trên con đường thì tôi hi vọng rằng tình bạn của chúng tôi vẫn mãi đẹp.

#Moon#

5 tháng 3 2021

Từ những ý thơ của Người,lúc nào ta cũng thấy toát lên một phong thái ung dung,là tinh thần lạc quan trong cuộc sống Cách Mạng đầy gian khổ. Dù trong hoàn cảnh "cháo bẹ rau măng" hay "bàn đá chông chênh", thi nhân vẫn vui vẻ mà viết lên rằng: "Cuộc đời Cách Mạng thật là sang". - Không chỉ có bài thơ Tức cảnh Pác Bó, Tẩu Lộ (Đi đường) cũng thể hiện ý chí của người chiến sĩ Cách Mạng này. Những câu thơ như chứa một sức mạnh ngàn cân. Dù đang trên đường đi với bao xiềng xích trên người,ấy vậy mà Người vẫn không nghĩ đến nỗi khó khăn hiện tại ấy,vẫn cất lên cái tâm hồn thi sĩ của mình,vẫn ung dung ngắm nhìn cảnh núi non: "Tẩu lộ tài chi tẩu lộ nan/Núi cao rồi lại núi cao trập trùng"

29 tháng 1 2019

Nằm cạnh con sông Hồng quanh năm đỏ nặng phù sa, văn miếu Xích Đằng được biết đến là một di tích quan trọng nằm trong quần thể di tích Phố Hiến, thuộc phường Lam Sơn, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên. Sở dĩ Văn miếu có tên như vậy là do được khỏi dựng trên đất làng Xích Đằng từ thế kỷ 17 (thời Hậu Lê) với qui mô ban đầu nhỏ, đến năm Minh Mệnh thứ 20 (1839), triều Nguyễn, được xây dựng lại có quy mô như hiện nay trên nền của chùa Nguyệt Đường( chùa Xích Đằng).


Với hơn 400 năm tồn tại, ghi danh 161 vị đại khoa, văn miếu Xích Đằng đã thể hiện tinh thần hiếu học của con người trên mảnh đất "Nhất Kinh kỳ, Nhì Phố Hiến".


Theo từ điển Địa danh văn hóa và thắng cảnh Việt Nam của Nguyễn Như Ý và Nguyễn Thành Chương ghi rõ văn miếu Xích Đằng là một trong sáu văn miếu còn tồn tại cho đến ngày nay của đất nước và văn miếu Hưng Yên cũng là một trong hai văn miếu lâu đời nhất (đứng sau văn miếu Quốc Tử Giám).


Thế kỷ 17 dưới thời vua Lê Thánh Tông, để chấn hưng lại đạo Nho, triều đình đã cho thành lập nhiều trường học bên ngoài trường Quốc Tử Giám ở các trấn. Ở trấn Sơn Nam (gồm các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình và một phần đất của Hà Nội và Hưng Yên) có văn miếu Xích Đằng ( hay còn có tên là văn miếu Sơn Nam) được xây dựng vừa làm nơi để thờ tự các bậc hiền nho, vừa là nơi tổ chức các kỳ thi của trấn.


Sau nhiều biến chuyển trong việc chia tách lại địa lý các trấn dưới các triều Hậu Lê, Tây Sơn, nhà Nguyễn, văn miếu Xích Đằng trở thành văn miếu của trấn Sơn Nam thượng và sau này là của tỉnh Hưng Yên.


Dù nằm trong khu dân cư, nhưng đi ngay trên cầu Yên Lệnh, thuộc quốc lộ 38 nối Hà Nam với Hưng Yên có thể quan sát được văn miếu Xích Đằng từ hai cây gạo đã có hàng trăm năm tuổi được trồng trước cổng. Nằm trên đường dẫn vào còn có tượng hai con nghê đá lớn được tạc từ thế kỷ 18.

Tam quan (hay còn gọi là cổng Nghi môn) của văn miếu Xích Đằng là một trong những công trình còn giữ được những nét kiến trúc độc đáo trong các văn miếu còn lại ở Việt Nam. Được dựng theo lối kiến trúc chồng diêm, hai tầng tám mái có lầu gác. Hai bên Tam quan có hai bục loa, dùng để xướng danh sĩ tử và thông báo những quy định trong các kỳ thi hương.


