K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 2 2020

Câu 1: Điều tr/ch, s/x, r/d/gi, l/n vào chỗ trống:

- Trái cây, chờ đợi, chuyển chỗ, trải qua, trôi chảy, trơ trụi, nói chuyện, chương trình, chẻ tre.

- Sấp ngửa, sản xuất, sơ sài, bổ sung, xung kích, xua đuổi, cái xẻng, xuất hiện, chim sáo, sâu bọ.

- Rũ rượi, rắc rối, giảm giá, giáo dục, rung rinh, rùng rợn, giang sơn, rau diếp, dao kéo, giao kèo, giáo mác.

- Lạc hậu, nói liều, gian nan, nết na, lương thiện, ruộng nương, lỗ chỗ, lén lút, bếp núc, lỡ làng.

Câu 2: Lựa chọn từ điền thích hợp:

a. vây cá, dây sợi, dây điện, vây cánh, dây dưa, giây phút, bao vây.

b. giết giặc, da diết, viết văn, chữ viết, giết chết.

c. hạt dẻ, da dẻ, vẻ vang, văn vẻ, giẻ lau, mảnh dẻ, vẻ đẹp, giẻ rách.

Câu 3: Chọn điều s, x vào chỗ trống:

Theo thứ tự lần lượt, cần điền là: xám, sát, sấm, sáng, xé, sung, sổ, xơ, xác, sầm, sập, xoảng.

Câu 4:

Các từ cần điền lần lượt là: buộc, buột, duộc (hay giuộc), tuộc, đuột, chuột, chuột, muốt, chuộc.

Câu 5: Điền ? , ~

Vẽ tranh, biểu quyết, dè bỉu, bủn rủn, dai dẳng, hưởng thụ, tưởng tượng, ngày giỗ, lỗ mãng, cổ lỗ, ngẫm nghĩ.

Câu 6: Các câu được sửa như sau:

- Tía đã nhiều lần căn dặn rằng không được kiêu căng.

- Một cây tre chắn ngang đường chẳng cho ai vô rừng chặt cây, đốn gỗ.

- Có đau thì cắn răng mà chịu nghen.

15 tháng 2 2020

đây là bài chương trình địa phương(phần tiếng việt) rèn luyện chính tả tập 1 không phải tập 2

15 tháng 2 2020

ai mà biết

7 tháng 5 2021

vẻ đẹp nội dung nghệ thuật bài những cây dù đỏ

 

5 tháng 9 2016

Bạn lớp mấy rồi hihi

5 tháng 9 2016

Cần phải soạn văn đó, mà bây giờ mới học ngày đầu tiên á ha

Với soạn bài Bắt nạt (Nguyễn Thế Hoàng Linh) Ngữ văn lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn bởi đội ngũ Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm trả lời các câu hỏi theo tiến trình bài học: trước khi đọc, trong khi đọc và sau khi đọc sẽ giúp các em dễ dàng soạn bài môn Ngữ văn lớp 6.

* Sau khi đọc

Nội dung chính: 

Bằng giọng điệu hồn nhiên, dí dỏm, thân thiện bài thơ đã thể hiện thái độ của nhân vật trữ tình đối với các bạn bắt nạt và các bạn bị bắt nạt. Qua đó nhắc nhở, thể hiện thái độ phủ định đối với thói bắt nạt – một thói xấu có thể gây ra những tổn thương, nỗi sợ hãi, ám ảnh, thậm chí cả những hậu quả nặng nề. 

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc: 

Câu 1 (trang 28 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

- Thái độ đối với các bạn bắt nạt: 

+ phê bình rất thẳng thắn, phủ định một cách dứt khoát, mạnh mẽ chuyện bắt nạt (Bắt nạt là xấu lắm; Bất cứ ai trên đời/ Đều không cần bắt nạt; Vẫn không thích bắt nạt / Vì bắt nạt rất hôi!...) 

+ nhưng vẫn cởi mở, thân thiện (trò chuyện, tâm tình với các bạn bắt nạt: Đừng bắt nạt, bạn ơi; những câu hỏi dí dỏm, hài hước: Sao không trêu mù tạt? ; Tại sao không học hát/ Nhảy híp-hóp cho hay? …) 

- Thái độ đối với các bạn bị bắt nạt: 

+ gần gũi, tôn trọng, yêu mến (Những bạn nào nhút nhát/ Thì là giống thỏ non/ Trông đáng yêu đấy chứ.) 

