K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 3 2018

I. Mở bài: giới thiệu khu vườn
Từ nhỏ, tôi đã sống với ông nội, ông có một khu vườn rất rộng lớn và xinh đẹp. ông luôn chăm sóc ân cần và chu đáo cho khu vườn của mình. Nhưng từ khi ông mất, thì tôi thay ông chăm sóc khu vườn, niềm vui khi còn sống của ông. Việc chăm sóc khu vườn không phải là trách nhiệm của tôi mà là lòng yêu thương ông và mến tình yêu thương với thiên nhiên của ông. Khu vườn như một phần tuổi thơ của tôi, gắn bó suốt tuổi thơ tôi. Điều tôi thích nhất ở khu vườn đó là khi khuu vườn tràn ngập sức sống vào buổi sang tinh mơ, điều này khiến tôi nhớ và thương ông nhiều hơn.

II. Thân bài:
1. Miêu tả bao quát khu vườn
- Khu vườn rộng, rất nhiều loài cây kiểng và hoa
- Bầu trời trong xanh, những đám mây xanh ngắt 
- Mặt trời bắt đầu chiếu sang chói chang
- Những chú chim kêu rả rich

2. Miêu tả chi tiết khu vườn
ông chia khu vườn ra làm 3 khu rất riêng biệt và hữu ích đó là: khu cây kiểng và hoa, khu cây ăn quả và khu trồng rau.
a. Khu cây kiểng và hoa
- Ông là người hoài cổ nên nhưng loài cây và hoa ông trồng đều rất trang trọng, cổ kính cũng chính vì thế mà khu cây kiểng và hoa là khu rộng nhất.
- Ông trồng rất nhiều cây kiểng và hoa
- Có rất nhiều loài cây kiểng như: sanh, tùng, mai, lộc vừng,…. Cây mà tôi thích nhất là sanh vì ông uốn nó thành nhiều hình dạng rất thú vị.
- Những cây hoa như: hoa tigon, hoa hồng, hoa giấy,…
b. Khu cây ăn quả:
- Trong 3 khu tôi thích nhất là khu này
- Có rất nhiều cây ăn quả như: mít, xoài, ổi, vú sữa,….
c. Khu trồng rau:
- Đây là khu rất quan trọng và cần thiết cho nhà tôi
- Nhà tôi luôn ăn trong vườn mà ông trồng
- Có nhiều loại rau như: xà lách, cải, rau má,….
- Mỗi sang tôi đều tưới nước để cho khu vườn them xanh mát hơn.

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về khu vườn
- Nêu tình cảm đối với khu vườn
- Em sẽ làm như thế nào để khu vườn ngày càng tốt hơn và phát triển nó đa dạng hơn.

13 tháng 3 2018

1 MB: giới thiệu đối tượng miêu tả 
2 TB: * khu vườn nhà em đẹp lắm nhưng đẹp hơn cả là vào những ngày đẹp trời
* miêu tả quang cảnh bầu trời 
* miêu tả quang cảnh khu vườn  
‐ tả bao quát : khu vườn nhà e không rộng lắm nhưng 4 mùa cây cối đều xanh tốt um tùm, mà đặc biệt vào mùa hề cang tốt hơn. ‐ tả chi tiết: ngay từ khi bắt đầu có ý thức đầu tư vào làm vườn , bố em đã chia khu vườn ra làm 3 khu vực: khu 1 trồnng cây cảnh và hoa; khu 2 trồng cây ăn quả; khu 3 trồng rau,củ, quả 
+ khu 1 với đôi bàn tay khéo léo, tài hoa, cùng với sự chăm chỉ cần cù bố đã trồng được rất nhiều loài hoa loài cây đẹp _cây cảnh: lộc vừng, cây xanh , cây đào thế ﴾ miêu tả 2 cây cụ thể﴿ _cây hoa: hoa giẻ, hoa móng rồng, trên giàn thiên lí treo nhưng giỏ lan, hoa hồng,... Trong vườn có rất nhiều loài hoa vào những ngày hè chúng tạo ra mùi thơm quyến rũ không chỉ cho khu vườn mà cho cả làng  
+ khu 2:bên phải mảnh vườn này là khu vực trồng cây ăn quả  vdoài , nhãn,... chú ý miêu tả hoa , quả sai trĩu 
+ khu 3 : bên trái mảnh vườn là khu vực trông rau , củ , quả vdà lách, bắp cải,cà chua, cà tím,.....
‐ lợi ích của khu vườn 
* Âm thanh lao xao 
‐ mới sáng sớm em ra vườn đã thấy bạt ngàn ong bướm. chúng về đây để hút mật, đánh lộn nhau 
‐ chim chóc:chim vành khuyên, chim hoạ mi, chim sâu,.... ‐ gà mẹ 
+ gà con tất cả tạo nên 1 âm thanh lao xao 
3 KB
‐ tình cảm của em với khu vườn 
‐ hướng chăm sóc khu vườn cho tốt hơn 