Thay vì lầu trống như ở các văn miếu Quốc tử giám, văn miếu Mao Điền, ở văn miếu Xích Đằng lầu trống được thay vào bằng lầu chuông. Tiếng chuông và tiếng khánh vang lên chính là lúc báo hiệu giờ thi đã bắt đầu và kết thúc, đồng thời nó cũng là tiếng cầu thỉnh tỏ lòng biết ơn, tri ân với những bậc hiền nho trong mỗi dịp lễ hội. Hai chiếc chuông và khánh của văn miếu cũng là những di vật cổ được đúc và tạo dựng từ thế kỷ 18.

Khu nội tự kết cấu theo kiểu chữ Tam: gồm Tiền tế, Trung từ và Hậu cung. Hệ thống mái được kết cấu theo kiểu “trùng thiềm địa ốc”. Mặt chính quay về hướng nam. Bên trong khu nội tự tỏa sáng với hệ thống các đại tự, cấu đối, cửa võng và một hệ thống các trụ, kèo được sơn son thếp vàng phủ kim hoàn toàn.

Hiện vật quý giá nhất trong văn miếu còn lưu giữ được đến ngày nay đó chính là 9 tấm bia đá khắc tên tuổi, quê quán, chức vụ của 161 vị đỗ đại khoa ở trấn Sơn Nam thượng xưa. Trong đó có 138 vị ở Hưng Yên và 23 vị ở Thái Bình.


Từ các khoa thi đầu tiên dưới thời nhà Trần đến khoa thi cuối cùng vào cuối thời nhà Nguyễn, tỉnh Hưng Yên đều có người đỗ đạt cao. Thời nào cũng có người tài của đất Hưng Yên đỗ đạt ra giúp việc nước, việc dân.


Học vị cao nhất được ghi danh ở các bia đá còn lưu lại là trạng nguyên Tống Trân, thời nhà Trần; trạng nguyên Nguyễn Kỳ, triều nhà Mạc; trạng nguyên Dương Phúc Tư, triều nhà Lê. Chức vụ cao nhất được biết đến là tiến sĩ Lê Như Hổ, quận công triều nhà Mạc…


Ở văn miếu Xích Đằng hiện tại đang thờ hai pho tượng của Đức Khổng Tử và các bậc chư hiền nho gia. Cùng với đó là pho tượng của người thầy giáo lỗi lạc, người hiệu trưởng đầu tiên của văn miếu Quốc Tử Giám Chu Văn An.


Năm 1992, Văn miếu Xích Đằng được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là di tích lịch sử văn hoá quốc gia.

Văn miếu xưa có hai mùa lễ hội. Trọng hội là ngày 10/2 và 10/8. Cứ vào các ngày trọng hội, những vị nho học và quan đầu tỉnh phải đến Văn miếu tế lễ để thể hiện nề nếp nho phong, tôn sư trọng đạo làm gương cho con cháu, cầu mong sự nghiệp giáo dục ngày càng tiến bộ.


Ngày nay, hàng năm, vào dịp mùng 4-5 Tết, Văn miếu lại tổ chức lễ hội với các hoạt động như cho chữ đầu xuân, tổ chức tế lễ, dâng hương, triển lãm thư pháp, hát ca trù, từng bước khôi phục lại lễ hội xưa. Ngoài ra vào mùa thi, thanh thiếu niên, học sinh về văn miếu tìm hiểu truyền thống hiếu học của cha ông và thắp nhang cầu mong cho sự học hành ngày càng phát triển.


Văn miếu Xích Đằng cũng như quần thể di tích Phố Hiến trở thành địa chỉ quen thuộc của du khách gần xa khi đến thăm Phố Hiến. Đó cũng là niềm tự hào của mỗi người con xứ nhãn khi được sinh ra, lớn lên trên quê hương văn hiến, cách mạng anh hùng.

