K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 12 2017

- Văn võ song toàn: có tài về cả văn lẫn võ (song: hai; toàn: trọn vẹn) - Thâm căn cố đế: ăn sâu, bền chắc khó lòng thay đổi , cải tạo - Ếch ngồi đáy giếng: Chỉ sự hiểu biết nông cạn nhưng huyênh hoang , ra vẻ. -Ăn cháo đá bát: chỉ thái độ vong ơn bội nghĩa với những người đã đối xử tốt với mình ( = vong ân bội nghĩa) . - Há miệng chờ sung: Hành động lười nhác , chỉ biết dựa dẫm vào người khác. -Nhắm mắt làm ngơ: Cố lảng tránh, thờ ơ với sự việc đang diễn ra. banh

9 tháng 12 2017

A du

16 tháng 11 2017

sorry i donot help you sorry iam so sorry

22 tháng 8 2021

=)

 

7 tháng 11 2016

Trong thành ngữ, tác giả dân gian thường sử dụng các cặp từ trái nghĩa. VD như:

- Khôn nhà dại chợ.

- Lúc mưa lúc nắng.

- Chân cứng đá mềm

- Lên ngàn xuống bể.

Việc sử dụng các cặp từ trái nghĩa như trên có tác dụng tạo ra thể đối, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời ăn tiếng nói trở nên sinh động. 

l

23 tháng 10 2017
Ba chìm bảy nổi ; Giọt ngắn giọt dài ; Chân cứng đá mềm ; Dở sống dở chết ; Gần mực thì đen gần đèn thì sáng ; Trong nhà chưa tỏ ngoài ngỏ đã hay ; Khôn nhà dại chợ ; Tác dụng : Các từ trái nghĩa chủ yếu được sử dụng nhằm tạo mối liên hệ tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động. Chúc bạn học tốt !!!vui

-Ăn đơm nói đặt: bịa đặt ra những điều không có thực nhằm vu khống cho người khác.-Ăn ốc nói mò: nói những điều không đúng sự thật, lời nói chỉ mang tính nửa vời, bâng quơ, không có căn cứ, không chắc chắn.-Ăn không nói có: bịa đặt, dựng nên những chuyện không có, biến nó thành sự thật để người khác tin vào mục đích là để vu khống, đặt điều cho người khác-Cãi chày cãi cối: lời nói lớn tiếng lấn át đối phương, phản đối đến cùng một điều gì đó không cần biết điều mình nói đúng hay sai, không chịu tiếp thu ý kiến của người khác và chỉ chăm chăm giữ lấy ý kiến của bản thân mình-Khua môi múa mép: lời nói ba hoa, khoác lác, phóng đại sự thật hoặc có thể là những điều không có nhưng lại nói như thật, cốt để khoe khoang hay phố trương thân thế.-Nói dơi nói chuột: nói linh tinh, ba hoa nhưng không rõ những điều mình nói có đúng hay không-Hứa hươu hứa vượn: lời hứa hẹn, thề thốt rất nhiều nhưng lại không thực hiện đư

28 tháng 12 2020

mơn bạn nhoahihi

2 tháng 4 2022

me với các bạn ơi!

Viết 1 đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về sự giàu đẹp của Tiếng Việt. Chỉ ra các trạng ngữ và giải thích vì sao cần thêm trạng ngữ vào những trường hợp đó.

Ai làm được m

18 tháng 4 2021

Em tham khảo nhé !

