K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 4 2018

Tôn sư trọng đạo.

Bảo vệ môi trường

Chăm chỉ học tập

Trung thực...

15 tháng 4 2018

Viết bài văn nka mn

18 tháng 9 2018

Cái chết của Vũ Nương trước hết là do sự ghen tuông ngu ngốc đến độ khờ dại của Trương Sinh-một kẻ vũ phu vô học, không có suy nghĩ, chỉ biết hành động theo cảm tính. Chính sự vô học ấy của Trương đã dồn Vũ Nương tới sự nhục nhã oan trái, để rồi nàng-một người con gái hiền thục, xinh đẹp nết na, chăm lo cho gia đình chồng hết mực,cả một đời luôn chung thủy với chồng, nay lại bị chính chàng đổ oan, và phải tìm đến cái chết.Đằng sau nguyên do ấy, chúng ta cũng có thể hiểu được phần nào số phận của người phụ nữ thời xưa, luôn phải nhẫn nhục và cam chịu sự đối xử tàn bạo khắc nghiệt mà không có lấy một chút cảm thông của người đời.
->suy nghĩ của mình vậy thôi, chứ mình lười viết thành bài lém,thông cảm!b-(

14 tháng 12 2016

Hôm nay, tôi về nhà với khuôn mặt buồn rười rượi. Thấy vậy, mẹ hỏi:

– Có chuyện gì ờ trường hả con?

Tôi liền kể cho mẹ nghe về cuộc gặp gỡ bất ngờ và cảm động với Hiền, cô hạn thân của tôi trong suốt năm năm tiểu học.

Giờ ra chơi hôm nay, như mọi khi tôi xuống căng tin để uống nước. Khi đi qua lớp 6C, tôi thấy một bạn có mái tóc dài, bị mất cánh tay trái. Khuôn mặt thanh tú vốn trông rất xinh lại có mấy vết sẹo dài trên má. Cặp mắt trong sáng ánh lên niềm tự tin. Đôi mắt ấy vốn thân thuộc với tôi biết bao. Như buột miệng, tôi gọi: "Hiền ơi!". Bạn quay lại, cặp mắt sững sờ, rồi chạy lại phía tôi và gọi to "Trang hả?". Đúng là Hiền rồi, không thể nào nhầm được, giọng nói, dáng vẻ và nhất là đôi mắt, nhưng sao lại thế này? Chúng tôi cầm tay nhau, nhưng đúng hơn là tôi cầm tay phải của Hiền vừa đi vừa nói chuyện. Tôi nhìn Hiền và hỏi với giọng đầy nghi ngại:

– Tại sao cậu lại bị…?

Tôi chưa nói xong câu, Hiền cắt ngang:

– Cậu muốn hỏi tớ tại sao lại bị mất một cánh tay đúng không?

Tôi gật đầu! Rồi Hiền kể:

– Mùa hè năm ngoái, gia đình tớ đi picnic ở Côn Sơn. Nhưng một tai nạn bất ngờ đã đổ ập xuống. Khi về, bố mẹ, tớ cùng em trai đã bị hai thanh niên say rượu đua xe đâm phải. Kết quả là mẹ tớ và em tớ đã ra đi vĩnh viễn. Bố tớ bị mất đôi chân, còn tớ… tớ…

Kể đến đây, Hiền bỗng dừng lại, hai hàng nước mắt chảy dài. Cặp mắt long lanh trở nên buồn thăm thẳm. Tôi cũng suýt khóc và hỏi:

– Cuộc sống của cậu như thế nào?

Hiền ngưng khóc và kể tiếp:

– Lúc đó, tớ cũng muốn chết luôn nhưng tớ lại nghĩ đến bố mẹ, em trai, cô giáo và tất cả các hạn. Ý nghĩ đó đã giúp tớ liếp tục sống. Khi hai bố con tớ ở viện, đêm nào tớ cũng khóc. Khi đó, tớ mới hiểu cảm giác phải xa người thân đau đớn như thế nào! Sau mấy tháng điều trị, tớ ra viện. Tớ lại đi học. Lúc đầu, các bạn nhìn tớ như thấy con quái vật một tay với mấy vết sẹo. Nhưng sau khi biết được hoàn cảnh của tớ, các bạn đã ủng hộ, giúp đỡ tớ trong việc học tập rất nhiều. Sáng tớ đi học còn chiều tớ đi phụ dì tớ bán bánh chuối ở gần trường.