Theo "Từđiển địa danh văn hóa và thắng cảnh Việt Nam" thì trên cảnước hiện naychỉcó 6 văn miếu: Văn miếu Quốc TửGiám, Văn miếu Huế, Văn miếu Hưng Yên, Vănmiếu Hải Dương, Văn miếu Bắc Ninh, Văn miếu Đồng Nai. Văn Miếu Hưng Yên còn gọilà Văn miếu Xích Đằng (vì được xây dựng trên đất làng Xích Đằng), nguyên xưa là VănMiếu của Trấn Sơn Nam (căn cứvào Khánh, Chuông của di tích), nhưng đến năm 1831,tỉnh Hưng Yên được thành lập thì Văn miếu Hưng Yên thuộc hàngtỉnh.Văn miếu Hưng Yên được khởi dựng từthếkỷXVII và được trùng tu, tôn tạo lớnvào năm KỷHợi, niên hiệu Minh Mệnh thứ20 (1839), đời vua Nguyễn Thánh Tổ(1820-1840), trên nền của chùa làng Xích Đằng, xã Nhân Dục, tổng An Tảo, huyện Kim Độngxưa, nay là phường Lam Sơn, thịxã Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên. Dấu tích còn lại đếnngày nay là 2 tháp đá: Phương Trượng Tháp và Tịnh Mãn Tháp. Hiện tại Văn miếu đangthờĐức Khổng Tử, người được suy tôn là "Vạn thếsư biểu", và các chư hiền của nhogia. Cùng thờvới Khổng Tửlà Chu Văn An, người thầy giáo, người hiệu trưởng đầu tiêncủa Trường Quốc TửGiám. Năm 1992, Văn miếu Hưng Yên được BộVHTT xếp hạng làdi tích lịch sử.Ban thờChu Văn An tại Văn miếu Hưng YênẢnh: Đức HùngVăn miếu có kết cấukiến trúc kiểu chữTam, bao gồm: Tiền tế, Trung từvà Hậu cung. Hệthống mái của cáctòa được làm liên hoàn kiểu "Trùng thiềm điệpốc". Mặt tiền Văn miếu quay hướng Nam,cổng Nghi môn được xây dựng đồsộ, bềthế, mang dáng dấp cổng Văn miếu Hà Nội.Phía trong cổng có sânrộng,ởgiữa sân là đường thập đạo, hai bên sân có lầu chuông vàlầu khánh cùng 2 dãy tảvu, hữu vu. Khu nội tựgồm: Tiền tế, Trung từvà Hậu cung, kiếntrúc giống nhau, được làm theo kiểu vì kèo trụtrốn. Toàn bộkhu nội tựVăn miếu tỏasáng bởi hệthốngđại tự, câu đối, cửa võng và hệthống kèo cột đều được sơn thếp phủhoàn kim rất đẹp.Nơi thờĐức Khổng Tửtại Văn miếu Hưng YênẢnh: Đức HùngHiện vật quý giánhất của Văn miếu là 9 tấm bia đá khắc tên tuổi, quê quán, chức vụ161 vịđỗđại khoaởTrấn SơnNam thượng ngày xưa (trong đó tỉnh Hưng Yên có 138 vị, tỉnh Thái Bình 23vị) thuộc các triều đại Trần, Mạc, Lê đến Nguyễn. Học vịcao nhất là Trạng nguyên TốngTrân (người thôn An Cầu, huyệnPhù Cừ) đời Trần; Trạng nguyên Nguyễn Kỳ(người xãBình Dân, huyện Đông An) triều Mạc; Trạng nguyên Dương Phúc Tư (người xã LạcĐạo, huyện Văn Lâm) triều Lê. Chức vụcao nhất là tiến sĩ Lê Như Hổ, Quận công triềuMạc. Ngoài ra còn có một sốdòng họđỗđạtcao như họDươngởLạc Đạo (Văn Lâm);họVũ, họHoàngởÂn Thi; họLê HữuởLiêu Xá (Yên Mỹ)...; một sốhuyện có nhiềunhà khoa bảng như: Văn Giang, Ân Thi, Yên Mỹ, Tiên Lữ, Kim Động...Ca Trù là nét văn hóa đặc sắc tại Văn miếu mỗi dịp xuân vềẢnh: Thu HườngVănmiếu xưa kia có 2 mùa lễhội, trọng hội là ngày 10.2 và ngày 10.8 hàng năm. Cứvào cácngày trọng hội, các vịnho học và quan đầu tỉnh phải đến Văn miếu tếlễđểthểhiện nềnếp nho phong, tôn sư trọng đạo, làm gương cho con cháu, cầu mong sựnghiệp giáo dụcngày càng tiến bộ.Ngày nay, hằng năm cứvào ngày đầu xuân tại Văn miếu có tổchức sinh hoạt vănhóa, đó là tổchức tếlễ, dâng hương, triển lãm thư pháp, hát ca trù, từng bước khôi phụclại lễhội xưa. Ngoài ra vào mùa thi, thanh thiếu niên, học sinh vềVăn miếu tìm hiểutruyền thống hiếu học của cha ông và thắp nhang cầu mong cho sựhọc hành ngày càngphát triển.

