K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 7 2017

Câu văn thích hợp: C

Vì: Các câu trong đoạn còn lại đều nói về các thời kì trước, nhiều người nổi tiếng phát triển phương pháp đọc nhanh, nắm vững nó. Như vậy, câu đầu sẽ nói tới những năm gần đây

- Giữa hai vế của câu ghép đặt vế “nó không phải là điều lạ” ở sau, bởi nó chứa thông tin quan trọng và có tác dụng liên kết

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới. Yêu người, đó là một truyeèn thống cũ. "Chinh phụ ngâm", "Cung oán ngâm khúc" đã nói đến con người . Nhưng dù sao cũng là bàn đến  một hạng người. Với " Kiều", Nguyễn Du đã nói đến cả xã hội  người. Với "Chiêu hồn", cong người trong cái chết. "Chiêu hồn", con người trong từng giới, từng loài, "mười loài là những loài nào" với...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới.

 Yêu người, đó là một truyeèn thống cũ. "Chinh phụ ngâm", "Cung oán ngâm khúc" đã nói đến con người . Nhưng dù sao cũng là bàn đến  một hạng người. Với " Kiều", Nguyễn Du đã nói đến cả xã hội  người. Với "Chiêu hồn", cong người trong cái chết. "Chiêu hồn", con người trong từng giới, từng loài, "mười loài là những loài nào" với những nét cộng đồng phổ biến, điển hình của từng loài một". [...]

  Tôi muốn nói đến bài văn "Chiêu hồn", một tác phẩm có một không hai trong nền văn học chúng ta. (Nghĩ mà xem, trước "Chiêu hồn", chưa hề có bài văn nào đem cái "run rẩy mới" ấy vào văn học. Sau " Chiêu hồn" đã mở rộng địa dư của nó qua một vùng xưa nay ít ai động tới: cõi chết.

(Theo Tuyển tập Chế Lan Viên )

Xác định đối tượng được so sánh.

1
25 tháng 4 2018

- Đối tượng được so sánh: Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm, Truyện Kiều

- Đối tượng so sánh: Văn chiêu hồn

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 3:“Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 3:

“Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ.” Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó.

Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới. Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì- nó chết dần chết mòn. Trong khi đó, hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới...

   (Trích “Hạt giống tâm hồn”)

Xác định phương thức biểu đạt của văn bản?

1
1 tháng 7 2019

Phương thức biểu đạt của văn bản : Tự sự.

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 – 4.Có rất nhiều người đinh ninh rằng hiện tại của mình đã được số mệnh định sẵn, nhưng thực ra không phải như vậy. Khả năng kỳ diệu nhất của con người đó là có được quyền tự do chọn lựa, chọn lựa một thái độ, chọn lựa một cách sống, một cách nhìn…Chúng ta vẫn quen đổ lỗi cho những người khác. Có những lúc tôi cũng cho là...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 – 4.

Có rất nhiều người đinh ninh rằng hiện tại của mình đã được số mệnh định sẵn, nhưng thực ra không phải như vậy. Khả năng kỳ diệu nhất của con người đó là có được quyền tự do chọn lựa, chọn lựa một thái độ, chọn lựa một cách sống, một cách nhìn…Chúng ta vẫn quen đổ lỗi cho những người khác. Có những lúc tôi cũng cho là mình kém may mắn, nhưng rồi tôi hiểu ra rằng không ai có thể kiểm soát được những biến cố xảy đến, nhưng mỗi người luôn có quyền chọn lựa cách đối phó với chúng. Những người suy sụp tinh thần hay thất bại, thường đưa ra những lý do như là: do không có tiền, không có thời gian, do kém may mắn, do quá mệt mỏi hay tâm trạng chán nản… để biện minh cho việc bỏ qua những cơ hội thuận lợi trong cuộc sống. Nhưng sự thực chỉ là do họ không biết sử dụng quyền được lựa chọn của mình. Chính vì thế, họ chỉ là đang tồn tại chứ không phải đang sống thực sự. Điều đó cũng giống như việc bạn muốn mở khóa để thoát khỏi nơi giam cầm, nhưng lại không biết rằng chiếc chìa khóa đang ở ngay trong chính bản thân mình, trong cách suy nghĩ của mình. Cuộc sống là do chúng ta lựa chọn chứ không phải do may rủi. Bản chất của sự việc xảy đến không quan trọng bằng cách chúng ta đối phó với nó. Chính điều chúng ta chọn để nghĩ và chọn để làm mới là quan trọng hơn cả. (Theohttps://sachvui.com/doc-sach/nhung-bai-hoc-cuocsong/chuong-4.html)