Như chúng ta cũng đã biết , học tập là con đường vô cùng gian nan và vất vả. Nếu chúng ta không cố gắng học tập thì chúng ta sẽ mãi bị tụt lùi lại phía sau. Chính vì vậy , để mở rộng và tăng vốn sống, vốn hiểu biết của bản thân thì chúng ta phải đi nhiều nơi , khám phá nhiều điều. Để nhắc nhở mọi người về tầm quan trọng của việc học tập và việc tự học , nhân dân ta có câu : " Đi một ngày đàng, học một sàng khôn"

Để hiểu hết ý nghĩa câu tục ngữ , trước tiên chúng ta cần hiểu rõ ý nghĩa của từng từ trong câu. Đi là đi đây đi đó, đi nhiều nơi, nhiều chỗ,… và tham gia nhiều hoạt động trong xã hội. Còn "Sàng khôn " là nhiều kiến thức bổ ích trong cuộc sống, trong xã hội, sự tiếp thu kiến thức mới mẻ . Như vậy, câu tục ngữ mượn hình ảnh ngôn từ đã mang đến cho chúng ta bài học vô cùng sâu sắc về tầm quan trọng của việc học tập và việc tự học.

 Cuộc đời rộng lớn , kiến thức của con người là vô cùng, vô tận. Những hiểu biết của chúng ta kì thực rất hạn hẹp so với thế giới rộng lớn ngoài kia.Hiểu được điều này, mỗi chúng ta phải không ngừng học hỏi và đi đến nhiều nơi , nhiều vùng đất mới để mở mang kiến thức và khai thông đầu óc của mình.

Con người cần đi đến nhiều nơi , học hỏi nhiều điều từ cuộc sống. Mỗi vùng đất mà chúng ta đi qua đều để lại cho chúng ta những bài học quý giá. Có đi nhiều nơi thì ta mới tiếp xúc được với nhiều người , biết được những phong tục và văn hóa của những vùng đất khác nhau.Nhờ vậy , tri thức của con người được mở mang, tầm nhìn của con người được mở rộng.

Thật đau khổ và bất hạnh cho những ai chỉ biết giam chân mình trong bốn bức tường nhỏ bé. Ta không đi ra ngoài làm sao biết thế giới ngoài kia rộng lớn và khôn cùng. Với những người chỉ có học vẹt, học tủ,… bên trang sách thì sẽ mãi mãi có tầm nhìn hạn hẹp, thiếu thực tế cuộc sống.Không có định hướng trong học tập, không biết học để làm gì thì mãi mãi ta chỉ là những con người nông cạn , thụt lùi trước cuộc sống. Chính vì thế ta cần loại bỏ những suy nghĩ sai lầm này , cần đi đây , đi đó nhiều hơn để mở mang vốn hiểu biết của mình.

Có thể nói , câu tục ngữ trên là vô cùng chính xác. Không một quyển sách nào có thể chứa cả thế giời, bách khoa toàn thư cũng chỉ là ước lệ mà con người đặt ra. Vì thế, hãy đi, để khám phá thế giới trong cái tận cùng mênh mông diệu kì của nó, hãy để đôi chân được di chuyển thật nhiều, hãy đến nhiều trạm xe, qua nhiều chuyến tàu để khám phá cuộc sống. Có như vậy ta mới có thể mở mang đầu óc và hiểu biết nhiều hơn , phong phú hơn về cuộc sống. 

Kiến thức luôn là thứ vô tận đối với mỗi người. Chúng ta càng tìm hiểu thì càng thấy có nhiều thứ chưa biết và muốn biết. Sự tìm tòi, học hỏi từ mọi người, từ thế giới bên ngoài luôn rất cần thiết. Vì thế mới có câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn

Với câu tục ngữ này, ông cha ta đã mách bảo, khuyên dạy rằng, muốn nên người, muốn hiếu biết nhiều, có kiến thức rộng, am hiểu sự đời, phải lăn lộn với cuộc sống, phải đi nhiều, phải đi đây đó để thu lượm, học hỏi những tri thức của cuộc sống để nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của bản thân mình.