Nghe xong câu chuyện, tôi rất cảm động và khâm phục ý chí của Hiền. Giờ ra chơi đã hết tôi chào Hiền và lên lớp. Tôi quay lại vẫy tay chào, Liên cũng vẫy tay và cười với tôi, một nụ cười mệt mỏi.

Mẹ nghe xong chuyện cũng rất buồn. Mẹ nói:

– Con hãy nhìn Hiền mà noi gương, hãy cố gắng học tập tốt.


 

14 tháng 12 2016

Trong cuộc sống em đã được chứng kiến rất nhiều câu chuyện cảm động. Đó là những chuyện gợi lên tình thương yêu và sự đùm bọc của con người. Nhưng có lẽ chuyện làm em cảm động nhất lại đến từ một lần em được chứng kiến tình thương yêu của mẹ con bầy chim sẻ.

Ngày xưa, lúc em còn học lớp ba, em ham chơi lắm. Trò gì của lũ trẻ ở nông thôn em cùng đều biết cả nhưng trò mà em và anh Tùng (anh trai của em) thích nhất là trò bắt những đàn chim sẻ về nuôi. Nuôi để làm gì ư? Chẳng để làm gì, chỉ nuôi cho thích. Thú thực đã không ít lần mải vui em đã bỏ đói khiến những con chim sẽ chết thật là tội nghiệp.

Hôm ấy không biết thế nào mà chỉ sau mỗi buổi trưa anh Tùng đã mang về cho em hai chú chim non vừa mọc xong lông cánh. Hai chú chim non rìa mỏ còn vàng rộm, đúng đến lúc tập chuyền trông đến là thích mắt. Em bắt hai chú chim non đem thả vào lồng nhưng chúng cứ bay loạn xạ và kêu nháo nhác. Hơn một ngày chúng chẳng chịu ăn gì, cứ vỗ cánh phành phạch và tìm đường trốn chạy trong tuyệt vọng. Hình như một chú chim đã bắt đầu mệt mỏi, nằm im ở góc lồng, mắt lim dim. Dỗ chúng ăn mãi không được, em tức quá bỏ đi chơi. Buổi tối đi chơi về muộn em cũng chẳng để ý . : Ăn cơm xong em leo lên giường ngủ sớm. Sáng hôm sau tỉnh dậy em thấy ngại vô cùng. Hình như hai chú chim non đang hấp hối, nhưng biết làm sao bây giờ, chỉ còn mười lăm phút nữa là vào giờ học.

Buổi học hôm ấy thật dài. Trên đường về, em tin chắc hai chú chim non đã chết. Nhưng không ở trong lồng kia hai chú chim non đang nhảy nhót, ở trong lồng em còn thấy có con cào cào bị ăn dở dang. Chưa kịp hiểu tại sao thì em lại thấy một chú sẻ già cứ chao đi chao lại trên đầu, miệng kêu ríu rít. Em chợt nghĩ ra chắc đó là chim sẻ mẹ.

Buổi chiều em cho hai chú chim ăn nhưng chúng lại không ăn và chỉ vỗ cánh bay phành phạch. Sáng bôm sau em lại đến trường và lại thấy hai chú chim non đang chờ chết. Nhưng kỳ lạ! Buổi trưa về hai con chim sẻ lại khoẻ mạnh rất giống hôm qua và ở trên kia chim sẻ mẹ vẫn kêu rối rít như giận dỗi như van lơn. Em bắt đầu hiểu chuyện. Lũ chim non quyết định không ăn bởi nếu không được tự do, chúng thà chịu chết còn hơn. Còn chim sẻ mẹ, một mặt dỗ dành an ủi các con, mặt khác cứ ríu rít kêu cầu mong em thả bầy con của nó. Khi đã hiểu ra, em quyết định mở cánh cửa lồng. Ba mẹ con đàn chim sẻ bay tung nhưng còn lộn qua lộn lại ba vòng trước khi bay mất không bao giờ trở lại.

Từ ngày ấy không bao giờ em chơi chim sẻ nữa. Không ngờ mẹ con loài vật bé nhỏ kia đã dạy cho em rất nhiều điều. Trong đó điều quan trọng nhất là sự thương yêu đùm bọc lẫn nhau và hơn nữa, khát vọng tự do luôn là khát vọng vĩnh viễn của muôn loài.

