K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 4 2018

Kết quả của sự hi sinh của những người dân thuộc địa sau khi đã nộp thuế máu được tác giả làm sáng tỏ như thế nào?

- Hành động của bọn thực dân : Coi họ trở về giống người bẩn thỉu, tịch thu của cải, quần áo, đối xử tàn tệ và đuổi thẳng cổ.

- Với người Pháp thì cấp môn bài bán lẻ thuốc phiện vừa thu được lời nhuận, vừa đầu độc người dân.

16 tháng 9 2023

Tham khảo

Luận điểm “cuộc đi tìm ý nghĩa không có hồi kết thúc” ở đoạn (3) đã được tác giả làm sáng tỏ bằng việc đưa ra nhiều tầng nghĩa, đa nghĩa, mơ hồ, không dễ róm lược được vào một câu nhận định hay công thức nào đó. KHông ai có thể đọc tác phẩm một lần là xong vì vậy nên cuộc đi tìm ý nghãi không có hồi kết vẫn luôn là một ẩn số và luôn được đào sâu tìm kiếm các tầng nghĩa khác nhau.

Em hãy bổ sung một số bằng chứng lấy từ trải nghiệm đọc của chính mình thông qua tác phẩm "Chí Phèo" và nhân vật đặc biệt là Chí Phèo luôn là nhan vật mang nhiều ẩn số chúng ta vừa thấy Chí Phèo là một người nát rượu, gây loạn xóm làng nhưng vừa là một kẻ đáng thương bị xã hội đẩy ra bên rìa của cuộc sống,.....

14 tháng 9 2023

Sự thay đổi của con người nơi “cố hương” biểu hiện cụ thể ở một số nhân vật

Nhuận Thổ

- Ngày bé:

+ Khỏe mạnh, lanh lợi, hồn nhiên

+ Cuộc sống không đến nỗi thiếu thốn

+ Sống trong môi trường rộng rãi, phong phú

+ Tình cảm hồn nhiên, trong sáng

- Khi đứng tuổi:

+ Trở nên mụ mẫm

+ Cuộc sống khó khăn, thiếu thốn

+ Khúm núm trước nhân vật "tôi"

+ Vẫn quý trọng với "tôi"

Thím Hai Dương

- 20 năm trước là một người phụ nữ duyên dáng, được mọi người yêu mến.

- 20 năm sau trở thành người phụ nữ xấu cả bề ngoài lẫn tính tình.

Biện pháp nghệ thuật

So sánh, đối lập tương phản => làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật.

13 tháng 9 2023

- Hình ảnh con người hiện lên trong tư thế, trạng thái:

+ Một tâm thế nhàn: Tựa gối ôm cần

+ Một sự chờ đợi: Lâu chẳng được.

+ Một cái chợt tỉnh mơ hồ: Cá đâu đớp động...

- Qua đó, em cảm nhận được ở Nguyễn Khuyến một tâm hồn gắn bó tha thiết với thiên nhiên đất nước, một tấm lòng yêu nước thầm kín nhưng không kém phần sâu sắc.  Đó là nỗi lòng non nước, nỗi lòng thời thế của nhà nho có lòng tự trọng và lòng yêu quê hương đất nước như Nguyễn Khuyến.

13 tháng 9 2023

- Các nội dung trình bày trong văn bản Lũ lụt là gì – Nguyên nhân và tác hại đã làm sáng tỏ mục đích giúp người đọc nắm bắt và hiểu rõ hơn những thông tin về lũ lụt (khái niệm, nguyên nhân và tác hại).

13 tháng 9 2023

- Các địa danh xuất hiện trong đoạn trích: Đường Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên, Tây Bắc, Điện Biên; sông Lô, bến nước Bình Ca; Phú thọ, Trung Hà, Hưng Hóa, khu Ba, khu Bốn, sông Thao, Hà Nội; Nam Bộ, Tiền Giang, Hậu Giang, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Nam – Ngãi, Bình – Phú, Khánh Hòa, Phan Rang, Phan Thiết, Tây Nguyên, Công Tum, Đắc Lắc, khu Năm, sông Hương, Bến hải, Cửa Tùng,...

- Hiệu quả: Tác giả nhắc lại các địa danh trong cuộc kháng chiến chống Pháp để tái hiện lại cuộc chiến tranh hào hùng, đồng thời thể hiện cảm xúc vui sướng tự hào khi giành thắng lợi.

Phân tích một tác phẩm truyện là làm sáng tỏ chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm được thể hiện qua những yếu tố cơ bản của thể loại truyện như cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện,… Phần Viết của bài học này sẽ hướng dẫn em viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện theo định hướng đó.Yêu cầu:- Giới thiệu tác phẩm truyện (nhan...
Đọc tiếp

Phân tích một tác phẩm truyện là làm sáng tỏ chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm được thể hiện qua những yếu tố cơ bản của thể loại truyện như cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện,… Phần Viết của bài học này sẽ hướng dẫn em viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện theo định hướng đó.