CHÚC ÔNG HOK TỐT

13 tháng 3 2018

Chưa bước vào cổng tôi đã nhìn thấy ông nội tôi ở trong vườn, thế thì bà tôi đi chợ bán chè rồi. Tôi đẩy cổng vào:

- Ông ơi, cháu … Nhưng tôi liền im lặng, vì ông tôi có thói quen không muốn an quấy rầy khi làm vườn.

Trong vườn có bao nhiêu là cây, nào là thiên tuế, vạn tuế, dừa cảnh … và ông còn có một nhà kính để nuôi phong lan nữa. Tất cả đều xanh tốt, đều do đôi bàn tay ông tôi chăm sóc cả. Mỗi khi tỉa cây là ông lại khom người xuống, nhưng mặt thì hơn nghểnh lên để nhìn cho rõ mà tỉa bớt lá và tạo dáng cho cây. Rồi ông lại ngó bên này, ngó bên kia, tay ông cầm chiếc kéo tỉa cây như một người thợ cắt tóc tài ba. Đoạn ông lùi lại, ngửa người ra phía sau, tay chống vào hông ngắm lại cây vừa tỉa, nếu vừa ý ông gật gật cái đầu, nếu chưa ông sẽ đi ra chỗ để dụng cụ lấy mấy sợi dây thép để uốn lại dáng cây. Xong đâu đấy ông bắt sâu, xới đất và tưới nước. Ông lững thững bước vào phòng kính trồng phong lan. Ông múc nước trong bể đổ vào bình xịt, rồi xịt nước xung quanh các giỏ phong lan treo lơ lửng. Tôi nhớ ông bảo: “Lan là một loài hoa lấy chất dinh dưỡng từ không khí, ngấm qua rễ, thân và lá”. Rễ phong lan không sống được ở nơi ẩm ướt, nên ông tôi trồng lan trong những gáo dừa có đục lỗ xung quanh, bên trên rải một thứ gì xôm xốp. Khi xịt nước, ông tôi luôn đeo khẩu trang, đầu ngẩng lên xem kĩ từng kẽ lá. Kìa ông đã bỏ bình nước xuống.

Tôi reo to: “Cháu chào ông ạ”. Ông cất tiếng cười sảng khoái: “Thằng quỷ con của ông, cháu đấy ư!”. Hai ông cháu vui vẻ dắt nhau vào nhà, vừa lúc bà đi chợ về,

Tóm lại, hình ảnh ông nội yêu cây cối và say mê chăm sóc cây cối sẽ sống mãi trong lòng tôi.

19 tháng 4 2021

Mở bài: Giới thiệu người định tả

- Ông ngoại là người mà em yêu nhất và cũng là người chăm sóc và cưng chiều em nhất.

Thân bài:

a)Tả hỉnh dáng:

- Ông bao nhiêu tuổi, khoẻ hay yếu, có những nét gì đặc biệt?

(Ông năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi nhưng vẫn còn nhanh nhẹn. Ông thường mặc áo ông ba trắng với quần dài đen rất giản dị)

- Những biểu hiện của tuổi già qua mái tóc, nếp nhãn trên mặt, ánh mắt, miệng, răng, lưng, da dẻ, dáng đi...

- Dáng người nhỏ nhắn, thanh tú.

+ Mái tóc ngắn nhưng bạc phơ giống như những ông tiên trong truyện cổ tích. Khuôn mặt có nhiều nếp nhăn, mỗi khi ông cười những nếp nhăn đó hằn  lên rất rõ.

+ Đôi mắt ông còn rất sáng.

+ Nước da đã chuyển sang màu nâu có điểm những chấm đồi mồi.

