K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 4 2019

Từ thế kỉ XVIII, một số kĩ thuật tiên tiến của phương Tây đã ảnh hưởng vào nước ta. Thợ thủ công Nguyễn Văn Tú (người Đàng Trong) học được nghề làm đồng hồ và kính thiên lí sau hai năm sống ở Hà Lan.

Từ thế kỉ XVIII, một số kĩ thuật tiên tiến của phương Tây đã ảnh hưởng vào nước ta. Thợ thủ công Nguyễn Văn Tú (người Đàng Trong) học được nghề làm đồng hồ và kính thiên lí sau hai năm sống ở Hà Lan. Thợ thủ công của nhà nước (thời Nguyễn) chế tạo được máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước và thí nghiệm thành công tàu chạy bằng máy hơi nước.Trên cơ sở nghiên cứu tàu thuỷ của phương Tây, năm 1839 các thợ thủ công đã đóng xong một chiếc tàu thuỷ chạy bằng máy hơi nước. Khi cho tàu chạy thử trên sông Hương, "máy chuyển động linh hoạt, đi lại nhanh chóng" (Đại Nam thực lục).Những thành tựu kĩ thuật nói trên chứng tỏ tài năng sáng tạo của người thợ thủ công nước ta bấy giờ. Tiếc rằng những thành tựu như vậy chưa được nhà nước khuyến khích và đưa vào ứng dụng hiệu quả hơn.

6 tháng 5 2018

Văn học Việt Nam là sự tích hợp từ hai dòng văn học dân gian và văn học viết của những người dùng tiếng Việt. Trong suốt thời phong kiến, phần lớn các tác phẩm thành văn của văn học Việt Nam được viết bằng chữ Hán do nhiều nguyên nhân: ảnh hưởng văn hoá Trung Quốc, thiếu chữ viết bản địa, chữ Nôm ra đời lại không được triều đình khuyến khích... Về sau, văn học Việt Nam được thống nhất viết bằng chữ quốc ngữ.

Văn học dân gian là nền tảng của văn học viết, là chặng đầu của nền văn học dân tộc. Khi chưa có chữ viết, nền văn học Việt Nam chỉ có văn học dân gian; khi có chữ viết nền văn học Việt Nam mới bao gồm hai bộ phận: văn học dân gian và văn học viết.

Văn học viết chịu ảnh hưởng của văn học dân gian về nhiều phương diện, từ nội dung tư tưởng đến hình thức nghệ thuật. Văn học viết cũng có tác động trở lại đối với văn học dân gian trên một số phương diện. Mối quan hệ giữa văn học dân gian với văn học viết cũng như vai trò, ảnh hưởng của văn học dân gian đối với văn học thể hiện trọn vẹn hơn cả ở lĩnh vực sáng tác và ở bộ phận thơ văn quốc âm.

Văn học dân gian Việt Nam cũng như văn học dân gian của nhiều dân tộc khác trên thế giới có những thể loại chung và riêng hợp thành một hệ thống. Mỗi thể loại phản ánh cuộc sống theo những nội dung và cách thức riêng. Hệ thống văn học dân gian Việt Nam gồm có: sử thi, truyền thuyết, thần thoại,truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, truyện thơ, chèo

CẢM NGHĨ VỀ BÀI THƠ BÁNH TRÔI NƯỚCHồ Xuân Hương là một nữ thi sĩ tài hoa của nước ta cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX. Bà đã gởi gắm vào thơ những điều suy tư, trăn trở trước hiện thực phức tạp của xã hội phong kiến. Đặc biệt, bà viết rất nhiều về phụ nữ với lòng cảm thông sâu sắc và ngợi ca những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của họ. Và “Bánh trôi nước” là một bài thơ như...
Đọc tiếp

CẢM NGHĨ VỀ BÀI THƠ BÁNH TRÔI NƯỚC

Hồ Xuân Hương là một nữ thi sĩ tài hoa của nước ta cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX. Bà đã gởi gắm vào thơ những điều suy tư, trăn trở trước hiện thực phức tạp của xã hội phong kiến. Đặc biệt, bà viết rất nhiều về phụ nữ với lòng cảm thông sâu sắc và ngợi ca những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của họ. Và “Bánh trôi nước” là một bài thơ như thế.

