K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 5 2018

Niên đại

Sự kiện

Nhân vật chính

Kết quả

Năm 939

Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa

Ngô Quyền

Mở đầu thời kì độc lập, tự chủ của dân tộc.

Năm 968

Nhà Đinh thành lập, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư

Đinh Bộ Lĩnh

“Loạn 12 xứ quân” được dẹp, đất nước thống nhất.

Năm 980

Lê Hoàn lên ngôi vua, lập ra nhà Tiền Lê, đóng đô ở Hoa Lư

Lê Hoàn

Lãnh đạo quân dân kháng chiến chống quân xâm lược Tống.

Năm 981

Cuộc kháng chiến chống Tống lần 1

Lê Hoàn

Đánh bại âm mưu xâm lược của quân Tống.

Năm 1009

Lý Công Uẩn lên ngôi, nhà Lý thành lập.

Lý Công Uẩn

Mở đầu một triều đại mới trong lịch sử dân tộc.

Năm 1010

Dời đô về Đại La, đổi tên là Thăng Long

Lý Thái Tổ

Tạo điều kiện cho đất nước ổn định, phát triển lâu dài.

1075-1077

Cuộc kháng chiến chống Tống lần 2

Lý Thường Kiệt

Đánh bại âm mưu xâm lược của quân Tống.

Năm 1226

Trần Cảnh lên ngôi, nhà Trần thành lập

Trần Cảnh

Mở đầu một triều đại mới trong lịch sử dân tộc.

Năm 1258

Cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ lần thứ nhất.

Trần Quốc Tuấn, các vua Trần.

Đánh bại âm mưu xâm lược của quân Mông Cổ.

Năm 1285

Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai.

Trần Quốc Tuấn, các vua Trần.

Đánh bại âm mưu xâm lược của quân Nguyên.

1287-1288

Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ ba.

Trần Quốc Tuấn, các vua Trần.

Đánh bại âm mưu xâm lược của quân Nguyên.

Năm 1400

Hồ Quý Ly lên ngôi, nhà Hồ thành lập

Hồ Quý Ly

Mở đầu một triều đại mới trong lịch sử dân tộc.

1406-1407

Cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ

Hồ Quý Ly

Thất bại, đất nước rơi vào cảnh đô hộ một lần nữa.

1418-1427

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Lê Lợi, Nguyễn Trãi,…

Thắng lợi, giành lại độc lập, tự chủ cho đất nước.

Năm 1248

Lê Lợi lên ngôi vua, đặt quốc hiệu là Đại Việt

Lê Lợi

Mở đầu một triều đại mới, thời kì mới - thời kì phát triển thịnh vượng của chế độ phong kiến.

Năm 1527

Mạc Đăng Dung lật đổ nhà Lê sơ, thành lập nhà Mạc

Mạc Đăng Dung

Mở đầu một thời kì mới - thời kì nội chiến, chia cắt đất nước.

1543-1592

Cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều

Mạc Đăng Dung, Nguyễn Kim

Nhà Mạc thất bại, phải chạy lên Cao Bằng. Tàn phá nền kinh tế, nhân dân khổ cực.

1627-1672

Chiến tranh Trịnh - Nguyễn

Trịnh Kiểm, Nguyễn Hoàng

Không phân thắng bại, đất nước bị chia cắt thành hai vùng.

1771-1785

Phong trào Tây Sơn

Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ,…

Thắng lợi, thống nhất đất nước, tạo thuận lợi cho đất nước phát triển.

Năm 1802

Nguyễn Ánh lên ngôi, nhà Nguyễn thành lập

Nguyễn Ánh

Mở đầu một triều đại mới trong lịch sử dân tộc.

Năm 1858

Thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta

Nguyễn Tri Phương,…

Lịch sử Việt Nam chuyển sang một giai đoạn mới.


k bn mk nha

22 tháng 4 2019

Từ thế kỉ XVIII, một số kĩ thuật tiên tiến của phương Tây đã ảnh hưởng vào nước ta. Thợ thủ công Nguyễn Văn Tú (người Đàng Trong) học được nghề làm đồng hồ và kính thiên lí sau hai năm sống ở Hà Lan.

