K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

* Kiểm tra đọc hiểu văn bản kết hợp kiểm tra từ và câu (7 điểm)

Đọc thầm bài “Về thăm bà ” và trả lời câu hỏi.

Về thăm bà

Thanh bước lên thềm, nhìn vào trong nhà. Cảnh tượng gian nhà cũ không có gì thay đổi. Sự yên lặng làm Thanh mãi mới cất được tiếng gọi khẽ:

- Bà ơi!

Thanh bước xuống dưới giàn thiên lý. Có tiếng người đi, rồi bà mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc ở ngoài vườn vào. Thanh cảm động và mừng rỡ, chạy lại gần.

- Cháu đã về đấy ư?

Bà thôi nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu, âu yếm và mến thương:

- Đi vào trong nhà kẻo nắng, cháu!

Thanh đi, người thẳng, mạnh, cạnh bà lưng đã còng. Tuy vậy, Thanh cảm thấy chính bà che chở cho mình như những ngày còn nhỏ. Bà nhìn cháu, giục:

- Cháu rửa mặt rồi đi nghỉ đi!

Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy bình yên và thong thả như thế. Căn nhà, thửa vườn này như một nơi mát mẻ và hiền lành. Ở đấy, lúc nào bà cũng sẵn sàng chờ đợi để mến yêu Thanh.

Theo Thạch Lam

Câu 1: M1. Câu nào cho thấy bà của Thanh đã già? (0,5điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng.
A. Tóc bạc phơ, miệng nhai trầu, đôi mắt hiền từ.
B. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, đôi mắt hiền từ.
C. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, lưng đã còng.

D. Cả 3 ý trên.

Câu 2: M1. Từ ngữ nào dưới đây nói lên tình cảm của bà đối với Thanh? (0,5 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng.

A. Nhìn cháu bằng ánh mắt âu yếm, mến thương, giục cháu vào nhà cho khỏi nắng, giục cháu đi rửa mặt rồi nghỉ ngơi.
B. Nhìn cháu bằng ánh mắt âu yếm, mến thương.
C. Nhìn cháu bằng ánh mắt âu yếm, mến thương, che chở cho cháu.
D. Nhìn cháu bằng ánh mắt thương hại.

Câu 3: M2.Thanh có cảm giác như thế nào khi trở về ngôi nhà của bà? (0,5 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng.

A. Có cảm giác thong thả và bình yên.
B. Có cảm giác được bà che chở.
C. Có cảm giác thong thả, bình yên, được bà che chở.
D. Có cảm giác buồn, không được bà che chở

Câu 4: M2. Vì sao Thanh cảm thấy chính bà đang che chở cho mình?(0,5 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng.

A. Vì Thanh luôn yêu mến, tin tưởng bà.
B. Vì Thanh là khách của bà, được bà chăm sóc, yêu thương.
C. Vì Thanh sống với bà từ nhỏ, luôn yêu mến, tin cậy bà và được bà săn sóc, yêu thương.
D. Vì Thanh yêu bà, thương bà.

Câu 5: M3.Theo em Thanh được nhận những tình cảm gì từ bà?(1 điểm)

Câu 6: M4. Nếu là em, em sẽ nói điều gì với bà?(1 điểm)

Câu 7: M1. Trong các từ sau, từ nào không phải là từ láy (0,5 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng.

A. Che chở
B. Yêu thương
C. Thong thả
D. Mát mẻ

Câu 8: M2. Từ “Thanh” trong câu “Lần nào về với bà Thanh cũng thấy bình yên và thong thả như thế.” thuộc từ loại nào? (0,5 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng.

A. Động từ.
B. Danh từ.
C. Tính từ
D. A và C đều đúng.

Câu 9: M3. Hãy đặt câu hỏi có từ nghi vấn “ai” cho câu sau: (1 điểm)

“Bà thôi nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu, âu yếm và mến thương”

Câu 10: M4.Viết một câu ca dao hoặc tục ngữ nói về tính trung thực. (1 điểm)

 

