K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

T
Tai
VIP
12 tháng 5 2021

mình biết bạn pé đậu cute bạn vào phần trên của olm có dấu ... bạn vào phần bài viết rồi vào bài cánh bướm hồng bạn sẽ tìm thấy bé đậu cute

12 tháng 5 2021

cậu cứ tìm là ra

19 tháng 8 2021

Nguyễn Thế Hoàng Linh sinh năm 1982. Hiện sống ở Hà Nội.

Tác phẩm:

Thơ: Nguyễn Thế Hoàng Linh đã viết hàng nghìn bài thơ trên diễn đàn internet. Tác giả đã chọn lựa và làm thành các tập thơ sau: Mầm sống, Uống một ngụm nước biển, Em giấu gì ở trong lòng thế, Bé tập tô, Mật thư, Ra vườn nhặt nắng,...

- Văn xuôi: Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, Chuyện của thiên tài (tiểu thuyết), Văn chương động,...

 

Giải thưởng: Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội 2004 cho tiểu thuyết Chuyện của thiên tài.

Tick cho mình nhé

19 tháng 8 2021

Nguyễn Thế Hoàng Linh sinh năm 1982. Hiện sống ở Hà Nội.

Tác phẩm:
- Thơ: Nguyễn Thế Hoàng Linh đã viết hàng nghìn bài thơ trên diễn đàn internet. Tác giả đã chọn lựa và làm thành các tập thơ sau: Mầm sống, Uống một ngụm nước biển, Em giấu gì ở trong lòng thế, Bé tập tô, Mật thư, Ra vườn nhặt nắng,...
- Văn xuôi: Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, Chuyện của thiên tài (tiểu thuyết), Văn chương động,...

Giải thưởng: Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội 2004 cho tiểu thuyết Chuyện của thiên tài.

 Bài thơ đã khắc họa thực trạng nhức nhối trong xã hội đó là: bắt nạt và bao lực học đường. Chúng ta đều biết đến mức độ nghiêm trọng của hành động bắt nạt và bạo hành người khác. Nó không chỉ gây sát thương về mặt thể chất mà còn tổn thương trong tầm hồn những người bị bắt nạt. Chính vì thế chúng ta tuyệt đối không được có những hành động bắt nạt người khác. Câu thơ "Đừng bắt nạt bạn ơi" là một lời khuyên chân thành và tha thiết. Đồng thời là lời động viên chúng ta căn ngăn những hành động bắt nạt diễn ra xung quanh cuộc sống. Hành động nhỏ nhưng có thể cứu vớt cuộc đời của một con người vì vậy chúng ta cần có hành động ngăn chặn và lên án để những hành vi bắt nạt người khác không được phép tiếp diễn. 

22 tháng 9 2023

Ko giúp âu 😅.

Tham khảo nhe!!

Bài thơ “Bắt nạt” của Nguyễn Thế Hoàng Linh đã nói lên một thực trạng trong cuộc sống. Đó là vấn nạn bạo lực học đường đang diễn ra ngày càng nhiều. Nhân vật trong bài để khẳng định thái độ “không thích bắt nạt” và cho rằng “bắt nạt là xấu”. Để từ đó, tác giả hướng người đọc đến cuộc sống lành mạnh hơn. Đồng thời, mỗi người đều có những sở thích, đam mê riêng. Và chúng ta luôn mong muốn cuộc sống của mình hạnh phúc. Những câu hỏi tu từ được lặp đi lặp lại cuối đoạn thơ “Sao không trêu mù tạt?”, “Sao không yêu lại còn…?” vừa tạo nhịp điệu cho bài thơ, vừa gửi gắm lời khuyên quý giá. Cuối bài thơ, tác giả một lần nữa khẳng định “vẫn không thích bắt nạt” với lí do “vì bắt nạt rất hôi”. Chỉ một từ “hôi” nhưng lại đánh vào tâm lí mỗi người. Người đọc đã nhận ra cần đối xử tốt với bạn bè, có thái độ hoà đồng và đoàn kết, sẵn sàng giúp đỡ, bênh vực những bạn yếu hơn mình. Qua đó, chúng ta cần có thái độ đúng đắn trước hiện tượng bắt nạt, xây dựng môi trường học đường lành mạnh, an toàn, hạnh phúc.