+ sẵn sàng bênh vực (Bạn nào bắt nạt bạn/ Cứ đưa bài thơ này/ Bảo nếu thích bắt nạt/ Thì đến gặp tớ ngay.) 

Câu 2 (trang 28 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

- Cụm từ “đừng bắt nạt” xuất hiện: 8 lần. 

- Tác dụng: Đây là biện pháp tu từ điệp ngữ. Việc lặp lại cụm từ “đừng bắt nạt” đã nhắc nhở, thể hiện thái độ phủ định đối với thói xấu bắt nạt,… 

Câu 3*. (trang 28 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

- Bắt nạt là một thói xấu có thể gây ra những tổn thương, nỗi sợ hãi, nỗi ám ảnh, thậm chí cả những hậu quả nặng nề nhưng bài thơ lại nói chuyện bắt nạt bằng giọng điệu hồn nhiên, dí dỏm, thân thiện. 

- Những biểu hiện của tiếng cười: cách nói hài hước, hình ảnh ngộ nghĩnh (Sao không ăn mù tạt/ Đối diện tử thách đi? , Sao không trêu mù tạt? , Tại sao không học hát/ Nhảy híp-hốp cho hay? Vì bắt nạt dễ lây, Vì bắt nạt rất hôi!...) 

- Tác dụng: Không chỉ khiến câu chuyện dễ tiếp nhận mà còn mang đến một cách nhìn thân thiện, bao dung. 

Câu 4 (trang 28 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

- Lựa chọn cách xử lí tình huống phụ hợp. Cụ thể: 

+ Tình huống bị bắt nạt: Em im lặng chịu đựng; chống lại kẻ bắt nạt hay chia sẻ và tìm trợ giúp từ bạn bè, thầy cô, gia đình? 

+ Tình huống chứng kiến chuyện bắt nạt: Em thờ ơ, không quan tâm vì đó là chuyện không liên quan đến mình, có thể gây nguy hiểm cho mình, hoặc “vào hùa” để cổ vũ hay can ngăn kẻ bắt nạt và bênh vực nạn nhân bị bắt nạt? 

+ Tình huống mình là kẻ bắt nạt: Em coi đó là chuyện bình thường, thậm chí là một cách khẳng định bản thân hay nhận ra đó là hành vi xấu cần từ bỏ, cảm thấy ân hận và xin lỗi người bị mình bắt nạt?

1. Nghĩa của từ

Câu 1. Hóa trong cảm hóa là yếu tố thường đi sau một yếu tố khác, có nghĩa là “trở thành, làm cho trở thành hay làm cho có tính chất mà trước đó chưa có. Hãy tìm một số từ có yếu tố hóa được dùng cách như vậy và giải thích nghĩa của những từ đó.

  • biến hóa: thay đổi (thường về hình thức)
  • giáo hóa: dạy dỗ, sửa đổi cho tốt lên
  • công nghiệp hóa: nâng cao tỷ trọng phát triển ngành công nghiệp trong toàn bộ các ngành kinh tế….

Câu 2. Hãy đặt câu với mỗi từ sau: đơn điệu, kiên nhẫn, cốt lõi.

- Giải nghĩa:

  • đơn điệu: ít thay đổi, lặp đi lặp lại cùng một kiểu, gây cảm giác tẻ nhạt và buồn chán
  • kiên nhẫn: có khả năng tiếp tục làm việc đã định một cách bền bỉ, không nản lòng, mặc dù thời gian kéo dài, kết quả còn chưa thấy
  • cốt lõi: điều quan trọng nhất, mang tính quyết định

- Đặt câu:

  • Bộ áo này có họa tiết khá đơn điệu.
  • Hùng rất kiên nhẫn khi gặp phải bài toán khó.
  • Điều cốt lõi của văn hóa Việt Nam là những giá trị văn hóa truyền thống.

2. Biện pháp tu từ

Câu 3. Chỉ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong đoạn văn sau:

Mình sẽ biết thêm một tiếng chân khác hẳn mọi bước chân khác. Những bước chân khác chỉ khiến mình trốn vào lòng đất. Còn bước chân của bạn sẽ gọi mình ra khỏi hang như là tiếng nhạc.

- Biện pháp so sánh: Còn bước chân của bạn sẽ gọi mình ra khỏi hang như là tiếng nhạc.