+ Ông tay nổi rõ những đường gân xanh.

b)Tả tính tình:

- Những thói quen và sở thích cùa ông: mặc dù đã lớn tuổi, nhưng ông vẫn thích đi xe đạp, dạo bộ. Ông thích ăn trầu mặc dầu chỉ còn vài cái răng. Ông thích trồng cây và chăm sóc cây cối trong nhà.

- Mối quan hệ của ông với con cháu, hàng xóm...

(Ông là người yêu thương con cháu, chăm sóc chúng tôi từng li từng tí, dạy chúng tôi những điều tốt, điều hay. Thường kể truyện cổ tích cho chúng tôi ghe. Đối với hàng xóm ông cư xử rất tốt, ai cũng yêu mến ông).

Kết bài: Tình cảm của em đối với ông.

- Em yêu quý ông, mong ông sống thật lâu, thật khoẻ mạnh. Em cố gắng học giỏi để ông vui lòng.

19 tháng 4 2021

đề bài là tả ông đang chăm sóc cây mà bạn

Ngày nào cũng vậy, cứ vào buổi sáng sớm tôi lại mang theo lưới, thuyền và một số dụng cụ đánh bắt ra biển để đánh cá. Đây cũng là công việc gắn bó với tôi hơn một nửa đời người. Tôi cùng vợ sống trong một ngôi làng chài nhỏ ven biển, cuộc sống khó khăn, thiếu thốn nhưng vô cùng hạnh phúc vì tôi luôn có người đồng hành trên mọi con đường. Tôi hài lòng về cuộc sống ấy. Nhưng một sự việc vô cùng bất ngờ đã xảy ra, đó chính là cuộc gặp gỡ đầy tình cờ với một con cá vàng, điều đáng nói ở đây đó không chỉ là một con cá bình thường mà là con cá thần, có khả năng thực hiện mọi điều ước của con người. Cuộc gặp gỡ ấy là định mệnh nhưng những sự việc sau đó tôi lại không thể lường hết được, cuộc sống vốn yên bình của tôi bị đảo lộn, tình cảm vợ chồng rạn nứt, tôi phải đối mặt với bất hạnh lớn nhất của cuộc đời mình.

Tôi cùng vợ sống trong một túp lều nhỏ ven biển, hàng ngày tôi bơi thuyền ra biển đánh cá, còn vợ tôi ở nhà lo việc cơm nước, việc nhà chu toàn. Cuộc sống của chúng tôi tuy không có con cái nhưng chúng tôi vẫn hạnh phúc, chúng tôi chia sẻ từng niềm vui, nỗi buồn. Có gì khó khăn chúng tôi đều cùng nhau gánh vác, chưa từng có sự mâu thuẫn nào, dù là nhỏ nhất. Hôm ấy, như bao ngày bình thường khác, tôi mang theo đồ đạc đánh bắt, bơi thuyền ra biển khơi, bắt đầu một ngày lao động của mình. Nhưng thật lạ thay, ngồi từ sáng đến tận giữa trưa, dù tôi đã kéo rất nhiều mẻ lưới nhưng không hề có bất cứ con cá nào mắc lưới, vướng vào lưới chỉ toàn là rong biển và những loại cỏ biển


 

22 tháng 10 2017

DỀ 1:

I. MỞ BÀI

- Là học sinh chắc hẳn ai cũng đã từng có lỗi lầm khiến thầy cô giáo phải buồn.

- Lần mắc khuyết điểm mà tôi mắc phải đó là lần tôi quay cóp tài liệu trong giờ kiểm tra.

II. THÂN BÀI

1. Hoàn cảnh

- Hôm sau có giờ kiểm tra môn Văn nhưng tôi lại ỷ y là mình điểm đã rất cao, tuần trước mới học bài rồi và còn có bạn bè chí cốt tâm giao xung quanh sẽ chỉ bài giúp mình.

- Tôi dửng dưng với các bài học cho buổi kiểm tra ngày mai. Tôi xem ti vi suốt đêm và sau đó đi ngủ một cách ngon lành.

1. Trong giờ kiểm tra

- Cô bước vào lớp với câu nói: “Các em lấy giấy ra làm bài kiểm tra”.

- Tôi quay ra sau nhìn mấy đứa bạn chí cốt của mình, nhưng ôi thôi, sao đứa nào cũng làm lơ mình hết vậy?

- Chưa kịp dò bài gì cả, tôi lấy giấy làm bài kiểm tra trong sự hồi hộp, lo lắng.

- Cô đọc đề xong, tôi thấy ai cũng cắm cúi làm bài.