Yêu cầu:

- Giới thiệu tác phẩm truyện (nhan đề, tác giả) và nêu ý kiến khái quát về tác phẩm.

- Nêu ngắn gọn nội dung chính của tác phẩm.

- Nêu được chủ đề của tác phẩm.

- Chỉ ra và phân tích được tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm (như cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôi kể, ngôn ngữ,…)

- Sử dụng các bằng chứng từ tác phẩm để làm sáng tỏ ý kiến nêu trong bài viết.

- Nêu được ý nghĩa, giá trị của tác phẩm truyện.

1
16 tháng 9 2023

Tham khảo

Phân tích truyện Lặng lẽ Sa Pa:

Nguyễn Thành Long là cây bút truyện ngắn xuất sắc, nổi tiếng với các tác phẩm: Giữa trong xanh (1972), Ly Sơn mùa tỏi (1980)... Truyện ngắn Lặng lẽ  Sa Pa rút trong tập Giữa trong xanh. Truyện ca ngợi những con người sống giữa non xanh lặng lẽ nhưng vô cùng sôi nổi, hết lòng vì Tổ quốc và có trái tim nhân hậu.

Một bức tranh thiên nhiên rất đẹp, đầy chất thơ. Lào Cai miền Tây Bắc của Tổ quốc không hề hoang vu mà trái lại, rất hữu tình, tráng lệ. Khi xe vừa "trèo lên núi" thì "mây hắt từng chiếc quạt trắng lên từ các thung lũng". Trạm rừng là nơi "con suối có thác trắng xóa". Giữa màu xanh của rừng, những cây thông "rung tít trong nắng", những cây tử  kinh "màu hoa cà " hiện lên đầy thơ mộng. Có lúc, cảnh tượng núi rừng vô cùng tráng lệ, đó là khi "nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn". Sa Pa với những rặng đào, với đàn bò lang cổ đeo chuông... như dẫn hồn du khách vào miền đất lạ kì thú.

Trên cái nền bức tranh thiên nhiên ấy, cuộc sống của con người nơi miền Tây Tổ quốc thân yêu càng thêm nồng nàn ý vị: "nắng chiều làm cho bó hoa càng thêm rực rỡ và làm cho cô gái cảm thấy mình rực rỡ theo". Có thể nói đó là những nét vẽ rất tinh tế và thơ mộng.

Trên cái nền thơ mộng hữu tình ấy là sự xuất hiện của những con người đáng yêu, đáng mến. Thiên nhiên, cảnh vật dù đẹp đến mấy cũng chỉ là cái nền tô điểm, làm cho con người trở nên đẹp hơn.

Đó là bác lái xe vui tính, cởi mở, nhiệt tình với hành khách. Đó là ông họa sĩ già say mê nghệ thuật, "xin anh em hoãn bữa tiệc đến cuối tuần sau" để ông đi thực tế chuyến cuối cùng lên Lào Cai trước lúc về hưu. Lúc nào ông cũng trăn trở "phải vẽ được một cái gì suốt đời mình thích". Đó còn là cô kĩ sư trẻ mới ra trường đã hăng hái xung phong lên Lào Cai công tác, bước qua cuộc đời học trò chật hẹp, bước vào cuộc sống bát ngát mới tinh, cái gì cùng làm cho cô hào hứng. Cô khao khát đất rộng trời cao, cô có thể đi bất kì đâu, làm bất cứ việc gì.

 

Và cả những nhân vật không trực tiếp xuất hiện: ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa suốt đời nghiên cứu và lai tạo giống su hào to củ và ngọt để phục vụ dân sinh và xuất khẩu. Đồng  chí cán bộ nghiên cứu khoa học "suốt ngày dự sét", ngày đêm mưa gió hễ nghe sét là "choàng choàng chạy ra", mười một năm không một ngày xa cơ quan, "không đi đến đâu mà tìm vợ", lo làm một bản đồ sét riêng cho nước ta", cái bản đồ ấy "thật lắm của, thật vô giá". Trán đồng chí ấy cứ hói dần đi!