- Tác dụng: Hình ảnh so sánh giúp người đọc hình dung rõ hơn về sức mạnh của tiếng bước chân - giống như tiếng nhạc định hướng cho cáo bước ra khỏi hang. Qua đó tác giả khẳng định sức mạnh to lớn của tình bạn giúp con người cảm nhận được bằng trái tim, vượt qua mọi nỗi sợ hãi.

Câu 4. Trong văn bản Nếu cậu muốn có một người bạn, nhiều lời đối thoại của nhân vật lặp lại chẳng hạn: “Cảm hóa nghĩa là gì”, “Cảm hóa mình đi”. Hãy tìm thêm những lời thoại được lặp lại trong văn bản này, cho biết tác dụng của chúng?

  • “Điều cốt lõi vô hình trong mắt trần”
  • “Chính thời gian mà mình bỏ ra cho bông hồng của mình…
  • “Mình có trách nhiệm với bông hồng của mình…”

=> Tác dụng: Nhấn mạnh ý nghĩa được gửi gắm qua những lời thoại. Đó là tình bạn phải được cảm nhận bằng trái tim, trách nhiệm với tình bạn của chính mình.

3. Từ ghép và từ láy

Câu 5. Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) trình bày cảm nhận của em về nhân vật hoàng tử bé hoặc nhân vật cáo. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 2 từ ghép và 2 từ láy.

Gợi ý:

Hoàng tử bé là hình ảnh gợi nhắc về tuổi thơ của mỗi người. Cậu đến Trái Đất để tìm kiếm những người bạn. Khi nhìn thấy những bông hoa hồng ở Trái Đất, cậu cảm thấy bông hoa ở hành tinh của mình chẳng là gì cả. Cuộc gặp gỡ với con cáo với bài học về sự “cảm hóa” đã giúp cậu nhận ra giá trị lớn lao của tình bạn. Đó là sự rung cảm xuất phát từ trái tim, trách nhiệm với những gì mình đã cảm hóa.

II. Bài tập ôn luyện thêm

Câu 1. Giải thích nghĩa của các từ sau: cẩu thả, tuềnh toàng, du khách, triền miên.

Gợi ý:

  • cẩu thả: không cẩn thận, chỉ qua quýt cốt cho xong.
  • tuềnh toàng: đơn sơ, trống trải.
  • du khách: những người đến tham quan, du lịch.
  • triền miên: liên tục và kéo dài dường như không dứt.

Câu 2. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp so sánh trong câu sau:

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

(Ca dao)

Gợi ý:

  • So sánh: công cha - núi Thái Sơn, nghĩa mẹ - nước trong nguồn chảy ra.
  • Tác dụng: khẳng định công lao to lớn của cha mẹ sánh ngang núi Thái Sơn, nước trong nguồn.
10 tháng 5 2016

A. - Truyền thuyết: Thánh Gióng; Sơn tinh Thủy tinh.

- Truyện cổ tích: Thạch Sanh; em bé thông minh.

- Truyện ngụ ngôn: Ếch ngồi đáy giếng.

- Truyện cười: Treo biển.

- Truyện trung đại: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng.

- Truyện hiện đại: Bài học đường đời đầu tiên; buổi học cuối cùng; bức tranh của em gái tôi.

- Thơ hiện đại: Đêm nay Bác không ngủ; Lượm.

- Kí hiện đại: Cô tô; Vượt thác; cây tre Việt Nam.

10 tháng 5 2016

B. Truyền thuyết (có trong sách)

- Truyện cổ tích: Kể về những mâu thuẩn trong xã hội, thể hiện nguyện vọng, ước mơ của nhân dân

- Truyện ngụ ngôn: Là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật để nói bóng gió, kiến đáo chuyện con người, nhằm khuyên con người một bài học nào đó trong cuộc sống.

- Truyện cười: Là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cuwoif trong cuộc sống nhằm phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội hoặc tạo ra tiếng cười mua vui. 

- Truyện trung đại: Truyện có mục đích giáo huyến, đề cao đạo lí, thướng có tình huống gay cấn, chi tiết giàu ý nghĩa.

- Truyện hiện đại: Truyện hiện đại viết bằng văn xuôi và có nhiều thể loại khác nhau.

- Thơ hiện đại: Có nhiều thể loại, bộc lộ cảm xúc, cảm nghĩ của tác giả.

- Kí hiện đại: Những ghi chép trong đời sống hằng ngày qua ý nghĩa và hồi tưởng của tác giả.