- Còn tôi, nhìn vào đề, nó biết tôi còn tôi thì mù mờ chẳng biêt nó ra thế nào.

- Thế là tôi bạo dạn mở cặp lấy tài liệu để quay cóp, chẳng còn cách nào khác.

- Lần kiểm tra ấy, tôi đạt điểm 10 to tướng.

- Tôi rất vui và tự hào vì điều đó.

- Tôi đi khoe khắp nơi: Bạn bè, ba mẹ, anh chị của mình,..

- Tối đó, tôi ngủ không được khi nghĩ về những gì mình đã làm. Tôi trăn trở, trằn trọc khó ngủ vì dù sao đi chăng nữa con điểm 10 ấy đâu phải do sức lực của tôi mà có.

- Tôi đắn đo, suy nghĩ rất nhiều; không biết tôi có nên nói ra sự thật hay không?

- Cuối cùng, tôi quyết định sẽ gặp cô vào sáng mai để nói tất cả sự thật.

- Cô nghe tôi nói sự thật, cô đưa ra những lời khuyên nhẹ nhàng và bảo tôi không được tái phạm nữa. Bên cạnh đó, cô cũng khen tôi vì đã trung thực nhận lôi, đó là điều đáng trân trọng.

- Tôi hối hận rất nhiều về những gì mình đã làm và hứa sẽ không bao giờ tái phạm.

III. KẾT BÀI

- Đó là lần mắc khuyết điểm sâu sắc trong cuộc đời tôi.

- Tôi sẽ cố gắng học tập tốt hơn và tự giác cao hơn trong việc học tập.

ĐỀ 2:

I. MỞ BÀI

- Người bạn cùng xóm tên là Ngọc sống với nhau từ thuở nhỏ.

- Học xong tiểu học thì xa nhau vì em theo gia đình ra Hà Nội.

II. THÂN BÀI

- Tả qua mấy nét về con người, tính tình (Ngọc rất vui tính)

- Nhớ lại lúc còn nhỏ hai đứa chơi đùa với nhau như: Trèo cây, câu cá, bắn chim.

- Khi học ở trường tiểu học là bạn thân giúp nhau học tập. Có lần trốn học cả hai đứa bị cô giáo bắt phạt.

- Em nhớ lại một cách sâu sắc đầy ấn tượng là hôm Thành tặng em một món quà kỉ niệm chia tay nhau: Tập nhật kí của Ngọc và chiếc bút «Kim Tinh» của Trung Quốc. Trong nhật kí có nhiều chuyện vui buồn của hai đứa.

III. KẾT BÀI

- Giời đây, mỗi lần đọc lại cuốn nhật kí chữ viết nghuệch ngoạc nhưng tình cảm thì rất thân thương làm em nhớ mãi đến người bạn có tên là Ngọc.

21 tháng 10 2017

* Mở bài :

- Nêu hoàn cảnh mắc lỗi.

* Thân bài:

- Kể lại việc sai trái mà mình đã mắc phải.

+ Mắc lỗi khi nào? Với ai?

+ Nguyên nhân mắc lỗi là do chủ quan hay khách quan?

+ Lỗi lầm ấy gây hậu quả như thế nào? (với lớp, với gia đình hay với bản thân,…).

- Sau khi mắc lỗi, em đã ân hận và sửa chữa ra sao?

* Kết bài :

- Bài học rút ra sau lần mắc lỗi ấy là gì?

- Lời khuyên của bạn dành cho các bạn khác ra sao?

11 tháng 11 2019

1. Mở bài: Mẹ là người em yêu quí nhất nhà.

2. Thân bài:

a) Hình dáng:

- Mẹ đã ngoài tuổi bốn mươi, dáng người cân đối.

- Khuôn mặt tròn, làn da trắng mịn.

- Vầng trán cao.

- Đôi mắt đen, dịu hiền. Lông mày cong như nét vẽ.

- Hàm răng trắng muốt, đều đặn.

- Đôi bàn tay xương xương, ngón tay thon, trắng trẻo.

b) Tính tình:

- Tận tụy với công việc ở cơ quan, hoà nhã với đồng nghiệp.

- Cần mẫn làm việc nhà, nấu ăn rất khéo.

- Chăm lo cho con cái rất chu đáo.

- Yêu thương mọi người.

- Giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.

- Mẹ thường dạy em về “lòng nhân ái”.