Câu 1. Khả năng kì diệu của con người được nói đến là gì? (0,5 điểm)

Câu 2. Những người nào được xem là những người đang tồn tại chứ không phải sống thực sự? (0,5điểm)

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến của tác giả “Bản chất của sự việc xảy đến không quan trọng bằng cách chúng ta đối phó với nó” (1,0 điểm)

Câu 4. Anh/chị đồng tình với quan điểm “Cuộc sống là do chúng ta lựa chọn chứ không phải do may rủi” không? Vì sao? (1,0 điểm)

B. PHẦN LÀM VĂN 3 Từ gợi ý phần Đọc hiểu trên, anh (chị) hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về việc chọn để nghĩ và chọn để làm trong cuộc sống.

giúp mk với mn ơi

1
1 tháng 5 2020

Câu 1:

Khả năng kỳ diệu nhất của con người đó là có được quyền tự do chọn lựa, chọn lựa một thái độ, chọn lựa một cách sống, một cách nhìn

Câu 2:

Những người suy sụp tinh thần hay chấp nhận sự thất bại rồi đưa ra những lý do như là: do không có tiền, không có thời gian, do kém may mắn, do quá mệt mỏi hay tâm trạng chán nản… để biện minh cho việc bỏ qua những cơ hội thuận lợi trong cuộc sống.

Câu 3:

Ý kiến của tác giả là "Bản chất của sự việc xảy đến không quan trọng bằng cách chúng ta đối phó với nó" có nghĩa là đứng trước bất cứ một biến cố, khó khăn hay sự việc nào, con người có quyền được lựa chọn cách đối mặt, cách giải quyết và đương đầu với nó để mà thành công. Những sự việc, biến cố đến bất cứ lúc nào nhưng việc mà chúng ta sẵn sàng dám đối mặt thay vì lấy lí do để mà buông xuôi, thất bại chính là chìa khóa để chúng ta có thể vượt qua được những khó khăn ấy và sống 1 cuộc sống thực sự.

Câu 4:

Em hoàn toàn đồng ý với quan điểm "Cuộc sống là do chúng ta lựa chọn chứ không phải do may rủi". Vì khi đứng trước một biến cố nào đó, con người có thể lựa chọn cách mà mình đối mặt chứ nó không hề phụ thuộc vào việc mya rủi ra sao. Nếu như ta thực sự cố gắng để mà vượt qua thì chắc chắn sẽ vượt qua được còn khi ta chấp nhận thất bại thì ta sẽ phải nhận thất bại. Đó là do cách chúng ta chọn cách để mà đối mặt chứ ko phải do may rủi.

B.PHẦN LÀM VĂN :

Trong cuộc sống, cách mà mọi người chọn để nghĩ, chọn để làm để đối mặt với mọi vấn đề là yếu tố quyết định thành công. Thật vậy, cuộc sống là khoảng 10% những gì mà xảy đến với con người, còn 90% còn lại là thái độ sống mà chúng ta chọn để mà đối diện với những biến cố đó. Đầu tiên, khi đứng trước một vấn đề khó khăn, người lạc quan và có niềm tin vào bản thân sẽ nhìn thấy cơ hội trong chính những khó khăn đó. Họ sẽ trao cho bản thân quyền được thử, được nghĩ và được làm để mà đương đầu với những khó khăn đó. Họ có tinh thần thép và ý chí, nỗ lực kiên cường vượt qua được mọi gian truân khó khăn. Cuối cùng, khi họ thành công, thành quả mà họ nhận được sẽ tương xứng với những công sức bỏ ra. Họ sẽ nhận thấy rằng quyết định dấn thân tiếp tục vào công việc đó của mình là đúng. Trái ngược lại, những người bi quan và thiếu niềm tin vào bản thân sẽ chỉ nhìn thấy toàn là những ngang trái và trắc trở từ những khó khăn của cuộc sống. Những khó khăn ấy làm cho họ không dám làm gì hết. Họ sẽ chẳng bao giờ thành công; vậy là một cơ hội trong đời lại bị bỏ qua. Trên thực tế, để thành công thì phải thấy được cơ hội từ những khó khăn và nhớ rằng lấy lí do thì bao giờ cũng dễ hơn làm. Tóm lại, con người hoàn toàn có quyền được lựa chọn cách nghĩ, cách làm để mà đương đầu với những khó khăn.
Học tốt!

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 3:“Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 3:

“Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ.” Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó.

Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới. Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì- nó chết dần chết mòn. Trong khi đó, hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới...

   (Trích “Hạt giống tâm hồn”)

Tìm và phân tích nghĩa tình thái trong đoạn văn trên?

1
4 tháng 10 2018

Tìm và phân tích nghĩa tình thái có trong đoạn văn:

- Định: đánh giá sự việc chưa xảy ra.

- Phải: khẳng định tính tất yếu của sự việc.

- Thật sự: khẳng định tính chân thực của sự việc.

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi đã cho:Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một người con. Bác Lê là một người đàn bà nhà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay răn reo như một quả trám khô. Khi bác mới đến phố, ai ai cũng chú ý đến đám con của bác: mười một đứa, mà đứa nhớn mới có mười bảy tuổi! Đứa bé nhất hãy còn bế trên tay.Mẹ con bác...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi đã cho:

Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một người con. Bác Lê là một người đàn bà nhà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay răn reo như một quả trám khô. Khi bác mới đến phố, ai ai cũng chú ý đến đám con của bác: mười một đứa, mà đứa nhớn mới có mười bảy tuổi! Đứa bé nhất hãy còn bế trên tay.

Mẹ con bác ta ở một căn nhà cuối phố, cái nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác. Chừng ấy người chen chúc trong một khỏang rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan đã gẫy nát. Mùa rét thì giải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc. Đối với những người nghèo như bác, một chỗ ở như thế cũng tươm tất lắm rồi. Nhưng còn cách kiếm ăn? Bác Lê chật vật, khó khăn suốt ngày cũng không đủ nuôi chừng ấy đứa con. Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ dưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da, bác Lê lo sợ, vì không ai mướn bác làm việc gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói. Mấy đứa nhỏ nhất, con Tý, con Phún, thằng Hy mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết. Bác Lê ôm ấp lấy con trong ổ rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó.

   (Trích Nhà mẹ Lê – Thạch Lam)

Tìm và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ bất kì được tác giả sử dụng trong văn bản trên.

1
30 tháng 9 2017

BPTT so sánh “Dưới manh áo nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết” [so sánh con người với con vật, lại là con vật chết] → Đây là 1 hình ảnh đầy ám ảnh, khắc sâu sự nghèo khổ, tội nghiệp, đáng thương của nhà bác Lê.

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi đã cho:Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một người con. Bác Lê là một người đàn bà nhà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay răn reo như một quả trám khô. Khi bác mới đến phố, ai ai cũng chú ý đến đám con của bác: mười một đứa, mà đứa nhớn mới có mười bảy tuổi! Đứa bé nhất hãy còn bế trên tay.Mẹ con bác...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi đã cho:

Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một người con. Bác Lê là một người đàn bà nhà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay răn reo như một quả trám khô. Khi bác mới đến phố, ai ai cũng chú ý đến đám con của bác: mười một đứa, mà đứa nhớn mới có mười bảy tuổi! Đứa bé nhất hãy còn bế trên tay.

Mẹ con bác ta ở một căn nhà cuối phố, cái nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác. Chừng ấy người chen chúc trong một khỏang rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan đã gẫy nát. Mùa rét thì giải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc. Đối với những người nghèo như bác, một chỗ ở như thế cũng tươm tất lắm rồi. Nhưng còn cách kiếm ăn? Bác Lê chật vật, khó khăn suốt ngày cũng không đủ nuôi chừng ấy đứa con. Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ dưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da, bác Lê lo sợ, vì không ai mướn bác làm việc gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói. Mấy đứa nhỏ nhất, con Tý, con Phún, thằng Hy mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết. Bác Lê ôm ấp lấy con trong ổ rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó.

   (Trích Nhà mẹ Lê – Thạch Lam)

Văn bản trên có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt nào? Tác dụng của việc kết hợp đó là gì?

1
29 tháng 1 2019

VB sử dụng kết hợp phương thức biểu đạt tự sự và miêu tả để khắc họa một cách chân thực và làm nổi bật gia cảnh nhà mẹ Lê.

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 3:“Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 3:

“Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ.” Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó.

Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới. Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì- nó chết dần chết mòn. Trong khi đó, hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới...

   (Trích “Hạt giống tâm hồn”)

a, Em hãy nêu nội dung của đoạn văn trên?

b, Từ câu chuyện trên, em hãy rút ra bài học cho bản thân?