 

Ở câu tục ngữ đi một ngày đàng, học một sàng khôn, xét về mặt chữ nghĩa, các từ đều khá rõ ràng. Ở đây chỉ có từ đàng là hơi khó hiểu vì nó là từ địa phương miền Trung và miền Nam với nghĩa là đường. Cái khó của câu tục ngữ này là ở chỗ, các từ ngữ kết hợp với nhau tạo nên những đơn vị định danh vừa cụ thể lại vừa rất trừu tượng. Ngày đàng vừa có ý nghĩa không gian vừa có ý nghĩa thời gian. Khi ngày đàng kết hợp với từ chỉ số lượng một tạo thành chỉnh thể một ngày đàng vẫn không tạo nên một đại lượng cụ thể, dễ nắm bắt được. Dẫu vậy, cả vế thứ nhất đi một ngày đàng cũng toát lên cái ý “có sự ra đi trong một khoảng thời gian và không gian nhất định dù là ngắn”. Đây là tiền đề, là cơ sở để tạo nên kết quả học một sàng khôn. Trong sự đối ứng với vế thứ nhất, đi một ngày đàng thì vế thứ hai học một sàng khôn hàm chỉ kết quả học hỏi, thu nhận được rất lớn. Sàng khôn trong câu tục ngữ này có tính biểu trưng và tạo nên những liên tưởng rất lí thú. Dân gian hay dùng sàng với nghĩa đen chỉ một loại đồ đan bằng tre, hình tròn, nông và thưa có tác dụng làm sạch trấu và tấm cho gạo, để làm danh từ chỉ đơn vị. Đơn vị được đong, đo, đếm bằng sàng trong quan niệm dân gian là lớn và nhiều. Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp là cách đối lập giữa số ít và số nhiều. Vậy, học một sàng khôn là học được nhau cái hay, cái tốt của thiên hạ để cho mình khôn lớn hơn, hiểu biết về cuộc sống xã hội. Nếu thả mình vào trong sự liên tưởng, thì ít nhiều chúng ta lại nghĩ tới một sự biểu trưng khác của từ sàng khôn này. Thông thường, nói đến sàng người ta nghĩ tới cái được giữ lại ở trên sàng là thứ to hơn, ngược lại cái lọt xuống, lọt qua sàng là thứ nhỏ. Lọt sàng xuống nia mà lại! Sàng khôn có lẽ vì thế mà gợi nên sự liên tưởng tới những điều khôn không chỉ có số lượng nhiều nói chung, mà còn là cái số luợng nhiều đã được chọn lọc. Không hiểu cha ông ta có gửi gắm điều này không, nhưng đứng về phía người thưởng thức và sử dụng ngôn ngữ, những liên tưởng như vậy là hoàn toàn có lý. Trở lại câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn, hai vế câu tục ngữ được hỗ trợ của phép đối và điệp dễ gây liên tưởng có tính khẳng định: hễ cứ đi ra là có thể học được điều hay lẽ phải và càng đi nhiều càng khôn lớn trưởng thành. Đó là thông điệp của cha ông gửi lại cho đời sau.

Câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn còn có một dạng thức nữa là đi một quãng đàng, học một sàng khôn. Dạng thức này hình thành trên cơ sở cụ thể hóa việc đi lại bằng đơn vị không gian (quãng đường) chứ không phải là đơn vị thời gian (ngày đàng) như dạng đang xét. Sự thay đổi này không làm phuơng hại gì đến ý nghĩa của câu tục ngữ.

Gần với câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn về cả ba phương diện cấu tạo và ý nghĩa là câu tục ngữ đi một buổi chợ, học một mớ khôn. Câu tục ngữ này khuyên bảo người đời cần phải tiếp xúc nhiều người, càng tiếp xúc rộng rãi, càng học hỏi được nhiều, và do đó càng hiểu biết, khôn lớn trong cuộc sống.

25 tháng 4 2022

TK

Điệp ngữ là một biện pháp nghệ thuật mà ở đó việc tác giả lặp đi lặp lại một từ, một cụm từ hay cả một câu với dụng ý cụ thể để tăng tính biểu cảm cho đoạn văn, đoạn thơ.

Việc lặp một từ người ta hay gọi là điệp từ, lặp các cụm hay câu gọi là điệp ngữ. Người ta còn có cách lặp lại một dạng câu (câu hỏi, câu nghi vấn, câu cầu khiến, cảm thán…) nhiều lần trong cùng đoạn văn, đoạn thơ thì gọi là điệp cấu trúc câu (điệp cấu trúc cú pháp).