3. Kết bài:

- Em rất tự hào về mẹ.

- Mẹ là chỗ dựa vững chắc của em.

- Mẹ là nguồn động viên để em vững bước trên con đường học tập.

- Mẹ là tượng đài tráng lệ trong em.

11 tháng 11 2019

minh viet ko dau duoc ko

21 tháng 1 2019
Mở bài: Giới thiệu về câu chuyện Ông lão đánh cá và con cá vàng

Sự tham lam của con người thường mang đến những kết quả không mấy tốt đẹp. Khi một ai đó đã dấn thân mình vào đó thì sẽ rất khó để thoát ra. Bà vợ trong truyện cổ tích “ Ông lão đánh cá và con cá vàng” của tác giả A. Pushkin là một người như vậy. Từ một người phụ nữ hiền lành, chăm chỉ, bà ta đã trở thành một con người tham lam độc ác. Truyện đã để lại cho chúng ta nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.

 Thân bài: Kể lại câu chuyện Ông lão đánh cá và con cá vàng

Truyện cổ tích “ Ông lão đánh cá và con cá vàng” xoay quanh câu chuyện của một cặp vợ chồng, người chồng làm nghề đánh cá, người vợ ở nhà dọn dẹp và kéo sợi. Mọi chi tiết được đề cập qua việc ông lão đánh cá kéo lưới và bắt được một con cá vàng, cá vàng van xin ông lão tha cho nó trở về với biển khơi, ông lão cần gì thì cá vàng sẽ đáp ứng đầy đủ. Ban đầu ông lão rất ngạc nhiên vì một con cá có thể cất lên tiếng nói. Với tấm lòng khoan dung, tốt bụng của mình, ông lão đã thả cho con cá trở về vùng vẫy với mẹ biển cả mà không đòi hỏi bất kì thứ gì từ con cá vàng. Tấm lòng ông lão đánh cả làm cho người đọc thấy thương cảm cho hoàn cảnh của ông, mặc dù nghèo đói là thế nhưng ông không đòi hỏi bất kì thứ gì.

Rồi khi ông lão về kể với người vợ của mình thì bà ta nổi giận, mắng ông lão té tát: “Cái ông già ngu ngốc này! Đáng lí ra ông phải yêu cầu con cá đó cho mình thứ gì để trả ơn chứ. Ít ra thì ông cũng nên đòi lấy cái máng lợn mới, hãy nhìn xem, cái máng lợn của nhà mình vỡ gần hết rồi kia kìa”. Với lòng thương dành cho người vợ khổ sở của mình, ông lão đã ra biển và gọi cá vàng lên, nhờ cá vàng cho nhà ông lão một cái máng lợn, cá vàng lấy làm vui vẻ nhận lời và bảo ông lão đánh cá cứ đi về, sẽ có máng lợn theo như yêu cầu của ông lão đánh cá.

Cứ nghĩ xin cái máng lợn là xong, ông lão trở về nhà và vui mừng khi thấy cái máng lợn mới tinh. Nhưng sự việc không dừng lại ở đó, bà vợ quát ông lão: “Đồ ngu ngốc! Sao lại chỉ đòi có cái máng lợn thế, ông phải đòi lấy một ngôi nhà rộng rãi chứ?” Qua chi tiết này, ta thấy rõ được sự tham lam của người vợ, đối lập với tính cách hiền lành, chân chất, chịu thương, chịu khó. Ông lão cũng tiếp tục ra biển để kêu gọi sự trợ giúp của cá vàng, lúc này, biển có phần dữ dội hơn lúc trước. Với lời đề nghị giúp đỡ của ông lão, cá vàng cũng đồng ý giúp đỡ ông lão, khi về nhà, ông lão đã nhìn thấy một ngôi nhà rộng rãi trước mắt mình.

Thật sự không thể nói hết sự tham lam của mụ vợ, bà ta không chỉ dừng lại ở việc đòi hòi ngôi nhà, các lần tiếp tiếp, bà tham lam đến mức đòi làm nhất phẩm phu nhân, rồi đến nữ hoàng và cuối cùng là làm Long Vương dưới biển để cho cá vàng hầu hạ bà ta. Câu chuyện sẽ không dừng lại nếu như cá vàng vẫn tiếp tục làm theo những gì mà bà ta đòi hỏi ở ông lão tội nghiệp. Khi có những thứ mà mình muốn, con người ta thường quên đi những người mà bên cạnh mình, giúp đỡ mình lúc khó khăn hoạn nạn. Trong câu chuyện, bà vợ đã quên mất chồng mình là ông lão, luôn quan tâm đến bà vậy mà bà ta đối xử thậm tệ với ông lão.