Bánh trôi nước là một bài vịnh độc đáo: vịnh một món ăn truyền thống của dân tộc. Trước hết, Hồ Xuân Hương đã vịnh về bánh trôi một cách rất tài tình:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
            Bảy nổi ba chìm với nước non

        Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
            Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.

Đây là lời chiếc bánh trôi nước tự giới thiệu mình trước bàn dân thiên hạ: từ hình dáng, cấu tạo và cách chế tạo. Để làm được chiếc bánh trôi, người ta phải xay bột nếp, nhào bột với nước cho nhuyễn, rồi nặn thành hình tròn nho nhỏ cỡ đầu ngón tay cái, bọc lấy nhân bằng đường đen, nước sôi thì bỏ vào luộc, khi chín thì bánh nổi lên. Người nặn bột làm bánh phải khéo tay thì bánh mới đẹp, nếu vụng thì bánh có thể bị rắn hay bị nhão. Nhưng dù thế nào thì bánh vẫn phải có nhân. Thiếu nhân, bánh sẽ rất nhạt nhẽo. Đọc bài thơ, ta thấy hiện lên đúng là bánh trôi nước, không sai một li.

Hình ảnh trong bài thơ là bánh trôi nước. Nhưng bài thơ đâu phải là tác phẩm quảng cáo cho một món ăn dân gian. Thơ vịnh chỉ thực sự có ý nghĩa khi có sự gửi gắm tình cảm, tư tưởng của nhà thơ. Bài thơ của Hồ Xuân Hương, vì thế, còn là lời tự bộc bạch của một tấm lòng phụ nữ. Có thể nói, nhà thơ mượn lời của bánh trôi để nói lên thân phận và tấm lòng người phụ nữ. Bánh trôi là một hình ảnh gợi cảm hứng, một ẩn dụ mà thôi:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”

Từ “trắng” vừa tả cái bánh bằng bột trắng, đồng thời ta có thể liên tưởng đến nước da trắng đẹp, phẩm hạnh trong trắng của người phụ nữ Việt Nam. Từ “tròn” vừa có nghĩa là em được phú cho cái hình dáng tròn, lại vừa có nghĩa là em làm tròn mọi bổn phận của em. Do đó, chỉ qua câu thơ thứ nhất, người phụ nữ đã hiện lên đầy đủ với vẻ đẹp bên ngoài và vẻ đẹp từ bên trong tâm hồn. Vì thế, người phụ nữ xứng đáng có được cuộc sống ấm êm, hạnh phúc. Nhưng không, cuộc đời bất công lắm, dẫu đẹp người đẹp nết thế đó nhưng cuộc đời vẫn vùi dập họ. Ta có thể thấy điều này qua câu thơ thứ hai: “Bảy nổi ba chìm với nước non”. “Bảy nổi ba chìm” là một thành ngữ giàu tính biểu tượng, chỉ sự trôi nổi, lênh đênh giữa cuộc đời của người phụ nữ. “Nước non” là sông, là biển, là núi, là non, chỉ hoàn cảnh sống, suy rộng ra là cuộc đời con người. Việc nhà thơ đảo từ “bảy nổi” lên đầu thành ngữ càng nhấn mạnh hơn sự truân chuyên, lận đận của cuộc đời người phụ nữ trong xã hội xưa.