2 tháng 5 2016

Chắc là có đâý bn 

 

2 tháng 5 2016

Bài 32 thì phải soạn nhưng bài 34 thì không cần đâu nha bạn! 

Mấy bài này mình học rùi nên bít!!hehe

26 tháng 2 2017

SOẠN BÀI ẨN DỤ

I. Ẩn dụ là gì?

Câu 1:

Trong khổ thơ, Bác được ví như Người Cha, tình cảm của Bác dành cho các anh đội viên cũng như tình cảm người cha dành cho các con vậy. Nhà thơ đã bộc lộ tình cảm của mình về Bác và thể hiện ẩn dụ qua hình ảnh "người cha mái tóc bạc".

Câu 2:

Người ta còn nói "ẩn dụ là phép so sánh ngầm", Vế A không xuất hiện trên văn bản, tức là chỉ có cái dùng để so sánh còn cái so sánh thì ẩn đi. Để có thể sử dụng ẩn dụ, giống như so sánh, người viết cũng phải dựa trên mối liên hệ giống nhau giữa các sự vật, sự việc.

II. Các kiểu ẩn dụ

Câu 1:

– Từ thắp chỉ việc dùng lửa châm vào một vật có khả năng bốc cháy.

– Giữa lửa hồngmàu đỏ (của hoa râm bụt) có sự tương đồng về hình thức.

– Giữa thắp lênnở hoa có sự tương đồng về cách thức.

Câu 2:

Cụm từ nắng giòn tan tạo một cảm giác đặc biệt.

Ta có thể nói "Bánh phồng tôm giòn tan" bởi đó là một vật ăn ngon dễ vỡ nát. Ở đây, nắng là sự vật không định hình, không khối lượng. Dùng những hình ảnh vốn được nhận biết bằng những cơ quan cảm giác khác nhau để kết hợp thành một hình ảnh dựa trên những nét tương đồng nào đó, kiểu này thuộc ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

Câu 3:

Có 4 kiểu ẩn dụ:

  • Ẩn dụ hình thức

  • Ẩn dụ cách thức

  • Ẩn dụ phẩm chất

  • Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

26 tháng 2 2017
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Ẩn dụ là gì? a) Trong khổ thơ dưới đây, ai được ví như Người Cha? Dựa vào đâu để ví như vậy? Anh đội viên nhìn Bác Càng nhìn lại càng thương Người Cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm. (Minh Huệ) Gợi ý: Bác Hồ được ví như Người Cha. Tình cảm của Bác Hồ đối với các anh đội viên cũng giống như tình cảm của một người cha dành cho các con vậy. Nhà thơ đã bộc lộ cảm nhận của mình về sự giống nhau ấy và thể hiện bằng hình ảnh ẩn dụ Người Cha mái tóc bạc. b) So hình ảnh Người Cha trong đoạn thơ trên với Người Cha trong câu sau và cho biết sự giống và khác nhau giữa ẩn dụ và so sánh. - Bác Hồ yêu thương các anh đội viên như một Người Cha. Gợi ý: Xem xét bảng sau:
Vế A (cái được so sánh) Phương diện so sánh Từ so sánh Vế B (cái dùng để so sánh - cái so sánh)
Bác Hồ yêu thương các anh đội viên như một Người Cha
Trong đoạn thơ của Minh Huệ, chỉ xuất hiện Vế B (Người Cha), còn Vế A (Bác Hồ) được ngầm hiểu. Cho nên, người ta còn nói "ẩn dụ là phép so sánh ngầm", tức là chỉ có cái dùng để so sánh còn cái so sánh thì ẩn đi. Để có thể sử dụng ẩn dụ, giống như so sánh, người viết cũng phải dựa trên mối liên hệ giống nhau giữa các sự vật, sự việc. 2. Các kiểu ẩn dụ a) thắp, lửa hồng trong câu thơ sau là "cái dùng để so sánh", vậy "cái được so sánh" tương ứng với mỗi hình ảnh này là gì? Về thăm quê Bác làng Sen, Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng. (Nguyễn Đức Mậu) Gợi ý: thắp và lửa hồng giống với những gì của hoa râm bụt? Có phải cây râm bụt nở hoa màu đỏ giống như thắp lên những ngọn lửa hồng? - Giữa lửa hồngmàu đỏ (của hoa râm bụt) có sự tương đồng về hình thức. - Giữa thắp lênnở hoa có sự tương đồng về cách thức. b) Cụm từ nắng giòn tan trong câu sau đây có gì đặc biệt? Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng. (Nguyễn Tuân) Gợi ý: Chúng ta vẫn thấy nắng bằng cơ quan cảm giác nào? Thường thì nắng được thấy qua thị giác. Còn giòn tan là cái chúng ta không thể thấy qua thị giác (không thể nhìn thấy giòn tan) mà thường là qua xúc giác (sờ, cầm, nắm,...). Dùng những hình ảnh vốn được nhận biết bằng những cơ quan cảm giác khác nhau để kết hợp thành một hình ảnh dựa trên những nét tương đồng nào đó, kiểu này thuộc ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. c) Mỗi một kiểu tương đồng (như đã phân tích trong các ví dụ trên) là một kiểu ẩn dụ, vậy chúng ta có thể rút ra được những kiểu ẩn dụ nào? Gợi ý: Ẩn dụ hình thức, ẩn dụ cách thức, ẩn dụ phẩm chất, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 1. Ba cách diễn đạt dưới đây có gì khác nhau? Em thích cách diễn đạt nào nhất? Vì sao? Cách 1: Bác Hồ mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm Cách 2: Bác Hồ như Người Cha Đốt lửa cho anh nằm Cách 3: Người Cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm (Minh Huệ) Gợi ý: - Sự khác nhau giữa các cách nói: + Cách 1: nói theo cách bình thường; + Cách 2: có sử dụng so sánh; + Cách 3: sử dụng ẩn dụ. - Trong các cách nói trên, cách nói có sử dụng ẩn dụ vừa mang được nội dung biểu cảm, có tính hình tượng, lại hàm súc, cô đọng, giàu sức gợi cảm. 2. Mỗi phép ẩn dụ trong những câu dưới đây dựa trên nét tương đồng nào của sự vật, hiện tượng? (1) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. (Tục ngữ) (2) Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. (Tục ngữ) (3) Thuyền về có nhớ bến chăng? Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền. (Ca dao) (4) Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ. (Viễn Phương) Gợi ý: Trước hết, cần xác định đúng phép ẩn dụ trong từng câu. Sau đó, suy nghĩ, liên tưởng để hiểu được "cái được so sánh" ẩn đi trong từng trường hợp. Tiếp đến, đặt hình ảnh dùng để so sánh bên cạnh hình ảnh được so sánh để xác định mối quan hệ tương đồng giữa chúng. - Các hình ảnh ẩn dụ: + ăn quả, kẻ trồng cây; + mực - đen , đèn - sáng; + thuyền, bến; + Mặt Trời (trong câu Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ). - Các hình ảnh trên tương đồng với những gì? + ăn quả tương đồng với sự hưởng thụ thành quả (tương đồng về cách thức); kẻ trồng cây tương đồng với người làm ra thành quả (tương đồng về phẩm chất); + mực - đen tương đồng với cái tối tăm, cái xấu (tương đồng về phẩm chất); đèn - rạng tương đồng với cái sáng sủa, cái tốt, cái hay, cái tiến bộ (tương đồng về phẩm chất); + thuyền - bến tương đồng với người ra đi - người ở lại; sự chung thuỷ, sắt son của "người ở" đối với "kẻ đi" (tương đồng về phẩm chất); + Mặt Trời tương đồng với Bác Hồ (tương đồng về phẩm chất). 3. Trong những câu dưới đây, người viết đã sử dụng phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác như thế nào? Thử đánh giá về tác dụng biểu đạt của các hình ảnh ẩn dụ ấy. a) Cha lại dắt con đi trên cát mịn Ánh nắng chảy đầy vai. (Hoàng Trung Thông) b) Ngoài thềm rơi chiếc lá đa Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng. (Trần Đăng Khoa) d) Em thấy cả trời sao Xuyên qua từng kẽ lá Em thấy cơn mưa rào Ướt tiếng cười của bố. (Phan Thế Cải) Gợi ý: - Các từ ngữ ẩn dụ: + (Ánh nắng) chảy; + (Tiếng rơi) rất mỏng; + Ướt (tiếng cười). - Tác dụng gợi tả hình ảnh, gợi cảm: + Ánh nắng, vốn đem đến cho cảm nhận của chúng ta qua màu sắc, cường độ ánh sáng (nắng vàng tươi, nắng vàng nhạt, nắng chói chang,...); ở đây, đã hiện ra như là một thứ "chất lỏng" để có thể "chảy đầy vai"; sự chuyển đổi này giúp gợi tả sinh động hình ảnh của nắng, nắng không còn đơn thuần là "ánh sáng" mà còn hiện ra như là một "thực thể" có thể cầm nắm, sờ thấy. + Tiếng lá rơi, vốn là âm thanh, được thu nhận bằng thính giác, không có hình dáng, không cầm nắm được; ở đây, nhờ sự chuyển đổi cảm giác, cái nhẹ của tiếng lá rơi được gợi tả tinh tế, trở nên có hình khối cụ thể (mỏng - vốn là hình ảnh của xúc giác) và có dáng vẻ (rơi nghiêng - vốn là hình ảnh của thị giác). + Tiếng cười là một loại âm thanh, ta nghe được. Ở đây, người ta như còn nhìn thấy tiếng cười và cảm nhận được tiếng cười qua xúc giác: ướt tiếng cười. Sự chuyển đổi cảm giác trong hình ảnh ẩn dụ này gợi tả được tiếng cười của người bố qua sự cảm nhận của tâm hồn trẻ thơ hồn nhiên. Các hình ảnh ẩn dụ chuyển đổi cảm giác ở trên cho thấy: với kiểu ẩn dụ này, không những đối tượng được miêu tả hiện ra cụ thể (ngay cả đối với những đối tượng trừu tượng) mà còn thể hiện được nét độc đáo, tinh tế trong sự cảm nhận của người viết, những liên tưởng, bất ngờ, thú vị là sản phẩm của những rung động sâu sắc, sự nhạy cảm, tài hoa.
7 tháng 2 2018