Du khách nước ngoài tham quan một trong 9 tấm bia đá ghi danh các vịđỗđạikhoa, hiện còn lưu giữtại Văn miếu Hưng YênẢnh: Thu HườngĐểđápứng nhu cầu ngày một cao của con người và cũng là hòa đồng với sựpháttriển chung của xã hội. Văn miếu Hưng Yên đang được quy hoạch với quy mô khá hoànthiện với tổng diện tích gần 6 ha. Năm 2004, tỉnh Hưng Yên đã có chủtrương trùng tu,tôn tạo các hạng mục công trình như vốn có của di tích, được phân thành các khu chứcnăng khác nhau, như: Văn hóa khuyến học, khu Đền Lạc Long Quân, khu văn hóa, khuChùa Nguyệt Đường, khu HồVăn, Đầm Vạc. Các công trình dần được phục hồi và tôntạo đểVăn miếuHưng Yên trong tương lai gần sẽtrởthành một trung tâm khuyến học vàđiểm du lịch tiêu biểu của tỉnh Hưng Yên.

.Qua truyện ngắn'' Lão Hạc'' của tác giả Nam Cao ta thấy lão hạc là 1 người nông dân nghèo khó nhưng giàu tình yêu thương. Sau khi bán cậu Vàng-người bạn duy nhất của ông khi về già, lão đã rất hối hận và dằn vặt khi nhỡ tâm lừa 1 con chó. Vì có lòng yêu thương con trai hết mực, và không muốn động vào số tài sản mà lão để lại cho con, lão đã tự lo đã đám tang của mình và két liễu cuộc đời bằng bả chó. Chỉ có binh Tư và ông giáo hiểu vì sao lão chết. Qua đó, truyện chúng rằng lão là 1 con người nhân hậu, giàu lòng tự trọng và là 1 ngừi cha yêu thương con hết mực.

14 tháng 9 2021

Trong văn bản" Lão Hạc" của Nam Cao, lão Hạc là hình ảnh điển hình cho những người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng 8 có cuộc sống nghèo khổ nhưng phẩm chất vô cùng cao đẹp. Lão là 1 người giàu lòng yêu thương, sống nhân hậu và có lòng tự trọng cao. Tuy vậy nhưng lão có cuộc sống nghèo khổ, cô đơn. Vợ lão mất sớm, con trai duy nhất thì phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su, sống cô đơn với 1 con chó để bầu bạn, tải sản chỉ có 1 mảnh vườn và 1 ít tiền. Sau khi bán cậu Vàng - người bạn duy nhất khi về già, lão thấy hối hận, sống day dứt, dằn vặt, đau xót tột cùng. Lão Hạc là người có ý thức cao về lẽ sống nên sau khi gửi số tiền ít ỏi cho ông giáo thì lão từ chối tất cả cái gì mà ông giáo cho. Vì là người có lòng tự trọng nên sau khi chết lão ko muốn làm phiền tới hàng xóm,nhờ ông giáo lấy số tiền đó để làm ma chay. Mọi người trong làng ko ai hiểu nguyên nhân tại sao lão chết, chỉ có Binh Tư và ông giáo hiểu. Trong xã hội thực dân phong kiến, lão Hạc như ngọn đèn lay lắt trước gió. Qua văn bản "Lão hạc", tác giả đã cho ta thấy phẩm giá tốt đẹp và nhân cách trong sạch của lão Hạc nói riêng cũng như những người nông dân nói chung.

1 tháng 9 2021

ko hiểu gì hết 

???