Ví dụ:

+ “Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa, như ùa vào buồng lái”

(Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật)

Trong khổ thơ trên tác giả điệp từ “nhìn thấy” 2 lần nhấn mạnh hành động nhắc tới trong câu.

+ “Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen,

Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn,

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…”

(Bếp lửa – Bằng Việt)

Cụm từ “Một ngọn lửa” được tác giả lặp lại 2 lần trong khổ thơ có tác dụng gợi nhắc về hình ảnh bếp lửa của bà.

+ “Ðế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Ðồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà”

(Hồ Chí Minh)

Trong câu văn trên sử dụng biện pháp lặp cấu trúc câu vừa tạo tính nhạc cho câu vừa thể hiện sự quyết tâm của nhân dân trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ.

Các loại điệp ngữ

Điệp nối tiếp

Điệp nối tiếp là kiểu điệp mà các từ ngữ, cụm từ được lặp lại đứng nối tiếp nhau trong câu. Tác dụng thường là để tạo sự mới mẻ, tăng tiến, liền mạch.

Ví dụ:

“Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu

Thương em, thương em, thương em biết mấy”

(Phạm Tiến Duật)

Hai câu thơ trên có phép điệp nối: “rất lâu” lặp 2 lần trong câu 1 và “thương em” lặp 3 lần liên tiếp trong câu 2. Với việc sử dụng phép lặp nối tạo sự da diết như tăng lên gấp bội, nỗi nhớ nhung tác giả đối với nhân vật “em”.

Điệp ngắt quãng

Điệp ngắt quãng là các từ ngữ lặp giãn cách nhau, có thể là cách nhau trong một câu văn hoặc cách nhau trong hai, ba câu thơ của một khổ thơ.

Ví dụ:

+ “Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến”.

(Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải)

Trong khổ thơ trên điệp từ “ta” được lặp lại 3 lần ở đầu mỗi câu thơ cho thấy khát khao của nhân vật “ta” được hòa mình làm mọi điều trong cuộc sống.

+ “Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!

(Cây tre Việt Nam – Thép Mới)

Điệp từ “Tre” được lặp lại nhiều lần ở đầu mỗi câu văn và “giữ” lặp lại 4 lần trong cùng một câu. Đây là phép điệp ngắt quãng có tác dụng nhấn mạnh vào chủ thể và hành động kiên cường, bất khuất của người anh hùng “tre”.

Điệp vòng (điệp chuyển tiếp)

Điệp vòng được hiểu là các từ ngữ, cụm từ ở cuối câu văn, câu thơ trước được lặp lại ở đầu câu văn. Câu thơ sau tạo sự chuyển tiếp, gây cảm xúc dạt dào cho người đọc, người nghe.

Ví dụ:

“Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương

Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng.

Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.

Ngàn dâu xanh ngắt một màu,

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?

(Chinh Phụ ngâm – Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm)

“Thấy” và “ngàn dâu” là hai từ ngữ được lặp lại ở đầu câu sau tạo sự chuyển tiếp, trùng trùng, điệp điệp như ngút ngàn không chỉ của màu xanh của dâu. Đây còn là sự trải dài nỗi nhớ chồng của người chinh phụ.

Dựa trên định nghĩa trong SGK Ngữ văn, có thể hiểu đơn giản liệt kê là sự sắp xếp các từ, cụm từ có cùng từ loại ở vị trí nối tiếp nhau. Với mục đích khắc họa khía cạnh nào đó một cách rõ ràng và đầy đủ nhất, đồng thời bộc lộ tư tưởng tình cảm của người viết. Như vậy, nếu thấy trong một câu văn, câu thơ mà có các từ, cụm từ được đặt nối tiếp, có chức năng giống nhau và được phân tách bằng dấu phẩy “,”, dấu chấm phẩy “;” thì đó là phép liệt kê.