Câu 1 (trang 71 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Lớp học chuyển sang giờ tập viết, thầy Ha- men đã chuẩn bị sẵn cho mọi người những mẫu chữ thật đẹp treo trước bàn học như những lá cờ nhỏ “Pháp, An Dát”. Cả lớp ai cũng đều chăm chú hết sức, không gian xung quanh im lặng như tờ. Những học trò nhỏ cặm cụi vạch những nét sổ với tấm lòng yêu mến tiếng Pháp. Trên những mái nhà lớp học, tiếng chim bồ câu gật gù khe khẽ…

Câu 2 (trang 71 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Tả bằng miệng hình ảnh thầy giáo Ha-men

Mở bài: giới thiệu chung về thầy Ha-men

    + Người yêu nước tha thiết

    + Gắn bó với tiếng Pháp, yêu tiếng mẹ đẻ

    + Là người làm gương giữ tiếng mẹ đẻ

Thân bài: Miêu tả chi tiết đặc điểm về thầy Ha-men

- Ngoại hình:

    + Thầy mặc lễ phục đẹp hơn mọi ngày ( áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn màng, chiếc mũ lụa đen thêu.

- Cử chỉ, hành động:

    + Thầy không đi lại trong lớp với cây thước cắp nách như ngày thường

    + Chốc chốc đang giảng thầy đứng lặng im, đăm đăm nhìn đồ vật quanh mình.

    + Nghe tiếng chuông nhà thờ điểm 12h, tiếng kèn của lính Phổ xâm lược, thầy tái nhợt, nghẹn ngào.

    + Thầy nói nhiều về tiếng Pháp, thầy dạy bằng trái tim yêu nước cháy bỏng và tình yêu tha thiết.

- Thái độ, lời nói:

    + Thái độ ân cần, âu yếm với học sinh, trò đến muộn, thầy không bộc lộ giận dữ mà chỉ bộc lộ yêu thương, trìu mến

    + Thầy giảng bài trong sự xúc động nghẹn ngào, tuy nhiên thầy vẫn đủ kiên nhẫn dạy tới khi hết chương trình.

Kết bài:

Cảm nghĩ của em về thầy Ha-men và tình cảm của em đối với tiếng mẹ đẻ.

Câu 3 (trang 71 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh được tới thăm thầy giáo của mẹ.

Thân bài: Tả chủ yếu giây phút xúc động khi hai thầy trò gặp lại nhau sau nhiều năm xa cách. Nhấn vào:

    + Sự xúc động, ngỡ ngàng của thầy trong giây phút gặp lại trò cũ

    + Sự thay đổi về ngoại hình của thầy dưới góc nhìn của mẹ

    + Tình cảm, lời nói, cử chỉ ân cần của thầy khi gặp hai mẹ con

    + Tả về sự xúc động của mẹ đối với thầy giáo cũ

Kết bài: Nêu cảm nghĩ về tình cảm thầy trò và mẹ cũng như về nghề dạy học