30 tháng 12 2018

TỨC KHÍ MŨI CAY,GIỌT LỆ RÒNG

BỰC BỌN BỐ LÁO,MÉP NHONG NHONG

THƯƠNG NGƯỜI TỘI OAN VÌ NỊNH THẦN 

MÙ QUÁNG QUÀNG XIÊU CỨ TRẢM PHONG

trảm phong là chém gió nha

9 tháng 1 2022

nếu là đề thi thì tự làm
các thầy cô báo k dc giúp r

20 tháng 12 2016

Đề: Trong mơ, em đã lạc vào chốn du xuân và gặp gỡ chị em Thuý Kiều trong tiết thanh minh. Em hãy kể lại cuộc gặp gỡ thú vị đó.
BÀI LÀM
1.Chưa đọc xong cho bà nghe một đoạn Kiều, tôi đã ngủ lúc nào không biết. Tôi thấy mình đang đứng giữa một vùng trời đất bao la rộng lớn trong một buổi sáng mùa xuân. Cảm giác như hơi thở mùa xuân vương trên vạn vật. Bầu trời trong xanh, từng tia nắng xuân lấp lánh đậu trên những cành cây, sương long lanh treo trên từng ngọn biếc. Khí trời mát mẻ và trong trẻo. Từng đàn chim én ríu rít chao liệng giữa bầu trời như muốn tận hưởng hết sắc xuân. Tôi phóng tầm mắt ra xa và choáng ngợp trước một khung cảnh còn tuyệt diệu hơn. Một tấm thảm óng mượt như nhung được dệt từ muôn ngàn sợi tơ làm từ
2.cỏ non trải rộng khắp mặt đất, hắt lên nền trời một sắc xanh bất tận. Trên cái nền xanh vô tận ấy, một vài bông hoa lê trắng muốt điểm xuyết khoe sắc cùng vạn vật. Có lẽ chỉ có khoảnh khắc này đây, mùa xuân mới đẹp đến thế, tươi tắn và tinh khôi đến thế. Buổi sáng mùa xuân diễm lệ và tươi sáng quá. Bất chợt, hai câu Kiều văng vẳng bên tai tôi : Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa". Tôi mải mê đi, mải mê ngắm cảnh, rồi không biết tự lúc nào chân đã lạc bước vào một khung cảnh lễ hội náo nức. Tiết thanh minh, người người, nhà nhà du xuân thưởng ngoạn cảnh đẹp ; viếng thăm, sửa sang phần mộ để tưởng nhớ những người thân đã khuất. Cảnh tượng nhộn nhịp, nô nức, ríu rít như chim oanh chim én mùa xuân. Nơi gặp lại linh hồn những người đã khuất cũng là nơi hội ngộ của những người đang sống, nơi tụ hội tuổi thanh xuân.
3.Từng đoàn người trẻ tuổi, nam thanh nữ tú, trai tài gái sắc "ngựa xe như nước, áo quần như nêm" dập dìu gặp gỡ, hẹn hò... Tưởng như một mùa vui đang bao trùm cả nhân gian, trời đất. Tôi như mê đi cùng với cảnh vật. Lòng mỗi lúc thêm xốn xang. Chân cuốn theo dòng người tảo mộ. Đâu đâu cũng thấy "thoi vàng vó rắc, tro tiền giấy bay". Đang bước, tôi bỗng khựng lại. Không thể tin vào mắt mình, dường như..., không, chắc chắn rồi, kia là 3 chị em nàng Kiều của cụ Nguyễn Du: Vương Quan, Thuý Vân và Thuý Kiều. Tôi nhận ra Thuý Vân và Thuý Kiều giữa muôn người qua lại bởi vẻ đẹp mười phân vẹn mười không dễ thấy ở hai nàng. Này đây, rõ ràng là nét "trang trọng khác vời", "khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang", phúc hậu của nàng Vân. Còn đây đúng là vẻ đẹp "sắc sảo mặn mà" nghiêng nước nghiêng thành với "làn thu thuỷ, nét xuân sơn" chỉ có ở nàng Kiều. Quả thật, "mỗi người một vẻ, mười phân vẹn