Câu 8: Nhận xét nào sau không nêu đúng tác dụng của phép so sánh trong đoạn thơ sau là:Những bạn nào nhút nhátThì giống như thỏ conTrông đáng yêu đấy chứSao không yêu, lại còn...?(Trích Bắt nạt, Nguyễn Thế Hoàng Linh)A. Nhà thơ đã thể hiện thái độ gần gũi, tôn trọng và yêu mến với các em nhỏ. Đó là cách tác giả bày tỏ thái độ bênh vực với những bạn bị bắt nạt.B. Nhà thơ khuyên nhủ chúng ta cần phải biết yêu...
Đọc tiếp

Câu 8: Nhận xét nào sau không nêu đúng tác dụng của phép so sánh trong đoạn thơ sau là:

Những bạn nào nhút nhát

Thì giống như thỏ con

Trông đáng yêu đấy chứ

Sao không yêu, lại còn...?

(Trích Bắt nạt, Nguyễn Thế Hoàng Linh)

A. Nhà thơ đã thể hiện thái độ gần gũi, tôn trọng và yêu mến với các em nhỏ. Đó là cách tác giả bày tỏ thái độ bênh vực với những bạn bị bắt nạt.

B. Nhà thơ khuyên nhủ chúng ta cần phải biết yêu thương, giúp đỡ những người yếu đuối, nhút nhát quanh mình.

C. Thể hiện thái độ lên án, căm ghét hành vi bắt nạt.

D. Làm cho câu thơ thêm gợi hình, gợi cảm, hấp dẫn.

Phần II. Đọc – hiểu văn bản (2,0 điểm)

Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:

“Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất…Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút. Thỏ đuổi theo. Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước. Thỏ vừa đặt chân xuống nước đã vội co lên. Thỏ cố khều nhưng đưa chân không tới.

Một chú Nhím vừa đi đến. Thỏ thấy Nhím liền nói:

- Tôi đánh rơi tấm vải khoác!

- Thế thì gay go đấy!Trời rét, không có áo khoác thì chịu sau được.

Nhím nhặt chiếc que khều… Tấm vải dạt vào bờ, Nhím nhặt lên, giũ nước, quấn lên người Thỏ:

- Phải may thành một chiếc áo, có thế mới kín được.

- Tôi đã hỏi rồi. Ở đây chẳng có ai may vá gì được.

Nhím ra dáng nghĩ:

- Ừ! Muốn may áo phải có kim. Tôi thiếu gì kim.

Nói xong, Nhím xù lông. Quả nhiên vô số những chiếc kim trên mình nhím dựng lên nhọn hoắt.

Nhím rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may. [...]

(“Trích Những chiếc áo ấm, Võ Quảng)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.

Câu 2. Khi thấy Thỏ bị rơi chiếc áo khoác xuống nước, Nhím đã có hành động gì?

Câu 3. Hành động của Nhím nói lên điều gì?

Câu 4. Từ đoạn văn trên, em rút ra cho mình những thông điệp nào?

1
2 tháng 10 2021

câu 8; c

-nhím nhặt chiếc que khều, tám vải dạt vào bờ . nhím nhặt lên giũ nước, quấn lên ng thỏ

-biết giúp đỡ , san sẻ , yêu thương mọi ng , có tấm lòng nhân hậu

-chúng ta cần biết đoàn kết , yêu thương bn bè , ...