 

Liệt kê là gì

Có những kiểu liệt kê nàoPhân chia dựa trên cấu tạo

Liệt kê theo cặp: Là kiểu liệt kê với các cặp từ đi liền với nhau, được kết nối bằng các từ như cùng, với, và… Những cặp từ này đồng loại với các cặp từ liệt kê khác trong câu tuy nhiên vẫn có điểm chung nhất định để phân biệt.

Ví dụ: Bàn học của em được sắp xếp rất ngăn nắp, với sách giáo khoa và sách tham khảo, truyện chữ và truyện tranh, vở viết và vở bài tập…

Liệt kê không theo cặp: Là kiểu liệt kê hàng loạt các sự vật, hiện tượng có điểm chung tương đồng. Mỗi thành phần được liệt kê phân tách nhau bởi dấu phẩy hoặc dấu chấm phẩy.

Ví dụ: Vườn cây của ông em có trăm hoa đua nở với hoa đào, hoa cúc, hoa mai, hoa lan, hoa ly…

Phân chia dựa trên ý nghĩa

Liệt kê tăng tiến: Là kiểu liệt kê theo một trình tự hoặc quy luật nhất định. Ví dụ như từ cấp bậc nhỏ tới cấp bậc lớn, từ thấp đến cao, từ gần đến xa…

Ví dụ: Trong lớp mình có Lan là tổ trưởng, Minh là lớp phó và Tuấn là lớp trưởng.

Liệt kê không tăng tiến: Các thành phần được liệt kê có mối quan hệ bình đẳng, kể cả khi đảo lộn vị trí thì người đọc, người nghe vẫn hiểu được thông điệp mà câu muốn truyền tải.

Ví dụ: Trong đội bóng của trường có các chân sút cừ khôi là Tuấn, Khôi, An, Minh…

Tác dụng của phép liệt kê là gì?Làm rõ khía cạnh được liệt kê và nhấn mạnh ý của tác giảChứng minh, giải thích cho một nhận định nào đó của người viếtGiúp cho đoạn văn, đoạn thơ có thêm tính biểu cảm
22 tháng 11 2018

lên mạng bn ê,đứa nào trả lời câu này chắc chắn cx nên mạng thôi

22 tháng 11 2018

Dưới mái trường thân thương - nơi lưu giữ bao kỉ niệm của tuổi học trò thì Cô giáo dạy văn đã để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong lòng tác giả. Trong kí ức của mình, những kỉ niệm về Cô cứ thế hiện lên từ những ngày đầu tiên Cô học trò nhỏ đặt chân vào ngôi trường trung học phổ thông cho đến những bài giảng đầy nhiệt huyết và yêu nghề của Cô giáo. Cái cách Cô truyền đạt thật đặc biệt, Cô khiến cho học trò tiếp thu không chỉ những bài học trên sách vở mà cả trong cuộc sống. Đó là người Thầy mẫu mực có nhân cách cao đẹp khiến cho mỗi học sinh đều cảm thấy hạnh phúc khi được học Cô.

Mái trường - Ngôi nhà thứ hai luôn là nơi lưu lại những dấu ấn đáng nhớ nhất cuộc đời mỗi con người. Ở nơi đó, Thầy Cô là cha mẹ, bạn bè là anh em gắn bó với nhau như ruột thịt và cùng nhau tạo nên những kỉ niệm khó phai. Suốt những năm tháng cắp sách đến trường, chắc hẳn ai cũng có ấn tượng với một Thầy Cô giáo nào đó. Những người để lại cho ta kinh nghiệm suốt đời hay vực ta đứng dạy từng những nơi tối tăm, hay đơn giản là cách giảng bài sâu sắc mà không sao quên được. Tôi cũng vậy, suốt ba năm phổ thông Cô Hưng dạy văn là người tôi nhớ nhất.Viết về hình tượng Cô giáo ngay từ bé chúng tôi đã được nhào nặn trong trí tưởng tượng đó là Cô giáo với mái tóc đen dài bóng mượt, cặp gọn gàng bằng một chiếc kẹp giản dị, da trắng môi đỏ, luôn mặc áo dài thướt tha và dáng đi khoan thai, nhẹ nhàng. Với tôi, chắc chắn đó là Cô giáo bước ra từ giấc mơ.