4.mười". Họ thướt tha, yêu kiều, e lệ trong những bộ xiêm y lộng lẫy. Họ rực rỡ trong ánh nắng xuân, nổi bật giữa dòng người du xuân trẩy hội đông đúc. Khi họ xuất hiện giữa lễ hội, thiên nhiên dường như càng đẹp hơn, bầu trời như trong xanh hơn, chim én thêm rộn ràng tung cánh và cỏ cây hoa lá cũng như muốn rung rinh, toả hương theo gót hai nàng. Họ đi đến đâu, những ánh mắt ngưỡng mộ, yêu mến đổ dồn theo đến đấy. Tôi bèn ráng hết sức, rẽ đám đông tiến lại gần chị em Thuý Kiều và cất tiếng chào : - Em chào hai chị, chào anh. Hai chị và anh đi chơi có vui không ạ ? Ba người nhìn tôi, mỉm cười thân thiện rồi nhẹ nhàng gật đầu : - Chào em. Vui lắm em ạ... Chúc em đi chơi vui nhé... Tôi chưa kịp đáp lại, dòng người đã đẩy tôi ra xa. Tôi đành tìm một nơi thoáng đãng đứng dõi mắt theo hai nàng. Mãi ngắm họ, tôi quên mất thời gian trôi qua, trời về chiều từ lúc nào không biết. Mặt trời ngả bóng về phía tây. Khắp không gian đang dần khoác lên mình tấm áo màu hoàng hôn vàng êm dịu. Rồi không khí nhộn nhịp, tưng bừng của buổi du xuân thưa vắng dần. Ngày vui đi qua trả lại sự yên lành và chút lặng lẽ vốn có
5.nơi mộ địa. May sao trên đường trở về tôi lại gặp chị em Thuý Kiều. Tôi định chạy tới tiếp tục chuyện trò với họ, nhưng có một cái gì đó ngăn tôi lại. Hai nàng Kiều dường như chưa muốn về. Họ bâng khuâng bước, vừa đi vừa tha thẩn ngắm cảnh lúc chiều buông. Hoàng hôn thường gợi trong lòng ta cảm giác buồn thương, tàn tạ. Cuộc du xuân thưởng cảnh vừa náo nức, tưng bừng là thế, giờ đã lặng lẽ chìm vào cô tịch. Tâm trạng hai nàng Kiều chắc không khỏi lưu luyến, hụt hẫng. Dù cảnh vẫn đẹp, vẫn nên thơ với "dòng nước uốn quanh", "nhịp cầu nho nhỏ" nhưng có cái gì đó đã mất, đã thiếu vắng. Bước chân thơ thẩn trên dặm đường về của hai nàng, đặc biệt trong cái dáng đăm chiêu thẫn thờ của Thuý Kiều như ẩn chứa nỗi bồi hồi khôn tả. Dường như nàng đang mong ngày vui đừng qua nhanh, những điều tốt lành luôn ở lại. Nhưng số phận Kiều thì tôi đã biết rồi. Lòng tôi bỗng nao nao thương cảm. Tôi không thể hiểu được vì sao một người con gái tài
6.sắc vẹn toàn bậc nhất như Thuý Kiều lại phải chịu định mệnh cay đắng oan khiên vào loại bậc nhất như vậỵ ? Liệu lúc này đây, nàng đã có linh cảm gì về cuộc đời hoa trôi, bèo dạt tan tác giữa dòng sau này hay chưa ... Không, tôi phải nói cho nàng biết, nhất định tôi phải nói cho nàng biết trước để nàng chống trả lại số phận. "Nàng Kiều ơi ! Nàng Kiều ơi !... ". Tôi cứ gọi, gọi mãi, còn hai nàng Kiều thì cứ đi, xa dần, xa dần rồi nhạt nhoà trong ánh chiều bảng lảng. Tôi vùng chạy theo, nhưng bị vấp ngã. - Mẹ cha mày, lại mơ phải không con ? - Bà tôi hỏi khi tôi choàng tỉnh giấc. - Bà ơi, cháu đã mơ được gặp hai nàng Kiều trong tiết thanh minh. Cháu mơ thấy mùa xuân đẹp lắm, và hai nàng Kiều thì y hệt Nguyễn Du tả, nghiêng nước nghiêng thành! Cháu muốn chạy theo mách trước cho họ những điều tai ương sẽ gặp sau này, nhưng chạy mãi, chạy mãi mà không theo kịp... Bà tôi an ủi :
7.- Cháu của bà ! ở vào thời của Thuý Kiều, những đau khổ oan khiên kia khó có thể tránh được. Còn bây giờ, điều đó là có thể bởi người phụ nữ đã làm chủ được số phận của mình và được thông cảm, chia sẻ nhiều hơn.