Thân phận người phụ nữ càng đáng thương hơn qua câu thơ thứ ba: “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”. Nếu chiếc bánh trôi mềm - rắn phụ thuộc vào tay của kẻ nặn thì trong xã hội cũ, người phụ nữ không có quyền định đoạt cuộc đời mình. Quan hệ từ “mặc dầu” càng cho thấy sự phụ thuộc của họ vào xã hội. Cuộc đời người phụ nữ vô định cũng như trái bần trôi trôi nổi giữa con nước mênh mông trong bài ca dao kia:

“Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu”

Câu ca dao thể hiện một ý thức an phận, cam chịu của họ, điều duy nhất họ làm chủ được là giữ tấm lòng mình: “Mà em vẫn giữ tấm lòng son”. “Tấm lòng son” có thể hiểu là lòng sắt son, thủy chung của người phụ nữ. Dẫu cho cuộc đời có lắm trái ngang, có vùi dập như thế nào đi chăng nữa, người phụ nữ vẫn giữ trọn vẹn tấm lòng kiên trinh của mình. Câu thơ còn thể hiện niềm tự hào kín đáo về phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Tuy nhiên, cả bài thơ vẫn thấm đượm nỗi cảm thương cho thân phận nhỏ bé, mong manh của người phụ nữ.

Với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, hàm súc, nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã bày tỏ lòng cảm thông sâu sắc với thân phận lênh đênh, lận đận của người phụ nữ Việt Nam đồng thời ca ngợi những phẩm chất sáng ngời của họ. Qua đó, chúng ta càng thêm yêu mến và trân trọng hơn những người phự nữ xung quanh mình.

1.    Bài văn trên gồm có mấy phần? Chỉ rõ các phần đó.

2.    Xác định các yếu tố: liên tưởng, tưởng tượng, suy ngẫm trong bài văn trên?

giúp mình với ngày mai hết hạn rồi

0
25 tháng 11 2017

Tình cảm nhân đạo là một nét truyền thống sâu đậm của văn học Việt Nam.
- Tình cảm nhân đạo trong văn học đã phát triển mạnh mẽ ở giai đoạn mà chế độ
phong kiến bộc lộ sự khủng hoảng trầm trọng như ở thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX.
Văn học giai đoạn này đã thể hiện nỗi thống khổ và số phận chìm nổi của nhiều tầng lớp
người trong xã hội đầy rối ren, li loạn. Nhiều tác phẩm đã lên tiếng mạnh mẽ bênh vực
cho quyền sống của con người, đặc biệt là người phụ nữ, đồng thời nói lên khát vọng về
hạnh phúc, mơ ước tự do và ý thức về cá tính nhiều lúc đã vượt ra ngoài khuôn phép của
tư tưởng và lễ giáo phong kiến.
- Tiêu biểu cho tư tưởng, tình cảm này có thể kể đến các tác giả với những tác
phẩm kiệt xuất là kết tinh của nhiều thế kỉ văn học dân tộc: Nguyễn Du với Truyện Kiều,
Hồ Xuân Hương với thơ Nôm, Nguyễn Gia Thiều với Cung oán ngâm khúc, Đặng Trần
Côn– Đoàn Thị Điểm với Chinh phụ ngâm khúc…
II/ Phân tích, chứng minh qua các văn bản “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương; “Sau
phút chia li” của Đặng Trần Côn– Đoàn Thị Điểm…
- Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp mang tính truyền thống của con người, đặc biệt là
người phụ nữ.
+ Vẻ đẹp hình thể đầy đặn duyên dáng, tâm hồn trong sáng của người phụ nữ
thôn quê (Dẫn chứng).
- Phản ánh với nỗi thống khổ, số phận chìm nổi của nhiều tầng lớp người trong xã
hội đầy rối ren, li loạn.
+ Số phận “bảy nổi ba chìm”, long đong, lận đận như thân cò tội nghiệp. (Dẫn
chứng)
+ Cảnh ngộ đôi lứa chia li đầy bi kịch vì chiến tranh loạn lạc, người vợ thương
chồng phải dấn thân vào “cõi xa mưa gió”, và tủi phận cho mình phải sống lẻ loi, cô đơn
một mình một bóng suốt năm canh . (Dẫn chứng).
4 - Tố cáo sâu sắc, đanh thép xã hội phong kiến bất công tàn bạo, đặc biệt là lễ giáo
phong kiến.
- Số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến, dù cao sang hay thấp hèn đều phụ
thuộc vào quyền định đoạt lễ giáo “tam tòng” hà khắc. ( Dẫn chứng).
- Những cuộc chiến tranh phi nghĩa của các tập đoàn phong kiến đương thời đã đẩy
đất nước vào “cơn gió bụi”, khiến đôi lứa phải chia lìa. (Dẫn chứng).
- Lên tiếng mạnh mẽ bênh vực cho quyền sống của con người, đặc biệt là người
phụ nữ, đồng thời nói lên khát vọng về hạnh phúc, mơ ước tự do và ý thức về cá tính
nhiều lúc đã vượt ra ngoài khuôn phép của tư tưởng và lễ giáo phong kiến.
+ Ca ngợi phẩm chất thủy chung, son sắt, chịu thương chịu khó của người phụ nữ.
(Dẫn chứng).
+ Trân trọng khát vọng được sống trong tình yêu hạnh phúc, trong hòa bình yên
vui. (Dẫn chứng).