Từ thế kỉ XVIII, một số kĩ thuật tiên tiến của phương Tây đã ảnh hưởng vào nước ta. Thợ thủ công Nguyễn Văn Tú (người Đàng Trong) học được nghề làm đồng hồ và kính thiên lí sau hai năm sống ở Hà Lan. Thợ thủ công của nhà nước (thời Nguyễn) chế tạo được máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước và thí nghiệm thành công tàu chạy bằng máy hơi nước.Trên cơ sở nghiên cứu tàu thuỷ của phương Tây, năm 1839 các thợ thủ công đã đóng xong một chiếc tàu thuỷ chạy bằng máy hơi nước. Khi cho tàu chạy thử trên sông Hương, "máy chuyển động linh hoạt, đi lại nhanh chóng" (Đại Nam thực lục).Những thành tựu kĩ thuật nói trên chứng tỏ tài năng sáng tạo của người thợ thủ công nước ta bấy giờ. Tiếc rằng những thành tựu như vậy chưa được nhà nước khuyến khích và đưa vào ứng dụng hiệu quả hơn.

5 tháng 1

Cảnh thu hoạch ngày mùa

 

??? là sao ???

CẢM NGHĨ VỀ BÀI THƠ BÁNH TRÔI NƯỚCHồ Xuân Hương là một nữ thi sĩ tài hoa của nước ta cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX. Bà đã gởi gắm vào thơ những điều suy tư, trăn trở trước hiện thực phức tạp của xã hội phong kiến. Đặc biệt, bà viết rất nhiều về phụ nữ với lòng cảm thông sâu sắc và ngợi ca những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của họ. Và “Bánh trôi nước” là một bài thơ như...
Đọc tiếp

CẢM NGHĨ VỀ BÀI THƠ BÁNH TRÔI NƯỚC

Hồ Xuân Hương là một nữ thi sĩ tài hoa của nước ta cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX. Bà đã gởi gắm vào thơ những điều suy tư, trăn trở trước hiện thực phức tạp của xã hội phong kiến. Đặc biệt, bà viết rất nhiều về phụ nữ với lòng cảm thông sâu sắc và ngợi ca những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của họ. Và “Bánh trôi nước” là một bài thơ như thế.

Bánh trôi nước là một bài vịnh độc đáo: vịnh một món ăn truyền thống của dân tộc. Trước hết, Hồ Xuân Hương đã vịnh về bánh trôi một cách rất tài tình:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
            Bảy nổi ba chìm với nước non

        Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
            Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.

Đây là lời chiếc bánh trôi nước tự giới thiệu mình trước bàn dân thiên hạ: từ hình dáng, cấu tạo và cách chế tạo. Để làm được chiếc bánh trôi, người ta phải xay bột nếp, nhào bột với nước cho nhuyễn, rồi nặn thành hình tròn nho nhỏ cỡ đầu ngón tay cái, bọc lấy nhân bằng đường đen, nước sôi thì bỏ vào luộc, khi chín thì bánh nổi lên. Người nặn bột làm bánh phải khéo tay thì bánh mới đẹp, nếu vụng thì bánh có thể bị rắn hay bị nhão. Nhưng dù thế nào thì bánh vẫn phải có nhân. Thiếu nhân, bánh sẽ rất nhạt nhẽo. Đọc bài thơ, ta thấy hiện lên đúng là bánh trôi nước, không sai một li.