23 tháng 10 2021

THAM KHẢO

Hiện nay có rất nhiều vấn đề đáng để chúng ta quan tâm như: ô nhiễm môi trường, nói tục chửi thể và một trong số đó không thể không kể đến bạo lực học đường. Vậy hiện trạng bạo lực học đường hiện nay của học sinh diễn ra như thế nào? Chúng ta dễ dàng bắt gặp những trường hợp đánh nhau, gây gổ, tụ tập để “trả thù”, “dằn mặt” nhau bằng các loại vũ khí nguy hiểm như dao, mã tấu, gậy,… khiến ai nấy đều lo lắng. Học sinh bây giờ chỉ cần có một chút hiềm khích thôi cũng có thể sẵn sàng lao vào ẩu đả và đánh nhau. Có lẽ nguyên nhân gây ra bạo lực học đường là do cha mẹ thiếu quan tâm đến con cái, nhà trường chưa sát sao trong việc giáo dục nhân cách học sinh. Hay cũng có thể do lứa tuổi này học sinh đang muốn tự khẳng định mình nên muốn đánh nhau để thể hiện bản thân. Tất cả những điều đó đều gây ra bạo lực học đường và gây ra hậu quả rất nghiêm trọng. Hậu quả khôn lường về cả thể chất, tiền bạc, lẫn tinh thần. Đã có rất nhiều học sinh bị đánh đến mức phải nhập viện hay phải nghỉ học, chuyển trường. Rõ ràng hậu quả của bạo lực học đường là vô cùng kinh khủng. Vậy để khắc phục được tình trạng đó thì có lẽ sự giáo dục của gia đình và nhà trường là vô cùng quan trọng và cần thiết. Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường em sẽ cố gắng học tập thật tốt để không xa vào những tệ nạn xã hội như vậy.

18 tháng 6 2021

NGUYỄN THẾ HOÀNG LINH

Nguyễn Thế Hoàng Linh (sinh năm 1982) đã từng là sinh viên trường Đại học Ngoại thương Hà Nội. Năm thứ 3 đại học, Linh đã xuất thần sáng tác một loạt thơ và tuỳ ký – chỉ trong thời gian ngắn đến độ kiệt sức và ngã bệnh.

Nhà thơ trẻ Nguyễn Thế Hoàng Linh còn là tác giả của tiểu thuyết “Chuyện của thiên tài” gây nhiều tiếng vang trên văn đàn và công chúng yêu văn học. Nguyễn Thế Hoàng Linh được giới phê bình văn chương đánh giá cao và yêu mến gắn cho nghệ danh: “Thi tài tuổi 20” – với một cõi thơ cưu mang trí tuệ, hào phóng cảm xúc. Thơ của anh ngồ ngộ, nhiều khi tưởng như bỡn cợt nhưng ẩn chứa nhiều suy tư và triết lý. Anh là một tác giả quen thuộc với nhiều bạn đọc trẻ.

18 tháng 6 2021

Trả lời :

20 tuổi đúng ko bn 

Mik cx ko chắc

Hok T~

23 tháng 9 2016

mik cũng thi nữa, mik vyằ đăng kí mà

23 tháng 9 2016

tớ với

các bạn giải cho mình bàiĐọc đoạn trích văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:“ … Bên cầu Hiền Lương, buổi sáng, bầu trời Vĩnh Linh xanh trong, chan hoà ánh nắng, bồng bềnh mây trắng. Dòng sông Bến Hải lấp lánh muôn ngàn ánh bạc bởi những tia nắng phản chiếu muôn trùng con sóng lăn tăn đi về phía biển. Sông nước Hiền Lương hiền hoà bốn bề yên ắng đến lạ. Chỉ có xôn xao sóng gợn và lóng lánh mây trời như...
Đọc tiếp