1
30 tháng 12 2021

Sao dài vậy bn đề kiểm tra bn cop đâu đấy

4 tháng 1 2022

mình nhìn trong bài tập về nhà của mình mình chép lên thôi 

NG
14 tháng 10 2023

Vì bà lúc nào cũng sẵn sàng chờ đợi để mến yêu Thanh

5 tháng 1 2022

động từ là trở về

tính từ là bình yên,thong thả

5 tháng 1 2022

ĐT : trở về

TT : bình yên và thong thả

18 tháng 4 2022

a) lần nào trở về với bà: xác định thời gian

b) chiều hôm ấy: xác định thời gian

c) -Trên bờ hè: xác định nơi chốn

    - dưới những chòm xoan tây lấp loáng hoa đỏ: xác định nơi chốn

d) -Hằng năm: xác định thời gian

   - Cứ vào mùa thu: xác định thời gian

e) Thỉnh thoảng : xác định thời gian

    -từ chân trời phía xa: xác định nơi chốn

g) -Một hôm: xác định thời gian

    -đã khuya lắm: xác định thời gian

26 tháng 12 2021

1. C
2. A
3. C

12 tháng 1 2022

1. C

2. A

3. C

18 tháng 11 2021

Danh từ: Thanh, người, bà, lưng.

Động từ: đi.

Tính từ: thẳng, mạnh, còng.

19 tháng 4 2022

Bà mua cho em một cuốn truyện cổ tích Nàng tiên của nhà văn An-đéc-xen. Thấy em đọc tryện rất chăm chú, bà hỏi :

- Truyện hay không cháu ?

Truyện rất hay ạ!

Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi :                                               Bà tôiNgôi nhà của bà nằm cạnh vườn cây. Sáng nào bà cũng dậy sớm, ra vườn nhổ cỏ, tưới rau. Bà hái rau thiên lí, rau mồng tơi nấu với cua cho Hoa những bát canh ngọt, mát. Đêm sáng trăng, bà kê chõng tre ra sân, vừa phe phẩy quạt, bà vừa kể chuyện cổ tích cho Hoa. Mùa thị, bà đi chợ mua cho Hoa quả thị thơm. Đêm ngủ, Hoa đặt thị...
Đọc tiếp

Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi :

                                               Bà tôi

Ngôi nhà của bà nằm cạnh vườn cây. Sáng nào bà cũng dậy sớm, ra vườn nhổ cỏ, tưới rau. Bà hái rau thiên lí, rau mồng tơi nấu với cua cho Hoa những bát canh ngọt, mát.

 

Đêm sáng trăng, bà kê chõng tre ra sân, vừa phe phẩy quạt, bà vừa kể chuyện cổ tích cho Hoa. Mùa thị, bà đi chợ mua cho Hoa quả thị thơm. Đêm ngủ, Hoa đặt thị ở bên gối. Hoa mơ thấy cô Tấm đẹp đúng như là cô Tấm bà kể.

 

Năm Hoa học lớp 4, bà mất, Hoa về thành phố về thành phố với bố mẹ. Nhà có đài, ti - vi nhưng Hoa vẫn thấy thiếu những buổi kể chuyện cổ tích của bà. Nửa đêm tỉnh giấc, Hoa thầm gọi : '' Bà ơi ! Sao bà không về với cháu ? '' Nước mắt lăn xuống gối... Hoa bỗng thấy cô Tấm giơ tay vẫy Hoa và dẫn Hoa đến trước một ngôi nhà nhỏ cạnh vườn cây. Bà đang đứng dưới gốc thị, mỉm cười với Hoa. Hoa vội gọi to : '' Bà ơi !...''. Hoa choàng tỉnh. Hoa bỗng thấy vui và hiểu ra : Bà không đi mất, bà chỉ trở thành người ngày xưa như cô Tấm trong truyện cổ thôi.

a) Nhân vật người kể chuyện trong câu chuyện là ai ?

b) ý nghĩa của câu chuyện là gì ?

0
Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi :                                               Bà tôiNgôi nhà của bà nằm cạnh vườn cây. Sáng nào bà cũng dậy sớm, ra vườn nhổ cỏ, tưới rau. Bà hái rau thiên lí, rau mồng tơi nấu với cua cho Hoa những bát canh ngọt, mát. Đêm sáng trăng, bà kê chõng tre ra sân, vừa phe phẩy quạt, bà vừa kể chuyện cổ tích cho Hoa. Mùa thị, bà đi chợ mua cho Hoa quả thị thơm. Đêm ngủ, Hoa đặt thị...
Đọc tiếp

Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi :

                                               Bà tôi

Ngôi nhà của bà nằm cạnh vườn cây. Sáng nào bà cũng dậy sớm, ra vườn nhổ cỏ, tưới rau. Bà hái rau thiên lí, rau mồng tơi nấu với cua cho Hoa những bát canh ngọt, mát.