1
21 tháng 6 2017

a, Nội dung của đoạn văn trên:

- Câu chuyện về hai hạt lúa:

+ Hạt lúa thứ nhất: trông chờ, ỷ lại, sợ vất vả khó khăn nên cuối cùng chết dần chết mòn.

+ Hạt lúa thứ hai: không ngại khó khăn gian khổ, biết vươn lên hoàn cảnh khắc nghiệt để mang lại cho đời những hạt mầm tươi mới.

b, Bài học cho bản thân: Trong cuộc sống cần phải biết siêng năng, chăm chỉ vượt qua những khó khăn gian khổ để gặt hái những thành quả tốt đẹp trong tương lai.

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 3:“Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 3:

“Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ.” Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó.

Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới. Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì- nó chết dần chết mòn. Trong khi đó, hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới...

   (Trích “Hạt giống tâm hồn”)

a, Em hãy nêu nội dung của đoạn văn trên?

b, Từ câu chuyện trên, em hãy rút ra bài học cho bản thân?

1
14 tháng 5 2018

a, Nội dung của đoạn văn trên:

- Câu chuyện về hai hạt lúa:

+ Hạt lúa thứ nhất: trông chờ, ỷ lại, sợ vất vả khó khăn nên cuối cùng chết dần chết mòn.

+ Hạt lúa thứ hai: không ngại khó khăn gian khổ, biết vươn lên hoàn cảnh khắc nghiệt để mang lại cho đời những hạt mầm tươi mới.

b, Bài học cho bản thân: Trong cuộc sống cần phải biết siêng năng, chăm chỉ vượt qua những khó khăn gian khổ để gặt hái những thành quả tốt đẹp trong tương lai.

Tôi đang đọc một cuốn sách của người bạn thân Richard Calson, người vừa mất cách đây không lâu. Cuốn sách có tựa là Don't Get Scooged (Đừng bần tiện) và tôi đọc xong chương "Chấp nhận: giải pháp tối thượng". Nó khiến tôi dừng lại và suy nghĩ.Richard viết: "Chấp nhận nghe có vẻ thụ động, nhưng khi bạn cố gắng chấp nhận, bạn nhận ra nó hoàn toàn không có nghĩa là không làm gì hết....
Đọc tiếp

Tôi đang đọc một cuốn sách của người bạn thân Richard Calson, người vừa mất cách đây không lâu. Cuốn sách có tựa là Don't Get Scooged (Đừng bần tiện) và tôi đọc xong chương "Chấp nhận: giải pháp tối thượng". Nó khiến tôi dừng lại và suy nghĩ.

Richard viết: "Chấp nhận nghe có vẻ thụ động, nhưng khi bạn cố gắng chấp nhận, bạn nhận ra nó hoàn toàn không có nghĩa là không làm gì hết. Đôi khi chấp nhận còn đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn cả than phiền, đối đầu, hoặc ngồi im bất động như bạn vẫn thường làm. Một khi bạn trải nghiệm sự tự do mà việc chấp nhận mang lại - nó trở thành bản chất thứ hai của bạn."

Chấp nhận. Tìm kiếm phúc lành đang giấu mình giữa những nghích cảnh. Thoải mái trong bất cứ hoàn cảnh nào bạn đang lâm vào. Bám vào câu châm ngôn ngàn xưa rằng cuộc đời không cho bạn những gì bạn muốn nhưng sẽ gửi đến bạn những gì bạn cần. Tất cả chúng ta đều có những ngày vất vả, những giai đoạn khắc nghiệt, lúc này hay lúc khác. Đó là vì bạn và tôi đều đang học trường đời. Thử thách, xung đột, mâu thuẫn, bất an, tất cả đều là phương tiện để ta trưởng thành. Ngày sẽ sáng lên, và mùa sẽ luôn thay đổi. Khi chấp nhận "điều phải đến" thì lúc cay đắng sẽ qua nhanh và ngày tươi sáng sẽ dài hơn. Và đó luôn là lời chúc dành cho bạn.

(Đời ngắn đừng ngủ dài, Robin Sharma, NXB Trẻ, 2014, tr38)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản

Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: Khi chấp nhận "điều phải đến" thì lúc cay đắng sẽ qua nhanh và ngày tươi sáng sẽ dài hơn

Câu 3: Anh/ chị hiểu như thế nào những phương tiện để ta trưởng thành theo quan điểm của tác giả?

Câu 4: Anh/ chị có đồng tình với câu châm ngôn ngàn xưa rằng cuộc đời không cho bạn những gì bạn muốn nhưng sẽ gửi đến bạn những gì bạn cần của tác giả không? Vì sao?

0