các bạn giải cho mình bài

Đọc đoạn trích văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

“ … Bên cầu Hiền Lương, buổi sáng, bầu trời Vĩnh Linh xanh trong, chan hoà ánh nắng, bồng bềnh mây trắng. Dòng sông Bến Hải lấp lánh muôn ngàn ánh bạc bởi những tia nắng phản chiếu muôn trùng con sóng lăn tăn đi về phía biển. Sông nước Hiền Lương hiền hoà bốn bề yên ắng đến lạ. Chỉ có xôn xao sóng gợn và lóng lánh mây trời như thể đang đồng hành cùng con nước dềnh dàng theo hướng Cửa Tùng mà về với đại dương bao la. Ai hay, cái con sông hiền lành như thế lại có một thời là nơi “tỳ vai của chiếc đòn gánh nặng hai đầu đất nước”; từng là chứng nhân của “nỗi đau chia cắt bên ni bên nớ dằng dặc hai chục năm ròng”. Trong ánh bình minh buổi sớm, đôi bờ Hiền Lương chẳng khác gì bức bích họa. Dòng nước lững lờ buông trôi một cách thơ mộng dưới gầm cầu hai sắc vàng xanh (1) khiến cho cảnh vật đôi bờ tuyến lửa hiện lên thật thanh bình. Từ điểm phân ranh giới ở giữa cây cầu trông sang mạn Bắc ta vẫn thấy đó lá cờ đỏ sao vàng năm cánh cùng với khát vọng “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi” đang phần phật tung bay ngạo nghễ kiên cường trên cột cờ giới tuyến. Ngó về phía bờ Nam, ta không chỉ nhìn thấy cụm tượng đài "Khát vọng thống nhất" mà thấy cả nguyên vẹn, sừng sững những tháp canh, lô cốt tựa như những vết sẹo găm vào dòng chảy của thời gian làm hằn lên bao vết đau thương chưa thể chữa lành, khiến cho đất mẹ vẫn đang còn âm ỉ nhói đau

Ao ước mãi thế rồi cũng có ngày ta đến được nơi này. Con sông giới tuyến. Dòng chảy của những khát vọng cùng với bao nỗi thương nhớ, chia ly, xa cách. Đứng giữa đôi bờ nhớ thương, trong nắng gió chênh chao, bâng khuâng lặng ngắm con sông lịch sử với một dòng xanh trong êm ả đang lững lờ trôi như thể bao con sông khác của khúc ruột miền Trung hướng về phía biển giữa bạt ngàn cỏ dại hoang sơ mướt xanh được điểm xuyết bởi những chòm xuyến chi nhị vàng cánh trắng nở êm đềm, rung rinh phía dưới chân cầu, bỗng thấy đâu đó trong mình như thể đang ngân lên điệu hò da diết: “Cầu Hiền Lương ai tường mấy nhịp/ Thiếp thương chàng nỏ biết mấy mươi/ Cách nhau chỉ tấc gang thôi/ Tại răng không ngỏ đôi lời cùng nhau”. Thế đấy! Đâu còn còn cuộc chiến sắc màu hay cái cảnh chọi cờ, đấu loa của hai bờ Bắc – Nam. Dòng sông, cây cầu và đôi bờ thanh bình quá! Cứ ngỡ như chiến tranh với những bom rơi đạn nổ chưa từng đi qua chốn này.”.

(“Đôi bờ Hiền Lương, hò hẹn mãi thế rồi cũng đến”,

theo “Phương Nam văn hóa và phát triển”, ngày 20/9/2018)

Câu 1. Tìm 4 từ láy có trong đoạn văn cuối cùng. (1.0 đ)

Câu 2. Cho biết tác dụng của các từ láy đó? (0.5 đ)

Câu 3. Em hãy tìm một biện pháp tu từ nghệ thuật nhân hóa hoặc so sánh được tác giả sử dụng trong đoạn trích? (0.5 đ)

Câu 4. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nghệ thuật đó. (0.5 đ)

Câu 5. Tìm những chi tiết, hình ảnh miêu tả dòng sông và cảnh vật hai bên cầu Hiền Lương. (0.5 đ)

Câu 6. Những chi tiết, hình ảnh miêu tả dòng sông cùng cảnh vật hai bên cầu Hiền Lương gợi cho em cảm nhận được điều gì về dòng sông? (0.5 đ)

Câu 7. Qua các chi tiết miêu tả cảnh vật dòng sông và hai bên bờ sông Hiền Lương em cảm nhận được điều gì về tình cảm của tác giả? (0.5 đ)

Câu 8. Đoạn trích văn bản trên thuộc thể loại văn học nào? (0.5 đ)

Câu 9. Hãy chỉ ra những đặc điểm cơ bản về thể loại của trích đoạn văn bản trên? (0.5 đ)

0
6 tháng 1 2020

cả mấy bạn kết bạn vs bạn Nguyễn Yến Nhi thì cũng TL phía dưới nhé

CẢM ƠN !!!

6 tháng 1 2020

nick cũ  mk quên mật khẩu rồi nên phải lm nick mới

mong các bạn hợp tác và thông cảm !!!