Hình ảnh trong bài thơ là bánh trôi nước. Nhưng bài thơ đâu phải là tác phẩm quảng cáo cho một món ăn dân gian. Thơ vịnh chỉ thực sự có ý nghĩa khi có sự gửi gắm tình cảm, tư tưởng của nhà thơ. Bài thơ của Hồ Xuân Hương, vì thế, còn là lời tự bộc bạch của một tấm lòng phụ nữ. Có thể nói, nhà thơ mượn lời của bánh trôi để nói lên thân phận và tấm lòng người phụ nữ. Bánh trôi là một hình ảnh gợi cảm hứng, một ẩn dụ mà thôi:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”

Từ “trắng” vừa tả cái bánh bằng bột trắng, đồng thời ta có thể liên tưởng đến nước da trắng đẹp, phẩm hạnh trong trắng của người phụ nữ Việt Nam. Từ “tròn” vừa có nghĩa là em được phú cho cái hình dáng tròn, lại vừa có nghĩa là em làm tròn mọi bổn phận của em. Do đó, chỉ qua câu thơ thứ nhất, người phụ nữ đã hiện lên đầy đủ với vẻ đẹp bên ngoài và vẻ đẹp từ bên trong tâm hồn. Vì thế, người phụ nữ xứng đáng có được cuộc sống ấm êm, hạnh phúc. Nhưng không, cuộc đời bất công lắm, dẫu đẹp người đẹp nết thế đó nhưng cuộc đời vẫn vùi dập họ. Ta có thể thấy điều này qua câu thơ thứ hai: “Bảy nổi ba chìm với nước non”. “Bảy nổi ba chìm” là một thành ngữ giàu tính biểu tượng, chỉ sự trôi nổi, lênh đênh giữa cuộc đời của người phụ nữ. “Nước non” là sông, là biển, là núi, là non, chỉ hoàn cảnh sống, suy rộng ra là cuộc đời con người. Việc nhà thơ đảo từ “bảy nổi” lên đầu thành ngữ càng nhấn mạnh hơn sự truân chuyên, lận đận của cuộc đời người phụ nữ trong xã hội xưa.

Thân phận người phụ nữ càng đáng thương hơn qua câu thơ thứ ba: “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”. Nếu chiếc bánh trôi mềm - rắn phụ thuộc vào tay của kẻ nặn thì trong xã hội cũ, người phụ nữ không có quyền định đoạt cuộc đời mình. Quan hệ từ “mặc dầu” càng cho thấy sự phụ thuộc của họ vào xã hội. Cuộc đời người phụ nữ vô định cũng như trái bần trôi trôi nổi giữa con nước mênh mông trong bài ca dao kia:

“Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu”

Câu ca dao thể hiện một ý thức an phận, cam chịu của họ, điều duy nhất họ làm chủ được là giữ tấm lòng mình: “Mà em vẫn giữ tấm lòng son”. “Tấm lòng son” có thể hiểu là lòng sắt son, thủy chung của người phụ nữ. Dẫu cho cuộc đời có lắm trái ngang, có vùi dập như thế nào đi chăng nữa, người phụ nữ vẫn giữ trọn vẹn tấm lòng kiên trinh của mình. Câu thơ còn thể hiện niềm tự hào kín đáo về phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Tuy nhiên, cả bài thơ vẫn thấm đượm nỗi cảm thương cho thân phận nhỏ bé, mong manh của người phụ nữ.

Với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, hàm súc, nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã bày tỏ lòng cảm thông sâu sắc với thân phận lênh đênh, lận đận của người phụ nữ Việt Nam đồng thời ca ngợi những phẩm chất sáng ngời của họ. Qua đó, chúng ta càng thêm yêu mến và trân trọng hơn những người phự nữ xung quanh mình.

1.    Bài văn trên gồm có mấy phần? Chỉ rõ các phần đó.

2.    Xác định các yếu tố: liên tưởng, tưởng tượng, suy ngẫm trong bài văn trên?

giúp mình với ngày mai hết hạn rồi

0
21 tháng 1 2019

Mĩ thuật Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954 Giai đoạn 1 : Cuối thế kỉ XIX đến 1930 Giai đoạn 2 : từ 1930 đến 1945 Giai đoạn 3: từ 1945 đến 1954

Hơi xấu . Mà có chắc sơ đồ đó không

8 tháng 2 2021

Nói chung đề là gì ạ?

8 tháng 2 2021

Bạn có thể nói ngắn gọn và dễ hiểu hơn nữa không?