17 tháng 1 2018

- Tình cảm nhân đạo là một nét truyền thống sâu đậm của văn học Việt Nam.
- Tình cảm nhân đạo trong văn học đã phát triển mạnh mẽ ở giai đoạn mà chế độ
phong kiến bộc lộ sự khủng hoảng trầm trọng như ở thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX.
Văn học giai đoạn này đã thể hiện nỗi thống khổ và số phận chìm nổi của nhiều tầng lớp
người trong xã hội đầy rối ren, li loạn. Nhiều tác phẩm đã lên tiếng mạnh mẽ bênh vực
cho quyền sống của con người, đặc biệt là người phụ nữ, đồng thời nói lên khát vọng về
hạnh phúc, mơ ước tự do và ý thức về cá tính nhiều lúc đã vượt ra ngoài khuôn phép của
tư tưởng và lễ giáo phong kiến.
- Tiêu biểu cho tư tưởng, tình cảm này có thể kể đến các tác giả với những tác
phẩm kiệt xuất là kết tinh của nhiều thế kỉ văn học dân tộc: Nguyễn Du với Truyện Kiều,
Hồ Xuân Hương với thơ Nôm, Nguyễn Gia Thiều với Cung oán ngâm khúc, Đặng Trần
Côn– Đoàn Thị Điểm với Chinh phụ ngâm khúc…
II/ Phân tích, chứng minh qua các văn bản “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương; “Sau
phút chia li” của Đặng Trần Côn– Đoàn Thị Điểm…
- Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp mang tính truyền thống của con người, đặc biệt là
người phụ nữ.
+ Vẻ đẹp hình thể đầy đặn duyên dáng, tâm hồn trong sáng của người phụ nữ
thôn quê (Dẫn chứng).
- Phản ánh với nỗi thống khổ, số phận chìm nổi của nhiều tầng lớp người trong xã
hội đầy rối ren, li loạn.
+ Số phận “bảy nổi ba chìm”, long đong, lận đận như thân cò tội nghiệp. (Dẫn
chứng)
+ Cảnh ngộ đôi lứa chia li đầy bi kịch vì chiến tranh loạn lạc, người vợ thương
chồng phải dấn thân vào “cõi xa mưa gió”, và tủi phận cho mình phải sống lẻ loi, cô đơn
một mình một bóng suốt năm canh . (Dẫn chứng).
4 - Tố cáo sâu sắc, đanh thép xã hội phong kiến bất công tàn bạo, đặc biệt là lễ giáo
phong kiến.
- Số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến, dù cao sang hay thấp hèn đều phụ
thuộc vào quyền định đoạt lễ giáo “tam tòng” hà khắc. ( Dẫn chứng).
- Những cuộc chiến tranh phi nghĩa của các tập đoàn phong kiến đương thời đã đẩy
đất nước vào “cơn gió bụi”, khiến đôi lứa phải chia lìa. (Dẫn chứng).
- Lên tiếng mạnh mẽ bênh vực cho quyền sống của con người, đặc biệt là người
phụ nữ, đồng thời nói lên khát vọng về hạnh phúc, mơ ước tự do và ý thức về cá tính
nhiều lúc đã vượt ra ngoài khuôn phép của tư tưởng và lễ giáo phong kiến.
+ Ca ngợi phẩm chất thủy chung, son sắt, chịu thương chịu khó của người phụ nữ.
(Dẫn chứng).
+ Trân trọng khát vọng được sống trong tình yêu hạnh phúc, trong hòa bình yên vui. (Dẫn chứng).