Ngày đầu ngỡ ngàng bước vào lớp mười, buổi đầu tiên gặp gỡ, Cô bước vào lớp với cặp kính râm to đen, chúng tôi có chút nhốn nháo và bất ngờ, Cô hóm hỉnh giải thích: “Buổi đầu chào cả lớp mà Cô giống mafia quá, Cô xin lỗi các em nhưng nếu bây giờ Cô bỏ kính ra thì cả lớp chắc không ai học được vì sợ vừa vì cười đấy. Cô bị ngã xe, lớp thông cảm cho Cô nhé!” và kèm theo đó là nụ cười rạng rỡ. Tôi cũng phát hiện ra rằng không phải Cô giáo dạy văn nào cũng có giọng nói ngọt như mía lùi hay lanh lảnh như chim hót. Cô Hưng giọng khá trầm và khàn nhưng chưa bao giờ chúng tôi cảm thấy ngao ngán với tiết văn của Cô. Ngày đầu tiên ấy, Cô còn giới thiệu và kể thêm vài câu chuyện vui về “cái tên giông tên con trai” của Cô. Vậy là giờ dạy mở màn, Cô đã đốn tim trọn vẹn bốn mươi lăm thành viên 10A3, đặc biệt là tôi, cảm nhận được một tâm hồn đồng điệu.

Nhắc đến Cô giáo, người ta luôn mường tượng ra sự ân cần, nhẹ nhàng, dạy dỗ chỉ bảo tận tình, sự nhiệt huyết và yêu trẻ. Cô Hưng cũng không phải ngoại lệ. Nhưng điều đặc biệt hơn cả, Cô là người rất cá tính và hiện đại. Cô luôn có cách lôi kéo chúng tôi không thể dời khỏi lời giảng của Cô một giây phút nào. Cô vẫn giữ những nét truyền thống của một nhà giáo, không sai lệch về tư tưởng, đạo đức nhưng Cô cũng không quên bỏ vào đó một chút cái tôi cá nhân riêng để học sinh có thể nhớ về Cô mãi. Ông nội tôi trước đây là một nhà Nho dạy chữ Hán vì vậy ông rất thích con cháu nối nghiệp ông. Mỗi lần về thăm quê, ông lại thủ thỉ với tôi: “Làm giáo viên con nhé! Tôi chỉ biết mỉm cười và lẳng lặng gật đầu”. Tôi yêu trẻ nhưng nóng tính mà ngành giáo luôn cần sự kiên nhẫn và tôi đã tự nhủ rằng “không bao giờ mình thi sư phạm”. Nhưng rỗi mỗi tiết văn của Cô lại truyền thêm cho tôi cảm hứng. Tôi sẽ đứng trên bục giảng, thổi hồn vào từng câu chữ và học sinh sẽ quý mến tôi như chứng tôi kính trọng, yêu quý Cô bây giờ. Tôi sẽ niềm nở, hài hước và thân thiện giống Cô. Tôi sẽ dạy cho những đứa con thứ hai của tôi không chỉ tri thức mà còn cả cách làm người, cách yêu thương cuộc sống, cách gieo lòng nhân hậu với những con người ra chưa từng biết, chưa từng gặp qua mỗi trang sách giống như Cô dạy chúng tôi trong mỗi tiết học.

Cô Hưng mang dáng dấp của người phụ nữ hiện đại nhưng cũng không quên đi nét truyền thống trong mình. Không phải phóng đại, nhưng Cô là người phụ nữ giỏi việc nước, đảm việt nhà. Cô luôn nhiệt tình tham gia các hoạt động Đoàn trường, nhiều năm đạt danh hiệu Giáo viên xuất sắc. Năm học 2012-2013, lần đầu tiên Cô bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 12 mang lại thành tích rực rỡ như thế: Ba giải nhì, một giải ba và một giải khuyến khích, đứng nhất tỉnh năm đó. Ở nhà, hai con của Cô luôn là những con ngoan trò giỏi. Hai em luôn dạt danh hiệu học sinh giỏi qua từng năm học. Niềm vinh dự hơn cả là con trai Cô từng đạt giải học sinh tỉnh lớp 5. Cô là người giữ lửa và ngọn lửa ấy luôn bùng cháy trong gia đình nhỏ hạnh phúc của Cô.