Thiên nhiên cũng nổi giận trước những lời đề nghị của ông lão với cá vàng theo yêu cầu của bà vợ. Mỗi lần đòi hỏi quá mức, thiên nhiên thường nổi giận và không mấy vui vẻ. Ban đầu, bà vợ chỉ đòi cái máng lợn, thiên nhiên rất vui vẻ qua việc sóng biển yên lặng. Sau đó, sự tham lam của mụ vợ đã làm thiên nhiên giận dữ qua từng yêu của của bà vợ, từ nhất phẩm phu nhân, nữ hoàng, cho tới việc đòi làm Long Vương dưới biển để cá vàng hầu hạ.

Lòng tham tham của bà vợ đã không thể lên đến đỉnh điểm hơn nữa khi yêu cầu của bà ta trở thành Long Vương dưới biển để cá vàng phục vụ bà ta không được đáp ứng. Cuối cùng, bà ta đã mất hết tất cả, trở về với túp lều tồi tàn lúc trước. Và bây giờ, tình cảm của hai ông bà có lẽ sẽ không được như xưa nữa, những gì mà hai vợ chồng đã gây dựng nên đã biến mất vì lòng tham vô đáy của bà vợ.

Quả thật, khi đã bước vào vòng xoáy của lòng tham thì con người ta có thể làm bất cứ việc gì, không có một thứ gì có thể ngăn cản được lòng tham đó, và điều đó phải trả giá như câu chuyện mà A. pushkin đã xây dựng nên.

Kết bài: Bài văn kể lại câu chuyện Ông lão đánh cá và con cá vàng

Truyện “ Ông lão đánh cá và con cá vàng không chỉ đề cập đến lòng tham của bà vợ mà còn nói đến sự thật thà, chân chất, chịu thương, chịu khó của ông lão tội nghiệp. Câu chuyện đã để lại cho chúng ta nhiều suy nghĩ, giúp chúng ta hiểu ra được nhiều điều. Hạnh phúc rất đơn giản, căn bản chúng ta có biết gìn giữ và phát huy nó hay không mà thôi.

Bài làm

* Mở bài: Giới thiệu về câu chuyện Ông lão đánh cá và con cá vàng

Sự tham lam của con người thường mang đến những kết quả không mấy tốt đẹp. Khi một ai đó đã dấn thân mình vào đó thì sẽ rất khó để thoát ra. Bà vợ trong truyện cổ tích “ Ông lão đánh cá và con cá vàng” của tác giả A. Pushkin là một người như vậy. Từ một người phụ nữ hiền lành, chăm chỉ, bà ta đã trở thành một con người tham lam độc ác. Truyện đã để lại cho chúng ta nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.

*  Thân bài: Kể lại câu chuyện Ông lão đánh cá và con cá vàng

- Truyện cổ tích “ Ông lão đánh cá và con cá vàng” xoay quanh câu chuyện của một cặp vợ chồng, người chồng làm nghề đánh cá, người vợ ở nhà dọn dẹp và kéo sợi. Mọi chi tiết được đề cập qua việc ông lão đánh cá kéo lưới và bắt được một con cá vàng, cá vàng van xin ông lão tha cho nó trở về với biển khơi, ông lão cần gì thì cá vàng sẽ đáp ứng đầy đủ. Ban đầu ông lão rất ngạc nhiên vì một con cá có thể cất lên tiếng nói. Với tấm lòng khoan dung, tốt bụng của mình, ông lão đã thả cho con cá trở về vùng vẫy với mẹ biển cả mà không đòi hỏi bất kì thứ gì từ con cá vàng. Tấm lòng ông lão đánh cả làm cho người đọc thấy thương cảm cho hoàn cảnh của ông, mặc dù nghèo đói là thế nhưng ông không đòi hỏi bất kì thứ gì.

