K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 8 2023

Tham khảo

- Đoạn tư liệu trên cho biết 3 thông tin sau:

+ Thông tin 1: vấn đề xây đắp đê điều để chế ngự chế độ nước sông Hồng đã được các triều đại phong kiến trước đó thực hiện (thể hiện ở chi tiết: những huyện ven sông Hồng, từ trước đã đắp đê phòng lụt).

+ Thông tin 2: dưới thời Nguyễn, tình trạng lụt lội ở vùng đồng bằng sông Hồng thường xuyên diễn ra, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của cư dân (thể hiện ở chi tiết: hễ đến mùa lụt thì đê lại vỡ lở, lúa ruộng bị ngập lụt, người và vật đều bị hại)

+ Thông tin 3: chính quyền phong kiến nhà Nguyễn rất quan tâm đến vấn đề đắp đê phòng lụt ở vùng châu thổ sông Hồng. Tuy nhiên, triều đình đang lâm vào thế bối rối, cân nhắc lợi - hại của việc nên tiếp tục đắp đê hay bỏ đê (thể hiện ở chi tiết: vậy đắp đê hay bỏ đê, cách nào lợi, cách nào hại, cho được bày tỏ)

15 tháng 8 2023

Tham khảo

- Dưới tác động từ cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, đời sống của người lao động ở Việt Nam rất khổ cực:

+ Nông dân bị cướp đoạt ruộng đất, phải chịu sưu cao, thuế nặng nên lâm vào tình cảnh bần cùng hóa.

+ Công nhân: phải lao động cực nhọc trong các đồn điền, hầm mỏ, xí nghiệp, điều kiện sống tồi tàn và nhận những đồng lương rẻ mạt, lại thường xuyên bị đánh đập, cúp phạt.

20 tháng 7 2023

Tham Khảo : 

 

- Đoạn tư liệu trên phản ánh về chính sách “chia để trị” của chính quyền thực dân ở một số nước Đông Nam Á.

+ “Chia để trị” là một chính sách thâm độc của các nước thực dân phương Tây, thông qua việc dùng nhiều biện pháp chia rẽ khác nhau, các nước thực dân muốn: cắt đứt những mối liên hệ cơ bản, cần thiết của nước thuộc địa trên nhiều phương diện; từ đó giảm dần và đi đến xóa bỏ ý chí đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước của nhân dân thuộc địa.

+ Việc các nước thực dân phương Tây tiến hành chính sách “chia để trị” đã để lại nhiều hậu quả cho nhân dân Đông Nam Á, ví dụ như: tạo ra sự chia rẽ, rạn nứt khối đoàn kết, mâu thuẫn giữa các vùng trong cả nước và giữa các nước với nhau; bộ máy cai trị của chính quyền thực dân được củng cố,…

15 tháng 8 2023

Tham khảo

- Đoạn tư liệu 2 phản ánh về những biểu hiện cho thấy: ở thời điểm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Nhật Bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Cụ thể là:

+ Giới cầm quyền Nhật Bản tăng cường việc chạy đua vũ trang và bành trướng ảnh hưởng, xâm chiếm thị trường thế giới (thể hiện ở chi tiết: công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, nhằm xây dựng lực lượng quân sự mạnh để cạnh tranh và bành trướng ảnh hưởng).

+ Ở Nhật Bản đã xuất hiện một số công ty độc quyền trong lĩnh vực công nghiệp gang thép và công nghiệp điện.

+ Nhật Bản đẩu mạnh xuất khẩu tư bản dưới hình thức đầu tư sản xuất, kinh doanh trực tiếp tại các nước: Trung Quốc, Triều Tiên,…

15 tháng 8 2023

Tham khảo

 

- Đoạn tư liệu 2 phản ánh về những biểu hiện cho thấy: ở thời điểm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Nhật Bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Cụ thể là:

+ Giới cầm quyền Nhật Bản tăng cường việc chạy đua vũ trang và bành trướng ảnh hưởng, xâm chiếm thị trường thế giới (thể hiện ở chi tiết: công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, nhằm xây dựng lực lượng quân sự mạnh để cạnh tranh và bành trướng ảnh hưởng).

+ Ở Nhật Bản đã xuất hiện một số công ty độc quyền trong lĩnh vực công nghiệp gang thép và công nghiệp điện.

+ Nhật Bản đẩu mạnh xuất khẩu tư bản dưới hình thức đầu tư sản xuất, kinh doanh trực tiếp tại các nước: Trung Quốc, Triều Tiên,…

 
15 tháng 8 2023

Tham khảo

- Nhận xét về Hiệp ước Giáp Tuất:

Hiệp ước Giáp Tuất đánh dấu bước trượt dài tiếp theo (sau Hiệp ước Nhâm Tuất) của nhà Nguyễn trên con đường thỏa hiệp, đầu hàng trước thực dân Pháp xâm lược.

Các điều khoản trong Hiệp ước Giáp Tuất, đặc biệt là điều khoản: nhà Nguyễn công nhận quyền cai quản của Pháp ở 6 tỉnh Nam Kì,… đã tiếp tục xâm phạm nghiêm trọng đến lãnh thổ, chủ quyền và quyền lợi của dân tộc Việt Nam.