 

Đêm sáng trăng, bà kê chõng tre ra sân, vừa phe phẩy quạt, bà vừa kể chuyện cổ tích cho Hoa. Mùa thị, bà đi chợ mua cho Hoa quả thị thơm. Đêm ngủ, Hoa đặt thị ở bên gối. Hoa mơ thấy cô Tấm đẹp đúng như là cô Tấm bà kể.

 

Năm Hoa học lớp 4, bà mất, Hoa về thành phố về thành phố với bố mẹ. Nhà có đài, ti - vi nhưng Hoa vẫn thấy thiếu những buổi kể chuyện cổ tích của bà. Nửa đêm tỉnh giấc, Hoa thầm gọi : '' Bà ơi ! Sao bà không về với cháu ? '' Nước mắt lăn xuống gối... Hoa bỗng thấy cô Tấm giơ tay vẫy Hoa và dẫn Hoa đến trước một ngôi nhà nhỏ cạnh vườn cây. Bà đang đứng dưới gốc thị, mỉm cười với Hoa. Hoa vội gọi to : '' Bà ơi !...''. Hoa choàng tỉnh. Hoa bỗng thấy vui và hiểu ra : Bà không đi mất, bà chỉ trở thành người ngày xưa như cô Tấm trong truyện cổ thôi.

a) Nhân vật người kể chuyện trong câu chuyện là ai ?

b) ý nghĩa của câu chuyện là gì ?

1
13 tháng 8 2021

a) Tác giả

b) tả bà của Hoa , công lao của bà

Chúc bn hc tốt ^T^

Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi.Hồi bé, tôi nghe mẹ kể câu chuyện Bà cháu của Trần Hoài Dương nhiều lần mà vẫn thấy thích. Ban đầu, tôi thích xứ sở thần tiên, nơi có cây đào lấp lánh trái vàng trái bạc và cô tiên có phép nhiệm màu... Rồi sau đó, tôi rưng rưng xúc động trước cuộc sống nghèo khổ nhưng đầm ấm của ba bà cháu. Với hai người cháu, vàng bạc, châu báu.... nhiều đến mấy cũng không...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi.

Hồi bé, tôi nghe mẹ kể câu chuyện Bà cháu của Trần Hoài Dương nhiều lần mà vẫn thấy thích. Ban đầu, tôi thích xứ sở thần tiên, nơi có cây đào lấp lánh trái vàng trái bạc và cô tiên có phép nhiệm màu... Rồi sau đó, tôi rưng rưng xúc động trước cuộc sống nghèo khổ nhưng đầm ấm của ba bà cháu. Với hai người cháu, vàng bạc, châu báu.... nhiều đến mấy cũng không bằng tình yêu thương của bà. Thế nên, khi bà mất hai người cháu đã xin cô tiên hoá phép cho bà sống lại, sẵn sàng sống cảnh đạm bạc như xưa nhưng có bà ở bên. Kết thúc câu chuyện là cảnh sum họp ấm áp: "Bà hiện ra móm mém, hiền từ, dạng tay ôm hai đứa cháu hiếu thảo vào lòng”... 

(Vĩnh Nga)

a. Câu mở đầu có điểm nào giống với câu mở đầu của đoạn văn ở bài tập 1

b. Những lí do người viết yêu thích câu chuyện là gì?

c. Đoạn văn trình bày các ý theo cách nào dưới đây?

1
NG
16 tháng 9 2023

Tham khảo
a. Điểm giống nhau của câu mở đầu với câu mở đầu của đoạn văn ở bài tập 1 là:

Cả 2 câu văn đều khái quát nội dung của văn bản, nêu tình cảm thái độ của người viết với văn bản.

b. Lí do người viết yêu thích câu chuyện:

- Ban đầu thích xứ sở thần tiên nơi có cây đào lấp lánh trái vàng, trái bạc và cô tiên phép nhiệm màu…

- Sau đó, rưng rưng xúc động về tình cảm của ba bà cháu.

c. Đoạn văn trình bày theo cách 1.