- Rồi khi ông lão về kể với người vợ của mình thì bà ta nổi giận, mắng ông lão té tát: “Cái ông già ngu ngốc này! Đáng lí ra ông phải yêu cầu con cá đó cho mình thứ gì để trả ơn chứ. Ít ra thì ông cũng nên đòi lấy cái máng lợn mới, hãy nhìn xem, cái máng lợn của nhà mình vỡ gần hết rồi kia kìa”. Với lòng thương dành cho người vợ khổ sở của mình, ông lão đã ra biển và gọi cá vàng lên, nhờ cá vàng cho nhà ông lão một cái máng lợn, cá vàng lấy làm vui vẻ nhận lời và bảo ông lão đánh cá cứ đi về, sẽ có máng lợn theo như yêu cầu của ông lão đánh cá.

- Cứ nghĩ xin cái máng lợn là xong, ông lão trở về nhà và vui mừng khi thấy cái máng lợn mới tinh. Nhưng sự việc không dừng lại ở đó, bà vợ quát ông lão: “Đồ ngu ngốc! Sao lại chỉ đòi có cái máng lợn thế, ông phải đòi lấy một ngôi nhà rộng rãi chứ?” Qua chi tiết này, ta thấy rõ được sự tham lam của người vợ, đối lập với tính cách hiền lành, chân chất, chịu thương, chịu khó. Ông lão cũng tiếp tục ra biển để kêu gọi sự trợ giúp của cá vàng, lúc này, biển có phần dữ dội hơn lúc trước. Với lời đề nghị giúp đỡ của ông lão, cá vàng cũng đồng ý giúp đỡ ông lão, khi về nhà, ông lão đã nhìn thấy một ngôi nhà rộng rãi trước mắt mình.

- Thật sự không thể nói hết sự tham lam của mụ vợ, bà ta không chỉ dừng lại ở việc đòi hòi ngôi nhà, các lần tiếp tiếp, bà tham lam đến mức đòi làm nhất phẩm phu nhân, rồi đến nữ hoàng và cuối cùng là làm Long Vương dưới biển để cho cá vàng hầu hạ bà ta. Câu chuyện sẽ không dừng lại nếu như cá vàng vẫn tiếp tục làm theo những gì mà bà ta đòi hỏi ở ông lão tội nghiệp. Khi có những thứ mà mình muốn, con người ta thường quên đi những người mà bên cạnh mình, giúp đỡ mình lúc khó khăn hoạn nạn. Trong câu chuyện, bà vợ đã quên mất chồng mình là ông lão, luôn quan tâm đến bà vậy mà bà ta đối xử thậm tệ với ông lão.

- Thiên nhiên cũng nổi giận trước những lời đề nghị của ông lão với cá vàng theo yêu cầu của bà vợ. Mỗi lần đòi hỏi quá mức, thiên nhiên thường nổi giận và không mấy vui vẻ. Ban đầu, bà vợ chỉ đòi cái máng lợn, thiên nhiên rất vui vẻ qua việc sóng biển yên lặng. Sau đó, sự tham lam của mụ vợ đã làm thiên nhiên giận dữ qua từng yêu của của bà vợ, từ nhất phẩm phu nhân, nữ hoàng, cho tới việc đòi làm Long Vương dưới biển để cá vàng hầu hạ.

- Lòng tham tham của bà vợ đã không thể lên đến đỉnh điểm hơn nữa khi yêu cầu của bà ta trở thành Long Vương dưới biển để cá vàng phục vụ bà ta không được đáp ứng. Cuối cùng, bà ta đã mất hết tất cả, trở về với túp lều tồi tàn lúc trước. Và bây giờ, tình cảm của hai ông bà có lẽ sẽ không được như xưa nữa, những gì mà hai vợ chồng đã gây dựng nên đã biến mất vì lòng tham vô đáy của bà vợ.

- Quả thật, khi đã bước vào vòng xoáy của lòng tham thì con người ta có thể làm bất cứ việc gì, không có một thứ gì có thể ngăn cản được lòng tham đó, và điều đó phải trả giá như câu chuyện mà A. pushkin đã xây dựng nên.

* Kết bài: Bài văn kể lại câu chuyện Ông lão đánh cá và con cá vàng

- Truyện “ Ông lão đánh cá và con cá vàng không chỉ đề cập đến lòng tham của bà vợ mà còn nói đến sự thật thà, chân chất, chịu thương, chịu khó của ông lão tội nghiệp. Câu chuyện đã để lại cho chúng ta nhiều suy nghĩ, giúp chúng ta hiểu ra được nhiều điều. Hạnh phúc rất đơn giản, căn bản chúng ta có biết gìn giữ và phát huy nó hay không mà thôi.

# Chúc bạn học tốt #