17 tháng 1 2018

Tình cảm nhân đạo là một nét truyền thống sâu đậm của văn học Việt Nam.
- Tình cảm nhân đạo trong văn học đã phát triển mạnh mẽ ở giai đoạn mà chế độ
phong kiến bộc lộ sự khủng hoảng trầm trọng như ở thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX.
Văn học giai đoạn này đã thể hiện nỗi thống khổ và số phận chìm nổi của nhiều tầng lớp
người trong xã hội đầy rối ren, li loạn. Nhiều tác phẩm đã lên tiếng mạnh mẽ bênh vực
cho quyền sống của con người, đặc biệt là người phụ nữ, đồng thời nói lên khát vọng về
hạnh phúc, mơ ước tự do và ý thức về cá tính nhiều lúc đã vượt ra ngoài khuôn phép của
tư tưởng và lễ giáo phong kiến.
- Tiêu biểu cho tư tưởng, tình cảm này có thể kể đến các tác giả với những tác
phẩm kiệt xuất là kết tinh của nhiều thế kỉ văn học dân tộc: Nguyễn Du với Truyện Kiều,
Hồ Xuân Hương với thơ Nôm, Nguyễn Gia Thiều với Cung oán ngâm khúc, Đặng Trần
Côn– Đoàn Thị Điểm với Chinh phụ ngâm khúc…
II/ Phân tích, chứng minh qua các văn bản “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương; “Sau
phút chia li” của Đặng Trần Côn– Đoàn Thị Điểm…
- Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp mang tính truyền thống của con người, đặc biệt là
người phụ nữ.
+ Vẻ đẹp hình thể đầy đặn duyên dáng, tâm hồn trong sáng của người phụ nữ
thôn quê (Dẫn chứng).
- Phản ánh với nỗi thống khổ, số phận chìm nổi của nhiều tầng lớp người trong xã
hội đầy rối ren, li loạn.
+ Số phận “bảy nổi ba chìm”, long đong, lận đận như thân cò tội nghiệp. (Dẫn
chứng)
+ Cảnh ngộ đôi lứa chia li đầy bi kịch vì chiến tranh loạn lạc, người vợ thương
chồng phải dấn thân vào “cõi xa mưa gió”, và tủi phận cho mình phải sống lẻ loi, cô đơn
một mình một bóng suốt năm canh . (Dẫn chứng).
4 - Tố cáo sâu sắc, đanh thép xã hội phong kiến bất công tàn bạo, đặc biệt là lễ giáo
phong kiến.
- Số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến, dù cao sang hay thấp hèn đều phụ
thuộc vào quyền định đoạt lễ giáo “tam tòng” hà khắc. ( Dẫn chứng).
- Những cuộc chiến tranh phi nghĩa của các tập đoàn phong kiến đương thời đã đẩy
đất nước vào “cơn gió bụi”, khiến đôi lứa phải chia lìa. (Dẫn chứng).
- Lên tiếng mạnh mẽ bênh vực cho quyền sống của con người, đặc biệt là người
phụ nữ, đồng thời nói lên khát vọng về hạnh phúc, mơ ước tự do và ý thức về cá tính
nhiều lúc đã vượt ra ngoài khuôn phép của tư tưởng và lễ giáo phong kiến.
+ Ca ngợi phẩm chất thủy chung, son sắt, chịu thương chịu khó của người phụ nữ.
(Dẫn chứng).
+ Trân trọng khát vọng được sống trong tình yêu hạnh phúc, trong hòa bình yên vui. (Dẫn chứng).

6 tháng 4 2019

thời kì phát triển nhất trong giai đoạn phong kiến