Và, tiêu biểu nhất có lẽ là anh thanh niên 27 tuổi, làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, “một trong những người cô độc nhất thế gian". Anh có nhiệm vụ "đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất" góp phần dự báo thời tiết, phục vụ sản xuất và chiến đấu. Những đêm bão tuyết, rét ghê gớm, một mình một đèn bão ra "vườn" lấy số liệu vào lúc nửa đêm cả thân hình anh "như bị gió chặt ra từng khúc", xong việc, trở vào nhà, "không thể nào ngủ lại được". Anh đã làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, với ý chí và nghị lực to lớn để vượt qua gian khổ và đơn độc giữa non xanh. Chí tiến thủ là một nét đẹp ở anh: đọc sách, tự học, cần cù và chịu khó: nuôi gà lấy trứng, trồng hoa... làm cho cuộc sống thêm phong phú. Rất khiêm tốn khi nói về mình, dành những lời tốt đẹp nhất ngợi ca những gương sáng nơi Sa Pa lặng lẽ. Rất hiếu khách, anh mừng rỡ, quý mến khi khách lạ đến chơi. Một bó hoa đẹp tặng cô kĩ sư trẻ, một làn trứng gà tươi hiếu ông họa sĩ già, một củ tam thất gửi biếu vợ bác lái xe mới ốm dậy... là biểu hiện của một tấm lòng yêu thương, đối xử chân tình với đồng loại. Anh sống và làm việc vì lý tưởng cao đẹp, vì quê hương đất nước thân yêu, như anh thổ lộ với ông họa sĩ già: "Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc?". Vì thế sau khi vẽ xong chân dung anh cán bộ khí tượng, họa sĩ nghĩ về anh: "Người con trai ấy đáng yêu thật...”

 

Tóm lại, những nhân vật trên đây là hình ảnh những con người mới đã sống đẹp, giàu tình nhân ái, hết lòng phục vụ đất nước và nhân dân, sống nơi lặng lẽ non xanh nhưng họ chẳng lặng lẽ chút nào! Trái lại, cuộc đời của họ vô cùng sôi nổi, đầy tâm huyết và giàu nhiệt tình cách mạng. Đúng như Bác Hồ đã nói: "Đất nước ta là một vườn hoa đẹp. Mỗi người là một bông hoa đẹp". Nhà văn Nguyễn Thành Long đã dành những lời tốt đẹp nhất nói về những con người đang sống và cống hiến giữa Sa Pa lặng lẽ. Mỗi người nơi non xanh ấy là một gương sáng, là một bông hoa ngát hương.

Truyện Lặng lẽ Sa Pa là một bài thơ bằng văn xuôi rất trong sáng, trữ tình. Trên cái nền tráng lệ của thiên nhiên rừng, suối Sa Pa hiện lên bao con người đáng yêu. Mỗi người chỉ một vài nét vẽ mà tác giả đã lột tả được tâm hồn, tính cách, dáng vẻ của họ. Nguyễn Thành Long rất chân thực trong kể và tả, nhờ thế mà ta thấy những nhân vật như bác lái xe, ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ, anh thanh niên... rất gần gũi và mến yêu.

13 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Ba hình ảnh có mối liên hệ chặt chẽ với nhau để thể hiện người mẹ trong bài thơ: Hình ảnh “nắng mới” ở khổ thơ thứ nhất và thứ hai - là không gian, bối cảnh quen thuộc gắn với hành động, dáng hình thân thương của mẹ trong quá khứ - là tín hiệu nghệ thuật đánh thức kí ức về mẹ và tuổi thơ có mẹ ấm áp, tươi đẹp, êm đềm. Hình ảnh tiếp theo là màu “áo đỏ” mẹ đưa trước giậu phơi (khổ 2) và “nét cười đen nhánh” sau màu áo đỏ trong ánh trưa hè. 

- Qua ba chi tiết đó, hình ảnh người mẹ hiện lên thật ấm áp, thân thương, đôn hậu, trẻ trung, tươi tắn trong tâm hồn nhà thơ. Đây là những kí ức ấn tượng nhất được lưu giữ sâu đậm trong tâm hồn của một đứa trẻ lên mười khi nhớ về mẹ. Ở thế giới của hoài niệm còn mãi, mẹ hiện ra giữa không gian bừng sáng của “nắng mới” - nguồn sáng mới mẻ, tươi đẹp, hân hoan - trong tay là tấm “áo đỏ” “người đưa trước giậu phơi”. Màu đỏ ấm nóng của tấm áo hòa với màu nắng mới, dường như cùng phản chiếu lên gương mặt dịu dàng, trẻ trung của mẹ. Và “nét cười đen nhánh” sau tay áo tạo nên một bức tranh thật đẹp. Nét cười ấy như tỏa nắng trên gương mặt mẹ. Hàm răng đen nhưng nhức hạt na. Nét vẽ phối hợp hài hòa màu sắc, đường nét,... đặc biệt là như được chạm khắc từ kí ức tuổi thơ hạnh phúc khi còn có mẹ của tác giả, càng làm nổi bật cảm giác “xao xác”, “não nùng”, “rượi buồn” khi trở về hiện tại. 

13 tháng 9 2023

Tham khảo!

Bài thơ viết về người mẹ, về nỗi buồn bã, nhớ nhung, thể hiện tình cảm cảm xúc dành cho người mẹ. Người đang bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ là nhân vật “tôi”. Bài thơ trải dài theo mạch cảm xúc, kết cấu đan xen giữa quá khứ và hiện tại như một hồi ức về người mẹ thân yêu của nhà thơ.