Tôi đang cảm nhận từng ngày trọn vẹn khi còn là học sinh, khi còn được ngồi trên ghế nhà trường. Và tôi không thể nào quên những kỉ niệm thời áo trắng bên bạn bè, trang sức cùng hình ảnh người Cô miệt mài bên giáo án. Người đã truyền dạy cho tôi bao tri thức, bao ước mơ và hi vọng - Cô Hưng.

10 tháng 1 2019

Nghĩa đen: Dù rơi vào hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, cơm không có ăn thì cũng phải ăn ở cho sạch sẽ, không ăn uống mất vệ sinh

Nghĩa bóng: "Sạch” và “thơm” ở đây ý chỉ tâm hồn con người, hoàn cảnh sống dù cho có khó khăn, cơ cực, có thiếu thốn, đói kém thì cũng luôn phải biết giữ cho mình một tâm hồn trong sạch, không vẩn đục, không làm những điều xấu xa, cần có lòng tự trọng, tự tôn nhất định của bản thân mình.

*Tham khảo:

Câu tục ngữ ngắn gọn, bàn về giá trị của lòng tự trọng, giữ cho mình một tâm hồn trong sạch của mỗi con người trong cuộc sống. “Đói cho sạch” tức là khuyên nhủ con người ta dù cho có đói kém, thiếu thốn đến đâu nhưng cũng không nên ăn những thực phẩm mất vệ sinh, không đảm bảo cho sức khỏe. Hay “rách cho thơm” cũng nhắn nhủ mỗi người dù cuộc sống có khổ cực, tàn tạ thế nào cũng cần giữ cho mình một phong thái, hình thức sao cho vừa mắt, gọn gàng. Tuy vậy, sâu xa hơn, “sạch” và “thơm” ở đây ý chỉ tâm hồn con người, hoàn cảnh sống của bạn dù cho có khó khăn, cơ cực, bạn có thiếu thốn, đói kém thì cũng luôn phải biết giữ cho mình một tâm hồn trong sạch, không vẩn đục, không làm những điều xấu xa, cần có lòng tự trọng, tự tôn nhất định của bản thân mình.
Khi bạn đói bạn vẫn có thể sạch, khi bạn rách bạn vẫn có thể thơm được không đó mới là điều quan trọng. Những lúc đó mới cần tới lương tâm và lập trường của bạn hay bạn vẫn mải chạy theo cái xã hội cơm áo gạo tiền này
Sống trên đời, ai chẳng muốn cuộc sống của mình được trọn vẹn cả về vật chất lẫn tinh thần. Nhưng đôi khi, hoàn cảnh lại không cho phép ta có được những gì mà mình mong muốn. Trong những trường hợp như vậy, con người ta dù lâm vào hoàn cảnh nào đi chăng nữa cũng cần biết giữ gìn, bảo vệ chính tâm hồn mình, giống như ông cha ta đã có câu “Đói cho sạch rách cho thơm”.

Ông cha ta muốn gửi gắm điều gì qua câu tục ngữ trên? Trước hết chúng ta cần hiểu, “đói” và “rách” là tượng trưng cho hoàn cảnh sống khó khăn, thiếu thốn, cùng cực của con người, một đời sống vất vả, không được ấm no, hạnh phúc. Trong hoàn cảnh ấy, ông cha ta khuyên nhủ mỗi người cần phải giữ cho mình được “sạch” và “thơm”, không chỉ nói đến hình thức bên ngoài mà còn là tâm hồn bên trong. Cần biết giữ cho mình lòng tự trọng , không để tâm hồn bị vẩn đục, có những suy nghĩ xấu xa để khắc phục hoàn cảnh sống, luôn sống ngay thẳng, trong sạch.