Với Hiệp ước Giáp Tuất, thực dân Pháp tuy phải rút quân khỏi Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì, song, Pháp vẫn có điều kiện tiếp tục xây dựng cơ sở để thực hiện các bước xâm lược về sau.

Việc triều đình ngày Nguyễn kí bản Hiệp ước Giáp Tuất, cắt thêm đất dâng cho Pháp và công nhận thêm nhiều đặc quyền đặc lợi của chúng ở Việt Nam đã gây nên sự bất bình sâu sắc trong nhân dân Việt Nam. Nhiều cuộc nổi dậy chống triều đình kết hợp với chống thực dân Pháp đã bùng nổ, tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của Trần Tuấn và Đặng Như Mai với khẩu hiệu “Dập dìu trống đánh cờ xiêu/ Phen này quyết đánh cả Triều lẫn Tây”,...

20 tháng 7 2023

Tham Khảo : 

 

Mặt trái của cách mạng công nghiệp:

Ô nhiễm môi trường;

Sự bóc lột sức lao động của phụ nữ và trẻ em; Sự tăng cường bóc lột của giai cấp tư sản làm mâu thuẫn trong xã hội tư bản và các cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản không ngừng tăng lên.

Sự xâm chiếm và tranh giành thuộc địa.

20 tháng 7 2023

Tham Khảo : 

 

- Đầu thế kỉ XVI, nhà Lê lâm vào tình trạng khủng hoảng:

+ Sự tranh chấp giữa các phe phái phong kiến diễn ra quyết liệt.

+ Sản xuất đình đốn, nạn mất mùa thường xuyên diễn ra.

+ Ở nhiều nơi, dân chúng nổi dậy chống lại triều đình.

- Trong lúc tình hình đất nước bất ổn, Mạc Đăng Dung đã tiêu diệt các thế lực đối lập, dần dần thâu tóm mọi quyền hành.

- Năm 1527, Mạc Đăng Dung ép vua Lê nhường ngôi, lập ra triều Mạc, thực hiện một số chính sách về chính trị, kinh tế, xã hội nhằm ổn định và phát triển đất nước.

20 tháng 7 2023

Tham Khảo : 

 Nguyên nhân dẫn đến cuộc xung đột Trịnh - Nguyễn:

- Sau khi Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm tiếp tục sự nghiệp “Phù Lê diệt Mạc”. Để thao túng quyền lực vào tay họ Trịnh, Trịnh Kiểm tìm cách loại trừ phe cánh họ Nguyễn. Lo sợ trước tình hình đó Nguyễn Hoàng (con thứ của Nguyễn Kim) xin vào trấn thủ đất Thuận Hóa.

- Tại Thuận Hóa, Nguyễn Hoàng xây dựng cơ nghiệp của họ Nguyễn, trở thành thế lực cát cứ ở Đàng Trong, dần tách khởi sự lệ thuộc với họ Trịnh ở Đàng Ngoài.

⟹ Năm 1627, lo sợ thế lực họ Nguyễn lớn mạnh, chúa Trịnh đem quân đánh vào Thuận Hóa, chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ.
15 tháng 8 2023

Tham khảo

- Những biểu hiện chứng tỏ Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới:

+ Thành viên trong Hội đồng công xã đều là các đại biểu của quần chúng lao động, do chính nhân dân lao động bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu.

+ Các ủy viên trong công xã sẽ chịu trách nhiệm trước nhân dân, có thể bị bãi miễn.

+ Các chính sách của công xã Pa-ri đều phục vụ cho quyền lợi của quần chúng nhân dân lao động.

=> Với cơ cấu tổ chức và các chính sách tiến bộ, tích cực như vậy, có thể thấy, công xã Pa-ri là một nhà nước kiểu mới - nhà nước “của dân, do dân và vì dân” khác hẳn với các nhà nước của các giai cấp bóc lột trước đó.

- Ý nghĩa của công xã Pa-ri

+ Công xã Pa-ri là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên do nhân dân lao động thực hiện, lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản tại Pa-ri, lập ra chính quyền mới của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

+ Tuy chỉ tồn tại 72 ngày nhưng Công xã Pa-ri là hình ảnh của một nhà nước kiểu mới, chăm lo đến quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động; là sổ vũ những người lao động trên toàn thế giới trong sự nghiệp đấu tranh lâu dài cho một tương lai tốt đẹp hơn.

+ Sự thất bại của công xã đã để lại nhiều bài học quý giá cho phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản.

15 tháng 8 2023

Tham khảo

- Hậu quả của Hiệp ước Nhâm Tuất:

+ Nền độc lập, chủ quyền quốc gia bị xâm phạm nghiêm trọng, do nhà Nguyễn thừa nhận quyền cai trị của thực dân Pháp ở 3 tỉnh Đông Nam Á và đảo Côn Lôn.

+ Kinh tế đất nước suy kiệt do nhà Nguyễn chấp nhận bồi thường 280 vạn lạng bạc cho thực dân Pháp.

+ Thực dân Pháp có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện các bước xâm lược tiếp theo.

=> Như vậy, việc kí kết Hiệp ước Nhâm Tuất đã mở đầu cho quá trình hòa hoãn, đầu hàng của triều đình nhà Nguyễn trước thực dân Pháp xâm lược; đồng thời, gây nên sự bất bình sâu sắc trong nhân dân Việt Nam.