Lời nhắn gửi thật đúng đắn và sâu sắc làm sao. Vậy thì tại sao con người cần “đói cho sạch rách cho thơm”? Trước tiên, cần phải hiểu rằng, không ai trong cuộc sống này được quyết định hoàn cảnh sống, nơi mà mình sinh ra trong cuộc đời, Có người may mắn được sống trong một gia đình giàu có, khá giả, nhận được tình yêu thương từ đầy đủ từ ông bà, cha mẹ, nhưng cũng có những người khi sinh ra đã không may mắn sống trong hoàn cảnh cơ cực từ bé, không người thân, không gia đình, điều kiện khó khăn, nghèo khổ. Với những hoàn cảnh sống “đói “ và “rách” ấy, không ai là muốn mình cứ mãi phải thu mình trong một hoàn cảnh như vậy, họ chọn cách vươn lên số phận, khẳng định chính mình để tìm đến những cơ hội mới, những sự giải thoát mới. Nhưng đâu sẽ là cách mà người ta lựa chọn để vươn lên?

Có những người chống chọi với hoàn cảnh bằng cách làm những điều trái với lương tâm, đạo đức như đi cướp bóc, buôn bán bán phép,..làm những việc gây ảnh hưởng lớn đến xã hội và những người xung quanh. Họ cho rằng, chỉ cần có tiền, có được cơ hội để thoát khỏi hoàn cảnh thì việc gì họ cũng sẽ làm. Đó là những kẻ mà đã để tâm hôn mình bị vẩn đục, ô uế với những quan niệm, suy nghĩ sai trái. Ngược lại, nếu ta biết vượt lên hoàn cảnh bằng cách không ngừng nỗ lực tìm kiếm cơ hội cho mình một cách trong sạch, đi lên từ những bước đi nhỏ nhất , cộng với sự chăm chỉ, quyết tâm thì chắc chắn nỗ lực của ta sẽ được đền đáp xứng đáng. Vậy nên dù cho bản thân có “đói” và “rách”, thì chỉ cần một khi tâm hồn ta vẫn còn trong sạch, lòng tự trọng của ta vẫn còn vẹn nguyên để không làm những điều sai trái với tiêu chuẩn đạo đức, ta vẫn có cơ hội để tìm đến một cuộc sống mới.

Bản thân mỗi người cần biết tự ý thức sâu sắc về hoàn cảnh của chính mình, sống một cách ngay thẳng, lương thiện thì dù cho hoàn cảnh của bạn thế nào, bạn vẫn luôn được người xung quanh yêu mến và tôn trọng. Còn những kẻ vì mọi thứ mà bán rẻ lương tâm, lòng tự trọng của mình , sẽ luôn bị bị người đời chê trách và xa lánh. Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao chính là một minh chứng tiêu biểu cho việc giữ gìn lòng tự trọng, nhân phẩm của mình đến những giây phút cuối cùng của cuộc đời, cho dù lão Hạc đã lâm đến bước đến cùng của sự nghèo khổ, thiếu thốn, lão vẫn nhất quyết giữ trọn nhân phẩm của mình bằng cách ăn bả chó để tự kết liễu đời mình, đẻ không phải đi vào con đường tội lỗi, xấu xa như Binh Tư chỉ để kiếm miếng ăn cho chính mình. Do đó, có thể thấy, lòng tự trọng luôn là một cái gì đó mà con người cần hết mực trân trọng và giữ gìn, không để nó bị vẩn đục.

“Bạn không thể chọn nơi mình sinh ra nhưng bạn được chọn cách mình sẽ sống”, nếu bạn sinh ra là một viên kim cương, hãy sống sao cho đúng với giá trị của mình. Còn nếu bạn sinh ra là một bông hoa dại dù cho không hương, hãy sống rực rỡ dưới ánh mặt trời bằng vẻ đẹp của chính bạn, để người đời dù không biết đến hương thơm nhưng vẫn nhớ được tên loài hoa ấy.